• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Quả La Hán Có Tác Dụng Gì?

Quả la hán có tác dụng gì?

Quả la hán trong đông y là một vị thuốc có tính mát, vị ngọt, tác dụng vào phế và đại tràng. Vì vậy, quả la hán tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng và nhuận phế, thông tiện. Sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị cảm sốt, ho gà, viêm khí quả, lao phổi gây ho và viêm họng, ho nhiều đờm, mất tiếng, táo bón, đái tháo đường. Liều lượng sử dụng 9 – 15 gram quả la hán/ngày có thể sắc hoặc hãm lấy nước uống. Tiếp tục đọc

F0 có cần test nhanh Covid hằng ngày? Chuyên gia trả lời, chỉ ra 2 thời điểm cần test

F0 có cần test nhanh Covid hằng ngày? Chuyên gia trả lời, chỉ ra 2 thời điểm cần test

Chỉ nên test Covid-19 khi có triệu chứng.

Theo chuyên gia, F0 chỉ cần test nhanh Covid-19 vào 2 thời điểm.

2 thời điểm cần test nhanh

Tiếp tục đọc

Mất Khứu Giác Do Covid -19 (Ngô Khôn Trí)

Các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đều công nhận rằng SARS-CoV-2, loại vi rút gây ra COVID-19, có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn và rất khó loại bỏ nó, do bởi chúng liên tục tiến hóa do xảy ra các biến đổi trong mã di truyền (đột biến gen) trong quá trình sao chép bộ gen.

COVID-19 tác động đến mỗi người chúng ta theo những cách khác nhau. Thông thường, sau 5-6 ngày bị nhiễm, các triệu chứng xuất hiện, thường là sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác và mất khứu giác.

Vào thời điểm hiện tại (16/1/2022) trên toàn thế giới có khoảng 328 triệu người đã bị nhiễm Covid-19. Từ 30 đến 80% những người này bị “mất khứu giác”. Trong y học, tình trạng mất khả năng phát hiện một hoặc nhiều mùi tạm thời hoặc vĩnh viễn, được gọi là “anosmia”.

Chứng mất khứu giác, vị giác ở bệnh nhân COVID-19: Tự khỏi hay cần điều trị?

Khứu  giác  ( The sense of smell, or olfaction)  là một trong năm giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác) của con người. Giác quan này là cảm nhận mùi thông qua việc hít bằng mũi hay ngửi mùi. Khi chúng ta ngửi, các hạt phân tử mùi rất nhỏ lơ lửng trong không khí sẽ chạm vào tế bào thần kinh khứu giác, là tế bào về mùi (olfactory nerve cell) bên trong mũi, tạo ra tín hiệu thần kinh. Các tế bào khứu giác này sẽ gửi tín hiệu đến tế bào thần kinh vùng tổng hợp mùi trên não, khiến cơ thể nhận ra mùi. Tiếp tục đọc

Test nhanh COVID vạch mờ vạch đậm nghĩa là gì? Lý giải của chuyên gia công nghệ sinh học

Dưới đây, chuyên gia từ Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (Đại học Nguyễn Tất Thành) sẽ lý giải ý nghĩa của kết quả test nhanh COVID vạch mờ vạch đậm.

Test nhanh COVID vạch mờ vạch đậm nghĩa là gì? Lý giải của chuyên gia công nghệ sinh học

TS. Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (Đại học Nguyễn Tất Thành) cho hay để có kết quả test nhanh chính xác, trước hết, cần lựa chọn mua đúng loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp phép. Tiếp tục đọc

Quả tim thứ 2 và thứ 3 của con người là gì?

Mỗi con người chúng ta đều có một trái tim, nó có chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Nhưng có nhiều người lại cho rằng con người chúng ta có tới ba quả tim đó là quả tim thứ hai và quả tim thứ ba. Vậy quả tim thứ 2 và thứ 3 của con người là gì?

Nhịp đập của trái tim thứ nhất

Tất cả mọi người chúng ta hiện đang sống, đang làm việc đều nhờ một trái tim thứ nhất hoạt động trong cơ thể. Nếu tim bị suy yếu thì tính mạng bị đe dọa hoặc ngừng đập thì ta sẽ chết.

Sau đây, chúng ta hãy làm một con toán để biết trong cuộc đời chúng ta từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt tim đã đập bao nhiêu lần thì sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên, từ đó chúng ta mới thấy thương trái tim chúng ta: Tiếp tục đọc

Nhận diện dấu hiệu chuyển nặng của F0 tại nhà

Bệnh nhân F0 điều trị ở nhà có thể diễn tiến trở nặng và có trường hợp trở nặng rất nhanh. Do đó, người bệnh và người chăm sóc F0 đang điều trị tại nhà phải lưu ý theo dõi sức khỏe hằng ngày

TS-BS Hồ Đặng Trung Nghĩa, Trưởng Bộ môn nhiễm – Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết “Máy đo SpO2 (nồng độ ôxy trong máu) rất quan trọng đối với bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Có trường hợp thiếu ôxy nhưng bệnh nhân không có triệu chứng, nhìn thấy bệnh nhân vẫn khỏe nhưng đột ngột khó thở và trở nặng”.

Những dấu hiệu nguy hiểm

Hầu hết F0 điều trị tại nhà đều không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như: sốt, ho, mệt mỏi giống cảm cúm và không bị viêm phổi. Triệu chứng hay gặp là sốt, đau nhức, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, mất khứu giác, mất vị giác, tiêu chảy, nôn ói, sung huyết kết mạc, chảy nước mắt.

Tiếp tục đọc

11 dấu hiệu bất thường F0 liên hệ y tế ngay

F0 cách ly tại nhà thấy khó thở, nhịp thở nhanh, SpO2 ≤ 95%, huyết áp thấp, đau tức ngực, thay đổi ý thức… cần liên hệ y tế ngay.

Theo Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà Bộ Y tế ban hành ngày 21/8, F0 cách ly tại nhà khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Nhân viên y tế đưa thuốc tới từng gia đình có F0, đảm bảo các quy định phòng chống dịch – Ảnh: HCDC
Tiếp tục đọc

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: F0 tại nhà – Đừng để nặng thêm vì dùng thuốc sai!

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Có thể phân biệt vắc-xin “hành” và Covid-19 hay không?

Tên các loại thuốc cần cho F0, liều dùng chi tiết, tình huống cần dùng hiện nay đã được ngành y tế công khai để mỗi người có thể chuẩn bị sẵn cho mình phòng khi hữu sự.

Đến nay, nhiều người đã sẵn có những loại thuốc đó trong gia đình. Nhưng hãy lưu ý để dùng đúng chỗ.

F0 không triệu chứng thì không cần uống thuốc. F0 nhẹ, gặp triệu chứng gì dùng thuốc đó: sốt, đau đầu thì uống hạ sốt, giảm đau (paracetamol hoặc ibuprofen), ho thì thuốc ho thảo dược (xi-rô ho trẻ em, thuốc ho tự chưng), đau bụng dùng trà gừng, các thuốc trị đau bụng tiêu chảy thông thường…

Ngay cả các thuốc này cũng dùng vừa phải, có triệu chứng mới uống, mỗi lần sốt thì uống 1 viên là đủ. Đã có trường hợp hết sốt rồi vẫn uống, uống 1 lượt 2-3 viên, vừa hại gan âm thầm vừa có biểu hiện tại chỗ: người tự nhiên bị hạ nhiệt, có người còn hơn 35 độ C, rồi vã mồ hôi lạnh, mệt mỏi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: F0 tại nhà - Đừng để nặng thêm vì dùng thuốc sai! - Ảnh 1.

Cấp cứu F0 tại nhà. Ảnh: HUẾ XUÂN

Những thuốc kháng đông, kháng sinh, kháng viêm phải có chỉ định của bác sĩ mới dùng, vì bệnh có từng giai đoạn, nếu dùng sớm quá, có khi có hại.
Nếu dùng kháng sinh quá sớm, tới lúc cần thật sự, có thể cơ thể đã kháng thuốc rồi, kháng sinh đó trở nên không còn hiệu quả nữa.

Tiếp tục đọc

Đấng tạo hóa đã ban cho con người một thứ còn mạnh hơn cả vaccine

Dịch virus corona hay còn gọi là viêm phổi Vũ Hán đã lan ra toàn cầu được hơn 1 năm và tình hình vẫn còn rất nghiêm trọng, hầu hết mọi người đều đặt hy vọng vào vaccine. Kỳ thực vaccine có thể chống lại virus corona hay không còn tùy thuộc vào hệ miễn dịch của chính cơ thể bạn. 

Hệ miễn dịch là gì? Những điều bạn chưa biết về hệ miễn dịch
Đấng Tạo hóa đã dành sẵn cho chúng ta một cơ chế phòng bệnh hết sức tinh vi. (Ảnh qua Kurio)

Vốn dĩ Đấng Tạo hóa đã dành sẵn cho chúng ta một cơ chế phòng bệnh hết sức tinh vi. Thuốc và vaccine mới chỉ xuất hiện cùng với y học hiện đại, còn con người đã phải đối phó với hàng triệu virus, vi khuẩn từ thuở sơ khai. Hệ miễn dịch của con người gồm 4 hàng rào bảo vệ có thể ngăn chặn và tiêu diệt virus corona. Hệ miễn dịch của cơ thể là một hệ thống thông minh và hoàn chỉnh trong việc kháng lại virus, mỗi tầng bảo vệ đều có thể đem virus tống ra khỏi cơ thể.

Tiếp tục đọc

Cập Nhật Covid-19 ( BS. Võ Minh Thành )

Virus SARS-CoV-2, gây bệnh COVID-19, đang tiếp tục lây lan trên toàn thế giới với những hậu quả tàn khốc. Lâm sàng của COVID-19 rất đa dạng và phức tạp. Người nhiễm SARS-CoV-2 có thể không có biểu hiện lâm sàng, có triệu chứng nhẹ hoặc phải cấp cứu vì các biểu hiện nghiêm trọng như viêm phổi nặng, sốc nhiễm trùng, ARDS, suy đa tạng…

Kể từ khi bùng phát đến nay, trong hơn một năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về sinh học SARS-CoV-2, cũng như về bệnh học, điều trị và dự phòng COVID-19 được công bố. Có một số điểm tương đồng giữa COVID-19 và suy hô hấp do các nguyên nhân khác. Nhưng bằng chứng từ các nghiên cứu đã chỉ ra rằng COVID-19 là một thực thể bệnh mới, có sinh lý bệnh tập trung vào các tổn thương nội mô làm rối loạn việc điều hòa các đáp ứng của vật chủ, gây ra các rối loạn về miễn dịch-viêm, hình thành huyết khối và tổn thương nhu mô trên diện rộng.

Hiểu biết cơ bản về những vấn đề này là để chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất, giúp các thầy thuốc, không phân biệt chuyên ngành, góp phần chẩn đoán, điều trị, cấp cứu thành công bệnh nhân COVID-19 khi có yêu cầu.

  1. Sinh học SARS-CoV-2

Hình 1. Các protein cấu trúc của virus SARS-CoV-2

Tiếp tục đọc

Tại sao đã tiêm 2 liều vaccine mà vẫn bị nhiễm virus? – GS Nguyễn Văn Tuấn

Tin tức về 54 người bị nhiễm virus Vũ Hán dù đã được tiêm 2 liều vaccine covid-19 đặt ra nhiều câu hỏi. Theo tôi thì có thể giải thích ‘hiện tượng’ này bằng 4 giả thuyết liên quan đến khoảng cách thời gian giữa 2 liều vaccine, sự khác biệt về hệ di truyền, tuổi tác, và biến thể của virus.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin 54 nhân viên của BV Bệnh Nhiệt Đới bị nhiễm virus Vũ Hán dù họ đã được tiêm 2 liều vaccine [1]. Theo một nguồn tin khác thì những người này đã được tiêm vaccine của AstraZeneca / Oxford, và thời gian giữa 2 liều là 4-5 tuần. ‘Hiện tượng’ này làm cho nhiều người đặt câu hỏi (tôi sẽ quay lại dưới đây) và hoang mang.

Mỹ: Tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm COVID-19 rất hiếm, chỉ 0,01%

TTO – Các trường hợp đã tiêm vắc xin COVID-19 nhưng vẫn mắc bệnh rất hiếm xảy ra, ở Mỹ tỉ lệ này chỉ 0,01%. Cho đến nay, vắc xin cực kỳ hiệu quả trong việc giảm các trường hợp nhập viện và tử vong do COVID-19.

Mỹ: Tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm COVID-19 rất hiếm, chỉ 0,01% - Ảnh 1.Một bé gái tham gia thử nghiệm tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Moderna – Ảnh: Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ

Vắc xin bị “qua mặt”, đâu dễ! 

Các chuyên gia y tế đang tranh cãi về hiện tượng hiếm breakthrough infection (nhiễm bệnh sau tiêm vắc xin), xảy ra sau khi đã tiêm vắc xin COVID-19 ở một số ít trường hợp, theo báo Mercury News của Mỹ. Tiếp tục đọc

11 Thứ Ít Bổ Dưỡng Sức Khỏe Hơn Chúng Ta Tưởng

Nhiều người trong chúng ta đã nghe và tin tưởng  một số loại thực phẩm nào đó là tốt – sau này mới phát hiện ra rằng đó là những lời đồn bịa đặt. Chẳng hạn, sự thật là việc hạn chế calo và tuân theo chế độ ăn không có gluten có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bạn. Cố gắng giữ số cân nặng hợp lý và ăn uống đúng cách đã là khó khăn, mà còn nhận những thông tin sai lệch về sức khỏe và dinh dưỡng có thể khiến bạn thêm một lý do để lo lắng.

Bright Side tin rằng các sự kiện liên quan đến sức khỏe phải được khoa học chứng minh. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu của mình để chuẩn bị danh sách các loại thực phẩm thông dụng nhưng có thể không tốt cho sức khỏe như bạn nghĩ.

  1. Nước chanh
11 Things That Might Be Less Healthy Than We Thought

Do chứa nhiều axit, chanh có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược axit, một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến 60 triệu người Mỹ mỗi tháng. Chất lỏng có tính axit, chẳng hạn như nước chanh, cũng có thể gây hại cho men răng. Các nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng ống hút khi uống nước chanh và súc miệng sau đó

Tiếp tục đọc

WHO phân loại biến thể B.1.617 ở Ấn Độ là “mối lo ngại toàn cầu”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 10/5 vừa qua rằng biến thể COVID-19 lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ vào năm 2020, có tên B.1.617, đang được phân loại là “mối lo ngại toàn cầu”, khi có một số nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy khả năng lây lan dễ dàng của nó.

Biến thể B.1.617 là biến thể thứ 4 được xác định là “mối lo ngại toàn cầu” và yêu cầu phải theo dõi cũng như phân tích kỹ càng hơn. Những loại biến thể khác được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, Nam Phi và Brazil.

biến thể
Ảnh minh họa: Par Lightspring/Shutterstock
Tiếp tục đọc

Vì sao cục máu đông được gọi là “quả bom hẹn giờ”?

Trong mạch máu có một thứ được gọi là “quả bom hẹn giờ”, ai cũng nên biết sớm để đối phó. Đó là cục máu đông!

Thời gian qua, đã có rất nhiều trường hợp bị đột tử vì bệnh tim, xuất huyết não và một số bệnh khác liên quan mà chúng đều có một đặc điểm chung là không kịp cấp cứu. Sau mỗi cái chết bất ngờ, chúng ta thường thở dài tiếc nuối với lý do người này xấu số người kia đoản mệnh, ít ai nghĩ rằng thực sự không có ai xấu số, mà chỉ là phòng bệnh chưa tốt.

Tiếp tục đọc

Tại sao gãi khiến ta dễ chịu?

Gãi sẽ giúp tăng lưu lượng máu đi đến vùng lưng, đồng thời giải phóng serotonin, sau đó làm dịu các cơ đang bị kích thích vật lý.

Bạn đã bao giờ nhận ra chỉ một hành động đơn giản như gãi ngứa, thậm chí ngay cả khi đó là hành vi vô thức, vẫn mang đến cho bạn một cảm giác dễ chịu hơn nhiều so với vài giây trước đó?

Tại sao chúng ta lại gãi?

Gãi là một cơ chế bảo vệ để lấy các chất kích thích ra khỏi da của con người. Bầu không khí bao quanh chúng ta tồn tại rất nhiều hạt vật chất lơ lửng có thể lắng động trên da và gây kích ứng. Các tế bào trong da người cũng được bao quanh bởi các thụ thể cảm giác được gọi là nociceptor, là các tế bào thần kinh cảm giác phản hồi với cơn đau.

Gãi là một hành động dễ lan truyền từ người này sang người kia
Gãi là một hành động dễ lan truyền từ người này sang người kia.

Tiếp tục đọc

Những ai dễ bị nhiễm Coronavirus, Covid-19?

Hiện nay bệnh viêm phổi cấp tính do virus corona, Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc là một vấn đề thời sự quốc tế vì chúng đã làm cho nhiều người mắc bệnh và tử vong; đồng thời nguy cơ lây lan cho các quốc gia khác qua con đường du lịch, giao lưu, hợp tác quốc tế.
Image result for corona virus

Vì vậy cần biết đặc điểm của loại virus này và đối tượng dễ bị lây nhiễm để có biện pháp chủ động phòng ngừa.

Đặc điểm của virus Covid-19 gây bệnh

Tiếp tục đọc

Phát triển thành công bộ thử nghiệm nhanh virus nCoV

Kết hợp thuốc trị cúm và thuốc HIV có phải là giải pháp trị corona?

Nhật Bản và ĐH Macau (Trung Quốc) phát triển thành công bộ thiết bị thử nghiệm nhanh các ca lây nhiễm virus corona. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Tân Hoa Xã đưa tin ngày 3/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết quốc gia này đã cho ra đời bộ xét nghiệm nhanh phát hiện virus corona trên người.

Phat trien thanh cong bo thu nghiem nhanh virus nCoV hinh anh 1 1_Chen_Tianlan_founder_of_Digifluidic_Biotech_Ltd_and_a_PhD_graduate_of_UM.jpg

Chen Tianlan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Virus Hunter. Ảnh: Macau Dailytimes.

Tiếp tục đọc

BS BV Đại học Y Dược: Sự sĩ diện và hiếu thắng khiến người Việt đang “đầu độc” lẫn nhau

Uống rượu là phong tục khai xuân tốt đẹp của người Việt. Tuy nhiên, hiện nay, đã bị biến tướng. Uống rượu bia không còn là vui vẻ mà là sự ép buộc.

Thạc sĩ – Bác sĩ Võ Ngọc Quốc Minh, Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, rượu bia giúp cho chúng ta có thêm mối quan hệ và vui khi gặp gia đình, bạn bè. Nhưng khi uống lạm dụng thì tác hại khó lường.

“Thói quen uống rượu bia của người Việt vì sĩ diện và hiếu thắng chẳng khác gì đang tự đầu độc lẫn nhau”, bác sĩ Quốc Minh nói.

Nguy cơ ngộ độc rượu hiện hữu

Cách uống rượu ép buộc nhau có thể xảy ra ngộ độc rượu nếu uống phải các loại rượu không đảm bảo chất lượng, thường là các loại rượu có pha cồn công nghiệp – thứ không được phép sử dụng trong thực phẩm vì nó rất nguy hại tới sức khoẻ.

BS BV Đại học Y Dược: Sự sĩ diện và hiếu thắng khiến người Việt đang đầu độc lẫn nhau - Ảnh 1.

Bác sĩ Quốc Minh lạm dụng cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ.

Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi mà chúng ta lạm dụng rượu (rượu nấu), bia thông thường quá mức.

Bác sĩ Quốc Minh cho hay, dấu hiệu cảnh báo ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp như: rối loạn tầm nhìn, nhìn mờ, nhìn đốm, không nhìn thấy gì… Tiếp tục đọc

Đi cấp cứu sau 41 ngày ăn thực dưỡng gạo lứt muối vừng theo công thức tra trên Google

Sau 41 ngày áp dụng phương pháp ăn thực dưỡng gạo lứt và muối vừng theo công thức tra trên Google, người phụ nữ 61 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngừng tuần hoàn.

PGS-TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, cho biết thời gian gần đây, viện tiếp nhận cấp cứu khá nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nói chung, mạch vành nói riêng trong tình trạng nguy hiểm vì tự ý làm bác sĩ và tra đơn thuốc trên mạng. Gần đây nhất là một nữ bệnh nhân 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện sau khi ăn uống theo kiểu thực dưỡng để… chữa bệnh.

Nhập viện cấp cứu sau 41 ngày ăn thực dưỡng gạo lứt muối vừng - Ảnh 1.

Nhiều trường hợp bị biến chứng tim mạch do chế độ dinh dưỡng ko hợp lý – Ảnh minh họa

Tiếp tục đọc

Muốn sống khỏe mạnh, tránh bệnh tật nhất định phải biết 10 điều này

Dưới đây là những kiến thức sức khỏe rất hữu ích, sẽ giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn.

1. Phẫu thuật cắt ruột thừa có thể dẫn đến bệnh Parkinson

Muốn sống khỏe mạnh, tránh bệnh tật nhất định phải biết 10 điều này - 1

Các chuyên gia tại Đại học Case Western Reserve ở Cleveland đã phân tích cơ sở dữ liệu y tế về 62,2 triệu bệnh nhân và phát hiện ra rằng những người phẫu thuật cắt ruột thừa có nguy cơ bị bệnh Parkinson gấp 3 lần bình thường. Tiếp tục đọc

Ăn nửa cân măng cụt bệnh nhân suy thận nhập viện vì ngưng tim: Bác sĩ cảnh báo gì?

Ăn nửa cân măng cụt bệnh nhân suy thận nhập viện vì ngưng tim: Bác sĩ cảnh báo gì?

Theo TS Nguyễn Cao Luận cho biết, các loại rau xanh, trái cây, lá lẻo đều chứa nhiều kali và với bệnh nhân suy thận mãn ăn nhiều có thể gây ngừng tim.

Tử vong vì quả vải, quả chuối

Mới đây, câu chuyện của một nam bệnh nhân 60 tuổi nhập viện cấp cứu vì tăng kali huyết. Điều đáng nói, bệnh nhân bị suy thận mãn phải chạy thận nhân tạo khoảng 1 năm nay.

Tiếp tục đọc

Nếu đau ngực khi hít thở sâu, đừng chủ quan

Thỉnh thoảng bạn cảm thấy ngực nhói đau khi hít thở sâu. Tình trạng này thường hay gặp ở những người trưởng thành, có thể do nhiều yếu tố như: nhiễm trùng, chấn thương cơ xương và các vấn đề về tim…

Đau ngực thường hay thấy ở người viêm màng phổi.(Ảnh do vitana.vn)

Một vài nguyên nhân gây bệnh như: Tiếp tục đọc

Vietnam Airlines tặng vé máy bay đi Đông Nam Á miễn phí cho học sinh giỏi

Bắt đầu từ tháng 6 này, Vietnam Airlines sẽ triển khai chương trình tặng vé máy bay dành riêng cho trẻ dưới 12 tuổi và các em học sinh giỏi trên toàn quốc.

Vietnam Airlines tặng vé máy bay cho học sinh giỏi. (Ảnh qua thanhnien)

Với các em nhỏ dưới 12 tuổi, hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines triển khai chương trình “Mua 2 vé người lớn, tặng 1 vé trẻ em đi kèm” cho hành trình khứ hồi đi Thái Lan, Singapore, Malaysia hạng Phổ thông tiêu chuẩn trở lên. Tiếp tục đọc

Những món thành ‘thuốc độc’ khi ăn cùng thuốc kháng sinh

Sữa, nước chè, cà phê, rượu bia, nước hoa quả, đồ uống có gas … đều có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc làm tăng tác dụng dẫn tới ngộ độc.

Những món thành ‘thuốc độc’ khi ăn cùng thuốc kháng sinh - 1

Tránh các thức ăn và đồ uống mang tính a-xít như cam, quýt, bưởi, sô-cô-la, nước giải khát, sản phẩm từ cà chua như nước ép hay tương cà. Các thực phẩm này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Ảnh minh hoạ: Internet Tiếp tục đọc

Detox giảm cân: Tác dụng thật và những lầm tưởng

Bên cạnh công dụng thải độc, giảm cân, phương pháp detox cũng ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
Lưu ý khi bạn giảm cân bằng detox và thanh lọc cơ thể
Ảnh :tuvanlamdep 

Detox là phương pháp ăn uống hạn chế tối đa các chất hoá học, bảo quản từ thực phẩm, tăng cường vitamin, chất xơ, nước,… Các công thức detox thường kéo dài 10-15 ngày một chu kỳ. Nói dễ hiểu hơn, khi theo chế độ này bạn gần như cắt hẳn thức ăn hàng ngày, chỉ uống các loại rau, củ, quả ép và uống nước lọc.

Sau đây, chúng ta sẽ phân tích về hai tác dụng chính mà người sử dụng detox hướng đến là thải độc và giảm cân.

Tiếp tục đọc

Thanh Lọc Chất Độc *? – Nguyễn Bảo Trung 

Sáng nay có một bệnh nhân đến khám bệnh viêm dạ dày, tiểu đêm nhiều lần, mất ngủ …. Sau khi hỏi kỹ, mới biết cô ta đang áp dụng phương pháp Detox như mấy bà mẹ bỉm sữa trên mạng bày, mình mới hỏi: Chị có biết chữ detox có nghĩa là gì không? Bệnh nhân ú ớ một hồi rồi trả lời: Là loại bỏ chất độc trong cơ thể? Vừa thương vừa giận mình mới hỏi tiếp: Thế cơ thể chị có chất độc gì cần loại bỏ? Lần này bệnh nhân im luôn.

Detox giam can: Tac dung that va nhung lam tuong hinh anh 1
Ảnh từ Zingnews

Đôi khi trong cuộc sống, chỉ cần chúng ta biết đặt câu hỏi là làm sáng tỏ bao nhiêu vấn đề. Tiếp tục đọc

Phương pháp cấp cứu cổ xưa của Đông y: Đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm

Thường khi gặp người bị ngất xỉu, đa số mọi người chỉ nghĩ đến các biện pháp cấp cứu của Tây y. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Đông y cũng có một phương pháp cấp cứu có nguồn gốc từ xa xưa rất hữu hiệu mà lại đơn giản và dễ thực hiện.

Phương pháp cấp cứu cổ xưa của Đông y: Đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm. Ảnh 1Phương pháp cấp cứu của Đông y đơn giản mà hiệu nghiệm. (Ảnh minh họa)

Hồi sinh tim phổi (CPR) nổi tiếng là một phương pháp cứu người trong các tình huống nguy cấp như nạn nhân bị ngạt thở do đuối nước, điện giật, ngộ độc thực phẩm,…

Phương pháp này là tổ hợp các thao tác cấp cứu gồm ấn lồng ngực và hô hấp nhân tạo nhằm đẩy lượng máu giàu oxy tới não, đưa bệnh nhân ra khỏi tình trạng nguy kịch.

Tuy nhiên không chỉ riêng Tây y, Đông y cũng có một quy trình cấp cứu rất hữu hiệu mà lại khá đơn giản và rất dễ thực hiện. Bác sĩ người Đài Loan Đổng Diên Linh (84 tuổi) đã cứu sống rất nhiều người bằng phương pháp này. Tiếp tục đọc

Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị cảm lạnh: Ghi nhớ ngay vì có lúc bạn sẽ cần đến

Cảm lạnh có thể trầm trọng hơn nếu bạn không biết chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh. Đây là lời khuyên về những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị cảm lạnh bạn cần phải biết.

Cảm lạnh là một vấn đề sức khỏe phổ biến, vì vậy, theo các chuyên gia sức khỏe trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), hãy chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý khi bị cảm lạnh.

Tiếp tục đọc

FDA cảnh báo: Kháng sinh trị bệnh hô hấp có thể gây phình động mạch chủ

FDA đã cảnh báo rằng lợi ích của thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolone không lớn hơn nguy cơ – bao gồm phình động mạch chủ – đối với một số bệnh nhân. Nghiên cứu dựa trên các báo cáo về vấn đề của bệnh nhân và những nghiên cứu được công bố từ năm 2015 đến 2018.

FDA cảnh báo: Kháng sinh trị bệnh hô hấp có thể gây phình động mạch chủ - Ảnh 1.

Kháng sinh nhóm fluoroquinolone thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, và thậm chí dịch hạch và phơi nhiễm với bệnh than. Tiếp tục đọc

Công dụng thần kì từ một nắm rau nhút, dù mất ngủ kinh niên hay bướu cổ to cỡ mấy cũng khỏi tiệt

Theo Đông y, rau rút hay còn gọi là rau nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị bướu cổ.

gn (16)_IJQT

Tiếp tục đọc

WHO: siêu vi khuẩn xuất hiện ở nơi lạm dụng thuốc kháng sinh

Có tình trạng mất cân bằng rõ rệt trong việc tiêu thụ thuốc kháng sinh trên thế giới – Ảnh : Remedium
Theo các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới, nơi nào dân chúng lạm dụng thuốc kháng sinh có nghĩa là nơi đó có sự gia tăng nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn đột biến không sợ thuốc kháng sinh và phát triển được siêu khả năng đáp ứng với thuốc kháng sinh.

Theo trang web của Tổ chức y tế thế giới, nhân Tuần lễ thông tin toàn cầu về thuốc kháng sinh (World Antibiotic Awareness Week, 12-18. 11. 2018 ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố các dữ liệu về tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trên thể giới trong các năm 2015 – 2016.

Tiếp tục đọc

Những căn bệnh phổ biến có thể dẫn tới bệnh Alzheime

Kiến Thức) – Dù chưa biết nhiều về nguyên nhân của bệnh Alzheimer nhưng một số căn bệnh phổ biến sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hoặc làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn.

Nhung can benh pho bien co the dan toi benh Alzheimer
Thiếu máu: Rối loạn máu phổ biến này được xác định bởi sự suy giảm trong các tế bào máu đỏ. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thiếu máu và tăng nguy cơ mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Thiếu máu có thể dẫn đến loại tổn thương được thấy ở những người mắc bệnh Alzheimer. Tiếp tục đọc

Bổ sung vitamin D, omega-3 có ngừa được ung thư hoặc bệnh tim?

Thử nghiệm bao gồm hơn 25.000 người Mỹ trên 50 tuổi thuộc các sắc tộc khác nhau và không có tiền sử ung thư, đau tim, đột quỵ hoặc các dạng bệnh tim khác.

Những người tham gia được phân ngẫu nhiên vào nhóm uống một liều vitamin D, omega-3 hoặc giả dược hàng ngày. Sau hơn 5 năm, không có sự khác biệt đáng kể về bệnh tim hoặc ung thư giữa những người dùng thuốc và những người dùng giả dược.

Image associée Tiếp tục đọc

Máu nhiễm mỡ – Bệnh đơn giản nhưng “lấy mạng” như chơi

 Nghĩ máu nhiễm mỡ đơn giản nên nhiều người bệnh khá chủ quan không tập trung điều trị sớm. Cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh, bệnh máu nhiễm mỡ đã khiến nhiều người “phát hoảng” vì những biến chứng không ngờ tới đe dọa tính mạng và sức khỏe.

mau-nhiem-mo-benh-don-gian-nhung-lay-mang-nhu-choi-1
Biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này khiến người đã mắc phải “mất ăn mất ngủ” vì lo sợ.

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: