Khoai lang – “thần dược” cho sức khỏe

Khoai lang giàu vitamin B6, giàu vitamin C và vitamin D, kali. Khoai lang giúp phòng ngừa đau tim, đột quỵ, ổn định đường huyết, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch.

Không chỉ là khoai lang có sẵn, dễ tìm kiếm, ít tốn kém, và ngon, chúng còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của bạn.

khoai lang, loi ich dinh duong tuyet voi cua khoai lang voi suc khoe 1

Tiếp tục đọc

Ba Quên – Bốn Có – Năm Không (Thủy Lâm Synh)

Hình ảnh có liên quan

3 QUÊN

Một quên mình tuổi đã già

Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì. 

Hai là bệnh tật quên đi

Cuộc đời nó thế chuyện gì nhọc tâm Tiếp tục đọc

Nước vì ở nơi thấp mà trở thành biển lớn, người vì biết hạ mình mới thành vua

TỰ TIN NHƯNG CHỚ TỰ ĐẠI

Không quá xem trọng bản thân thực ra đó là một dạng tu dưỡng, một phong độ, một cảnh giới cao thượng, là biểu hiện của sự trưởng thành về thái độ! Vì thế cho nên, hãy khiêm nhường, biết tự hạ thấp mình.

Người vĩ đại không phải vì lúc nào cũng đứng thẳng, đăm chiêu, mà là biết cúi mình và mỉm cười đúng lúc. Nước vì ở vị trí thấp mà trở thành biển. Cũng như vậy, con người nếu biết tự hạ mình sẽ trở thành vua.

triết lý, hạ mình, cúi mình,

Chuyện của lạc đà và ruồi Tiếp tục đọc

Điếu Ba – Đinh Đức Dược

 photo Daith1EE5_zpsaa259604.jpg

Thơ Điếu nhân  tam tuần ngày  ra đi của thân sinh Anh Đinh Đức Dược

Vầng Nhật chiều đông tắt ánh tà

Hòa vào thiên cổ chuyến đi xa

Tiếp tục đọc

Nỗi Niềm Tuổi 62 (Đinh Đức Dược)

                 

                  Đời đang nghiêng bóng cuối chiều

                  Lửa tình bọn nguội, niềm yêu loang bùng.

                  Yêu trên tiên tổ Vua Hùng

                  Hoạch xây cương thổ, tình chung “Đồng bào”.

Tiếp tục đọc

Quê hương và tuổi thơ (Đinh Đức Dược)

Ước gì ngược lại tuổi thơ

Để còn trưa sớm ngu ngơ nương đồi. Tiếp tục đọc

Lữ Dạ Thu Hoài (Đổ Phủ- Đinh Đức Dược)

Tế thảo vi phong ngạn

Nguy tường độc dạ chu

Tinh thùy bình dã khoát

Nguyệt dũng đại giang lưu

Danh khởi văn chương trứ Tiếp tục đọc

Tảo Thu Độc Dạ ( Bạch Cư Dị – Đinh Đức Dược dịch)

Tảo Thu Độc Dạ

Tỉnh ngô lương diệp động

Lân chữ thu thanh phát

 Độc hướng thiềm hạ miên

 Giác lai bán sàn nguyệt. Tiếp tục đọc

Đăng Sơn ( Đinh Đức Dược dịch)

Chung nhật hôn hôn túy mộng gian

 Hốt văn xuân tận cượng đăng san

 Nhân qua trúc viện phùng tăng toại

 Hựu đắc phù sinh bán nhật nhàn. Tiếp tục đọc

Mục Túc Phong Ký Gia Nhân ( Đinh Đức Dược)

Mục Túc phong biên phùng lập xuân

Hồ lô hà thượng lệ triêm cân

Khuê trung chỉ thị không tương ức

Bất kiến sa trường sầu sát nhân!.

Sầm Tham  

Tiếp tục đọc

Văn Xuân GiangTình – Ký Hữu Nhân ( Đinh Đức Dược)

Vãn nhật đê hà ỷ

Tình sơn viễn họa mi

Xuân thanh hà bạn thảo

Bất thị vọng hương thì. Tiếp tục đọc

Sắc Xuân

Xuân đã trở về với chúng ta

Xuân đi xuân đến – chẳng xuân già

Xuân cho thơ đối hồn ngơ ngẩn

Xuân để Mai, Đào dáng thướt tha

Xuân ấm! nhà nhà như mở hội

Xuân hồi non nước tựa thêu hoa

Xuân đưa vạn vật tăng thêm tuổi

Xuân chúc mừng nhau –đượm chén trà.

(Giao thừa xuân Tân Mão).

.

Đinh Đức Dược

Phong đái Thiên sơn đạo sĩ bất ngộ

Phong đái Thiên sơn đạo sĩ bất ngộ

.

Khuyển phệ thủy thanh trung,
Đào hoa đới vũ nùng.
Thụ thâm thời kiến lộc,
Khê ngọ bất văn chung.
Dã trúc phân thanh ái,
Phi tuyền quải bích phong.
Vô nhân tri sở khứ,
Sầu ỷ lưỡng tam tùng.

.

Lý Bạch



Dịch nghĩa

.

Tiếng chó sủa hoà lẫn trong tiếng suối.

Trời mới mưa hoa đào tươi tốt.

Hươi nai thấp thoáng trong bụi rậm.

Tiếng chuông giữa trưa không còn nghe bên suối.

Trúc rừng trải một màu xanh.

Thác treo lơ lửng như bức tường.

Không có người để hỏi thăm đạo sĩ đi đâu.

Buồn nên đứng, ngồi tựa vài gốc thông.

.

Dịch thơ:

.

Thăm Đạo Sĩ Thiên Sơn Không Gặp

.

Suối reo trong tiếng chó vang.

Hoa đào mưa thấm lại càng tươi hơn.

Hươu nai bụi vắng chập chờn,

Giữa trưa bên suối đâu còn tiếng chuông.

Tre rừng xanh mượt phủ buông,

Thác treo lơ lửng bay tuôn vách dài.

Muốn tìm đạo sĩ hỏi ai!

Buồn buồn ngồi, đứng tựa vài gốc thông.

.

Nguyên Vũ

Đăng Tùng Giang Trạch Lâu Bắc Vọng Cố Viên

.

Đăng Tùng Giang Trạch Lâu Bắc  Vọng Cố Viên

Lệ tận giang lâu vọng bắc qui

Điền viên dĩ hãm bá trùng vi

Bình vô vạn lý hà nhân khứ

Lạc nhựt thiên sơn không điểu phi!

Cô chu dạng dạng hàn triều tiểu

Cực phố thương thương viễn thọ vi

Bạch oa, ngư phủ tùng tương đãi

Vị tảo sàm thương lại tức ky.

Lưu Trường Khanh

Dịch nghĩa

Lên Lầu Trạm Trùng Giang Trông Về Quê Phương Bắc

Lên lầu Trùng giang nhìn về phương bắc lệ đã cạn

Ruộng vườn bị trăm thứ áp bức tròng vào!

Đất bằng vạn dặm không người đến

Chiều xuống núi ngàn không có chim bay

Chiếc thuyền lẻ loi nhấp nhô trong sóng lạnh

Bến vắng cây đã mọc um tùm

Chim nước, ông chài cùng đợi và nghĩ

Chưa quét sạch giặc họa, thì không có cơ may về quê.

*********

Dịch thơ Lục Bát

Lầu sông mắt đẫm trông về

Ruộng vườn tròng ách trăm bề bủa vây!

Đồng không nhà trống ngút ngày

Núi ngàn chim chóc chiều bay đi rồi!

Ven bờ neo lạnh thuyền côi

Bến hoang cây mọc đơm chồi phất phơ!

Ngư Ông, chim nước cùng chờ

Chưa xua giặc họa, đâu giờ vê quê?

.

Nguyên Vũ

Trương Tiến Tửu

Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy

Thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi !
Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết?
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử thiên tôn không đối nguyệt
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc,
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
Sầm phu tử!
Đan Khâu sinh.!
Tương tiến tửu,
Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhỉ thính.
Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đản nguyện trường túy bất nguyện tinh
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần Vương, tích thời yến Bình Lạc,
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước.
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.

.

Lý Bạch

Dịch nghĩa

.

Cùng Mời Rượu

.

Anh  không thấy nước  sông Hoàng Hà,

Từ trời cao đến vội chảy về đông chẳng quay đầu lại

Anh không ngắm gương sáng trên nhà buồn cho tóc bạc,

Sáng như tơ xanh, chiều đã thành tuyết.

Người sống lúc đắc ý phải vui cho trọn,

Đừng để đáy ly không mặt trăng chiếu.

Trời sinh ta có tài tất có việc dùng.

Ngàn vàng tiêu hết, rồi sẽ có lại.

Giết trâu, mổ dê thả sức mà vui.

Dồn lại uống một lần 300 cốc.

Này : Phu Tử Sầm, Tiên sinh Đan.

Cùng mời nhau nâng, đừng dừng ly.

Vì các anh tôi ca một bài,

Mời anh vì tôi nghiêng tai mà nghe.

Trống chiêng vàng ngọc không đủ quí.

Chỉ nguyện cho say mãi không muốn tỉnh.

Người xưa thánh hiền đều mai một cả,

Chỉ có uống mới để tiếng muôn thuở.

Thời xưa, vua Trần mở tiệc ở Bình Lạc,

Dùng mười ngàn đấu rượu để mua vui.

Này chủ quán đừng sợ thiếu tiền mà ngại,

Xin mời cùng tôi cứ luân phiên rót.

Đây: Ngựa ngũ hoa, áo long cừu,

Bảo trẻ đem đi đổi lấy rượu ngon.

Cùng tôi để tiêu đi cái sầu vạn cổ.

.

Dịch Thơ

.

Anh không thấy nước Hoàng Hà,

Nguồn trời nôn chảy thẳng đà về đông,

Đổ xuôi nước chẳng ngược dòng.

Sao anh không ngắm gương trong trên nhà?

Tóc xanh buổi sáng mượt mà,

Về chiều bạc trắng như là tuyết rơi.

Hứng thì cứ trọn vui chơi,

Đừng cho chén ngọc cạn phơi trăng vàng.

Đã tài chi sá lo toan,

Của muôn tiêu hết sẽ hoàn lại ngay.

Trâu dê mổ để vui say,

Dồn ba trăm cốc uống ngay một lần.

Này: xin hai bác Đan, Sầm,

Mời nhau cứ cạn đừng phân nào dừng.

Tôi vì hai bác hát mừng,

Vì tôi yên lặng nghe từng khúc ca.

Trống, chiêng ngọc quí đâu mà,

Nguyện say, say mãi lọ là tỉnh chi?

Thánh hiền xưa cũng quên đi,

Riêng người uống rượu danh ghi đời đời.

Xưa Trần Vương, mở tiệc chơi,

Mười ngàn vò rượu mua vui chẳng phiền.

Quán ơi, đừng ngại thiếu tiền,

Cùng tôi, mời cứ luân phiên rót đầy.

Áo cừu, ngựa quí sẵn đây,

Bảo trẻ đem hết đổi ngay rượu đào.

Nâng lên ta cạn đi nào,

Cùng tôi tiêu hết nỗi sầu nghìn thu.

.

Nguyên Vũ dịch

Quá Tiền An Nhị Trương Minh Phủ Giao Cư

.

Tịch liêu đông quách ngoại

Bạch thủ nhất tiên sinh

Giải ấn cô cầm tại

Di gia ngũ liễu thành

Tịch dương lâm thủy điếu

Xuân vũ hướng điền canh

Chung nhật không lâm hạ

Hà nhân thức thử tình.

Lưu Trường Khanh

 

Dịch nghĩa

.

Qua Nơi Ở của Trương Minh  Cựu Tri Phủ

.

Ngoài thành đông vắng vẻ

Một vị tiên sinh đầu đã bạc

Từ quan về, còn lại cây đàn

Dời nhà tới năm gốc liễu làm thành

Chiều xuống ra sông câu

Có mưa xuân lo việc đồng áng

Suốt ngày chẳng thiết ra khỏi núi

Nỗi niềm này ai là người biết đâu ?

 

Dịch thơ

Phía đông quạnh quẽ ngoài thành

Bạc đầu có vị tiên sinh – gỡ gàn

Từ quan còn lại cây đàn

Dời nhà đến ở chung hàng liễu reo

Suối khe câu cá chiều chiều

Chờ mưa xuân đến cấy gieo thuận thời

Núi kia chẳng thiết ngày rời

Nỗi niềm trắc ẩn ai người biết đâu?

.

Nguyên Vũ

Viết ở Gốc Liễu Cầu Phần Quận Bình Dương

Đề Bình Dương Quận  Phần Kiều Dương Liễu Thụ

Thử địa tằng cư trú

Kim niên uyển tợ qui

Khả liên Phần thượng liễu

Tương kiến giả y y.

.

Sầm Tham


Dịch nghĩa

Viết ở Gốc Liễu Cầu Phần Quận Bình Dương

Đất này trước đây đã từng ở

Nay trở về thăm lại vườn xưa

Niềm yêu quí rặng liễu xanh ở cầu Phần

Nay nhìn lại mọi điều vẫn không thay đổi.

Dịch thơ:

Thưở xưa từng ở đất này

Nay về thăm lại – vẫn đây vườn mình

Cầu Phần bên rặng liễu xinh

Nhìn nhau chan chứa bao tình …ngày nao

.

Nguyên Vũ

Nhành tứ tuyệt

Sương

Níu chùng phiến lá rụng rơi

Long lanh chi để tả tơi giọt huyền

Kiếp xưa chưa dứt ưu phiền

Đêm buồn lắng hạt sầu miên nhỏ hoài

Mưa

Rụng rơi qua mấy dặm dài

Mà trong rả rích chưa phai giọt thầm

Như cung thương khúc nguyệt cầm

Gửi lời ai oán thăng trầm riêng ai

Gió

Đẩy đưa mòn vết lạc loài

Tiếng lòng khoan nhặt biết ai tỏ bày!

Khẽ khàng vịn chiếc lá bay

Nắng mưa cũng đủ kiếp này lang thang.

.

Đinh Đức Dược

Dịch Thuỷ Tống Biệt

Dịch Thuỷ Tống Biệt

Thử địa biệt Yên Đan

Tráng sĩ phát xung  quan

Tích thời nhân dĩ một

Kim nhật thuỷ do hàn.

.

Lạc Tân Vương

 

Dịch thơ ngũ ngôn

Trên Sông Dịch Tiễn  Biệt

.

Yên Đan tiễn đất nầy.

Tráng sĩ tóc xừng ngay

Người xưa chừ đã mất.

Sông lạnh còn ngày nay.

.

Dịch thơ lục bát

 

Đất nầy giã biệt Yên Đan

Nặng tình tráng sĩ, tức gan, tóc xừng.

Người xưa đã mất tích tung.

Ngày nay nước vẫn lạnh lùng chảy xuôi.

.

Nguyên Vũ

Lũ Lụt Miền Trung

Thịnh nộ vì đâu thế hỡi trời?

“Như cầm chĩnh đổ”chẳng hề ngơi !

Sông ngòi cửa nghẹn không đường thoát,

Người, vật cồn phăng hết chỗ dời !

Thấp thỏm hình hài mòn mắt lạnh,

Bồng bềnh mái lá hút dòng khơi !

Nương đồng cuộn sóng – vờn tai họa,

Trăm họ cơ hàn, đói tả tơi !

.

.

Đinh Đức Dược

 

Không đề – Thơ đề trên vách

.

Vô Đề

Nhị cú tam niên đắc.

Ngâm thành  song lệ lưu

Tri âm như bất thức.

Qui ngoạ cố sơn thu.

.

Giả Đảo

Không  đề

.

Ba năm rút được hai câu thơ.

Ngâm lên đôi hàng lệ chảy !

Nếu tri âm mà không cảm được.

Quay về nằm lại với gió núi, mây thu ngày nào.

.

Dịch thơ

Không  đề

Ba năm thơ nén hai câu.

Ngâm lên đôi mắt rơi châu thành dòng !

Tri âm ví chẳng thấu lòng.

Quay về thu cảnh sơn phong ngày nào !

.

Nguyên Vũ

.

Bích thi

Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ ?
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong.

.

Thôi Hộ

.

Thơ đề trên vách

.

Năm ngoái ngày này cũng tại cửa này.

Mặt người và hoa đào cùng hồng soi nhau.

Nay ngươi không biết ở nơi nao ?

Chỉ còn lại hoa đào năm cũ cười với gió đông.

Dịch thơ

.

Bên song năm ngoái ngày này.

Hoa đào cùng với má ai sánh hồng.

Nay người đâu xứ duỗi rong?

Còn hoa đào với gió đông cợt cười.

.

Nguyên Vũ

Lời bạt cho người – Dỗ dành

.

Em không giữ nổi lời thề

Lập lờ đánh rớt ngõ quê – qua cầu

Phóng sinh cả mối tình đầu

Vui tìm nhai những miếng trầu… không vôi

.

Dỗ Dành

 

Lửa lòng thắp nén hương yêu

Tình đời vốn dĩ ngọn triều… vỗ ngang

Em đừng- dù chỉ lời than

Vì ai mắt sáng trông vàng mà mong?

.

Đinh Đức Dược

Ngắm trăng (Vọng Nguyệt)

Vọng Nguyệt

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung,

Bán tợ ngân câu, bán tợ cung.

Nhứt phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,

Bán trầm thuỷ để bán phù không.

.

Dã Tăng

.

Dịch nghĩa:

Ngắm Trăng

.

Mồng ba, mồng bốn trăng còn mờ,

Khi thì nhìn như cung uốn, khi như móc ngọc.

Một mảnh, mặt hồ đã chia làm hai,

Nửa chìm đáy nước, nửa nổi trên không.

 

Dịch thơ

.

Ngắm Trăng


Mồng ba, mồng bốn trăng mờ,

Khi như cung uốn, lúc trơ móc dài.

Hồ chia một mảnh làm hai,

Nửa in đáy nước, nửa cài tầng không.

.

Nguyên Vũ

 

****

Lời Giới Thiệu Thiên Gia Thi

Giao du đã lâu, nhiều lần trò chuyện cùng Nguyên Vũ, tôi phải gồng đủ mười thành công lực Hán Nôm còm cõi mà nghe anh bình thơ Đường. Càng lúc ta càng nhận ra nơi anh một ý chí hừng hực và một kiến văn quảng bác. Cuối cùng anh đã khẳng định chắc chắn nhận thức của tôi bằng tập  “Thiên Gia Thi” này.

Tôi là người  dạy văn nên cũng ý thức thế nào là công việc dịch. Vì tôi hiểu, dịch không chỉ là phiên mà còn là tác. Không chỉ thay áo ngoại mặc áo nội mà phải làm sống dậy cả cái thần hồn của con người phương xa vốn không quen thuỷ…thổ xứ mình nên còi cọc ngay từ khi nhập tịch. Với tôi, muốn thẩm định một bài thơ dịch trước hết phải tách nó ra thành độc lập, ngâm vang nó lên, rồi nghe ngóng thử có cái điệu thi âm huyền diệu nào không. Bài nào mà ngóng mãi, gõ mãi vẫn chưa trồi ra điệu tâm tư nào thì chỉ còn cách vứt đi. Đó là tác. Cuối cùng, phải đặt nó vào miền xác định nguyên bản. Đó là phiên.

Tôi đã  đọc “Thiên Gia Thi” của Nguyên Vũ một cách thận trọng như thế. Vừa nghe ngóng để chấp nhận, vừa so đo để bằng lòng. Và trong tôi “ Vọng Nguyệt” ( Dã tăng), “Phùng nhập kinh sử” ( Sầm Than),  “Hồi hương ngẫu thơ” ( Hạ Tri Chương), là những bài dịch hiếm có.

Tuy chưa thật toàn thập, song ở một mức độ nào đó, tôi đã đối thoại được với những thi nhân xưa bằng chính giọng điệu của Nguyên Vũ.

Tôi nghĩ dạy thơ, dịch thơ có lẽ cũng cùng chung cái khó của người phù thuỷ cầu hồn. Tránh sao khỏi những lúc Hồn Trương Ba da hàng thịt. Hãy để việc vạch lá tìm sâu cho những chàng khó tính. Tôi chỉ biết mình rất trân trọng bước  “độc hành” của anh. Khi người đời sa vào cuộc chơi mà ăn thua tính bằng nhân cách thì anh lặng lẽ tìm đến với thơ xưa, âu cũng là một kiểu “độc hành kì đạo”. Bởi khoái trò chơi lặng lẽ và ngược ngạo nên bạt đôi lời làm tin, cũng là kiểu cạn chén “trăm phần trăm”.

.

Nguyễn Tấn Ái

Hoàng Hạc lâu

 

 

Hoàng Hạc lâu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du!

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

.

Thôi Hiệu


Dịch nghĩa

Lầu Hoàng Hạc

Người xưa đã cởi hạc vàng bay đi

Đất này còn trơ lại lầu Hoàng Hạc

Lần đi hoàng hạc không trở lại,

Mây trắng ngàn năm vẫn lững lờ trôi.

Trời nắng cây ở song Hán Dương in đáy nước.

Đất Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn

Trời về chiều mà quê hương ở xứ nào.

Chỉ khói sóng trên sông khiến cho người buồn.


Dịch thơ

.

Người xưa cởi hạc  vàng bay.

Nay lầu Hoàng Hạc còn đây một mình.

Lần đi hạc chẳng quay nhìn.

Nghìn năm mây trắng lặng thinh bay hoài.

Hán Dương đáy nước in cây.

Cỏ thơm Anh vũ gió lay mượt mà.

Chiều hôm khuất bóng quê nhà.

Sông khơi khói sóng, người da diết buồn.

.

Nguyên Vũ


Ghi Chú:

Hoàng Hạc lâu là một ngôi tháp lịch sử, thường được xây đi xây lại đứng ở trên Xà Sơn thuộc thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Hoàng Hạc lâu được xem là một trong bốn tứ đại danh tháp  của Trung Quốc (Hoàng Hạc lâu, Đằng Vương các, Nhạc Dương lâu và Bồng Lai các).

Lầu Hoàng Hạc đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá Hoàng Hạc, thuộc huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch). Đến nay suốt 1762 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.

Tên gọi ” Lầu Hoàng Hạc ” bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian.

Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu. Tháp hiện nay là một công trình được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy. Lầu Hoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các văn nhân mặc khách đương thời. Trong thời Đường (618-907), các thi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phong cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ.

Còn có  những truyền thuyết như sau :

* Khi lầu này mới mở, có một đạo sĩ vào uống rượu, uống xong ra sân dơ tay lên trời vẫy. Một con hạc sà xuống và đạo sĩ cưỡi lên lưng con hạc bay đi trước mắt các thực khách.

* C̣òn chuyện nữa là khi đạo sĩ uống rượu xong không có tiền trả mới vẽ một con hạc lên trên vách  và bảo chủ nhân rằng :

“Khi có khách hãy kêu hạc xuống múa”.

Chủ quán nghe theo và từ đó quán chật khách vào uống rượu và xem hạc  vũ. Ít lâu sau, đạo sĩ trở lại hỏi chủ quán rằng :  “Tiền thâu trong bấy nhiêu ngày đã bù được tiền rượu ta thiếu bửa trước hay chưa ?”

Rồi cười vẫy hạc xuống cưỡi bay đi !

Ngoài ra, theo sử liệu Lý Kiết Phủ đời Đường trong tập ‘‘Nguyên Hòa Quận Huyện Chí’ ghi chép:

‘‘Năm thứ hai Ngô Hoàng Vũ (tức năm CN 223), thành Giang Hạ là thành trì trấn giữ chống sự xâm nhập của các bộ tộc phía Tây. Phía Tây thành này gần sông lớn, góc Tây Nam là cồn cát đá nên lập một lầu canh, gọi là Hoàng Hạc Lâu.“ Như vậy, tiền thân của Hoàng Hạc Lâu là một lầu canh gác dùng cho mục tiêu quân sự.

Hoàng Hạc l âu nổi tiếng nhờ bài thơ Hoàng Hạc lâu của nhà thơ Thôi Hiệu

Thôi Hiệu (khoảng năm704-754) thi sĩ thời Đường, quê Biện Châu (nay thuộc Khai Phong, Hà Nam). Thuở nhỏ thích ngao du đây đó. Để lại cho hậu thế khoảng hơn 40 bài thi, trong đó nổi tiếng nhất là bài ‘‘Hoàng Hạc Lâu“ mà Lý Bạch cho rằng mình cũng không sánh bằng.

Khúc Hát Lương Châu

Lương Châu từ

.

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi.

Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi.

Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

.

Vương Hàn

 

Dịch nghĩa

.

Khúc Hát Lương Châu

 

Ly dạ quang rót rượu bồ đào thật hấp dẫn.

Đang chuẩn bị uống thì tiếng  đàn tỳ bà đã thôi thúc lên ngựa!

Ngoài chiến trường say nằm xin anh đừng cười,

Vì xưa nay ra trận mấy ai về đâu?


.

Khúc Hát Lương Châu

.

Rượu đào chén ngọc long lanh.

Tỳ bà giục ngựa thèm đành cắn môi!

Say lăn chiến địa đừng cười,

Xưa đi ra trận mấy người về đâu?

.

Nguyên Vũ

Nhớ về- Tư quy

.

Trường giang sầu dĩ trệ

Vạn lý niệm tương qui

Huống phúc cao phong vãn

Sơn sơn hoàng diệp phi

.

Vương Bột

.

Dịch nghĩa

.

Trường Giang buồn nghẹn chảy

Vạn dặm nghĩ về nhau

Gió đẩy chiều khuất núi

Lá vàng vẽ ly tao!

.

.

Dịch thơ lục bát

 

Nhớ Về

 

Nỗi buồn nghẹn nước Trường giang

Nghĩ về nhau, dẫu dặm ngàn với nhau

Bóng chiều gió đẩy  xuống mau

Lá vàng vẽ cảnh ly tao trong rừng!

.

Nguyên Vũ

Tám câu lục bát

Bến nhớ

Tặng TTH – Tác giả:

“Kiếm cung nhặt bến Giang Đông

Chẳng nên cơm cháo thà không trở về.”

.

.

Giang Đông tuốt kiếm lần đi

Anh hùng thắng bại sá chi luận bàn.

Bến chiều đợi chuyến đò ngang,

Trăng lồng đáy nước, võ vàng lòng ai.

.

.

Bọng tình

.

.

.

Nụ hồng lấp liếng rẻ đôi

Trùng dương dậy sóng ….giết tôi còn gì?

Để tim thoi thóp lỗi thì

Tình dâng sóng sánh tràn ly… vỡ oà.

.

.

Đinh Đức Dược

Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Làm thơ Đường đã khó, dịch thơ Đường lại càng khó hơn nữa. Đỗ Phủ đã từng nói: “ Tự bất kinh nhân, tử bất hữu” ( Chữ chưa làm kinh hoàng thiên hạ thì chết chưa yên). Nỗi kinh hoàng ấy, sự “ vẽ trăng  bằng mây” ấy mà hiểu cho ra lẽ đã cực kỳ khổ rồi, huống chi là dịch, là sáng tác lần hai. Lại thêm, “ Thiên Gia Thi” của Lưu Khắc Trung là những hạt ngọc thơ ca Đường –Tống – là cái tinh lọc của tinh lọc với sự hiện diện của nhiều bậc “ tiên thi” thánh thi” từng được nhiều dịch giả nổi tiếng cày xới.

Nguyên Vũ biết rõ điều đó, nhưng anh dường như đã quên những người đi trước như Tản Đà, Nam Trân, Ngô Tất Tố… để chỉ biết có riêng mình đang ngập lặn trong thế giới linh diệu của Đường thi. Vậy nên, ngôn ngữ thơ dịch của anh vẫn có  nét sáng tạo riêng, vẫn có chút duyên ngầm hiện đại mà không mất đi vẻ cổ kính. Việc anh chọn hầu hết là giọng điệu lục bát của dân tộc để gởi cái hồn Đường thi, cái cảm quan của một thời đại  “Dĩ thi thủ sĩ” ( Lấy thơ để giữ nhân tài) cũng là một nét riêng ấn tượng.

Cầm bản dịch “Thiên Gia Thi” của Nguyên Vũ trên tay ( có cả  phần dịch nghĩa và bản chữ Hán do chính anh công phu ghi lại), tôi bỗng nhớ  câu thơ của  Giả Đào:

Nhị cú tam niên đắc

( Hai câu thơ, ba năm làm mới xong)

Kỳ công và sự mẫn cán của anh, trước hết, thật là dũng cảm. Nhưng càng đáng trân trọng hơn nữa là một tấm lòng, một sự mê say thơ Đường không dễ gì tìm thấy.

Cũng lạ, giữa thời buổi kinh tế thị trường dòng đời nhốn nháo, đua chen đến phát khiếp thì ở một góc khuất cuộc đời lại có người lặng lẽ ngồi dịch Đường thi không chút vụ lợi- Ta theo anh trở về với “những người muôn năm cũ”, những” hạt ngọc của một thời” cũng là cách để chiêm nghiệm lại mình, chiêm nghiệm lại đời.

Tiêu Đình

Ban Mai Hồng hân hạnh giới thiệu những bài Đường thi trong tập Thiên Gia Thi đưới ngòi bút dịch sáng tạo và  kinh lịch của anh Nguyên Vũ ( Đinh Đức Dược) mà nhà văn  Tiêu Đình ( cũng là nhà giáo ưu tú ) của Hội VHNT tỉnh Quảng Nam đã có mấy lời  cảm khái như trên.

BMH chỉ xin đưa lên trang bài thơ phiên âm, dịch nghĩa, và thơ dịch của anh Nguyên Vũ.

Bài  Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng




Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

Yên ba tam nguyệt há Dương Châu.

Cô phàm, viễn ảnh, bích không tận!

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

.

Lý Bạch

.

Dịch thơ Thất ngôn

Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng


.

Hoàng Hạc cửa tây bạn đã rời,

Dương châu hoa khói tháng ba rơi.

Lẻ buồm, xa bóng, nhoà xanh thẳm

Chỉ thấy Trường Giang chảy cuối trời!

Dịch thơ lục bát

Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

.

Bạn rời Hoàng Hạc cửa tây,

Tháng ba hoa khói phủ đầy Dương châu

Lẻ buồm, xa bóng, hút đâu.

Chỉ sông nhẹ chảy về đâu cuối trời.

.

Nguyên Vũ

Sau Giấc Miên Trường

.

Bao năm thế chấp hình hài

Thì ra quằn quại giấc dài chiêm bao!

Người đau đắp áo hoàng bào

Ta đành ngồi đếm trăng sao độ thì.

Vứt đằng sau mảnh nhung y

Trước làn giếng ngọc – quay đi dùng dằng.

Dù ta đôi cánh chim bằng,

Em ơi! Biết có còn chăng – bầu trời?

Rượu nào ướp  để mềm môi.

Gươm nào chém nỗi đau đời nữa đây!

Chiều thu ánh mắt đong đầy

Con nai vàng- với tháng ngày ngu ngơ

Tang tình- dệt một mái thơ

Đem về vốc ánh trăng mơ ngậm cười.

.

Đinh Đức Dược


Đến Suối Tiên

.

Suối vắt thang mây- đến cõi Bồng

Lần mười hai ải trắng như bông

Rèm châu gió lả mờ sương bạc

Thạch động hoa lay vắng má hồng!

Núi thẳm ru hồn thêu cảnh tịch

Nước trong soi bong rót tình không!

Cuộc cờ vô đổi miền non nhược,

Tiên tục nẻo về ta ngoảnh trông.

.

Đinh Đức Dược

Hai Nửa Cõi Người

.

Nửa sông đã khuất bụi đời

Nửa trăng lấp lánh rong chơi “ ta bà”

Ngửa bàn tay bế sát na

Đoạn trường kéo áo cà sa đắp dần

Bóng này ngã tại mấy thân?

“ Mà trong sơ ngộ có phần sơ nguyên”

Phong trần dẫn khách hữu duyên

“Khóc, cười, say tỉnh, ngửa nghiêng đi về.

Dùng dằng “ nửa góc trời mê”

Lửa hư vô “ đốt lời thề dở dang”

.

Đinh Đức Dược

Kỷ Niệm Một Thời- Quê Hương

.

Đi nơi đâu có trường me để học

Tranh ngai vàng tắm Suối Ngựa reo?

Nghi Hạ ơi, xin đừng trách móc

Rôi mãi dòng đời từng thế hệ nối theo.

Trong giờ học ngác ngơ bài giảng

Nhưng oai phong chiếm được chán me đầu

Lòng rạo rực khi trống trường đã mãn

Hứa hẹn bao điều cho tuổi chăn trâu.

Ném đất cục tháng ba trên đồng cỏ,

Súng bời lời lính nhỏ đạn đầy lưng,

Tà áo le te phất phơ trong gió

Buổi trâu chiều vang vọng khúc hành quân.

Cây mía ngọt đủ thỏa lòng cơn khát

Đội nắng vàng  bắt bướm tìm chim.,

Chiều yên ả dạo nghêu ngao ca hát,

Trên lưng đồi quả ổi, chùm sim

Quê hương đã cho nguồn nước mát

Với đêm về trăng rụng sáng hồn quê

Ngai vàng nhỏ làm vua trong chốc lát

Và ,mái trường quê dưới bóng me già.

Tuổi dại cũng qua, người đi mọi ngã

Từ giã trường nhường lại chiếc ngai

Quê hương ơi ! Sao mà da diết quá

Kỷ niệm một thời nào dễ phôi phai !

Đinh Đức Dược

Một Thoáng Dư Hương

.

Rót ly ký ức thành dòng

Tìm dư hương- có còn trong giọt tình?

Mái trường xưa  vẫn xinh xinh.

Tóc em mượt quá… lung linh đất trời

Vẳng tai tiếng mẹ ru hời

Chiều chiều lại nhớ…

À ơi ngủ muồi

Ngõ làng bao kỷ niệm vui

Dòng sông quê-chút ngậm ngùi tuổi xuân

Cầu tre lắc lẻo…ngập ngừng

Kẻo cà đưa bước.

Xin đừng phụ nhau

Ngàn năm sau, vạn năm sau

Sân ga còn đợi con tàu …. khó quên

Đẩy đưa bao nỗi thác ghềnh

Cánh bèo thơ, vẫn lênh đênh dòng đời

Nghe trong sâu thẳm vọng lời

Con thuyền bẻ lái trùng khơi lại về.

Độc Thoại Đèo Le

Người xưa “hét lạnh thiên tào”

Ta nghe gió hú  đỉnh đèo chiều nay

Hồn người xưa vẫn đâu đây,

Tây Viên đốt lửa, khắc cây mở đường.

Chống gươm quắc mắt cụ Hường

Đã thành sạn đạo Cần Vương Cháu Hồng.

Cha từng dồn bước dân công,

Mẹ từng mỏi gánh hàng rong thân gà!

Cây rừng đến hẹn đơm hoa,

Chim muông vẫn khúc giao hoà trong veo,

Mây ngàn phương đợi trăng treo

Núi non cao vắt con đèo thành thơ.

Người Trong Ký Ức

Người về tìm cánh phượng rơi

Vào trang sưu tập (Khung trời tuổi thơ)

Lục trong lưu ảnh lơ mờ

Đây hình bóng thuở ban sơ phản hồi.

Lớp bao nhiêu bạn quên rồi

Bao roi thầy quất… của thời trường Me!

Tháng ngày cùng dưới mái quê

Cơm mo, chân đất ngô nghê sớm chiều.

Trong trường thầy kính, bạn yêu

Ngoài sân me, phượng trèo điu nghịch đùa.

Đâu ngờ! lối rẽ đẩy đưa

Ba năm chưa trọn – đã thừa nỗi đau!

Chim chuyền đang hót vui sao

Đất bằng lửa dậy, binh đao lan tràn!

Thầy đi…lớp cũng lỡ làng

Cuốn theo cuộc chiến- mỗi đàng một thân!

Mất còn- làm kẻ tha nhân

Bát cơm, mạng sống tảo tần gần xa!

Bốn lăm năm đã trôi qua

Người trong ký ức nay đà hoa râm.

Miên man kỷ niệm khôn cầm,

Chút quên, chút nhớ, chút nhầm cho nhau.

Cây me trường, vẫn xanh màu

Tình xưa, lớp cũ bạc đầu còn vương.

.

Đinh Đức Dược

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents