1. Không khuấy động sự bình yên của người khác là từ bi; không xúc phạm lòng tự trọng của người khác là lương thiện. Sống ở đời, nên thắp sáng cho mình, đừng thổi tắt đèn của người khác.Tiếp tục đọc →
Nhà sư đang nằm ở bờ sông thì 4 phụ nữ đi đến, người thứ nhất nói 1 câu khiến ngài ngồi bật dậy
Người phụ nữ đã nói những gì mà khiến nhà sư phải thay đổi trạng thái của mình nhanh đến như vậy?
Đang nằm nghỉ bên bờ sông thì có 4 phụ nữ đi tới, người thứ nhất nói 1 câu khiến nhà sư phải ngồi bật dậy
Một hôm, có một nhà sư trẻ đi khất thực. Trên đường có đi qua một con sông, vì khát nước, nên nhà sư đã đi xuống bờ sông uống vài ngụm. Sau đó, thấy có gió mát, người lại sẵn mệt mỏi, nhà sư bèn kiếm một nơi cao ráo rồi nằm xuống, tựa đầu lên một tảng đá nhỏ để nghỉ ngơi trong chốc lát. Nhà sư vừa nằm nghỉ được một lúc thì có một nhóm phụ nữ 4 người xuống sông lấy nước.
Nhà sư nằm gối đầu lên hòn đá để nghỉ ngơi 1 lát. (Ảnh minh hoạ)
Người đầu tiên nhìn thấy nhà sư đã vội vàng bình phẩm: “Thậm chí sau khi từ bỏ mọi ham muốn trần tục và trở thành nhà sư, anh ta vẫn không thể bỏ được thói quen dùng gối. Cho dù nó là một hòn đá thì dù sao đi chăng nữa, anh ta vẫn dùng nó giống như một chiếc gối”. Tiếp tục đọc →
“Cố tình trồng hoa, hoa không nở, vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”, câu nói ngắn gọn của người xưa lại có hàm nghĩa vô cùng rộng lớn. Trong cuộc sống, thuận theo tự nhiên, hợp với đạo Trời, thì không cầu mà tự được, cái gì nên có thì tất sẽ đến.
Có một câu chuyện kể rằng, tại một ngôi chùa cổ trên núi có một lão hòa thượng và một tiểu hòa thượng sinh sống. Hôm ấy, trong chùa không còn một chút dầu đèn nào, vì vậy lão hòa thượng liền gọi tiểu hòa thượng lên và nói: “Con hãy cầm bát xuống dưới núi mua một chút dầu.”
Có bao giờ bạn cảm thấy chán nản? Có bao giờ bạn cảm thấy bực tức trong lòng? Có bao giờ bạn cảm thấy nhớ mong? Có bao giờ bạn cảm thấy đau khổ dâng lên đến cùng cực? Có bao giờ bạn cảm thấy cô đơn? Cảm thấy lạc lõng? Cảm thấy xấu hổ, nuối tiếc, bồn chồn và hờn ghen? Có bao giờ bạn cảm thấy uể oải? Cảm thấy mông lung, lo âu và bất định?
Những lúc như thế, bạn thường làm gì?
Bạn đè nén những cảm xúc ấy? Bạn vùi lấp chúng bằng những hoạt động giải trí? Bạn tự phán xét chính mình hoặc đổi lỗi cho người xung quanh? Hay bạn chống cự chúng trong một sự gắng gồng đầy đau khổ? Tiếp tục đọc →
Người tâm linh thường có trái tim pha lê: trong veo, lấp lánh, bảy sắc cầu vồng, nhìn thấu,… tuy rất đẹp và quý giá nhưng vô cùng nhạy cảm, dễ nhìn thấu mọi việc nên rất dễ vỡ vụn và vô cùng khó hàn gắn.
Người tâm linh chỉ thích hợp với cỏ hoa, mây bay gió thổi, với âm nhạc, với tĩnh lặng, với cô đơn, với màu sắc, rất giàu trí tưởng tượng… Không thích nơi ồn ào, xô bồ và tốc độ…
(Ảnh: Pixabay)
Người tâm linh rất hay tự trách mình và rộng lượng với người khác. Càng tiếp xúc với người, càng thấy mình bị tổn thương và cô đơn, nên rất thích một mình.
Con người ai ai cũng truy cầu hạnh phúc, nên ai ai cũng bôn ba, lăn lộn tranh giành thắng thua, được mất, chìm nổi phiêu dạt trong danh – lợi – tình – thù. Ai ai cũng thấy hạnh phúc hiển hiện ngay trước mặt, dốc sức tiến tới, lao vào, giành giật. Nhưng chính lúc tưởng đã tóm được hạnh phúc trong tay thì hạnh phúc lại tan biến đi như ảo ảnh.
Phú quý, danh vọng rồi cũng là không
Có một người trẻ tuổi đến bên bờ hồ, thấy dưới nước có thỏi vàng lấp lánh. Anh ta rất vui mừng liền nhảy xuống nước để mò vàng. Nhưng mặc dù ra sức lặn xuống mò không biết bao nhiêu lần, anh ta vẫn không mò được. Cuối cùng sức cùng lực kiệt, khắp người ướt sũng, bùn đất bẩn thỉu, anh ta bèn lên bờ ngồi nghỉ. Không ngờ, mặt nước một lúc sau lại phẳng lặng, thoi vàng lại hiện ra nơi đáy nước. Tiếp tục đọc →
“Không phải do những lời chê trách của người mà ta biến thành một tên giặc cướp, cũng không phải do những lời tung hô của người mà ta trở thành một thánh nhân”.(1)
Khi bắt đầu quan tâm nhiều đến những suy nghĩ và lời nói của người đời, mọi thứ trong cuộc sống này xem như không còn là của mình nữa; bình yên, hạnh phúc, tự do, tất cả đều nằm trong tay người khác, để họ mặc tình định đoạt. Tiếp tục đọc →
Nếu bạn bị đau chân vì một hòn đá đè trúng, vậy bạn có đá vào nó để trút giận? Bạn nói mình đâu có ngốc như vậy! Nhưng chính bạn có thể đã và đang làm những chuyện như thế mà không hay biết.
Tha thứ cho người khác, cũng chính là trả tự do cho bản thân. (Ảnh từ swole shark)
Bạn ghét một người nào đó, sau đó bạn thầm nguyền rủa anh ta ở trong lòng, vậy ai là người luôn phải nghe lời nguyền rủa đó? Khi bạn cứ nghĩ về những thương tích của đối phương, vậy ai đang chịu sự giày vò? Ai đang tức giận và chán nản? Ai không thể bình tĩnh? Ai không ngủ ngon được? Chính là bản thân bạn đó thôi. Tiếp tục đọc →
Sống ở đời, sướng hay khổ là bởi cái tâm, giàu hay nghèo là do biết đủ. Vậy nên, đừng đổ lỗi cho người khác, cũng đừng đổ thừa cho số phận. Việc bạn sống sung sướng, hạnh phúc hay khổ đau đều do bản thân bạn chọn lựa.
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn. (Ảnh: Sirena)
Cảnh tùy tâm chuyển: Sướng hay khổ là do tự mình quyết định
Tia nắng mặt trời là một năng lượng. Tuy bên ngoài có vẻ như ánh nắng chỉ lặng lẽ và không làm gì hết, nhưng nhờ nó mà chiếc lá được xanh, một đóa hoa nở trong sương sớm khi ngày mới lên. Và bạn biết không, sự tĩnh lặng và trong sáng của ta cũng thế. Tuy nó không có một hình tướng nào, nhưng có khả năng làm tươi mát thân ta, chữa lành những thương tích sâu kín trong tâm, và làm cuộc sống chung quanh mình được sáng tỏ hơn thêm. Và năng lượng ấy cũng có một ảnh hưởng sâu rộng hơn là ta nghĩ. Tiếp tục đọc →
Mỗi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng khi lớn lên khuôn mặt sẽ thay đổi dần theo tâm tính của mình. Vậy nên văn hóa phương Đông vẫn cho rằng “tướng do tâm sinh” là vậy.
Audrey Hepburn- ảnh từ Wikipedia
Một lần, Tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln phỏng vấn một ứng viên nam đến làm nhân viên cho chính phủ. Mặc dù người đàn ông này rất có tài năng nhưng vị Tổng thống vẫn không tuyển dụng. Tiếp tục đọc →
Có câu chuyện thiền về bông hoa mà giới thiền tông ai cũng biết.
Một ngày kia, Bụt đưa một cành hoa lên trước cử tọa 1.250 vị khất sĩ. Ngài không nói một lời nào. Ai cũng suy nghĩ nát óc để tìm hiểu ý của Ngài. Bỗng nhiên thấy Bụt mỉm cười. Ngài mỉm cười vì một người trong đoàn khất sĩ đã mỉm cười với Ngài và với bông hoa. Người đó tên là Ma Ha Ca Diếp.
“Rồi ai cũng từng làm những việc thiện, chia với người một chút nỗi buồn, đặt vào tay người một chút bình yên.
Hãy cảm thấy vui khi làm được những điều đó. Hãy lấp đầy cuộc đời mình bằng những ngày như vậy. Vì hạnh phúc của đời người sẽ đến từ việc làm như thế”.(1) Tiếp tục đọc →
1. Đừng bao giờ xài đồ miễn phí, đừng thăm người lạnh nhạt, đừng che đậy khuyết điểm
của mình, đừng phơi bày điểm yếu người khác, đừng để mất niềm vui thơ trẻ, đừng bộc lộ nhăn trán nhíu mày, đừng cười nhạo những người nghèo khó, đừng tham mượn tài sản người ta, đừng tìm cầu niềm vui bên ngoài, đừng khiến người phiền muộn vì mình.
Trong hành trình của cuộc đời, chúng ta luôn cố chấp theo đuổi hạnh phúc, nhưng “có được tất có mất”, đạt được danh lợi sẽ có lúc phải mất đi sức khỏe và tình thân; cố chấp với tình cảm có lúc phải thất vọng và đau đớn.
Xem nhẹ được mất mới thu hoạch được càng nhiều. (Ảnh: Internet)
Cuộc sống là một tờ hóa đơn, mà tờ hóa đơn này, nếu như chúng ta xem nhẹ được mất, thuận theo tự nhiên, sẽ thu hoạch càng nhiều niềm vui!Tiếp tục đọc →
Có một lần thi hào Dante đứng gần cây cầu Ponte Vecchio, bắt ngang qua con sông Arno ở thành phố Florence, nước Ý. Thời gian là vào khoảng trước năm 1300, ông nhìn thấy cô Beatrice đang đứng trên cầu. Beatrice mặc một chiếc áo màu xanh nhạt. Khi ấy Dante tuổi còn rất nhỏ và cô Beatrice lại còn nhỏ hơn nữa. Thế nhưng Dante đã cảm thấy cô Beatrice như một vị thiên thần, và hình ảnh ấy như đã chứa đựng trọn vẹn hết cả một vũ trụ vô tận đối với ông. Tiếp tục đọc →
Hãy cùng lắng nghe và chiêm nghiệm những lời dạy ý nghĩa của thiền sư Thích Nhất Hạnh bạn nhé!
1. Tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng mặt trời. Nếu tâm trí của chúng ta luôn chứa đầy những toan tính và lo lắng thì chúng ta chẳng thể tìm được một khoảng trống cho chính mình. Tiếp tục đọc →
“Khi không sợ kết quả khổ từ những việc làm bất thiện, thì kẻ đó cứ mặc nhiên tạo ra nhiều tội lỗi. Dù bình yên hay xót xa, ai cũng phải cảm ơn những duyên lành ngày trước để hiện tại vẫn còn được đứng đây mà làm một con người, rất khó có được; sao lại xem thường những nhân duyên lành đó mà đem những việc làm bất thiện phá nát đi”.(1)
“Có một thứ, khi một kẻ vẫn còn giữ được trong lòng, thì những bất an trong nhân gian không dính vào họ được.
Thứ đó là tâm không hận thù”.(1)
Có kẻ, tẩm độc vào tên, kéo căng dây cung, bắn mũi tên độc vào không trung, khi hết lực, mũi tên độc tự rơi xuống. Mũi tên độc không cắm vào đâu được giữa lòng hư không, và hư không cũng không mang một vết thương nào, dù thứ vừa đi ngang qua đó là một mũi tên chứa chất cực độc.
Hãy sống ngay thẳng như trúc quân tử Sen thanh cao không nhiễm giữa bùn nhơ ( HH)
Sự thật, đôi khi khó nói biết là bao, nhất là cái sự thật ấy được chủ nhân nó ý thức được không có gì là tốt đẹp cả. Kiếm cớ để bao biện cho cái vụng về và chưa tốt của mình là một thói quen cần phải nhận ra càng sớm càng tốt, chánh niệm càng nhiều càng hay. Điều cốt lõi là phải chân thật với chính mình nhiều hơn, bạn mới nhận diện được những tâm niệm tiêu cực này và cần cố gắng lắm thì mới có thể kềm chế và chuyển hóa chúng. Tiếp tục đọc →
Làm người quý ở lương thiện, đẹp ở tâm thái, cuộc sống mới có thể vui vẻ an yên. (Ảnh từ eva)
1. Làm người quý ở thiện tâm, đẹp ở làm việc tận tâm
Người xưa có câu: “Tâm chứa đầy chữ thiện, vạn kiếp không bị diệt, trăm ánh đèn dõi theo, ngàn dặm sáng soi” . Hưởng thụ vật chất có thể làm cho người ta mê đắm nhất thời, còn lòng đầy thiện niệm mới đủ để làm cho người khác cả đời hạnh phúc. Thiện tâm giống như nước vậy, nó có thể nuôi dưỡng thắm tươi mọi nội tâm khô cằn. Tiếp tục đọc →
Rồi một ngày, Cảm thấy đời đã đủ Chẳng có chi cần tranh thủ kiếm tìm Ngày an yên không vội vã nhịp tim Nhìn vạn vật qua mắt nhìn chim sẻ
_()_Tiếp tục đọc →
1. Người không tốt với bạn, không nên để trong lòng. Cuộc đời này, ngoài cha mẹ ra, không ai có nghĩa vụ phải tốt với mình cả. Nếu may mắn được đối xử tốt, nhất định phải biết trân trọng, cảm ơn.
Cổ nhân nói: “Cao ốc ngàn gian, đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”. Vậy hà cớ gì người ta phải lao tâm khổ tứ truy cầu nhiều thứ như thế?
(Hình minh họa: Getty Images)
Chúng ta biết, dục vọng, ham muốn của con người là vô hạn. Người xưa có câu: “Người không biết đủ giống như con rắn muốn nuốt cả con voi”, nuốt không được cũng lại không muốn nhả ra. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều người bị “danh và lợi” thắt chặt. Họ mãi truy đuổi, một khắc cũng không dừng, có thứ này lại muốn thứ khác, có rồi lại muốn cái mới hơn.
Một điều rất hiển nhiên rằng dục vọng của con người là hoàn toàn không thể thỏa mãn được. Nếu một mực cưỡng cầu thì nhất định sẽ sinh ra phiền não. Con người sống truy cầu danh lợi vốn là để được hạnh phúc, vui vẻ, nhưng rất nhiều người vì truy cầu không được lại đánh mất niềm vui, niềm hạnh phúc vốn có của mình. Đây đúng là cái vòng luẩn quẩn của đời người.
Có thể thấy rằng, tâm biết đủ quan trọng đến mức nào đối với sinh mệnh của một người. Suy cho cùng: “Cao ốc ngàn gian, đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, hà cớ gì người ta phải truy cầu nhiều thứ như vậy? Huống chi, tiền tài dù nhiều đến mấy, chức vị dù cao đến đâu đi nữa cuối cùng đến lúc sinh mệnh lìa đời thì đâu còn ý nghĩa gì.
Danh và lợi có đem lại hạnh phúc cho con người?
(Hình minh họa: Gettyimages)
Có người nói: “Tôi cũng không muốn liều mạng, quả thật không cần quá nhiều vật chất và hưởng lạc, nhưng danh lợi là thể hiện của sự thành công. Cho nên, buông bỏ là không có chí tiến thủ, không thể buông xuống được.”Không thể nghi ngờ rằng, danh lợi có phần mang đến vinh quang cho con người, tự nhiên có lực hấp dẫn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên thành công và danh lợi lại không nhất định là ngang hàng với nhau. Một người quá mức truy cầu danh lợi sẽ khiến tâm không còn tĩnh tại, dễ làm nhiều việc không nên.
Từ xưa đến nay, có bao nhiêu người cả đời lao tâm lao lực, đến lúc vinh hoa phú quý, công thành danh toại tưởng rằng như thế là hạnh phúc, khoái hoạt. Nhưng quay đầu lại nhìn thì hóa ra, hạnh phúc lại không phải ở nơi ấy… Người như vậy ở nơi nào cũng có, họ rốt cuộc cuối cùng là thành công hay thất bại?
Người biết đủ sẽ không chọn cách sống như vậy, họ cự tuyệt cách sống “chui đầu vào cái giỏ danh lợi”, bởi vì họ biết sẽ bị “danh lợi” làm khổ cả đời. “Danh lợi” tuy rằng ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người khoái hoạt hạnh phúc nhưng dục vọng “danh lợi” mãi cứ giãn nở ra vô hạn thì chỉ có thể làm cho người ta thống khổ mà thôi. Cho nên, cổ nhân giảng: “Thấy đủ thường vui!”
“Biết đủ” là cách nắm giữ hạnh phúc
“Biết đủ” là cách nắm giữ hạnh phúc
Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng hẳn là sẽ vui vẻ, hạnh phúc. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạnh phúc trong tay.
Người ta nói rằng “vui vẻ” là nguyên tố không thể thiếu của mỗi người. Vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi: “Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”
Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạnh phúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạnh phúc lớn thứ hai. Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có tù nhân là cái hạnh phúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”
Nhiều người nhìn vị tiên sinh này thường cho rằng ông không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh phúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạnh phúc của ông đến từ góc độ tương đối.
Có câu nói rất hay rằng:“Đừng khóc vì không có giày đi bởi vì có người còn không có chân để đứng!” Bởi vậy mới nói: “Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui, không biết đủ thì người giàu sang cũng u buồn”. Ở vào cùng một tình cảnh, chúng ta chỉ cần thay đổi góc nhìn, thay đổi cái tâm của mình thì tình cảnh cũng tự nhiên thay đổi, cải biến theo chiều hướng tốt.
Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại. Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi. Cách tránh được tai họa chính là coi trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn mất rồi.
Cho nên, khi rơi vào cảnh “đại nạn không chết, bệnh nặng mà khỏi” thì sẽ khiến con người cảm nhận rõ rệt được niềm hạnh phúc tăng lên gấp bội. Trái lại, không biết đủ mà tham lam sẽ dễ dàng bị lầm đường lạc lối, khiến tai họa “không nên có” ập đến lúc nào không hay.
Ngày nay người ta thường hay nhắc nhiều đến vấn đề hãy biết sống thật với chính mình! Trên con đường tu học, có người bạn chia sẻ với tôi rằng, anh ta bao giờ cũng “cố gắng để sống thật với những cảm xúc của mình”,vì anh nghĩnghệ thuật sống hạnh phúc là ta phải biết sống thật với những gì mình nghĩ, mình cảm xúc, be true to who you are!
Nhưng thế nào là sống thật với chính mình bạn hở? Con người thật của ta là một con người như thế nào, ta có biết không? Tiếp tục đọc →
… Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỳ khưu: – “Này các Tỳ khưu, cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá trong rừng Simsapà?”. – “Bạch Thế Tôn, số lá Simsapàmà Ngài nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapà thật là quá nhiều”. – “Này các Tỳ khưu, cũng giống như thế…
Cho nên, với tôi, “lõm bõm” học Phật cũng là quá đủ rồi vậy!
Buổi sáng. Nhìn qua cửa sổ thấy bầu trời trong xanh, không một gợn mây. Mùa xuân, bãi cỏ xanh đầy hoa bồ công anh vàng và hoa cúc trắng, trải đầy như một sự hào phóng của đất Mẹ. Tôi khoác thêm áo, bước ra vườn, nhủ thầm nắng đẹp như thế này mà ở trong nhà rồi sau đó phải uống vitamin D thì vô lý quá. Tiếp tục đọc →
Có lần chúng tôi đến thăm một ngôi nhà mới theo lời mời của gia chủ. Nhà mới, mọi thứ tiện nghi, khang trang. Chủ nhà dắt khách đi từng phòng, giới thiệu chức năng của mỗi nơi cùng cách bố trí đồ nội thất trong nhà. Sau khi giới thiệu xong một phòng, chủ mời khách sang phòng kế tiếp. Người chủ nhà đưa khách rời phòng mà không hề tắt đèn và quạt. Thế là một sư cô nhắc “tắt đèn quạt chú ơi” thì chủ nhà bảo “kệ đi sư cô, để cho sáng mát tí có sao. Không hết bao nhiêu điện đâu”. Tôi chợt nghĩ ra, đây không phải là người đầu tiên và là càng không phải người cuối cùng suy nghĩ theo hướng này. Đâu phải chúng ta có đủ tiền trả hóa đơn điện là chúng ta có quyền xài điện phung phí sao?