Phạm Phù Sa và tôi – Nguyễn Tấn Ái

Mươi cuộc điện thoại và một lần gặp mặt chừng mươi phút nửa tiếng, hẳn quá khiêm tốn để gọi là thân. Nhưng tôi đọc anh nhiều, và anh đọc tôi cũng nhiều, kể từ anh và tôi cùng viết trên Ban Mai Hồng.

 Phạm Phù Sa

Tiếp tục đọc

Advertisement

Nói Với Con – Nguyễn Tấn Ái

Viết tặng cu Lì của chú

Trên thế gian này có nhiều khúc nhạc mê ly, song không có nhạc khúc nào đắm say hồn ba bằng tiếng con cười khúc khích.

Trên thế gian này có nhiều giọng hát, song ba thì chỉ ngây ngất mỗi khi con của ba mấp máy đôi môi.

Tiếp tục đọc

Sự im lặng đáng suy ngẫm – Nguyễn Tấn Ái

Khi trời chuyển mưa, ếch nhái nghiến răng trèo trẹo, ấy là sự am tường thời thế của loài  lưỡng cư bò sát.

Không biết theo gia phả được viết bởi cụ Đạc- uyn thì loài ếch nhái thuộc hàng thủy tổ thứ mấy của loài người? Chỉ biết rằng cái di truyền dường như là khá “nét”.

Ngẫm sự đời quái, đôi khi một kẻ lên đời là hàng hàng làng xa xóm gần hỉ hỉ hân hân như kiểu chính mình vừa nhặt được của rơi! Ừ, cái sự hỉ hân có điều gì đó biển lận đúng như thế.

Tiếp tục đọc

Chùm Tứ Tuyệt – Nguyễn Tấn Ái

    1.

Em rồi còn đẹp mãi đến mai sau
Trong thơ anh em còn là thần nữ
Ta rồi ngàn mãi là thân cô lữ
Dò dẫm tìm em gõ cửa mọi linh hồn

Tiếp tục đọc

Không Đề – Nguyễn Tấn Ái

   Biền biệt không về từ ấy, em đi
Con đường mòn hoài trong mắt nhìn đã mõi
Nghe nói dưới kia có ông thầy bói
Ta cũng mù lòa từ đó ông ơi!

Tiếp tục đọc

Chậm chậm tuổi người – Nguyễn Tấn Ái

Mail nhắn như buồn: Thôi đừng nói già rồi, chán lắm!

Mà có sao, có ai tránh được tuổi đời. Mà sao thế nhỉ, sao lại phải tránh đi kia chứ? Lời hứa Kinh Thánh giành cho người có hiếu là một phần thưởng kèm theo “ngươi sẽ được sống lâu trên đất”, vậy tuổi đời là phần thưởng cho con người. Nhưng từ kinh nghiệm nghìn đời cho biết mỗi năm mỗi tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi, tiếc cái xuân mà hờn cái tuổi chăng?

Tiếp tục đọc

Một Cuộc Đấu Giá Hạnh Phúc – Nguyễn Tấn Ái

Kim Lân (1920-2007) nổi tiếng là cây bút có biệt tài về truyện ngắn, tiêu biểu cho sáng tác của ông là hai cái truyện ngắn nổi tiếng “ Làng” và “Vợ nhặt”. Bút mực khen văn tài của Kim Lân trong hai truyện này có lẽ đã dày hơn một nghìn lần độ dày của chính tác phẩm: Tạo tình huống, xử lí nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện…

Tiếp tục đọc

Mùa Giáng Sinh – Nguyễn Tấn Ái

Tháng mười hai trời trở lạnh, quê xứ mình miền nhiệt đới, may mà cái nắng cũng bao dung nhường chỗ để còn hơi hướng một ngày đông, để giáng sinh đến trong mưa buồn và gió rét.

Lạnh thì cứ đầu mùa đông đã đến, căm căm màu da em trẻ, cụ già; lạnh thì cứ đến hẹn lại lên, ấy mùa để những chiếc ao bông khoe mình sang trọng.

Tiếp tục đọc

Bên Kia Sông Đuống – Nguyễn Tấn Ái

Bên kia sông Đuống là thi phẩm nổi tiếng, cũng là thi phẩm để đời của Hoàng Cầm. Tôi nghĩ nếu Hoàng Cầm có được các thi sĩ Bắc Nam cùng thời kính trọng như chàng Hoàng Tử đất Kinh Bắc vì trước hết ông là tác giả của Bên kia sông Đuống.

Bên kia sông Đuống là phút xuất thần của thi nhân, chỉ trong một đêm, hay tin quê hương yêu dấu bị tàn phá, bao nhiêu yêu thương nhớ nhung dồn tụ nhức nhối, bật lên thành giọng thơ tha thiết “em ơi buồn làm chi” và trào tuôn xối xả. Rồi trong giọng thơ lũ lượt hiện về là ngọt ngào Kinh Bắc, là yêu thương Kinh Bắc với vườn vỉa văn hóa Kinh Bắc đẹp đến nao lòng, đến sững sờ, đến ngưỡng mộ. Cho nên hấp dẫn nhất trong bài thơ phải kể đến hai điều: Một giọng thơ độc đáomột văn hóa Kinh Bắc lấp lánh.

Tiếp tục đọc

Mưa Đầu Mùa – Nguyễn Tấn Ái

Photobucket

Mưa đầu mùa nhắc ta nhớ ngày xưa

tóc ai ướt nhòe khung trời thương nhớ

gió chỉ khẻ mà dáng chao nghiêng chao một cái nhìn diệu vợi

lãng đãng mây trời trôi ngang trôi ngang

  Tiếp tục đọc

Thoảng Khi… – Nguyễn Tấn Ái

Ta dại dột đeo dẳng hoài nỗi nhớ

Món hành trang trai trẻ phù du

Giữa cõi đời cứ khờ câm khờ điếc

Chỉ lắng tai ngóng vọng  thuở xa mù

  Tiếp tục đọc

Nguyễn Trãi ( Nguyễn Tấn Ái )

Huyết làm mực, tâm làm nghiên, tinh hoa chưng cất nghìn năm nên Bình Ngô sách

Chỉ để dùng mười năm thôi ư?

Phút xuất thần nào nên thiên Đại cáo*

Mà nổi oan khiên mà dậy oán thù?

Tiếp tục đọc

Chu Văn An ( Nguyễn Tấn Ái)

Thất trảm sớ dạt ngoài triều chính

Ông dạt ra ngoài cõi thịnh suy

 Lịch sử trăm năm nở một bông hoa

Lộc trời quỉ ma đến hái.

  Tiếp tục đọc

Lời Thầy ( Nguyễn Tấn Ái )

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

 Cứ ngỡ rằng con giàu chữ lắm

Mới hay nghèo đến rách mồng tơi

Chỉ lời thầy giảng ngày thơ bé

Con cất làm lưng vốn cuộc đời.

Nhớ khi thầy uống câu thơ cổ

Sóng sóng tràn qua mắt  thiếu niên

Có đứa hồn theo người tuốt kiếm

Đứa thì nước mắt ướt nhòe khăn.

Con cất lời thầy trong ngực trái

Làm viên thuốc  giải những ưu phiền

Chao ôi thuốc giải còn  viên chót

Mà nỗi đau đời cứ nặng thêm.

Thầy ngày tuổi viết lại càng cao

Húng  hắng những khi gió chuyển mùa

Con bới gốc sâm triền núi bắc

Ước gì về kịp trước mùa mưa.

Con đi kiếm lá trên ngàn mãi

Mấy chục năm rồi vẫn biệt hơi

Khát một ngày về nâng chén rợu

Mừng thầy đắc thọ tuổi mười mươi.

Miếng cơm manh áo con còn nặng

Và vấp trường đua đến cạn đời

Lời thầy giọt giọt mưa xuân thấm

Đến tận bây giờ mới biển khơi.

 Thơ Nguyễn Hàn Chung.

Ảnh: HH

Lời bình:

Tôi lần từng trang tập KHƠI NGUỒN ( thơ nhà giáo Đất Quảng 2002), và dừng thật lâu trước những dòng  tâm tư của nhà thơ Nguyễn Hàn Chung. Với tôi đến giờ anh vẫn là một người xa lạ, mà thơ anh thì thân thuộc lắm.

Lời thơ có lẽ là của một đời thành đạt, ít nhất cũng là thành trên con chữ, đủ để tự tin rằng “ cứ ngỡ rằng con giàu chữ lắm”, và rồi con người ấy đi qua hết mưa nắng cuộc đời, thấm những nỗi đau đời, vị đắng cuộc đời cứ không thôi thốc tháo để hiểu những đa đoan nỗi mình chỉ là những trải nghiệm bé thơ, rồi chân tình tạ ơn: “Lời thầy giọt giọt mưa xưa thấm, đến tận bây giờ mới bể khơi”.

Trong lời thầy giảng, có cả một con đường cho những học trò nhỏ dần theo, mai sau, mà đã bây giờ :

Nhớ khi thầy uống câu thơ cổ

Sóng sóng tràn qua mắt  thiếu niên

Có đứa hồn theo người tuốt kiếm

Đứa thì nước mắt ướt nhòe khăn.

Tưởng trong lời huấn thị ấy có Phạm Ngũ Lão múa giáo non sông trải mấy thu, có Đặng Dung mấy độ thất thế mài gươm dưới bóng trăng, có cô Tấm hiền lành, nàng Kiều hiếu tình trọn vẹn,Tô Thị bồng con trông chồng hóa đá, Vũ Nương oan khuất… Những lẽ sống cao đẹp hiếm hoi mà thế nhân mơ tưởng.

Và lẽ sống ấy đã , hỡi ôi, đã hữu ích một cách phiến diện, đã trở thành linh đan diệu dược mà người trò cung kính mang theo, để cuối nẻo đời nhận ra rằng không một thang thuốc lí tưởng nào có thể chữa cạn căn bệnh có tên là “đời”:

Con cất lời thầy trong ngực trái

Làm viên thuốc  giải những ưu phiền

Chao ôi thuốc giải còn  viên chót

Mà nỗi đau đời cứ nặng thêm.

Hờn trách thầy chăng? Nào hay sư phụ cũng đang ngặt nghèo tâm bệnh:

Thầy ngày tuổi viết lại càng cao

Húng  hắng những khi gió chuyển mùa

Con bới gốc sâm triền núi bắc

Ước gì về kịp trước mùa mưa.

Hai thế hệ, một tâm bệnh, một tâm đạo.

Nhà thơ kết bài thơ như ngộ ra những gì xưa ấu thơ chưa thấu nổi:

Lời thầy giọt giọt mưa xuân thấm

Đến tận bây giờ mới biển khơi.

 

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Hàn Chung, nhiều nhà thơ viết về nhà giáo thật hay, song viết bằng tâm bệnh của người trong cuộc, lại là người đương thời như anh, tôi e rằng còn ít.

Loay hoay với ngày nhà giáo, muốn nói đôi điều, đâu hay điều cần tỏ bày, đã có anh.

.

Nguyễn Tấn Ái

Tính Chân Lý ( Nguyễn Tấn Ái )

Có bao giờ bạn tin vào một chân lí chưa? Nếu chưa thì bạn thật tội nghiệp. Lại nữa, có bao giờ bạn nghi ngờ một chân lí ? Nếu chưa thì bạn thật xuẩn ngốc. Này nhé, ta thử hình dung, bà tôi khuyên: Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn; và cha tôi lại bảo: Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Hà hà, thế đó, chân lí là những cái lí có chân, nó cứ lộc cộc lộc cộc khua vào nhau, chống chèo, được mày mất tao!

Tiếp tục đọc

Văn Cao ( Nguyễn Tấn Ái )

Sông núi hiển linh

Máu vỡ từ tim nên dòng son sắt

Hồn nước gương cao, súng gươm gào thét

Tự do-cơm áo-xin thề!

  Tiếp tục đọc

Chuyện Ở Làng ( Nguyễn Tấn Ái )

Chuyện xảy ra ở làng Phù Ủng.

Thầy sửa cặp kính trắng cho thêm phần bệ vệ rồi oai phong giảng:

Tiếp tục đọc

Nông Dân ( Nguyễn Tấn Ái)

Sinh ra đã ơn trời nuôi dưỡng

Nhai ngọn cỏ nên màu da

Uống nước suối thành màu tóc

Hít thở cao xanh không khí chan hòa

  Tiếp tục đọc

Thưa Em (Nguyễn Tấn Ái)

Vùi trong khoai sắn bần hàn

Vào đời thô mộc đẹp sang biết gì

Trẻ lên ba trẻ biết đi

Em lên làm mẹ chuyện chi cũng liều

Tiếp tục đọc

Nghễnh ngãng thơ (Nguyễn Tấn Ai)

Xưa khi còn ở cái mùa “dĩ thi thủ sĩ”, khi văn chương trường ốc thì thi phú chiếm đến 1/3 hẳn các nhà thơ phải là những nhà thông thái, không như bây giờ hễ chú học trò nào ngờ ngờ nghệch nghệch lại được thiên hạ ác khẩu âu yếm mến tặng cho mấy chữ “ nhà thơ”!

Nhân lan man nghĩ ngợi, lại nhớ ra hình như là ở ngay cái thời huy hoàng nhất của thi phú mà cũng có những chuyện thơ còn hơn cả cậu ngờ cô nghệch.    Tiếp tục đọc

Nở Chưa Mùa Phượng Muộn (Nguyễn Tấn Ái)

https://i0.wp.com/www.vietnamopentour.com.vn/images/news/1242540019-AHA_7801.jpg

Sao chậm thế mùa hoa

Để quà tặng nhau mùa cuối thiếu một màu phượng đỏ

Để những khi mắt ai hoe đỏ

Thẹn thùng biết giấu vào đâu! Tiếp tục đọc

Tình khúc tháng năm (Nguyễn Tấn Ái)

      ( tặng học trò)

ừ đã mùa chưa

mà nắng vàng quá vội

ừ đã xa chưa

mà bên em bối rối.

mắt rồi có còn trong, ngày đời chìm nổi

môi rồi còn hồng như ngày xửa ngày xưa?

Ừ, giữa nắng vàng mà đợi hoài một cơn mưa

tắm gội cho trong màu áo!

  Tiếp tục đọc

Bài Thơ Tuổi Dại (Nguyễn Tấn Ái)

       ]

( Kỷ niệm lớp 12)

Tôi viết bài thơ không biết để cho ai

Đêm khuya quá ánh đèn không đủ tỏ

Giá em nhặt cho một cành phượng đỏ

Góp chút sáng vào để tôi viết vần thơ. Tiếp tục đọc

Làm Vua Đi (Nguyễn Tấn Ái)

            Ha ha, rủ nhau làm vua đi, ha ha!

Cái tiếng ngông cuồng ấy xưa mà bám vào mạng thằng nào thì cứ y như là treo sẵn một án tru di. Cái tiếng ấy nay treo vào cửa miệng đám nào thì y rằng đám đó toàn lũ dở hơi chướng nết.

Ha ha, rủ nhau ta làm vua đi! Tiếp tục đọc

Tản Mạn Với Ban Mai Hồng (Tấn Ái)

 

           Có lẽ tôi đến với Ban Mai Hồng vào tốp sớm nhất, từ khi Ban Mai Hồng  mới tinh đến nay đã một năm. Một năm nhìn lại mạo muội có một đôi dòng quanh chuyện đọc và viết bài.

            Dĩ nhiên Ban Mai là một sân chơi. Cách nhìn vừa khiêm tốn, mà cũng vừa đứng đắn. Nhưng cũng có lẽ các tác giả sẽ ngẫm lại rằng không ai viết chơi, đọc chơi cả. Bản thân tôi nhận thấy hành trình viết bài cho một trang nghiêm túc là một công việc nghiêm túc, đôi khi khá vất vả. Tiếp tục đọc

Bạch Mã Ôn (Tấn Ái)

Tôn Ngộ Không ( nhậm chức Bạch Mã Ôn)

Người Tàu có một ngụ ngôn cực hay: Chú khỉ đá Tôn Ngộ Không ỷ vào tài phép bèn quậy đến thiên đình. Cuộc đại chiến kinh hoàng, tài năng khỉ  đến  Bát tý Na Tra cũng bó tay. Bí thế Ngọc Hoàng phong cho chú chức quan lớn: Bạch Mã Ôn. Khỉ chịu phép, đội mão mang đai ra chiều ngạo nghễ. Kì thực khỉ bị lừa, Bạch mã Ôn bất quá cũng chỉ là thằng chăn ngựa. ( Lược thuật Tây Du Kí )

Thử hỏi Ngọc Hoàng có lỗi không nhỉ?

Tôi nghĩ rằng không. Bởi tài phép khỉ bất quá cũng chỉ là cái tài đánh nhau, mà đánh nhau là bản năng động vật chứ đâu phải bản năng người, khỉ bèn thắng. Nhưng khỉ là khỉ, không thể là người, khỉ chẳng thể làm quan. Đưa loài khỉ lên làm quan thì còn ra thể thống gì nữa? Chính cái tập tính khỉ nó sẽ đổ xoá hết mọi nền nếp trật tự của loài người. Thôi thì đủ thứ, thí dụ: Khỉ không biết chữ, khỉ bèn xé sách vở; tính khỉ hay trộm vặt, khỉ bèn vào chùa trộm oản quả; tính thích la cà, cái đít lông lá của khỉ sẽ lê la khắp các đại tiệc; vốn nhiêu sự, cái mồm chí choé của khỉ bèn hội nghị liên tu bất tận; rồi ưa bè phái, khỉ bèn dắt díu theo nào là heo Bát giới, nào sọ Sa tăng mà phong tuốt làm nguyên soái với tướng quân. Song đại hoạ ghê gớm nhất là bởi tính vốn kiêu ngạo, khỉ kiên quyết rằng giống khỉ mới là tổ tiên loài người, khỉ bèn nổ lực đưa thế giới loài người trở về thời kì khỉ!

Vì vậy mà chỉ nên cho khỉ làm Bạch Mã Ôn, bởi dẫu có mão áo cân đai thì cuối cùng khỉ cũng chỉ là khỉ!

.

Nguyễn Tấn Ái

Hát Hò Hát Hỏng (Tấn Ái)

https://i0.wp.com/nddat.vnweblogs.com/gallery/2427/cicada_12.jpg

Mùa hè có tiếng ve. Ra rả, ra rả…lắm lúc nhức cả đầu. Ấy vậy mà thử nghĩ thiếu cái tiếng quậy phá kia thì hè có còn là hè không nhỉ?

Có lẽ nó vẫn là hè, song là hè của châu Âu, châu Mỹ mà chẳng còn là hè của Việt Nam.

Mà lạ nhỉ, sao lại không có ve thì không là mùa hè Việt Nam? Hạ gọi ve về hay ve gọi hè sang? Nguyên nhân và kết quả? Hiện tượng hay bản chất? Tiếp tục đọc

Bình phẩm thơ chân dung kì IV

9. Hoài Thanh

Hoài Thanh là nhà phê bình văn học tầm cỡ nhất của nền phê bình hiện đại. Ông nổi tiếng là bà đỡ mát tay của nhiều nhà thơ mới như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…

Từng bút chiến với Hải Triều về quan niệm nghệ thuật: Vị nghệ thuật hay vị nhân sinh.

Vị nghệ thuật một nửa đời.

Về sau, chính ông lại là người phê bình thơ mới nặng lời nhất, thậm chí không nhìn mặt đứa con khôi ngô của mình: Việt Nam thi nhân!

   Nửa đời còn lại vị người  ngồi trên

   Thi nhân còn một chút duyên

   Chẳng gìn cho vững, lại lèn cho đau.

Sai lầm đáng trách của ông Hoài Thanh là đã nặng lời với các thi nhân của nhóm Nhân văn giai phẩm.

Bình thơ tới thuở bạc đầu

  Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình!

Biết Hoài Thanh mê Kiều, Xuân Sách đã dùng lối lẫy Kiều để vẽ chân dung Hoài Thanh.

Khi còn sống, Hoài Thanh đã từng nghe bài chân dung này!  Tiếp tục đọc

Bình Phẩm Thơ Chân Dung Kỳ III

6.   Bài này nói về nhà thơ Xuân Diệu.

Trước hết là tổng kết một đời thơ, bản tổng kết nhắc đến các tập thơ: Hai đợt sóng, Một khối hồng, Phấn thông vàng, và bài thơ Ngói mới.

Hai câu đầu so sánh hai chặng đường thơ trước và sau năm 1945 của Xuân Diệu.

Hai câu sau vừa thơ vừa đời:

Ngói Mới một thời được tuyển vào văn học nhà trường, chỉ làm khổ thêm người học, chỉ thêm thất vọng về một tài thơ đã một thời vang bóng. Có chuyện vui cóp nhặt xin kể lại: Tiếp tục đọc

Bình Phẩm thơ chân dung (Kỳ II)

3. Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924, mất năm 2003.

Từng giữ những chức vụ chủ chốt của hội nhà văn: Tổng thư kí hội văn hoá cứu quốc, tổng thư kí hội nhà văn.

Ông là một nhân cách lớn, và cũng vì lớn nên như có người nhận xét: Nguyễn Đình Thi ít khi được sống thật với con người của mình.

Kể lại một chuyện vui, không biết có giúp ích chi nhiều cho việc hiểu thơ chân dung về ông không: Năm 1996, tôi dự lớp tập huấn văn, các giáo viên cứ nằn nặc đòi ông đọc bài thơ Đất Nước, mà ông thì cứ tha thiết kể về Nguyễn Trãi ở Đông Quan, cái tác phẩm mà vì nó mà không mấy quan chức mặn mà với ông, đến độ ông phải dỗ: Nghe đi nhé, chờ tí nhé, rồi anh Thi sẽ đọc thơ!  Tiếp tục đọc

Hà Nội trong giấc mơ tôi

Hà Nội ơi, Hà Nội

Từ thuở nằm nôi, từ ngày tấm bé

Tôi đã mơ một giấc kinh kì

Như hẹn một hành trình về tìm lại tôi xưa.

Hà nội của tôi ơi

Có hàng Bạc, hàng Buồm, hàng Thau, phố Mía

Có câu ca dỗ lòng thấm thía

Rủ nhau đi khắp Long thành

Tiếp tục đọc

Bình Phẩm Thơ Chân Dung

Bình Phẩm Thơ chân dung.

Xin được góp đôi dòng về những chân dung thơ mà nhà thơ Xuân Sách đã gửi đến bạn đọc.

Cũng xin nói trước đây chỉ là ý kiến chủ quan của một người đọc, mà tuyệt đối không phải là công phu khảo cứu hay phê bình chi chi, nên không khoác bừa cho mình cái tư cách dọn đường dư luận, chỉ là vui thôi!

Kì này góp ý với  hai món : Nam Cao, Lưu Trọng Lư.

1

Em còn đôi mắt ngây thơ

Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai

Thương cho Thị Nở ngày nay

Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo. Tiếp tục đọc

Thơ Chân Dung

Chào các bạn!

Không ai hoang tưởng hay lầm lẫn ngộ nhận rằng những tác giả viết cho Ban Mai Hồng là những nhà văn, nhà thơ (dù chúng ta đã biết có những tác giả là những hội viên chính hiệu), chuyện văn thơ ở đây cũng chỉ là trao đổi, động viên nhau thêm chút tích cực trong cuộc sống; vậy nên có hào phóng khen nhau vài câu âu cũng sự thường tình, tưởng cũng không làm ai đó khó chịu mà phê phán!

Tự ngẫm ngay cả những văn nhân thi sĩ một thời vang bóng mà khi nhìn lại, không khỏi có những phán quyết mai mỉa thay, huống hồ chúng ta. Biết vậy mà thương nhau lựa lời!

Ngẫm những điều này nên xin gửi đến bạn đọc vài ví dụ gọi là, các bạn thử nhận diện xem trong số những chân dung thơ này có ai quen biết mình không nhỉ?

Và xin hẹn với các bạn một vài kì bình phẩm về những chân dung tiêu biểu này.

Phần thơ là của nhà thơ Xuân Sách, hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

1.Em còn đôi mắt ngây thơ Tiếp tục đọc

Tri kỷ

Bá Nha – Tử Kỳ

Nghĩa tri kỉ, tình tri âm thì thời nào, đời nào, dân tộc nào trên đất này mà không ôm niềm vọng tưởng?

Tôi nhớ đâu rằng năm 7 tuổi Mô-da  ( Mozart)   đi biểu diễn ở Phơ-răng-phua, một cậu bé 14 tuổi đã từ đám cử tọa chìa tay bắt tay cậu bé Mô-da và thốt lên: Cậu vĩ đại thật! Cậu bé có lời chào trang trọng đó là Gớt ( Goethe) , thi hào, tác giả của thi phẩm Pao-x-tơ (Faust) vĩ đại sau này. Thật là cuộc gặp gỡ của những tầm cỡ khác thường.

Lại nhớ đâu sau này, khi đã là nhạc sĩ nổi tiếng, Mô-da một lần tiếp một cậu thanh niên đến thọ giáo âm nhạc, sau khi nghe một khúc ngẫu hứng của cậu ta, chính Mô-da vĩ đại đã kinh ngạc thốt lên: Chàng trai, tương lai âm nhạc sẽ thuộc về cậu! Chàng trai đó chính là nhạc sĩ Bê- thô- ven ( Beethoven)  sau này.

Lại kể ông tổ của chủ nghĩa cộng sản là Mác ( Marx)  với nhị tổ Ăng-ghen (Angel ) cũng là một tình bạn thật cao cả vĩ đại, đến độ Ăng-ghen đành bỏ dở sự nghiệp hoạt động xã hội của mình để trở thành một thương nhân hầu lo cho gia cảnh của Mác, để Mác yên tâm mà viết nên bộ Tư Bản vĩ đại.

Đó là những tình tri kỉ thật kinh điển của phương Tây.

Nhưng công bằng mà nói, chính phương Đông mới là đất mà tình tri kỉ nghĩa tri âm đã được tôn thờ, thậm chí đẩy lên thành một lí tưởng.

Người Trung Quốc thường truyền tụng những huyền thoại đẹp về Thúc Nha- Quản Trọng, Bá Nha- Tử Kì, Trần Phồn- Từ Trĩ.

Quản Trọng, tể tướng nước Tề, từng giúp Tề Hoàn công lập nên nghiệp bá, thuở hàn vi thân cùng Bảo Thúc Nha. Khi đi trận thường bỏ chạy trước, người ta ai cũng chê Quản Trọng hèn nhát, chỉ Thúc Nha là nhất quyết tin rằng Quản Trọng không muốn liều một chết là để lưu cái thân hữu dụng về sau, cái dũng của hạng thất phu sao mà sánh kịp. Khi đi buôn cùng Thúc Nha, chia phần lãi, Quản Trọng thường giành phần nhiều hơn, vợ Thúc Nha chê Quản Trọng là tham, chỉ Thúc Nha bảo vợ rằng Quản Trọng sở dĩ chiếm phần hơn là vì phải còn nuôi mẹ già. Mãi đến khi làm tể tướng, Quản Trọng vẫn thường kể với bề tôi rằng “ sinh ra ta là cha mẹ ta mà hiểu ta thì chỉ có một Bảo Thúc Nha vậy”.

Lại chuyện Bá Nha kết nên nghĩa với Tử Kì. Bá Nha làm quan lớn, lại tự ngạo với ngón đàn của mình mà rằng thế nhân không có người tri âm, nên thường chỉ nguyên tiêu ( rằm tháng giêng) mới một mình một thuyền lên chốn non xanh nước biếc mà tự mình thưởng thức ngón đàn. Một lần đang gãy điệu cao sơn, chợt có tiếng khen: Nga nga hồ chí tại cao sơn (tiếng đàn vòi vọi, hồn người đang gửi chốn non cao). Khi Bá Nha dạo sang khúc lưu thủy, lại nghe lời tán thưởng: Dương dương hồ chí tại lưu thủy ( tiếng đàn mênh mang hồn người đang gửi nơi dòng nước chảy). Bá Nha giật mình vội mời người nghe đàn xuống thuyền đàm đạo, đó là một tiều phu tên gọi Tử Kì. Hai người trở nên nghĩa tri âm. Về sau Tử Kì mất, Bá Nha đốt luôn cây đàn mà ngón lưu thủy cao sơn cũng thất truyền từ đó.

Lại chuyền Trần Phồn -Từ Trĩ.

Trần Phồn rất quí Từ Trĩ, nên đóng giành riêng cho bạn chiếc giường, khi Từ Trĩ đến, Trần hạ giường mời bạn ngồi, Từ về, Trần lại treo giường lên. Sau Từ Trĩ mất, Tràn Phồn đốt luôn chiếc giường.

Cụ Nguyễn Khuyến khi khóc bạn mình là Dương Khuê có nhắc đến tích này:

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gãy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Việt Nam ta có lẽ tình tri kỉ tiêu biểu nhất là câu chuyện Lưu Bình Dương Lễ.

Dương Lưu là bạn thân, cùng học một thầy. Dương cần cù chăm chỉ nên thi cử hiển đạt. Lưu còn ham chơi nên hỏng. Dương thương mà giận bạn nên khi Lưu đến thăm nhà bèn giả lạ mà không tiếp. Lưu giận trở về nuôi chí học hành. May gặp người con gái thương chàng tình nguyện nuôi chàng ăn học. Lưu quyết chi học hành nên sau đỗ đại khoa, sang chào Dương Lễ bụng những muốn nhắc lại chuyện bội bạc cũ thì đã thấy người con gái nuôi mình ăn học đã ở đó rồi, mới hay là Dương sai vợ đến lo lắng cho mình. Tình tri kỉ lại đậm đà hơn xưa.

Nhàn rỗi kể tích xưa, mới thấy tiêu chuẩn người xưa cao thâm thật, mà cũng nhiêu khê thật. Song vậy mới là người xưa. Thôi thì mỗi thời đại có vốn văn hóa của mình, hơi đâu mà nệ cổ, nhưng lẽ nào không rút tỉa được đôi câu! Thúc Nha cùng Quản Trọng là hiểu người bằng đức vị tha, Bá Nha với Tử Kì là tri âm cùng chí hướng, Trần Phồn đãi Từ Trĩ là đãi bạn bằng cả lòng trân trọng. Còn đến như Lưu Bình Dương lễ thì là chí cốt tình thâm, đến cả vợ cũng không gần bằng được! Ngẫm người nay không thể là người xưa, song trong giao du lòng hướng về những chuẩn mực nguyên tắc cũ ắt tình càng thêm bền mà tình càng thêm trọng vậy.

Trân trọng gửi chút tâm tình cùng bằng hữu!

.

Nguyễn Tấn Ái.

Miếng Ăn

Mấy ngày nay tin từ Nhật Bản cứ sốt dẻo mọi nẻo người. Trong mọi câu chuyện thì tinh thần quả cảm, tính kỉ luật và ý thức cộng đồng của họ thật đáng cảm phục.

Nhớ hoài  chuyện một cậu bé đói rét, mồ côi, sau khi được một người ngoại quốc nhã ý tặng phần cơm riêng của mình thì cậu khom người cảm ơn, xong lại đem khẩu phần kia đặt nơi cộng đồng quản lí, và lại tiếp tục xếp hàng để chờ đến lượt mình nhận phần.

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật - Tin180.com (Ảnh 1)

Đã có những lời vừa thán phục vừa chua xót: 50 năm nữa người Trung Quốc chưa chắc có được cái tinh thần Nhật Bản. Còn Việt Nam thì đến bao giờ?

Thông thường khi đói mà đối diện miếng ăn thì bản chất lộ rõ nhất: Nó gần người hay gần vật.

Song, phép thử ấy chưa thật chính xác nếu không đi liền với điều kiện: Đói đã bao lâu?

Nên nhớ rằng dân tộc Việt Nam đã đói không chỉ một hai ngày động đất hay lũ lụt, mà đói hơn 2000 năm. Cho nên chữ hiếu được đo bằng miếng ăn, chuyện Lang Liêu với chiếc bánh chưng bánh dầy há chẳng vậy đó sao? Cho nên cái ăn là điều kiện đầu tiên để trở thành anh hùng, hành động anh hùng đầu tiên của Thánh Dóng là đòi ăn no và được ăn no.

Hàng đoàn người di dân từ Bắc vào Nam, bỏ quê cha đất tổ, bỏ họ hàng tông tộc từ đầu thế kỉ XII mãi đến giờ  ai dám bảo là không trôi theo tiếng gọi của cái ăn, trốn đói?

Và những năm 1978- 1988, năm mà cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ đến giờ dễ mấy ai quên?

Có lẽ mãi lo rằng sẽ đói, đã đói từ kiếp này sang kiếp khác, tất sẽ đói từ cõi này đến cõi kia, nên tiễn người thân đi về bên kia thế giới, người Việt Nam còn cẩn thận gói theo cho họ chén cơm cùng quả trứng để trên đầu!

Và cái đói càng dai dẳng thì ứng xử với cái đói càng khốc liệt.

Ai đọc báu vật của đời của nhà văn Mạc Ngôn hẳn sẽ không quên cái chi tiết anh phụ bếp nông trường nhờ trộm cắp vặt của thừa ở bếp, nắn thành mấy chiếc bánh ngô rồi đem câu con gái, tất cả các cô đều bị mắc câu trong một tình trạng nhục nhã nhất: Họ chịu làm giống cái đang khi ăn chiếc bánh ngô!

Ai có tin hay không tin thì quyền của họ, Mạc Ngôn kể thế.

Gần đây Tô Hoài có kể trong Ba người khác, ai cũng khen hay, cũng cái loài người một khi đói thì hóa ra ma ra cỏ, ai tin hay không thì tùy.

Mà những kinh nghiệm vặt như thế, ai một lần qua cái cổng trường chuyên nghiệp những năm bảy mươi, tám mươi chỉ cần ngó nghiêng là biết được.

Thế đó, khi người ta no thì coi thường cái ăn, coi như miếng tồi tàn. Song khi thật sự là nạn nhân của cái đói thì mới thấy miếng ăn thật là miếng nhân sinh nhất.

Trở lại câu hỏi: Bao giờ Việt Nam có được cái tinh thần xã hội như người Nhật?

Câu hỏi không để cho một người, một ngành, một thời. Và một người, một ngành, một thời không thể có được cái nhìn toàn cục.

Tôi bằng cái kinh lịch gà què của mình thì khẳng định rằng một trong những điều kiện cần là khi nào con người hết đói, hết thon thót lo ngày mai sẽ đói, hay ngẫm nghĩ bây giờ chỉ tạm thời thoát khỏi sự truy đuổi của cái đói bằng một khoảng cách không an toàn, rằng như đâu đó cái đói vẫn lù lù chắn lối thì khi đó con người mới tạm nghĩ đến tha nhân, đến xã hội.

Có thể rằng tôi vị kỉ, song tôi lại chân thành nghĩ rằng vị kỉ lại là khởi đầu của vị tha.

Cái đói như một ám ảnh tiền kiếp đeo duổi con người Việt đến độ hình thành tâm lí tích cốc phòng cơ một cách quái quắt: Đã giàu chưa đủ, càng giàu vẫn chưa yên tâm, bởi có ai giàu ba họ đâu? Vậy có cơ hội thì lo vun vén, lo cho mình, cho đời con, đời cháu nữa…cứ thế! Đâu phải vì đói đâu, vì tâm lí sợ đói.

Cái tâm lí ấy nếu đổ riệt cho cái tiền kiếp còn e rằng chưa phải lắm!

Phải chăng còn từ sự chênh vênh một niềm tin vào tương lai phát triển của xã hội nữa? Một xã hội mà những người công chức cứ mòn mỏi với đồng lương, những công dân khi đi xuất khẩu lao động mà mặt cứ phởn lên như đi nhặt của thì tiềm lực ngày mai sẽ ra sao? Còn gì đáng buồn bằng một đời cóp pi về bao nhiêu là lí tưởng sống rồi…xếp cất. Lo cái sống cho gia đình mình đã bở hơi tai, nói gì lí tưởng? Cái loại người ấy đáng khinh hay đáng thương? Hay tầm tầm thế sự là thế?

Vậy nên, nghĩ càn thì nói càn: Muốn nâng cao dân trí, thì trước khi xây các trường đại học, trước khi xây các công viên, trước cả các lễ hội,  hãy chú tâm đến nâng cao điều kiện sống của người dân một cách thiết thực. Vậy là nâng cao trình độ dân tộc đó.

Có ai chê tôi nông dân lí luận cù lần thì tôi xin nhắc rằng: Thứ lí luận cù lần này là một trong những nguyên lí căn bản nhất của cụ Các Mác:

Vật chất quyết định ý thức!

.

Quế Sơn cuối tháng 3.

Nguyễn Tấn Ái.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: