• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 097 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 097 other subscribers

Cà tím chính là “Người nhặt rác” dọn sạch gốc tự do giúp cơ thể loại bỏ tế bào ung thư

Trong cà tím có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài tác dụng tốt cho tim mạch, não, chống đông máu, bảo vệ tiêu hóa, nhiều nghiên cứu cho thấy cà tím còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư. Chính vì thế mà người ta còn gọi cà tím là “người nhặt rác” dọn sạch gốc tự do của cơ thể. Tiếp tục đọc

Advertisement

Ngậm gừng vào buổi sáng, lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

ngậm gừng vào buổi sáng lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Khi kiên trì ngậm gừng vào buổi sáng, bạn sẽ thu được những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tiếp tục đọc

Nấm: Ăn 2 ngày một lần giảm 45% nguy cơ ung thư

Nấm: Ăn 2 ngày một lần giảm 45% nguy cơ ung thư

Nếu bạn nghĩ rằng nấm chỉ để tăng thêm hương vị cho pizza và một số món xào, thì bạn đang bỏ qua những lợi ích tuyệt vời nhất của nấm.

Kể từ khi Alexander Fleming phát hiện ra penicillin, một chất chiết xuất có được từ ​​nấm, các nhà khoa học đã phát hiện rằng nấm là một loại thuốc tốt, vốn là điều đã được biết đến từ lâu trong các nền văn hóa cổ đại ở châu Á.

Tiếp tục đọc

Không cần 3 báo giá: Các bệnh viện ‘thở phào’

Bệnh viện hạn chế mổ, phải chuyển bệnh nhân, không thể mua sắm, sửa chữa trang thiết bị vì không đủ ba nhà thầu báo giá. Ngay khi có nghị định 07 và nghị quyết 30 của Chính phủ gỡ vướng, các bệnh viện đều “thở phào”.

Không cần 3 báo giá: Các bệnh viện ‘thở phào’ - Ảnh 1.

Ngày 3-3, Chính phủ ban hành nghị định 07 thay thế cho nghị định 98 nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhập khẩu trang thiết bị y tế. Ngày 4-3, Chính phủ tiếp tục ban hành nghị quyết 30 tháo gỡ cho việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, hướng dẫn sử dụng và chi trả bảo hiểm y tế cho máy mượn, máy đặt.

Tiếp tục đọc

Bác sĩ 63 tuổi nhưng khám sức khỏe chỉ như 43 tuổi, tất cả nhờ 1 loại trái cây ông luôn ăn mỗi sáng

Ngoài những thói quen lành mạnh, bí quyết giúp cơ thể vị bác sĩ này luôn trẻ khỏe đến từ 1 loại trái cây ông luôn ăn mỗi sáng.
Là con người thì chẳng ai chống lại quy luật “sinh lão bệnh tử” của tự nhiên. Sau 40 tuổi thì cơ thể sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt, khiến cơ thể yếu đi và xuống sắc nhanh chóng nếu không có biện pháp ngăn ngừa. Đáng buồn là phụ nữ lại có xu hướng già nhanh hơn nam giới do nhiều yếu tố khác nhau.

Bác sĩ 63 tuổi nhưng khám sức khỏe chỉ như 43 tuổi, tất cả nhờ 1 loại trái cây ông luôn ăn mỗi sáng - Ảnh 1.Tiến sĩ Mark Hyman (phải) là người nổi tiếng trong ngành y tế dinh dưỡng tại Mỹ Tiếp tục đọc

Hóa ra loại thức ăn rẻ tiền này lại là “Thần dược” chống ung thư trong Trung y

Hóa ra loại thức ăn rẻ tiền này lại là “Thần dược” chống ung thư trong Trung y

ung thưCác nghiên cứu đã phát hiện ra rằng fucoidan được chiết xuất từ ​​rong biển có tác dụng ức chế tế bào ung thư và làm chậm quá trình phát triển khối u. (Ảnh: Pixel-Shot/ Shutterstock) Tiếp tục đọc

Úc: Phát hiện loại protein mới ngăn chặn lây nhiễm COVID

Sydney – Các nhà khoa học Úc mới đây đã phát hiện ra một loại protein trong phổi người có thể bám vào virus SARS-CoV-2 và ngăn virus phát tán. Phát hiện này cũng giúp lý giải tại sao một số người không bao giờ bị nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi nhiều người khác lại có triệu chứng nặng. Tiếp tục đọc

Quả La Hán Có Tác Dụng Gì?

Quả la hán có tác dụng gì?

Quả la hán trong đông y là một vị thuốc có tính mát, vị ngọt, tác dụng vào phế và đại tràng. Vì vậy, quả la hán tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng và nhuận phế, thông tiện. Sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị cảm sốt, ho gà, viêm khí quả, lao phổi gây ho và viêm họng, ho nhiều đờm, mất tiếng, táo bón, đái tháo đường. Liều lượng sử dụng 9 – 15 gram quả la hán/ngày có thể sắc hoặc hãm lấy nước uống. Tiếp tục đọc

Cà chua được mệnh danh là “thần dược bảo vệ sức khỏe”, nhưng ăn cà chua có 3 điều cấm kỵ? Bạn đã ăn đúng chưa?

Cà chua được nhiều người thích ăn, có vị chua ngọt ngon miệng, vừa ăn sống, vừa nấu chín, có nhiều công dụng cho sức khỏe, trong dân gian cà chua còn được mệnh danh là “thần dược bảo vệ sức khỏe”.

Một chuyên gia dịch tễ học, trong quá trình thí nghiệm trên động vật đã phát hiện ra rằng cà chua có thể ức chế sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa như lycopene và chế độ ăn giàu chất xơ, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Nhưng trong ấn tượng của nhiều người, cà chua ngon gần như là cả ký ức tuổi thơ, ngày nay cà chua có nhiều kiêng kỵ, ăn không ngon.

Kiêng kỵ 1: Cà chua tốt nhất nên ăn sống, ăn chín không tốt cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng?

Tiếp tục đọc

Tác động của việc tái mắc Covid-19 nhiều lần tới sức khỏe

Với tình trạng tái mắc Covid-19 gia tăng, các nhà khoa học cảnh báo mỗi đợt nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, từ Long Covid đến bệnh tim mạch, tiểu đường.

Tiếp tục đọc

Nên bỏ suy nghĩ khi nào đại dịch Covid-19 kết thúc

Nhiều chuyên gia từng dự báo đầu năm 2022 đại dịch Covid-19 sẽ có bước chuyển biến mới. Nhưng Omicron và chủng phụ của nó xuất hiện phá vỡ mọi kỳ vọng.

Đại dịch đang bước sang năm thứ 4, các nhà khoa học cảnh báo chính phủ nhiều nước đã mệt mỏi, người dân cũng bị ảnh hưởng nhiều khi phải đối phó với hàng loạt đợt Covid-19 liên tiếp. Tiếp tục đọc

Lợi & Hại Của Việc Uống Omega3 – Dr Wynn Tran

https://www.facebook.com/plugins/video.php?height=314&href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FThuyhathucphamchucnangcanada%2Fvideos%2F723208704900015%2F&show_text=false&width=560&t=0

 

 

https://www.facebook.com/plugins/video.php?height=314&href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FThuyhathucphamchucnangcanada%2Fvideos%2F723208704900015%2F&show_text=false&width=560&t=0

Bộ Y tế họp khẩn cấp ứng phó bệnh dịch đậu mùa khỉ

Khả năng ca bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập Việt Nam rất cao, chiều nay 24.7, Bộ Y tế đã họp khẩn về ứng phó bệnh dịch này.

Bộ Y tế họp khẩn cấp ứng phó bệnh dịch đậu mùa khỉ - ảnh 1

Cuộc họp khẩn chiều nay với các chuyên gia đầu ngành về y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì.

Tiếp tục đọc

Bộ Y tế: Các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine phòng COVID-19 tiêm mũi 4 trước ngày 25/5

SKĐS – Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 và tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi; Đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 4 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 25/5/2022.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng và y tế ngành về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 – mũi 4.

Bộ Y tế: Các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine phòng COVID-19 tiêm mũi 4 trước ngày 25/5 - Ảnh 1.

Tiếp tục đọc

Cảnh báo nhiều trẻ em mắc hội chứng MIS-C sau hồi phục COVID-19

 Hội chứng MIS-C (còn gọi là viêm đa hệ thống) là tình trạng viêm các cơ quan khác nhau bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa ở trẻ em vào thời điểm khoảng 2-6 tuần sau khi mắc COVID-19.

 Trẻ mắc COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 – Ảnh: THU HIẾN

Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, báo cáo nhanh từ các bệnh viện chuyên khoa nhi trên địa bàn TP trong giai đoạn từ tháng 6-2021 đến tháng 3-2022, đã ghi nhận có 315 trẻ được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc MIS-C trên tổng số trẻ em mắc COVID-19 trong cùng giai đoạn là 71.076 trẻ, chiếm tỉ lệ 0,4%.

Tất cả đều đáp ứng tốt với điều trị, không có trường hợp nào tử vong, tuy nhiên có nhiều cháu biểu hiện nặng, sốc, suy hô hấp, suy đa cơ quan.

Tiếp tục đọc

Tác dụng của quả La Hán ít ai biết.

La Hán Quả không còn xa lạ với người dân Việt Việt. Loại quả này được bán tràn lan tại các vùng núi ở Việt Nam, được sử dụng để giải nhiệt cơ thể và dân gian còn dùng để chữa nhiều bệnh nan y. Nhưng không phải ai cũng biết công dụng thực sự của La Hán Quả như thế nào và có thực sự thần thánh như những lời đồn đại hay không. Xem chi tiết dưới đây nhé.

Tiếp tục đọc

10 biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ hậu COVID

 Sau khi mắc COVID-19, rất nhiều trường hợp gặp triệu chứng mất ngủ hậu COVID-19.

– Sau khi khỏi COVID-19, tỷ lệ những người mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không ngon chiếm khá cao. Vậy làm thế nào để có giấc ngủ ngon?

Giấc ngủ đối với chúng ta vô cùng quan trọng. Nếu bạn có giấc ngủ ngon, cơ thể sẽ được tái tạo năng lượng sau một ngày dài làm việc, hoạt động mệt mỏi.

Tiếp tục đọc

Bộ Y tế: Bắt buộc 100% cơ sở tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi phải ký số

Trong văn bản mới nhất về chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi, Bộ Y tế bắt buộc 100% cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác, thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành ngay trong ngày.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố; Các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế; Y tế Bộ, ngành về việc chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi.

Theo Bộ Y tế, để chuẩn bị triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn quản lý; các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Y tế Bộ, Ngành thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 8938/BYT-DP ngày hướng dẫn quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và công văn số 9438/YT-CNTT hướng dẫn Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.

Bộ Y tế: Bắt buộc 100% cơ sở tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi phải ký số - Ảnh 1.

Bắt buộc 100% các cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác và thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành ngay trong ngày. Tiếp tục đọc

8 điều cần biết về hậu COVID-19 ở trẻ cha mẹ không nên bỏ qua

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi TW hậu COVID-19 ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, trong đó thường gặp các triệu chứng mệt mỏi, rối loạn vị giác, khứu giác, đau đầu, kém tập trung, ho kéo dài, đau họng, khó thở. Ngoài ra có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.

Cha mẹ cần biết 8 thông tin về hậu COVID-19 ở trẻ em do Bệnh viện Nhi TW chỉ dẫn - Ảnh 2.

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế: Mặc dù trẻ em mắc COVID-19 phần lớn đều nhẹ nhưng các biến chứng khi mắc COVID-19 ở nhóm này thông qua báo cáo của các chuyên gia nghiên cứu số liệu quốc tế cũng như trong nước cho thấy cũng có ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của các cháu, dù không nhiều nhưng cũng là đáng lo ngại là biến chứng viêm cơ tim, Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Đây là biến chứng hệ thống khám chữa bệnh đã ghi nhận. Tiếp tục đọc

Trẻ từ 5-11 tuổi – nhóm nào cần trì hoãn, chống chỉ định tiêm vắc-xin COVID-19?

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa đưa ra tuyên bố thúc đẩy chính quyền các tỉnh thành nhanh chóng tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, tiêm vét với nhóm trẻ từ 12-17 tuổi và người lớn. Một số chuyên gia y tế đã khuyến cáo về các trường hợp trẻ từ 5-11 tuổi cần trì hoãn hoặc chống chỉ định tiêm.

Một bé gái học mầm mon rửa tay khử khuẩn trước cổng trường, Nghệ An, tháng 5/2020. (Ảnh minh họa: Le Manh Thang/Shutterstock)

Dự kiến sẽ đưa được lô vắc-xin Moderna đầu tiên để tiêm trẻ em về đến Việt Nam vào 10/5” – Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022 diễn ra vào chiều 4/4. Số vắc-xin này nằm trong 9 triệu liều vắc-xin Moderna và 4,7 triệu liều vắc-xin Pfizer do Úc cam kết viện trợ cho Việt Nam.

Sáng 7/4: 2 ngày nữa gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi về Việt Nam

Tiếp tục đọc

Rau má – “thần dược” của người Việt với công dụng giải nhiệt, chữa ho, hạ huyết áp

Rau má không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều tính năng trong việc chữa bệnh. Theo Đông y, rau má có tác dụng giải nhiệt, giải độc tuyệt vời. Loại rau này còn được dùng để hạ huyết áp, giúp lưu thông máu, nhất là ở vùng tĩnh mạch và mao mạch. Còn theo y học hiện đại, rau má có tác dụng chống lại sự lão hóa của da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da

Không phải tự nhiên mà trong dân gian nhiều nước vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ khuyên người ta ‘mỗi ngày dùng 2 lá rau má tuổi già sẽ tránh xa bạn’. Rau má có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đã được dùng để chữa bệnh từ rất xa xưa.

1.Rau má – Thảo dược quý có mặt ở nhiều quốc gia Tiếp tục đọc

Bệnh Alzheimer rất đáng sợ! 5 thói quen đơn giản để phòng ngừa bệnh, có lẽ bạn chưa biết

Bệnh Alzheimer, thường được gọi là “chứng mất trí nhớ do tuổi già” là một căn bệnh mà mọi đứa trẻ đều không muốn xảy ra với cha mẹ của chúng. Để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, cha mẹ thực sự có thể làm rất nhiều thứ để chuẩn bị. Hãy chia sẻ với bố mẹ những phương pháp và thói quen nhỏ sau đây để từ chối những cuộc viếng thăm của bệnh Alzheimer.

1. Thói quen dậy sớm

Tiếp tục đọc

5 thực phẩm “tẩy sạch” ruột, loại bỏ dầu mỡ, giải độc: Ai ăn đều ruột sẽ được vệ sinh

Trong xã hội hiện đại, khi nguồn thực phẩm đã trở nên vô cùng phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn uống của con người thì cũng là lúc hệ tiêu hóa của chúng ta bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự quá tải.

Nhiều người bỗng chốc có thói quen ăn nhiều và mất kiểm soát dẫn đến dư thừa dinh dưỡng, đường ruột luôn đầy ắp thức ăn. Từ việc ăn uống quá nhiều như vậy sẽ khiến thực phẩm dư thừa, độc tố trong thực phẩm cũ tích tụ ở đường ruột càng ngày càng nhiều, bao gồm một lượng dầu mỡ và chất béo từ thực phẩm.

Để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa cũng như làm sạch đường ruột, bạn cần phải chú ý ngay đến việc thay đổi chế độ ăn uống, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp làm sạch đường ruột thường xuyên. Tiếp tục đọc

Nhà tâm lý học Carl Gustav Jung từng nói: “Tính cách quyết định vận mệnh”

Đặc điểm tính cách của một người có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thọ mệnh. Ví dụ người nhạy cảm thường sống thọ, người dễ cáu giận có nguy cơ mắc bệnh ung thư, người hay lo lắng dễ ảnh hưởng dạ dày v..v.

Nhà tâm lý học Carl Gustav Jung từng nói: “Tính cách quyết định vận mệnh”.2Nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung đã từng nói: “Tính cách quyết định vận mệnh”.

Bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ – Carl Gustav Jung đã từng nói: “Tính cách quyết định vận mệnh”. Thông qua các nghiên cứu về tính cách con người, các nhà khoa học phát hiện nó ảnh hưởng đến sở thích, lựa chọn nghề nghiệp và bạn bè. Theo một bài báo trên tờ Daily Mail của Anh, tính cách không chỉ ảnh hưởng đến hành vi mà còn quyết định đến sức khỏe. Trong tất cả các bí mật về tuổi thọ, tính cách tốt là một trong những yếu tố không thể thiếu. Tiếp tục đọc

Cứ 10 người Việt, có 1 đã mắc COVID-19

Bản tin COVID-19 chiều 28-3 của Bộ Y tế cho biết số mắc mới đã giảm tiếp còn 83.376 ca, chỉ bằng 40% so với cao điểm hơn 10 ngày trước, đặc biệt TP.HCM giảm chỉ còn 745 ca mới trong ngày.

Bản tin COVID-19 chiều 28-3: Cứ 10 người Việt, có 1 đã mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Tính từ 16h ngày 27-3 đến 16h ngày 28-3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 83.376 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 83.373 ca ghi nhận trong nước (giảm 8.453 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố, có 55.010 ca trong cộng đồng. Tiếp tục đọc

Ăn trứng không đúng cách dễ bị ngộ độc

Trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng, được sử dụng trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, bạn có thể bị ngộ độc nếu không bảo quản và chế biến trứng đúng

Ăn trứng không đúng cách dễ bị ngộ độc - Ảnh 2.

Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

 

Ăn trứng được cung cấp chất gì?

Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Thành phần của trứng có lòng đỏ và lòng trắng. Trong đó, lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất, tập trung chủ yếu của các chất dinh dưỡng. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Tiếp tục đọc

Thế giới đang thải ra 3 triệu chiếc khẩu trang mỗi phút

Khẩu trang y tế chắc chắn là một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong hơn hai năm qua. Khẩu trang giúp con người bảo vệ bản thân và bảo vệ lẫn nhau khỏi mầm bệnh. Nhưng phần lớn khẩu trang được làm từ nhựa và chỉ sử dụng 1 lần. Điều này trở thành một thảm họa môi trường hậu đại dịch.

Ngay sau khi bị vứt bỏ, khẩu trang sẽ trở thành một loại rác thải. Chúng đã và đang hiện diện ở mọi ngóc ngách trên thế giới, từ vỉa hè đường phố cho tới những đại dương bao la. Ước tính cho thấy mỗi tháng, cả thế giới đang sử dụng và vứt bỏ 129 tỷ chiếc khẩu trang. Con số tương đương với 3 triệu chiếc khẩu trang mỗi phút. Tiếp tục đọc

Bài thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ hậu COVID-19

Nhiều bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh lại bị chứng mất ngủ hành hạ. Dưới đây là bài thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ hậu COVID-19.

1. Mất ngủ là gì?

Chứng mất ngủ Đông y gọi là thất miên. Mất ngủ là trạng thái rối loạn giấc ngủ, biểu hiện ban đêm khó ngủ, hoặc không ngủ được.

Mất ngủ đầu giấc là khó vào giấc ngủ, nằm trằn trọc lâu rồi mới ngủ, quá nửa đêm về sáng mới ngủ được.

Mất ngủ vào giữa giấc là ngủ mà dễ giật mình, thức giấc và không ngủ lại được, giấc ngủ nông, không sâu.

Mất ngủ vào cuối giấc ngủ là người bệnh dậy quá sớm và không ngủ lại được.

Nặng nhất là mất ngủ trắng đêm, nằm trằn trọc không ngủ được cả đêm

3 bài thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Tiếp tục đọc

Bộ Y tế: Tiêm vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi liều 0,2ml

Trong quyết định sửa đổi vừa ban hành sáng 1/3, Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine Pfizer phòng COVID-19 liều 0,2 ml chứa 10 mcg cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký Quyết định số 457/QĐ-BYT sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Văn bản 2908 trước đó được ký ngày 12/6/2021.

Bộ Y tế: Tiêm vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi liều 0,2ml - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Theo Quyết định 457 có hiệu lực từ hôm nay, vaccine được phê duyệt có tên Comirnaty (Tên khác: Pfizer BioNTech Covid-19 Vaccine). Tiếp tục đọc

F0 có cần test nhanh Covid hằng ngày? Chuyên gia trả lời, chỉ ra 2 thời điểm cần test

F0 có cần test nhanh Covid hằng ngày? Chuyên gia trả lời, chỉ ra 2 thời điểm cần test

Chỉ nên test Covid-19 khi có triệu chứng.

Theo chuyên gia, F0 chỉ cần test nhanh Covid-19 vào 2 thời điểm.

2 thời điểm cần test nhanh

Tiếp tục đọc

Sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh, thuốc điều trị-19

 Theo các chuyên gia y tế, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm, cũng như mua thuốc điều trị tràn lan không theo chỉ định của bác sĩ.

Sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh, thuốc điều trị COVID-19; cảnh báo F0 tự ý dùng Corticoid điều trị tại nhà - Ảnh 1.
Các F0 điều trị tại nhà phải “có thuốc đúng và uống đúng thời điểm” mới là tốt chứ không phải thuốc gì cũng uống, cứ uống thuốc là tốt, là yên tâm.

Hiện nay số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao, quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit-test nhanh COVID-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR.

Về vấn đề này, trên báo Sức khỏe và Đời sống, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: “Khi xét nghiệm test nhanh dương tính hay âm tính cũng không nhất thiết phải làm RT-PCR”.

 

NHỮNG SAI LẦM XUNG QUANH VIỆC TEST COVID-19

Ngày nào cũng tự test: Không cần thiết và lãng phí

Tiếp tục đọc

Nguyên nhân trẻ em khỏi COVID-19 nhanh hơn người lớn

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng hệ thống miễn dịch bẩm sinh của trẻ em giúp ứng phó với COVID-19 hiệu quả hơn so với hệ thống miễn dịch của người lớn, theo tờ Wall Street Journal.

Ảnh minh họa: Par David Tadevosian/Shutterstock

Gần như hầu hết trẻ em chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, chỉ có một số ít trường hợp có triệu chứng nặng sau khi nhiễm COVID-19. Không giống như các loại virus hô hấp khác như cúm hoặc virus hợp bào hô hấp, virus corona (gây bệnh COVID-19) hầu như không tấn công trẻ em như người trưởng thành hoặc người cao tuổi

Tiếp tục đọc

Bác sĩ BV Việt Đức cảnh báo 3 ĐỪNG khi điều trị F0 tại nhà: “Tiền mất, tật mang”, không thấy khỏe lên, có khi còn mang thêm di chứng

Mắc Covid-19 và điều trị tại nhà ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bệnh nhân và người nhà. Tuy nhiên, bác sĩ nhắc nhở chúng ta phải thật tỉnh táo.

Bác sĩ BV Việt Đức cảnh báo 3 ĐỪNG khi điều trị F0 tại nhà: “Tiền mất, tật mang”, không thấy khỏe lên, có khi còn mang thêm di chứng

Trước tình hình các ca nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh, nhiều bệnh nhân và người nhà không tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo sợ. Điều này đã dẫn đến nhiều quan niệm sai lầm do mọi người truyền tai nhau.

Từ thực tế này, bác sĩ Trần Quốc Khánh, BV Việt Đức đã có một livestream chia sẻ về những điều cần trang bị khi điều trị F0 tại nhà.

1. Mắc Covid-19 không nên hoảng loạn

Trong giai đoạn đầu mở cửa trường học và các hoạt động bước vào giai đoạn “bình thường mới”, các ca F0 đang có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, bác sĩ Khánh khuyên mọi người không nên quá lo lắng.

Tiếp tục đọc

Ca COVID-19 trẻ em tăng: Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ là F0

Chuyên gia cho biết dấu hiệu chuyển nặng của trẻ khi mắc COVID-19, bao gồm thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím.

Ca COVID-19 trẻ em tăng: Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ là F0 - Ảnh 1.Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại cơ sở y tế

Biến chủng Omicron khiến việc lây nhiễm COVID-19 nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa tiêm vaccine phòng COVID-19

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm: Những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Tiếp tục đọc

Tin COVID-19 chiều 13-2: Thêm 26.379 ca mới, trong đó 18.269 ca cộng đồng

Trong tổng số 26.379 ca COVID-19 mới ghi nhận, Hà Nội có 2.940 ca, TP.HCM 182 ca. Đắk Lắk, Thái Nguyên và Hải Dương đều có số ca nhiễm tăng mạnh so với hôm qua

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+535), Thái Nguyên (+303), Hải Dương (+225).

Tin COVID-19 chiều 13-2: Thêm 26.379 ca mới, trong đó 18.269 ca cộng đồng - Ảnh 1.
Bạn Lăng Thị Nguyệt, sinh viên năm thứ 5 Trường đại học Y dược TP.HCM, tình nguyện tham gia chống dịch tại Bệnh viện dã chiến số 12 – Ảnh: THU HIẾN

Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 12-2 đến 16h ngày 13-2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 26.379 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 26.372 ca ghi nhận trong nước (giảm 930 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 18.269 ca trong cộng đồng). Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: