• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 906 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 906 other subscribers

Chánh ngữ tốt đời đẹp đạo – Sư Cô Thích Nữ Huệ Cảnh

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội. Trước những thách thức này, một xu hướng ngày càng được những người trẻ hưởng ứng là niềm tin vào những lời nói chân thật có giá trị đem lại hạnh phúc cho nhân sinh. Sống với chánh ngữ, nhằm tốt đời, đẹp đạo.

Chánh ngữ không chỉ đến từ lời nói mà còn từ tư duy. Chúng ta cần kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực, tránh những ý định xấu xa và truyền đạt lòng biết ơn, tôn trọng đối với mọi người.

Tiếp tục đọc

Bí mật của bình yên* – Vô Thường

LỜI KINH TRONG LÒNG BÀN TAY

Không có mô tả ảnh.
Có kẻ, từng nghe qua một lời chân thành, rồi hít một hơi thật sâu, chống tay đứng lên, thấy mình đủ can đảm để đi qua trăm núi nghìn sông.
Có kẻ tựa vào một lời chân thành của người mà đứng dậy. Có kẻ lại tựa vào sự chân thành của chính mình mà đứng lên.
Một kẻ khi còn giữ được trong lòng mình sự chân thành, sẽ không bao giờ bị mất phương hướng.
Ai cũng từng nghe một lời chân thành, rồi tâm an, nhưng không phải ai cũng từng nói.

Yên Lặng Để Có Thể Lắng Nghe – Huỳnh Huệ dịch

“Càng im lặng, bạn càng có thể nghe được nhiều hơn.” Rumi

Pythagoras quote: Learn to be silent. Let your quiet mind listen and...

Hiếm có khoảnh khắc nào trong ngày mà hầu hết chúng ta ngừng chuyển động và không ồn ào. Đối với đại đa số chúng ta, chúng ta đang làm việc, chúng ta đang di chuyển, chúng ta đang lái xe, chúng ta đang nghe mọi thứ trên tai nghe, chúng ta đang xem mọi thứ, chúng ta đang lấp đầy những không gian nhỏ bằng cách kiểm tra điện thoại của mình. Tiếp tục đọc

Một người có tu dưỡng không giao tiếp với ba giọng điệu này

Quy tắc trong giao tiếp: Ngữ khí thể hiện trí tuệ cảm xúc, âm lượng thể hiện sự tu dưỡng

Ngôn ngữ của một người là chị em sinh đôi của tư tưởng. Chuyên gia tổng kết: thành công của một người thì 15% đến từ năng lực và 85% đến từ khả năng giao tiếp.

Trong mối quan hệ giữa các cá nhân, giao tiếp có thể nói là một khóa học bắt buộc. Mỗi lời bạn nói là một tấm danh thiếp được trao cho người khác. Bạn nói gì, người khác sẽ đánh giá con người bạn. Tiếp tục đọc

Ghim Trong Lòng

Một lời nói nhẹ nhàng, một chia sẻ chân thành, có thể gắn kết những người xa lạ trở nên thân tình với nhau. Nhưng chỉ cần một tiếng bấc, tiếng chì cũng đủ để gây nên sự bất hòa, mất tình giao hảo, thậm chí tạo nên oán thù nếu người tiếp nhận lời nói đó không buông bỏ được.

NHAT-MAIHãy nói lời như hoa

Tiếp tục đọc

Chánh Ngữ Trong Thời Loạn Thông Tin – Nguyên Cẩn

“Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời đem đến lợi ích, nói với từ tâm”. kinh Lời Nói – Đức Phật

^^^

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1210 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1210 – Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

 

Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ… Tiếp tục đọc

Lưỡi con người có thể cắt nát cuộc đời bởi một lời nói ác – Vô Thường

Lời nói ác lớn nhất và tai hại nhất mà chúng ta từng nghe được không phải là lời nói của ai đó bên ngoài, mà là lời nói của chính chúng ta, trong một ngày quên thương bản thân, nên đã buột miệng nói với chính mình rằng: “mình sẽ không thể bình yên”, rồi có kẻ nhẹ dạ mà tin cả đời.

Lời Kinh trong lòng bàn tay: “Chiếc lưỡi của người đời như con dao bén, cắt nát cuộc đời họ do bởi những lời nói ác”.

Ảnh minh họa.

Lưỡi dao sắc bén đến mấy cũng không bằng lưỡi con người, không cần chạm đến vẫn có thể làm cho ai đó phải đau đến đứt ruột. Không cần chạm đến vẫn cắt vào lòng người một vết thương Tiếp tục đọc

Thật Tâm Mới Đổi Được Chân Tình – Sư Cô Suối Thông

Một khi đã lựa chọn tin tưởng, hãy thật tâm đối đãi, hết lòng vun đắp. Vì tình cảm con người đến từ sự qua lại, bạn đối tốt với người, họ cũng sẽ làm như vậy với bạn.

99606cfdc59004ce5d81

Tiếp tục đọc

Không dễ nói lời lành – Quảng Tánh

Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương. Cung thuận là cung kính, nhu hòa, đôi khi có những việc mình chưa thực sự hài lòng nhưng cũng không vì thế mà bực bội, nóng nảy, quát tháo, gây gổ.

lotus

Tiếp tục đọc

Nói thật có quá khó? Nguyên Cẩn

Nói ra sự thật đôi khi có thể khó khăn vì nhiều lý do, nhưng nó thường được coi là một việc phải thực hành quan trọng về mặt đạo đức. Đôi khi có thể gặp khó khăn, nhưng tính trung thực là đức tính được coi trọng trong nhiều xã hội.

Lời Nói Dối Thường Ngọt Ngào, Lời Nói Thật Thường Khó Nghe" | Viết bởi  sangtao70

Vì sao nói thật trở nên khó khăn?

Tiếp tục đọc

Sức Mạnh của Lời Nói

Lời nói có sức mạnh vô cùng và thực hiện  được rất  nhiều chức năng. Lời nói tích cực (ái ngữ) có thể hàn gắn, xoa dịu những nỗi đau, đem lại tin yêu, động viên khích lệ, khơi nguồn cảm hứng, khiến người ta hăng hái, vui tươi…

Viết đoạn văn 200 chữ về sức mạnh của lời nói

Nhưng cũng có những lời nói vô tình hay ác ý giống như vũ khí sát thương tâm hồn và có tác dụng phủ định, tiêu cực. Có những người nói dối, nói ngon ngọt để lừa đảo, hại người. Những lời nói đâm thọc ly gián, gieo rắc nghi ngờ như kiểu nói của Iago, tên hiệu úy của Othello trong vở kịch cùng tên Othello của Shakespeare, đã khiến Othello vì nghi ngờ và ghen tuông mà giết chết phó tướng vô tội Cassio và người vợ đẹp chung thủy Desdemona. Tiếp tục đọc

“Tam bảo” của cuộc sống: Một khuôn mặt hiền hòa, một cái miệng biết kiềm chế và một trái tim nhân hậu

Hãy luôn tin rằng, hành động tốt đẹp của bạn ngày hôm nay, chính là phúc báo cho ngày mai.

Rất thích câu nói: “Tặng người hoa hồng, hương vương trên tay.”

Trong cuộc sống, nếu bạn đem lại cho người khác sự thoải mái, vậy thì bạn cũng sẽ nhận lại được niềm vui.

Đối nhân xử thế phải ghi nhớ “tam bảo”: hòa khí, kiểm soát và tử tế.

Ngũ quan của bạn chính là đại diện cho bạn. Nguồn ảnh: cafef.

 

Tiếp tục đọc

Hòn sỏi và lời nói

 

Thả một lời nói không tốt: trong phút chốc bạn lãng quên. Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi… Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt trên con tim buồn. Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc chỉ vì những lời nói kia.

Ảnh minh họa.

Thả một hòn sỏi vào trong nước: một tiếng bắn toé lên, rồi chìm nghỉm. Nhưng để lại vô số gợn sóng lăn tăn xoay tròn. Lan toả từ trọng tâm, tràn ra biển cả.

Thả một hòn sỏi vào trong nước: trong phút chốc bạn lãng quên. Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn, hoà vào con sóng lớn. Bạn đã xáo động một đại dương hùng vĩ chỉ bằng một hòn sỏi mà thôi. Tiếp tục đọc

Để tránh tổn mất “khẩu đức” của mình không nên nói những lời sau

Kiểm soát lời ăn tiếng nói không phải là việc nhỏ như chúng ta vẫn tưởng tượng. Nó có ảnh hưởng đến rất nhiều phương diện trong cuộc sống như: Tình cảm, công việc, các mối quan hệ trong cuộc sống v.v… Một lời không tốt có thể làm tan nát một gia đình, một lời không hay sẽ có thể làm sự nghiệp bản thân đi xuống. Có câu: “Bệnh từ miệng vào họa từ miệng ra.” Nơi cửa miệng là nơi dễ tích đức nhưng cũng là nơi dễ khiến người ta mất khẩu đức nhất. Tiếp tục đọc

Mối quan hệ tốt đẹp! (Huỳnh Phương – Huệ Hương)

21 Songs About Friendship And Memories
Chị ơi, có phải trong quan hệ,
biết nói năng là nghệ thuật sống ?
Đáp lời em, trải kinh nghiệm cuộc đời
Trọn kiếp người, đổi nhiệm sở hai lần thôi
Một tại quê hương và một nơi hải ngoại

Tiếp tục đọc

Gió lớn không thể quật ngã được một ngọn núi, lời phỉ báng cũng không thể tổn thương một người dũng cảm

Lời nói sau lưng giống như “Ám tiễn” (mũi tên bắn lén) vốn dĩ khó phòng. Miệng vốn là mọc trên mặt người ta, những chuyện thị phi thêm mắm thêm muối loại này, làm thế nào có thể tránh được đây?

Lần trước, có người đã đồn thổi những lời vô căn cứ sau lưng, khiến cho đồng nghiệp hiểu lầm tôi. Lúc đó tôi vừa tức giận lại vừa kinh ngạc. Cá nhân tôi thấy không thẹn với lòng, nhưng tôi rất để ý đến những lời bị bóp méo này, tâm trạng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

50+ lời xin lỗi hay, chân thành nhất dành cho bạn bè

Sau đó bản thân trầm tĩnh lại, nghĩ: “Nếu đã là chuyện không có thật, mình hà tất lại phải coi nó là thật đây?”. Tiếp tục đọc

Chuyện Con Bò Đại Hỷ (Tiền thân Nandivisàla) – Nguyên Hương

CHÚ BÒ KHÔNG ƯA NẶNG LỜI

Ở ngôi làng nọ, có một chú bò được gọi là Hỷ. Từ khi còn là bê con, Hỷ đã được người chủ thương yêu chăm sóc chu đáo. Ngay cả những khi thời tiết không thuận lợi nắng nóng khô hạn khiến cây cỏ cằn cỗi hoặc lũ lụt ngập úng thì người chủ vẫn chịu tốn tiền hơn thường ngày để mua được cỏ tươi ngon cho Hỷ ăn no nê, gặp khi tệ hại đói kém nhất thì Hỷ cũng được đầy bụng với cỏ khô thơm tho.

Từ tháng 12 đến tháng 1, 3 con giáp đón đại hỷ, phát tài và kiếm bộn tiền

Tiếp tục đọc

Đôi dòng về lời cảm ơn – Ngô Khôn Trí

Thư cảm ơn các nhà hảo tâm đã đóng góp hỗ trợ sinh viên Khoa Địa lý gặp khó  khăn do Covid-19

 

Từ cảm ơn thường được sử dụng để nói với ai đó rằng bạn biết ơn vì họ đã cho cái gì đó hoặc làm một điều gì đó cho bạn. Ví dụ như họ mời bạn uống một ly cà phê hay mở cửa xe cho bạn. Từ này cũng  được dùng để trả lời lịch sự với người quan tâm thăm hỏi hay khen bạn. Ví dụ như: “Bạn có khỏe không?” “Tôi khỏe, cám ơn.” , “Bạn mặc váy này trông rất đẹp” “Cảm ơn nhiều”.  Đôi khi cũng được dùng để từ chối : “Bạn có cần giúp đỡ không?” “Không cám ơn”, hay để thể hiện sự không tán thành của bạn về một cái gì đó: “Tôi không muốn nghe loại ngôn ngữ đó, cảm ơn (rất nhiều)”. Tiếp tục đọc

Đôi dòng về tiếng Bắc & tiếng Nam – Ngô Khôn Trí

Từ điển tiếng Bắc dịch sang tiếng Nam

Tiếng Bắc và tiếng Nam là 2 trong số 3 vùng phương ngữ chính của Việt Nam mình. Do có nhiều từ ngữ khác nhau nên đôi khi gây ra khó khăn và ngộ nhận khi giao tiếp. Ví dụ như: Bắc nói mang thai, Nam nói có chửa;  Bắc gọi chè, Nam kêu trà;  Bắc quở gầy, Nam than ốm; Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh; Bắc nói đến muộn, Nam nói đến trễ; anh cả – anh hai; béo – mập; phong bì – bao thơ; bia bọt – la de, lọ – chai; ngô- bắp; lạng(vàng)- lượng(vàng); Rau húng – Rau thơm; Rau mùi- Rau ngò; xe ô tô – xe hơi;…. Tiếp tục đọc

Biên tập viên VTV xin lỗi người dân miền Trung vì bài đăng gây tranh cãi

Sau khi đăng dòng trạng thái với nội dung “…Lâu lắm mới được đón một cơn bão ra hồn bão” kèm một số hình ảnh tại trường quay lên trang cá nhân, biên tập viên Quỳnh Hoa đã bị cộng đồng mạng chỉ trích gay gắt.

Vào sáng ngày 28/9, nữ biên tập viên, MC Quỳnh Hoa của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã gây tranh cãi khi đăng dòng trạng thái với nội dung “24h không ngủ, một đêm thức trắng. Một tiếng một bản tin trực tiếp. Lâu lắm mới được đón một cơn bão ra hồn bão” kèm một số hình ảnh tại trường quay lên trang cá nhân.

Ngay sau khi bài đăng chỉ vài phút, biên tập viên Quỳnh Hoa đã chỉnh sửa lại từ ngữ trong bài viết cho đúng mực. Tuy nhiên, sự việc trên đã được lan truyền trên mạng xã hội gây ra những ý kiến trái chiều.

 

Bài đăng gây tranh cãi của MC, biên tập viên Quỳnh Hoa. (Ảnh chụp màn hình)

Tiếp tục đọc

Điều gì không rõ không nên nói

Ngôn ngữ có thể tạo nên một con người hoặc làm một con người trở nên xấu tệ đi. Lời nói và việc làm có thể cho thấy sự tự tu dưỡng của một người, đồng thời có thể thấy được tính cách, kiến thức và sự hiểu biết của bản thân. Người khôn ngoan có thể tránh lời nói sắc bén gây tổn thương đến người nghe, hành động thận trọng trong mọi việc, cũng không nên nói những gì không biết, không sợ người khác nói, không tin lời người khác khen ngợi.

Tiếp tục đọc

Tâm Thức Là Gương Soi Linh Hoạt & Lời Nói Là Trang Phục Của Suy Nghĩ

Quote Image - Desktop Image

Lời nói là trang phục của suy nghĩ  chúng ta. ~ Jonathan Swift

Trong số các tác phẩm của tác giả người Ái Nhĩ Lan gốc Anglo  và là  giáo sĩ Jonathan Swift thế kỷ 18, tác phẩm  “ Gulliver”. Du Ký ”  nổi tiếng nhất.
300 năm qua từ khi được xuất bản, câu chuyện về Gulliver đã được nhắc đến trong vô số bài hát, phim ảnh và chương trình truyền hình. Swift là  nhà văn châm biếm đề cao chủ nghĩa duy lý và tuân thủ  các chuẩn mực đạo đức  về đức tin của mình.Trong bài viết của ông, các đoạn miêu tả không chỉ  để minh họa các yếu tố trong câu chuyện của ông, mà còn khắc họa sâu sắc các nhân vật biểu đạt những gì được mô tả. Với Swift, lời nói thực sự là trang phục của suy nghĩ.

Tiếp tục đọc

Mọi khoảng cách chính là ở trái tim!

Mọi khoảng cách chính là ở trái tim!
Ảnh: Pinterest

Trong cuộc sống thường nhật: ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp giữa người với người. Đôi khi những câu nói có thể làm cầu nối cho người với người xích lại gần nhau hơn song cũng có khi chính những câu nói lại tạo ra một bức tường vô hình ngăn cách con người ta đến với nhau…

Có vị Thiền Sư đang đi du ngoạn trên dòng sông thì thấy một gia đình trên bờ sông đang la hét với nhau một cách đầy giận dữ. Ông liền quay lại mấy người học trò của mình, khẽ mỉm cười hỏi: “Tại sao con người khi giận dữ lại hét lên với nhau?”. Tiếp tục đọc

7 tầng khẩu nghiệp ra sao, tránh gây khẩu nghiệp thế nào cho hay?

Kiểm soát được lời nói, lời nói có trọng lượng; khống chế được tâm mình, quả là người cao thượng. Khi nói những điều bất hảo, chúng ta không chỉ làm tổn thương đến thân nhân, bạn bè, đồng nghiệp mà còn tự làm hại bản thân mình.

1. Nói dối

Tại sao một người lại nói dối? Là để che đậy sự thật, để đổ lỗi cho người khác, hay vì xấu hổ không dám nhận lỗi của mình?Nhưng dù sao, lời nói dối chỉ có thể “bảo vệ bản thân” được trong thời gian ngắn. Nói dối có thể trót lọt một, hai lần, nhưng liệu ai có thể nói dối mãi mà không có sơ hở, không bị phát hiện?

Tiếp tục đọc

Nước sâu tĩnh lặng, người khôn kiệm lời

Cuộc sống không phải chiến trường, đâu cần phải so cao thấp? Giữa người với người, thêm một phần thấu hiểu sẽ bớt một chút hiểu lầm. Giữa tâm hồn với tâm hồn, thêm một phần bao dung sẽ bớt một phần tranh đấu.

Tâm rộng bao nhiêu, niềm vui bấy nhiêu, bao dung càng nhiều, đắc được càng nhiều

Đừng nên bình luận người khác hay phán đoán đúng sai bằng ánh mắt và nhận thức của bản thân.

Đừng khắt khe yêu cầu quan điểm của người khác cũng phải giống với bạn. Đừng kỳ vọng người khác luôn thấu hiểu bạn, bởi mỗi người đều có tính cách và quan điểm riêng. Con người thường quá đặt nặng bản thân so đo được mất, mà cảm thấy người khác phải thấu hiểu mình. Tiếp tục đọc

Người thông minh, nhất định sẽ không nói 3 lời này

Đôi khi, thành bại được mất trong đời, đều chỉ vì một câu nói. Một câu có thể khiến sự việc trở nên dễ dàng, cũng có thể khiến sự tình trở nên phức tạp. Cho nên, con người ta chỉ mất 2 năm học nói, nhưng phải mất cả đời để học im lặng.

Dưới đây là 3 điều mà những người thông minh tuyệt đối không bao giờ nói.

Tiếp tục đọc

Nói Như Hoa Như Mật

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika, dạy các Tỷ kheo: Có ba hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người nói như phân, hạng người nói như hoa, hạng người nói như mật.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người nói như phân? Ở đây, này các Tỷ kheo, có hạng người khi đi vào hội trường, hay đi vào hội chúng, hay đi đến giữa các người bà con, hay khi đến các người đồng một tổ hợp, đến giữa cung vua, hay bị dẫn như là người làm chứng, được nói:

“Ngươi biết gì, hãy nói lên”. Người ấy không biết, nói rằng: “Tôi có biết”; có biết, nói rằng: “Tôi không biết”; không thấy, nói rằng: “Tôi có thấy”; có thấy, nói rằng:

Tiếp tục đọc

Nhân sinh có ‘thước’, làm người có ‘độ’, mọi sự nên để tùy duyên

Làm người nên có thể khoan dung độ lượng, không quá ham danh lợi, dù gió mát hay mưa phùn đều là phong nhã và ý vị. Làm việc nên có chút thong dong điềm tĩnh, dù ngẩng đầu hay cúi đầu cũng đều vui vẻ

 

Nhân sinh có 'thước', làm người có 'độ', mọi sự nên để tùy duyên - ảnh 1
Làm việc nên có chút thong dong điềm tĩnh, dù ngẩng đầu hay cúi đầu cũng đều vui vẻ. (Ảnh qua bestie.vn)

Nhân sinh không phải là phép tính nhân để quy định ai đó nhất định phải làm thế này hay thế khác. Mỗi người đều có con đường riêng của mình, dù là ai cũng không thể tác động đến được, vận mệnh là tự mỗi người nắm giữ.

Người sáng suốt sẽ biết khi nào nên nói khi nào cần im lặng, hiểu được lúc nào cần tiến, cần lui. Có một số người cho rằng, làm người chân thật thì lời nói ra phải thẳng thắn, bộc trực. Kỳ thực điều đó chưa hẳn đã phù hợp trong mọi hoàn cảnh.

Tiếp tục đọc

6 tu dưỡng để trở thành người biết tôn trọng người khác

Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Khi kết giao với người khác, nếu có thể hiểu và tôn trọng họ thì sẽ được họ hiểu và tôn trọng lại gấp nhiều lần.

6 tu dưỡng để trở thành người biết tôn trọng người khác
Ảnh minh họa: Nmedia/Shutterstock, Royalty-free stock photo

Người thông minh ưu tú đối đãi với bất kể ai cũng đều tỏ thái độ khiêm nhường, tôn trọng. Phật gia có giảng “duyên”, con người gặp nhau đều là nhờ “duyên”. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta đều không phải vô duyên vô cớ, đều là nhân duyên cần trân quý. Tôn trọng hết thảy là cách hóa giải oán duyên, kết thiện duyên và tích phúc báo cho bản thân mình. Tiếp tục đọc

7 lời dạy về khẩu nghiệp của Đức Phật

Khi bị người khác hiểu lầm, đừng tức giận, cũng đừng sốt ruột, và cũng đừng khổ tâm. Vì sẽ có lúc sự thật tự xuất hiện và giải thích cho tất cả.

1. Phật dạy, “Lời nói của con người vừa có sức mạnh hủy diệt, lại cũng có sức mạnh hàn gắn vết thương. Khi những lời nói vừa chân thực lại chứa đựng hảo ý thì có thể thay đổi thế giới của chúng ta”.

The Royal Monk - Posts | Facebook
Cái lưỡi sắc tựa dao kia
Giết người máu chẳng đầm đìa, sát thương ( BMH tạm dịch )

2. Có 3 thứ không thể nào che giấu, đó là mặt trời, mặt trăng, và sự thật. Chính vì vậy, khi bị người khác hiểu lầm, đừng tức giận, cũng đừng sốt ruột, và cũng đừng khổ tâm. Vì sẽ có lúc sự thật tự xuất hiện và giải thích cho tất cả. Tiếp tục đọc

“Lời nói, gói vàng”: Người khôn ngoan biết cách khen ngợi, kẻ độc hại nói lời tổn thương

Bạn hãy là người tặng những lời khen ngợi chân thành, cụ thể và kịp thời cho người khác. Bạn sẽ thấy sự khác biệt đáng kinh ngạc nó tạo ra.

01

Một câu chuyện ngụ ngôn xưa kể rằng, có bầy ếch đang hớn hở nhảy qua một cánh rừng. Chúng chẳng thèm để tâm đến thế giới xung quanh cho tới khi có hai chú ếch rơi xuống cái hố sâu. Tất cả những con khác nhanh chóng tập trung quanh miệng hố, nhìn xuống khoảng không sâu hun hút. Con nào cũng gãi đầu, cố nghĩ ra cách cứu hai người bạn đang hết sức hoảng loạn dưới kia.

Tiếp tục đọc

12 Câu Nói Hài Hước Về Phụ Nữ ( Huỳnh Huệ dịch)

11

  1. Một người đàn ông mà không có một phụ nữ là một gã độc thân. Một phụ nữ mà không có một anh chàng là một thiên tài.

    Tiếp tục đọc

Họa tùng khẩu xuất

Cổ nhân có dạy: “Họa tùng khẩu xuất” (họa từ miệng ra).

Những việc gây tổn đức không phải ngày nào ta cũng có thể làm; nhưng những lời gây tổn đức, những lời khó nghe, những lời bất chính… rất có thể được ta nói ra hàng ngày.

Theo thời gian, khi việc tổn đức do khẩu nghiệp gây ra tích tụ càng nhiều, phúc báo sẽ dần biến mất. Vì vậy, chủ nhân của nghiệp ấy cả đời sẽ lao đao, vất vả.

họa từ miệng ra - Ảnh minh họahọa từ miệng ra – Ảnh minh họa

Có người nói, tôi không làm việc gì xấu cả nhưng sao vẫn cực khổ. Nên nhớ rằng, những khẩu nghiệp kia có thể làm phúc báo của bạn hao tổn một cách nhanh chóng và từ đó làm mất đi vận may, khiến cuộc sống của bạn không suôn sẻ. Tiếp tục đọc

Từ Cảm Ơn sẽ làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn trong 7 tình huống sau

Tôi không thường xuyên nói lời “cảm ơn” như đáng lý ta nên làm và tôi ngờ rằng mình không phải là người duy nhất.

Thật ra tôi bắt đầu tin rằng từ “cảm ơn” là cụm từ được trân trọng nhất nhưng lại chưa được sử dụng đủ trong cuộc sống trên hành tinh này. Cụm từ này phù hợp với hầu hết mọi trường hợp và thường là cách trả lời tốt hơn so với những từ mà chúng ta đã thốt ra. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét 7 tình huống thường gặp mà “Cảm Ơn” sẽ là từ đẹp nhất ta nên dùng so với các từ ngữ khác

Kết quả hình ảnh cho CAM ON

Tiếp tục đọc

Có 3 việc chúng ta cần học cả đời: Học nói, học làm việc và học làm người

Có thể nói, con người có ba việc cần phải dành cả đời để học, đó là: học nói, học làm việc, và học làm người. Vì sao lại nói như vậy?

 

Ái ngữ - Lời nói - Giáo Dục

Nói chuyện không thể tùy tiện

Có câu :  một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 mùa đông, một câu nói tổn thương khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm thấy lạnh

Miệng chính là phát ngôn của nội tâm, lời nói không phải do miệng quyết định, mà là do trái tim quyết định.

Lời một khi đã nói ra thì như nước đã đổ, không thể lấy lại được. Vì vậy hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói. Tiếp tục đọc

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents