Vào một buổi sáng mùa thu trời trong gió lặng, Đức Phật dẫn các đệ ᴛử của mình ra ngoài thành Xá Vệ, tới một bờ sông nhỏ. Nước sông cuồn cuộn chảy không ngừng…
__________________
Thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, hôm đó là buổi sáng mùa thu trời trong gió lặng, Ngài dẫn các đệ tử của mình ra ngoài thành Xá Vệ, tới một bờ sông nhỏ. Nước sông cuồn cuộn chảy không ngừng…
Đức Phật trỏ tay xuống dòng sông, đoạn quay lại hỏi chúng tăng: “Các con bảo bây giờ làm thế nào để qua được sông?”. Chúng tăng ngơ ngác nhìn nhau, đoạn nói: “Bạch sư tôn, có lẽ ta phải tìm một thuyền phu ạ!”. Tiếp tục đọc →
Mọi người trên thế gian này đều mong muốn cuộc đời và vận may của mình ngày một tốt hơn, để không chỉ bản thân mình được ấm no hạnh phúc mà còn giúp đỡ được những ai đang cần.
Thế nhưng có người cuộc đời luôn thuận buồm xuôi gió, còn có người thì chỉ gặp toàn trắc trở; có người lúc trẻ khó khăn lận đận, nửa đời sau thì càng lúc càng tốt đẹp hơn; có người lúc trẻ ấm êm, khi về già thì lại ốm đau khốn khó, cô đơn hiu quạnh…
Dù là ai cũng đều mong mình được sống bình yên, chỉ là mỗi người đều có số mệnh của riêng mình. Mà mệnh có tốt hay không vẫn nằm ở bản thân của mỗi người. Nếu muốn có một số mệnh tốt thì bản thân cần phải nỗ lực thay đổi.
Thông thường, những người có phúc báo, vận khí tốt đều sẽ có 6 đặc điểm sau đây: Tiếp tục đọc →
Xưa nay người ta vẫn chú trọng về phong thủy, và thường coi phong thủy ở phần mộ tổ tiên hoặc nhà ở, đất cát …Tuy nhiên điều trọng yếu ở phong thủy lại không phải nằm ở đó. Vậy như thế nào là phong thủy ?
“Phong” là sự chuyển động của không khí , di động liên tục từ nơi này đến nơi khác.
Thời gian đã trôi qua thì không thể nào níu giữ được. Chuyện vui buồn ngày hôm này, ngày mai sẽ trở thành quá khứ. Đừng đắn đo, đừng tiếc nuối, hãy trân quý hiện tại, sẵn sàng đối mặt với tương lai.
Không ai có thể làm bạn phiền muộn, trừ khi bạn lấy lời nói và hành động của người khác rồi tự làm mình buồn. Trên đời này không có gì không thể bỏ, trừ khi bạn không muốn buông bỏ mà thôi!
Thời gian sẽ trôi đi theo tâm trạng, cuộc sống cần bản lĩnh để đương đầu. Gặp chuyện thì không loạn, chuyện lớn không lo sợ, chuyện nhỏ không chần chừ.
Thăng trầm, ngọt bùi cay đắng của cuộc đời, đều ở tại tâm. Tâm thái tốt, vực sâu núi thẳm nào cũng có thể qua. Làm việc với tâm trạng thỏa mái, dù có khó khăn đến mấy cũng sẽ hoàn thành. Tiếp tục đọc →
Người sống không phải bằng cơ thể, mà bằng trái tim, điều này là sự thật.
Một người hạnh phúc hay không, vui vẻ hay không, là do tâm bạn chứ không phải cơ thể bạn.
Đôi khi bạn thay đổi tâm trạng thì bạn sẽ hạnh phúc.
Người xưa thường nói rằng: “ngôi nhà không cần phải quá rộng, nhưng tâm phải rộng”.
Tâm là một cánh đồng và nó do mình chăm bón.
Nếu tâm bạn là gieo trồng hạt giống khổ đau, nó sẽ sinh ra những nổi buồn!
Nếu bạn gieo hạt giống căm giận trong lòng, thì bạn sẽ gặt phải bực bội!
Nếu tâm bạn tràn đầy yêu thương, bạn sẽ gặt hái khoan dung!
Nếu bạn có ác quỷ trong tim, thì bạn phải nhận quả đọa lạc!
Trái tim của chúng ta thực sự là một mảnh ruộng.
Nếu bạn không trồng hoa hồng ở đó, nó sẽ mọc lên những cây gai góc.
Có một câu nói: “Chúng ta không thể thay đổi thời tiết, nhưng chúng ta có thể thay đổi tâm trạng của mình.”
Bạn không phải lo lắng sao trời mưa hoài, như vậy chúng ta không cần tránh nắng, bạn không phải lo lắng về ánh nắng nóng chói chan, bởi vì có ánh nắng mặt trời rực rỡ sẽ không làm chân bạn vấy bùn…
Nếu bạn có một tâm khoan dung, một tấm lòng nhân hậu và một trái tim tràn đầy sức sống, bạn đã gieo xuống những hạt giống hạnh phúc thì bạn sẽ gặt hái được một trái tim hạnh phúc.
Thời gian cứ vô tình lướt qua đời người, mới đây đã đến 60 tuổi rồi, đối với hết thảy đều đã sáng tỏ thông suốt, bỗng nhiên xem nhẹ được rất nhiều chuyện, nghĩ thông suốt được rất nhiều đạo lý. Con người đến cũng tay trắng, rồi ra đi cũng trắng tay, chuyện cứ như vậy thôi.
Đến tuổi 60, bỗng nhiên xem nhẹ được rất nhiều chuyện, nghĩ thông suốt được rất nhiều đạo lý. (Ảnh: Btimes)
Năm đó, người bạn già, đồng sự, cũng là bạn học của tôi vừa bước sang tuổi 60 tuổi, tưởng tượng năm sau cũng đến phiên mình rồi. Cảm ngộ được sinh mệnh giống như xe đi đường núi, lắc lư ầm ầm hơn nửa đời người, rồi bỗng quay đầu nhìn lại: 60 tuổi cũng là 60 năm cuộc đời, chưa kịp phản ứng thì nửa đời đã trôi qua rồi!Tiếp tục đọc →
Mắt sẽ chỉ nhìn thấy những thứ chúng ta muốn tìm, trong tâm suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhìn thấy thế giới y như vậy.
Mắt sẽ chỉ nhìn thấy những thứ chúng ta muốn tìm, trong tâm suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhìn thấy thế giới y như vậy. Điều gì đang quyết định vận mệnh của chúng ta? Câu trả lời chẳng phải rõ ràng rồi sao?
Có người đi đến một công viên vào dịp xuân để vui chơi, nhưng lúc đi ra thì tức giận nói: “Nơi này vừa bẩn vừa thối, lần sau không tới nữa!”
Có một người khác, cũng đi vào công viên này ngay lúc đó, lúc đi ra lại khen ngợi:”Thật sự quá đẹp! Khắp nơi đều có hoa nở, hương hoa muốn thấm vào cơ thể luôn rồi!”
” Người xưa cho rằng vẻ đẹp không chỉ nằm ở bên ngoài mà còn xuất phát từ sâu trong nội tâm. Tướng mạo thể hiện thái độ sống, người có tấm lòng đẹp thì tướng mạo cũng xuất chúng và có thái độ sống đẹp đẽ. Đó chính là phúc tướng mà người đời vẫn theo đuổi.“
Mỗi người trong xã hội đều có tướng mạo khác biệt nhau rất nhiều, cho dù là một cặp song sinh khi còn bé rất giống nhau, cho dù là có gen tương đồng đi chăng nữa, nhưng chỉ cần lớn lên là có thể dễ dàng phân biệt ra được, thậm chí là tướng mạo khác nhau hoàn toàn. Bạn có biết tại sao lại như thế không?
Có thể nhìn ra nhân quả, thiện ác từ tướng mạo của một người.
Nguyên nhân thực ra rất đơn giản, bởi vì tướng mạo là do lời nói hành động và thiện ác ở bên trong một người tạo thành! Có câu rằng: “Tướng do tâm sinh”, “tướng” ở đây thông thường là chỉ hình thức biểu hiện bên ngoài của sự vật, chính là hình tượng của các loại sự vật mà con người vẫn trông thấy trong cuộc sống. Sự thay đổi muôn hình vạn trạng của những biểu hiện này đều là do sự thay đổi của tâm con người mà ra.
Một lá thư thật hay, đầy ý nghĩa và hữu ích để an tâm nhau trong những ngày đại dịch hoành hành
Học cách quán chiếu, kham nhẫn, luyện tâm, thực hành lời Phật dạy về thiền định, ái ngữ , tỉnh thức, biết độc cư an nhiên tự tại “ở đây và bây giờ”
“Còn cuộc đời ta cứ vui”
Đức Dalai Lama từng kể: “Ngài Tịch Thiên (Shantideva) đã nói rằng kẻ thù của chúng ta có thể cũng chính là người thầy tốt nhất của ta, bởi vì không ai khác có thể cho chúng ta cơ hội như thế để thực hành đức tính kiên nhẫn của mình”. Và đại dịch có thể coi là một nghịch cảnh để chúng ta thực hành điều đó vậy.
Bạn thân mến,
Nhận email bạn gửi mấy ngày mà đến hôm nay mới có chút thời gian hồi đáp. Bạn kể tại nơi bạn ở, tình trạng hiện nay đã bớt căng thẳng, dù Chicago và tính cả trên toàn nước Mỹ đã có gần 600 nghìn người chết và hơn 33 triệu ca nhiễm vì đại dịch Covid-19. Một phần do số người chích vắc-xin đã lên tới gần 60% và chính phủ đang dùng mọi biện pháp để khuyến khích họ chích ngừa: từ uống bia miễn phí, giữ con cho bố mẹ đi tiêm ngừa cho đến xổ số trúng thưởng…Tiếp tục đọc →
Con người sống trên đời quý ở tấm lòng, nơi cái tâm bởi “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Trong tu tập thì việc giữ tâm trong sạch lại càng quan trọng hơn vì “Ý làm chủ các pháp” hay “Nhất thiết duy tâm tạo”.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika. Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào các thuốc nhuộm xanh, vàng hoặc đỏ… vải ấy sẽ được màu nhuộm không tốt đẹp, không sạch sẽ. Vì sao vậy? Này các Tỷ kheo, vì tấm vải không được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế. Tiếp tục đọc →
Trong mỗi chúng ta đều mang một thiện tâm: Phúc khí của một người là từ đâu mà có? Làm thế nào để kéo dài phúc khí?
Có một câu chuyện kể lại rằng: Một ngày bầu trời trong xanh Thượng Đế đang tản bộ bên trong khu vườn Hoàn Mỹ thấy cây đa to lớn và những loài hoa xung quanh đều gục xuống không còn tươi tắn như bình thường. Thượng Đế bước đến bên một cây đa cao lớn để hỏi han. Tiếp tục đọc →
Đôi lúc trong cuộc sống, vì quá vội vã, nóng nảy mà ta đánh mất những gì đẹp đẽ nhất, và cũng đôi lúc vì quá chậm chạp ta lại không nắm bắt được những hạnh phúc giản đơn hiện tại để nó vô tình vụt qua trong tiếc nuối. Chỉ khi giữ tâm thật bình lặng, cân bằng ta mới cảm nhận được dư vị cuộc sống này. Tiếp tục đọc →
Vui vẻ và hạnh phúc là điều mà mỗi người đều mong muốn có được trong cuộc đời. Có một số người cho rằng, tiền tài càng nhiều và địa vị càng cao thì niềm vui và niềm hạnh phúc càng lớn. Nhưng kỳ thực, chúng không có quan hệ gì với nhau. Kẻ lang thang mặc dù không có đồng tiền nào trong túi nhưng vẫn có thể vô cùng vui vẻ, mà phú ông có tiền tỷ, người có chức vị cao, có quyền, có thế, lại không nhất định là hạnh phúc.
Một vị triết gia từng nói: “Tâm thái của bạn mới là chủ nhân chân chính của bạn”. Quả đúng là như vậy, tâm thái của bạn như thế nào thì cuộc đời bạn sẽ là như thế ấy và vận mệnh của bạn cũng lại thay đổi theo hướng đó.
Nhân quả không phải là thứ hư vô, sự tồn tại của vạn sự vạn vật đều là nhân trước quả sau. Dung mạo hiện giờ của bạn là quả của quá khứ, dáng vẻ tương lai của bạn là quả của hiện tại. Mỗi người hành thiện hành ác đều khó thoát khỏi sự ước thúc của luật nhân quả. Nếu lộng hành ngang ngược, ngày sau ắt phải nhận trái đắng. Nếu muốn phúc điền đến, trước tiên phải gieo mầm thiện.
Tục ngữ có câu: “Tiền dễ kiếm, nghiệp khó tiêu”, những người càng tự tư tự lợi, tham danh hám lợi thì dẫu phúc lớn bằng trời cũng sẽ nhanh chóng tiêu tan. Cho nên, trong đối nhân xử thế trước tiên nên tu tâm tích đức, khi đức hạnh tròn đầy, phúc khí tự nhiên không mời mà đến.
Nơi đường hẹp, phải nhường lại chút lối cho người khác đi qua. Mùi vị ngon ngọt, phải chừa lại một chút cho người thưởng thức. Gánh vác, giải quyết việc khó phải nỗ lực đừng oán thán. Chung sống với người khó sống, trong tâm sáng tỏ nhưng ngoài miệng không nói ra. Tiếp tục đọc →
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tụcchửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
Trong các chuyện cổ tích, luôn luôn chúng ta muốn một kết thúc có hậu: kẻ ác phải thua, người tốt phải thắng, công chúa thì không thể lấy một kẻ gian thần bạc ác, mà phải lấy một hoàng tử anh hùng trung chánh, “cứu vật vật trả ơn” chứ không phải cứu vật vật trả oán, Bụt thì giúp cô Tấm chứ không giúp cô Cám…Tất cả chuyện cổ tích trên thế giới đều như thế: Cái thiện phải thắng cái ác. Tiếp tục đọc →
Phật dạy: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ. Người có tâm ganh ghét, tật đố kỵ sẽ khổ sở dai dẳng trong lòng”.
Nhà văn Aldous Huxley từng nói một câu rất hay rằng: “Hạnh phúc là người thầy hà khắc, đặc biệt là hạnh phúc của người khác”. Vì sao lại như thế? Đó là bởi trong sâu thẳm mỗi người đều có lòng đố kỵ.
Lòng đố kỵ thể hiện qua mọi mặt của đời sống, dễ nhận thấy nhất là khi có ai đó giàu sang và thành đạt hơn mình. Thông thường con người sẽ không để lộ sự ganh ghét của bản thân mà chôn sâu giấu kín ở trong lòng.
Khi thấy đồng nghiệp hay bạn bè thật xuất sắc, chúng ta vui mừng cho họ hay trong lòng khó chịu không yên?
“Mọi thứ đều để lại, chỉ có nghiệp ác và nghiệp thiện là có thể mang theo qua được cánh cửa tử, chúng giống như hương hoa, khi hái một bông hoa mang đến đâu thì hương hoa sẽ theo đến đó”.(1)
Trong ngôi làng duyên hải, những đứa bé thường rủ nhau ra bờ biển gom cát làm ra mọi thứ chúng thích, nhà cửa, xe cộ, lâu đài, tất cả đều bằng cát; đó là trò chơi thường thấy nhất của những đứa bé miền biển. Tôi sinh ra và lớn lên ở biển, nên cũng từng nhiều lần gom cát làm nhà, rồi con sóng to tràn qua xoá hết.
Chúng ta như những đứa bé ngày ngày ngồi bên bờ biển sinh tử chăm chỉ gom từng hạt cát vô thường làm ra những thứ quanh mình, rồi một ngày gió lớn, có con sóng to từ biển sinh tử tràn vào xóa sạch.
Mười năm về trước khi đọc ” CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI ” của Sư Ông Làng Mai – Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, tôi không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ….. Những ngày này tôi đã dùng ” kính chiếu yêu”, không phải cho người khác mà chính là để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này.
“Tất cả những công trình trên thế gian đều được xây dựng trên mặt đất.
Cũng như vậy, tất cả điều thiện của người đời đều được xây dựng trên tâm không buông thả.”.(1)
Ai cũng đánh rơi lại một vài thứ trong thế giới tuổi thơ khi một lần đi ngang qua đó, người đánh rơi nụ cười trong trẻo, người đánh rơi những ngày nhẹ tênh, nhưng không thể quay đầu nhặt lại được, nên khi bước vào thế giới người lớn, trong tay không còn một ngày dễ dàng nào nữa; đi hay ở, buông hay giữ, nói hay thôi, ngày nào cũng phải đưa ra những chọn lựa khó.
“Đốt một cây hương (nhang), mùi hương theo gió đi, khi người ở xa nghe được mùi, cây hương đã tàn.
Kẻ làm mọi thứ để mong cầu danh tiếng cũng như vậy, khi người ở xa biết được, cuộc đời họ đã tàn”.(1)
Đừng tìm kiếm phẩm giá của mình trong những tiếng khen của người đời. Tin tưởng vào bản thân là bí quyết đầu tiên để tâm được yên.
Nếu tôi không tạo điều kiện cũng như tạo áp lực cho các em đi tiếp con đường và vượt hơn mình thì là đó là lỗi của tôi. Lúc đó, có thể coi là tôi có tội với thế hệ sau cũng như có tội với các bệnh nhân, tội của tôi không khác gì tội bất hiếu.
“Buông bỏ” là một thành ngữ vô cùng sáo rỗng, đã được sử dụng quá nhiều trong kỷ nguyên của thời đại mới. Nó bị lợi dụng và lạm dụng mỗi ngày. Nhưng tuy vậy, danh từ ấy diễn tả một thái độ nội tâm rất dũng mãnh, đáng cho ta tìm hiểu dù có là sáo rỗng hay không!
“Không phải do những lời chê trách của người mà ta biến thành một tên giặc cướp, cũng không phải do những lời tung hô của người mà ta trở thành một thánh nhân”.(1)
Khi bắt đầu quan tâm nhiều đến những suy nghĩ và lời nói của người đời, mọi thứ trong cuộc sống này xem như không còn là của mình nữa; bình yên, hạnh phúc, tự do, tất cả đều nằm trong tay người khác, để họ mặc tình định đoạt. Tiếp tục đọc →
Cuộc sống như một phong cảnh đẹp, hoặc đậm hoặc nhạt, hoặc vui hoặc buồn, dù là thế nào đi nữa thì cũng phải sống. Có những nhớ nhung nhẹ nhàng buông bỏ là một loại giải thoát; có những người dần dần lãng quên là một cảm giác nhẹ nhõm.
Khi chúng ta thấy biết ơn cuộc đời, trái tim sẽ như đóa sen nở rộ
Mang một trái tim đơn thuần đối với cuộc sống, không còn phải khổ não nghĩ đến những giấc mộng xa vời. Dù trên đường đi gặp mưa gió trắc trở, cũng nên biết đó là cảnh sắc phải trải qua, trong lòng hãy luôn hướng đến cầu vồng… Tiếp tục đọc →
Mỗi người trong xã hội đều có tướng mạo khác biệt nhau rất nhiều, cho dù là một cặp song sinh khi còn bé rất giống nhau, cho dù là có gen tương đồng đi chăng nữa, nhưng chỉ cần lớn lên là có thể dễ dàng phân biệt ra được, thậm chí là tướng mạo khác nhau hoàn toàn. Bạn có biết tại sao lại như thế không?
Có thể nhìn ra nhân quả, thiện ác từ tướng mạo của một người. (Ảnh: Sohu)
Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-Vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc Cư, Thiền Định, Kham Nhẫn, Tri Túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sốngAn Lạc và Hạnh Phúc. Thực ra không chỉ với bọn mình mà cả những người bạn trẻ cũng nên học để có một cuốc sống an vui, mạnh khỏe, không mắc phải những thứ bệnh “thời đại” là những bệnh như S.A.D (Stress: căng thẳng; Anxiety: Lo âu, sợ hãi; Depression: Trầm cảm), hay “3 cao 1 thấp” (3 cao là Cao đường, Cao mỡ, Cao máu và 1 thấp là… Thấp khớp) cùng rất nhiều các thứ bệnh khác do hành vilối sống gây ra…