Phật gia thường nói rằng, thế gian vốn là ô trược, con người thường xuyên bị các loại danh lợi tình nhiễu loạn khiến cho bản tính bị mê mờ. Những thắc mắc của tiểu hòa thượng dưới đây, sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn về cái khổ của thế tục.
Nhân sinh khổ đoản, con người có khổ não cũng bởi trong lòng có điều còn ràng buộc. (Ảnh: Pinterest)
Trong cuộc sống, có lẽ ít người trong chúng ta nghĩ về cái chết của chính mình, bởi vì tuy biết rằng không sớm thì muộn điều đó sẽ phải đến, nhưng hoàn toàn bất minh, không ai có thể đoán được những gì sẽ xẩy ra. Tuy nhiên, có những câu chuyện khiến ta phải suy nghĩ, không chỉ về cái chết mà về cách sống như thế nào để có được sự an lành, trong đời sống hiện tại cũng như mai sau. Tiếp tục đọc →
“Sân Hận Sẽ Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại theo lời Nhà Vật Lý Stephen Hawking” là tựa đề của bài báo đăng ngày 23/2/ 2015 trên Washington Post, tác giả Abby Phillip.
Đó là bài về những phát biểu của Nhà Vật Lý nổi tiếng Stephen Hawking. Ông xác định sân hận ( trong nhiều thứ khác ) là một trong những cái xấu nhất của con người, và là mối họa lớn nhất, sẽ hủy diệt nền văn minh của con người cũng như cả nhân loại.
Khoa học gia người Anh – Stephen Hawking trên thảm đỏ trong Lễ Trao Giải Phim của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh Anh quốc 2015 tại Nhà Hát Opera Hoàng Gia – The Royal Opera House ở Luân Đôn vào ngày 8/ 2/ 23015. (Facundo Arrizabalaga/European Pressphoto Agency)
Nhân dịp có người thân từ nước ngoài trở về, người mới có thể được đi thăm viếng các cảnh chùa ở khắp ba miền đất nước. Đi tới cảnh chùa nào người cũng được nghe thuyết giảng Phật Pháp, được ăn cơm chay, và được hướng dẫn ngồi thiền. Tiếp tục đọc →
GN – Đức Phật từng tuyên bố Ngài Đản sinh là vì hạnh phúc, vì sự an lạc cho chư thiên và loài người.
Mục đích của đạo Phật có mặt ở đời là diệt khổ và đem vui cho mọi người, mọi loài. Chính vì lý tưởng cao quý đó, mọi người dân Việt đã đến với đạo Phật rất hồn nhiên từ buổi cha ông ta buổi đầu dựng nước, giữ nước: “Rủ nhau xuống bể mò cua/ Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh”.
Từ lâu, chúng ta thường nghe nói gieo nhân nào thì chịu quả nấy, tức là ai tạo nhân gì thì phải thọ quả báo đúng như vậy, không sai. Song, trong kinh Phật có dạy như vậy không? Đây là điều mà chúng ta phải tìm hiểu cho tường tận, vì đa số người mới tu đều nghĩ rằng: Xưa kia làm điều tội ác, ngày nay tu hành là mong giảm bớt khổ đau. Nhưng, nếu trước đã gây nhân nào sau phải chịu quả nấy thì tu để làm gì? Tu cốt cho hết khổ, mà nếu gây nhân nào phải thọ nhận quả nấy thì tu đâu có hết khổ? Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa nông cạn, đơn giản là tác nhân nào thọ quả nấy thì sẽ thối tâm không tu được. Lý nhân quả của đạo Phật không cố định là tác nhân nào thọ quả nấy, mà cũng không phải tác nhân mà không thọ quả, nó rất phức tạp.