Chiếc Meɾcedes và người phụ nữ sang trọng
Sáng sớm hôm đó, khi Bɾyαn Andeɾson đαng vội đi bộ ɾα cầu cảng để Ьắt đầu một ngày làm việc mới, thì αnh tɾông thấy một người ρhụ nữ tɾung niên mải loαy hoαy bên cạnh chiếc xe Meɾcedes đắt tiền.
Liếc nhìn thoáng quα họ tɾong thứ ánh sáng lờ mờ khi bình minh chưα hé, Bɾyαn nhận thấy chiếc xe có vấn đề và người ρhụ nữ chắc chắn cần sự giúρ đỡ. Vì thế Bɾyαn đã dừng bước và tiến về ρhíα người ρhụ nữ. Tiếp tục đọc →
“Bạn không thể bắt tay ai với một nắm đấm” ~ Indira Ghandi
Indira Gandhi
Indira Priyadarshini Gandhi là thủ tướng thứ ba của Ấn Độ, đồng thời là người phụ nữ đầu tiên – cho đến nay, và là duy nhất – giữ chức vụ này. Bà đã phục vụ bốn nhiệm kỳ, nắm giữ và rời khỏi vai trò thủ tướng trong giai đoạn hỗn loạn giữa thế kỷ 20. Trong cuộc đời của mình, bà đã đấu tranh cho nền độc lập của Ấn Độ thoát khỏi Anh quốc và vươn lên trở thành một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn, cho dù với một di sản phức tạp. Là một nhân vật quyền lực trong chính phủ, bà thường được kêu gọi chủ trì các cuộc đàm phán giữa các đảng phái miễn cưỡng. Bà hiểu rằng ngay cả khi có thù hằn, vẫn có thể đạt được thỏa thuận nếu cả hai bên đều sẵn sàng lắng nghe và bắt tay nhau. Bước một là buông bỏ nắm đấm; chúng ta chỉ có thể tiến về phía trước sau khi trút bỏ được cơn tức giận.
Xưa nay người ta vẫn chú trọng về phong thủy, và thường coi phong thủy ở phần mộ tổ tiên hoặc nhà ở, đất cát …Tuy nhiên điều trọng yếu ở phong thủy lại không phải nằm ở đó. Vậy như thế nào là phong thủy ?
“Phong” là sự chuyển động của không khí , di động liên tục từ nơi này đến nơi khác.
Có người từng hỏi một bậc thầy điêu khắc rằng: “Thưa ông! Nghệ thuật là gì?”. Người nghệ sĩ trả lời: “Chính là trừ đi phần thừa”. Điều này tương tự như đời người vậy, cần học cách sử dụng phép trừ trong cuộc sống, có như vậy mới thấy hạnh phúc được.
Nhân sinh muốn bình an, hãy tận dụng tốt phép trừ trong cuộc sống. (Ảnh qua zone.kaola.com)
Người sống hạnh phúc, hầu hết đều biết làm phép trừ cho cuộc sống của họ: Trừ đi những phần thừa thãi để sống một cuộc đời bình an. Vậy phần thừa đó là gì?
Chính là:
Trừ bớt các nhu cầu, thì phiền não ít đi.
Nhân sinh muốn bình an, hãy tận dụng tốt phép trừ trong cuộc sống. (Ảnh qua zone.kaola.com)
Người sống hạnh phúc, hầu hết đều biết làm phép trừ cho cuộc sống của họ: Trừ đi những phần thừa thãi để sống một cuộc đời bình an. Vậy phần thừa đó là gì? Tiếp tục đọc →
Lòng tốt có sức mạnh chữa lành, tăng cường chức năng miễn dịch, chống viêm và chống vi rút
Trong thời đại dịch mới, bạn tin rằng việc giữ được sự thiện lương cũng có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch cho chính bạn chống lại vi rút không?
Các bác sĩ tâm lý chỉ ra rằng đây là một phương pháp miễn phí và hiệu quả, chỉ cần bạn tử tế với người khác và làm nhiều việc thiện hơn một chút.
Lòng tốt là như “một chất” cho phép cơ thể tiết ra nhiều “hormone yêu thương”
Đại dịch viêm phổi cấp toàn cầu mới đã kéo dài gần hai năm. Cảm giác căng thẳng lo sợ bị lây nhiễm dịch bệnh, cộng với các biện pháp cô lập xã hội liên tục, việc cắt giảm lương và thất nghiệp trong thời kỳ đại dịch, v.v., đã khiến mọi người đa phần đều cảm thấy trong lòng họ mệt mỏi và chán nản. Một nghiên cứu trên tạp chí Perspectives on Psychological Science đã chỉ ra rằng những cảm xúc tiêu cực như cô đơn, trầm cảm và căng thẳng có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch và làm giảm hiệu quả của vắc-xin delta mới.
Làm thế nào để thay đổi tình trạng này? Các bác sĩ tâm lý đã đưa ra một giải pháp. Tiến sĩ IsHak, giáo sư tâm thần học tại Bệnh viện Mount Sinai, tin rằng:“Làm nhiều việc thiện hơn là một cách hiệu quả để có được sức khỏe tốt “Tiếp tục đọc →
Bài học cuộc sống quý giá luôn hiện hữu qua những câu chuyện đời thường. “Lòng trung thực của gã ăn mày” sẽ giúp chúng ta thấy được sức mạnh của sự thiện lương.
1. Câu chuyện ổ bánh mì của gã ăn mày
Một ngày kia, có ông lão ăn xin đi ngang qua một lâu đài tráng lệ; và bất chợt ông dừng chân ghé vào cổng nhà. Ông nói với người gác cổng cũng chính là vị quản gia: “Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này”. Tiếp tục đọc →
” Có những người mặt hoa da phấn
Kim cương, trang sức nặng trịch đầy tay
Thế nhưng nghịch lý oái ăm thay!
Toàn nói bậy, dối trá: nhân phẩm không đầy một xu cả khi nằm mộng!”
( Cảm nhận khi đọc bài viết này- CQ)
Nhân phẩm mới là tài sản lớn nhất, tiêu dùng mãi không hết. Ảnh: Shutterstock Nhân phẩm là chỗ dựa vững chắc nhất, là hậu phương vững vàng nhất của đời người.
Tiền bạc là vật tiêu hao, tiêu rồi sẽ hết, nhưng nhân phẩm lại là sự tích lũy, càng ngày càng nhiều lên.
Mối quan hệ dựa trên tiền bạc thì không lâu dài, tình cảm đánh đổi bởi nhân cách mới bền vững nhất.
Nhân phẩm là gì?
Nhân phẩm là chỗ dựa vững chắc nhất, là hậu phương vững vàng nhất.
Người có nhân phẩm tốt thì có nguyên tắc, có giới hạn đạo đức, có thiện tâm và có lương tâm, khi chung sống thì khiến người ta thoải mái dễ chịu, khi quan hệ qua lại thì khiến người ta yên tâm, bởi họ là loại người đáng kết mối thâm giao nhất.
Ngày nay người ta thường hay nhắc nhiều đến vấn đề hãy biết sống thật với chính mình!
Có người bạn chia sẻ với tôi rằng, anh ta bao giờ cũng “cố gắng để sống thật với những cảm xúc của mình”, vì anh nghĩ nghệ thuật sống hạnh phúc là ta phải biết sống thật với những gì mình nghĩ, mình cảm xúc,be true to yourself!
Nhưng thế nào là sống thật với chính mình bạn hả? Con người thật của ta là một con người như thế nào, ta có biết không? Tiếp tục đọc →
Nơi đâu trong cuộc sống này cũng có thể thấy sự thiện lương, chỉ cần chúng ta dụng tâm cảm nhận. Tôi và bạn, nếu đều có thể lương thiện, thì cuộc sống này không gì đẹp hơn thế nữa.
Thiện là nụ cười của linh hồn, là sự cảm ân đối với sinh mệnh, là thứ xinh đẹp, hoàn mỹ nhất trong cảnh giới tâm linh của con người. (Ảnh: Twitter)
Trong lòng có lương thiện thì chúng ta nhất định sẽ có được một cuộc sống đầy ý nghĩa; đánh mất thiện tâm thì cuộc sống trở nên ảm đạm, u tối, nhất định rồi cũng vội vàng lướt qua cuộc đời mà không để lại chút tia sáng tốt đẹp nào. Vậy nên, cuộc sống rất cần sự lương thiện, làm người lại càng phải lương thiện hơn nữa! Tiếp tục đọc →
“Người chỉ nói điều lương thiện nhưng không thực hành, người ấy cũng giống như những đóa hoa thật đẹp đầy màu sắc nhưng không hương”.
Những đóa hoa có sắc không hương sẽ rất đẹp trong một ngày đầy nắng, nhưng mau chóng biến mất không để lại dấu vết gì khi bóng tối tràn về. Không có mùi hương để cho mọi thứ chung quanh biết nó đang hiện hữu, vẫn còn đó nhưng như đã mất đi, màu sắc không thắng nổi bóng tối.
Những lời nói, dù đẹp thế nào, dù hoa mỹ đến đâu, vẫn thường nhẹ lắm, nếu không có được một hành động cụ thể để giữ lại, những lời nói đó dễ dàng bị gió cuốn đi. Tiếp tục đọc →
HÔM NAY LÀ NGÀY THẤT TUẦN THỨ NHẤT CỦA MỘT BÁC SĨ – HỌC TRÒ CŨ – THÀNH VIÊN CỦA BAN MAI HỒNG (RẤT NHIỀU NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA EM CŨNG LÀ HỌC TRÒ CŨ).
EM RA ĐI ĐỂ LẠI TIẾC THƯƠNG … NHƯNG EM VẪN HIỆN HỮU TRONG TRÁI TIM MỌI NGƯỜI YÊU MẾN EM VÀ HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CỦA EM SẼ ĐƯỢC BAO NGƯỜI TIẾP NỐI.
EM ĐÃ VÀ ĐANG THANH THẢN MỈM CƯỜI ….
_________
Gần đây, vài người thân yêu của chúng tôi đã qua đời, gia đình tôi đã chịu đựng đau buồn và mất mát. Bản thân tôi rất buồn nhưng đã để tang sự mang gia đình chúng tôi lại gần nhau hơn.
Đây không phải là lần duy nhất cái chết ập đến với những người thân yêu của chúng tôi trong những năm gần đây – ngoài việc bố tôi và bố của Eva qua đời, còn có những người họ hàng và bạn bè thân thiết khác của chúng tôi cũng ra đi. Cái chết của những người yêu quý có thể khiến ta suy sụp, gục ngã.
“Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng từ một ngọn nến, và ánh sáng của ngọn nến ấy sẽ không bị lụi tàn. Hạnh phúc cũng chẳng bao giờ ít đi khi chia sẻ cho người khác.” Phật dạy.
“Thousands of candles can be lit from a single candle, and the life of the candle will not be shortened. Happiness never decreases by being shared.”– Buddha
Con người sống trên đời, không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, hầu như ai cũng đều phải trải qua phong ba bão táp, vui buồn sướng khổ đan xen. Có lẽ là sự an bài của Thiên thượng, để con người đưa ra sự lựa chọn của chính mình.
Có ông lão 75 tuổi, mỗi ngày đều phải sống dựa vào chiếc xe lăn. Một hôm, đứa cháu trai chạy đến thổ lộ với ông rằng: “Ông ơi, cháu 28 tuổi rồi, dù tốt nghiệp một trường danh tiếng nhưng cháu vẫn chẳng làm nên trò trống gì. Thậm chí những người có trình độ học vấn kém hơn cháu cũng có cuộc sống khá hơn. Cháu thật không cam tâm, cuộc đời này sao lại bất công đến thế!”. Tiếp tục đọc →
Những ngày này, đọc tin thời sự, nghe đài cập nhật Covid, những con số tăng theo cấp số dễ khiến chúng ta nao lòng, lo âu, và đời sống dường nghiêng ngả. Cảm giác bất an, hồ nghi không tránh khỏi trong một số không ít chúng ta. Những người không phải chạy ăn từng bữa, điều kiện kinh tế tương đối ổn với một mái ấm gia đình làm hậu phương vững chắc, những người khỏe mạnh, quen sống giản dị và tĩnh tại một mình, có niềm tin và tư duy tích cực có lẽ sẽ ít bị chao đảo hơn….
Hơn bao giờ hết, hãy tỉnh táo và tích cực. Hãy xem giãn cách xã hội và 5 K là những biện pháp cần thiết phải tuân thủ triệt để, nhằm phòng chống lây lan của những biến thể siêu lây nhiễm từ con yêu tinh SARS–CoV-2.
Mỗi chúng ta nên làm gì trong đợt bùng phát dịch thứ 4 siêu lây nhiễm này?
Tại một cuộc thi Thế Vận hội đặc biệt tổ chức tại Seattle dành cho những người khuyết tật, có 9 vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần tham gia. Họ cùng tập trung trước vạch xuất phát để tranh tài trong cuộc thi chạy cự ly 100 mét.Mặc dù là những người không lành lặn nhưng ai cũng mang trong mình sự lạc quan và tinh thần thi đấu hết mình. Khi tiếng súng nổ báo hiệu cuộc thi bắt đầu, cả 9 vận động viên hăng hái và nỗ lực chạy về phía trước.Trong khi 8 người khác đã đặt những bước chân đầu tiên trên đường đua với quyết tâm chiến thắng, một cậu bé vẫn còn loay hoay ở khu vực gần vạch xuất phát, bởi vì cậu liên tục bị vấp ngã và sau đó ngã khụy xuống.Đầu gối của cậu đập mạnh xuống đường, da của cậu bị trầy xước và rớm máu. Cuối cùng cậu bé bật khóc.
Nếu không thể chấp nhận người khác có cuộc sống tốt đẹp, thì người bị hủy hoại đầu tiên luôn là chính mình. Người thật lòng muốn tốt cho người khác, sẽ nhận được sự ban thưởng của vận mệnh…
Những người từng đi, mò cua bắt ốc đều biết rằng, nếu như bỏ một con cua vào trong giỏ tre, thì cần phải đậy nắp giỏ lại, nếu không con cua sẽ bò ra ngoài.
Nhưng nếu như sau khi bạn câu được thêm mấy con cho vào trong giỏ, thì không cần phải đậy nắp giỏ lại nữa, lúc này cho dù con cua có vùng vẫy kiểu gì cũng không thể bò ra ngoài được. Tại sao lại như vậy?Tiếp tục đọc →
Chúng ta quan sát để thấy rõ, khi mùa nắng nóng, chúng ta không thấy cỏ mọc, nhưng khi có một hai trận mưa đầu mùa là đủ thứ các loại cỏ dại đua nhau mọc xanh mướt.
Cỏ dại chẳng ai trồng, chẳng ai chăm, chẳng ai tưới tẩm hay bón phân gì , nhưng sao nó cứ mọc tràn lan xanh tốt.
Còn cây ngon quả ngọt, hoa thơm… thì ươm trồng, chăm bón, tưới tẩm mỗi ngày mà vẫn khó xanh tươi.
Con người chúng ta cũng vậy, điều ác, điều xấu chẳng ai dạy, chẳng ai khuyên nhưng lại tồn tại và phát triển khắp nơi trong Tâm và trong mỗi gia đình xã hội.
Hãy tập cho mình những thói quen tốt, thói quen thiện lành, sau một thời gian nó sẽ che lấp và lấn át tâm bất thiện, tâm xấu ác.
Chiếc cân 16 lạng của người xưa hàm chứa triết lý vô cùng uyên thâm. Nó không chỉ là một thiết bị dùng để cân đo đong đếm, mà còn là một lời nhắc nhở cho các thương nhân không nên cân gian bán lận cho khách hàng, bằng không họ sẽ tự hại chính mình mà thôi…
Chiếc cân 16 lạng của người xưa không chỉ dùng để cân mà còn hàm chứa trí tuệ vô cùng uyên thâm.
Ban đầu, chiếc cân người xưa sử dụng quy định một cân là 16 lạng, cho nên dân gian mới có câu “kẻ tám lạng người nửa cân” để chỉ 2 người ngang sức nhau. Vậy tại sao người xưa lại quy định một cân là 16 lạng? Phải chăng là do họ chưa hiểu biết nhiều? Tiếp tục đọc →
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tụcchửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
Trong các chuyện cổ tích, luôn luôn chúng ta muốn một kết thúc có hậu: kẻ ác phải thua, người tốt phải thắng, công chúa thì không thể lấy một kẻ gian thần bạc ác, mà phải lấy một hoàng tử anh hùng trung chánh, “cứu vật vật trả ơn” chứ không phải cứu vật vật trả oán, Bụt thì giúp cô Tấm chứ không giúp cô Cám…Tất cả chuyện cổ tích trên thế giới đều như thế: Cái thiện phải thắng cái ác. Tiếp tục đọc →
Thế gian này hiện hữu trong mối tương quan tương duyên. “Cái này có nên cái kia có. Cái này không nên cái kia không.” Cõi này vì vậy có thiện mà cũng có ác, có tốt mà cũng có xấu. Biên tế giữa thiện và ác, tốt và xấu chỉ nằm trong đường tơ kẽ tóc của ý niệm, hay nói theo nhà Phật là một mống tâm. Cùng một hành động, một việc làm, một sự việc nhưng khác nhau xa lắc xa lơ ở tâm thiện hay tâm ác. Tiếp tục đọc →
Vốn nghèo, lại bị bệnh tim, phải đi mua bán ve chai kiếm sống nuôi mẹ già, vợ và con, nhưng khi mua được tủ sắt cũ, mở ra thấy 180 triệu đồng và 1,3 lượng vàng, anh Lư Ngọc Duy đã có một hành động vô cùng “tình người và đơn giản đó là việc phải làm”.
Anh Duy trao tiền, vàng lại cho chị Nữ – ẢNH: T.PHƯƠNG
Trong khi khẩu trang khan hiếm, có người trục lợi để tăng giá thì vẫn có nhóm người tốt sẵn sàng tặng khẩu trang miễn phí
Dịch bệnh hoành hành khiến mọi người không khỏi hoang mang, lo sợ. Tuy nhiên, cần suy nghĩ tích cực và nhìn nhận mọi thứ một cách lạc quan sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, không khiến cho hậu quả tồi tệ thêm nữa.
Đối đãi với sự việc cách tích cực và lạc quan, không bị bó buộc bởi cảm xúc
Đại học Y khoa Boston đã công bố một nghiên cứu vào tháng 8 năm ngoái chỉ ra rằng những người lạc quan có tuổi thọ trung bình cao hơn từ 11% đến 15% so với những người bi quan và 50% đến 70% cơ hội sống tới tuổi 85.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm châu Phi năm 2018 cho thấy việc duy trì trạng thái tâm lý tốt có thể cải thiện phản ứng miễn dịch của con người và tăng sức đề kháng với các bệnh, bao gồm cả các bệnh truyền nhiễm.
Mẹ bệnh nhi nhiễm COVID-19 luôn chắm sóc con nhưng không bị nhiễm bệnh (ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật&Xã Hội).
Ví dụ, đừng luôn lo sợ rằng bạn sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bạn vẫn có thể yên tâm sống. Ngô Quốc Bân, giám đốc của Phòng khám Tân Y Đuờng (Đài Loan) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng trong trận dịch SARS năm đó, ông đã quan sát thấy một số thành viên gia đình chăm sóc bệnh nhân cũng bị nhiễm bệnh, và một số thì không.
Những người không bị nhiễm bệnh thường có một đặc điểm là họ không thích suy nghĩ điên cuồng, có rất ít cảm xúc tiêu cực và bi quan, và chỉ tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân.
Và sự phẫn nộ một phần bắt nguồn từ nỗi sợ bị ảnh hưởng. Khi khủng hoảng, lo lắng trong tâm được giảm bớt, oán hận và kỳ thị đối với người bị nhiễm bệnh cũng tự nhiên được giảm bớt, tâm thái cũng có thể trở nên bình hòa. Lúc này, nếu có thể trong tâm xuất ra thiện niệm suy nghĩ tích cực về bệnh nhân thì có thể tiến một bước giảm thêm áp lực tâm lý.
Lưu giữ thiện niệm, vị tha, giúp người cũng là giúp mình
Luật sư nhân quyền Đài Loan Chu Uyển Kỳ đã chia sẻ một câu chuyện trên Facebook cá nhân về việc gặp một tài xế taxi có trái tim ấm áp. Người lái xe thường ngày đã có thói quen mua khẩu trang và rượu nên anh ta không thiếu để dùng dịp này, vì vậy anh ta đã tặng khẩu trang cho cả bạn bè.
Anh ấy nói rằng tại thời điểm này tâm trạng của mọi người vẫn chưa ổn định, anh ấy có thể giúp đỡ bao nhiêu thì giúp đỡ bấy nhiêu, và tôi hy vọng mọi người có thể vượt qua dịch bệnh một cách an toàn. Người lái xe thấy rằng Chu Uyển Kỳ không đeo khẩu trang và hỏi cô ấy có cần nó không. Chu Uyển Kỳ không cần khẩu trang, nhưng thở dài: “Bây giờ người tốt như anh giá mà càng nhiều càng tốt”.
Nhân viên y tế cũng tuyên truyền thông tin chính xác về phòng chống dịch bệnh trên trang Facebook của họ và chỉ cho công chúng cách cải thiện khả năng miễn dịch. Không ít người cảm ơn các bác sĩ đã chia sẻ và chuyển tiếp cho người thân và bạn bè.
Một phụ nữ Trung Quốc đang sinh sống ở Hoa Kỳ đã viết trên Twitter rằng cô ấy đã khóc khi nghe tin tức về sự lây lan của corona virus mới ở quê hương mình trên điện thoại di động khi đang đi xe buýt. Một số hành khách đã ôm cô ấy trước khi xuống xe và an ủi cô ấy. Cuối cùng, tại nhà ga, người lái xe tiến đến ôm cô và nói với cô rằng mọi thứ sẽ ổn.
Đề phòng dịch bệnh lây lan, các nhân viên y tế sân bay Ma Cao lên máy bay đo thân nhiệt mọi hành khách trên chuyến bay từ Vũ Hán đến (ảnh: Đông Phương/Viettimes).
Sau khi chuyến bay điều lệ di tản của Hoa Kỳ hạ cánh xuống căn cứ không quân Malaysia, một phụ nữ Trung Quốc bước xuống máy bay và thấy các nhân viên y tế Mỹ chào đón công dân trở về từ khu vực bị ảnh hưởng với khuôn mặt hiền lành và dịu dàng, khiến cô cảm thấy thư giãn và an tâm.
Loại lòng vị tha lẫn nhau, vô ngã không vị tư này giúp sản xuất endorphin. Lausanne Ginseng nói rằng Endorphin não có thể nói là chất chống trầm cảm tốt nhất được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể con người, và nó cũng là một đóng góp chính trong việc điều hòa miễn dịch. “Nó xuất hiện để trấn tĩnh lại con người, giảm áp lực, thư giãn lại căng thẳng và điều chỉnh lại bộ não, mang lại cho mọi người cảm giác sảng khoái, hân hoan của hạnh phúc”.
Không chỉ vậy, khi mọi người giúp đỡ người khác, họ sẽ rất hạnh phúc. Trạng thái hạnh phúc này sẽ cho phép tất cả các hormone bao gồm Endorphin não được tiết ra bình thường, hoạt động thần kinh giao cảm sẽ được tăng cường nhanh chóng, rối loạn chức năng miễn dịch cũng có thể được điều hòa và các tế bào bắt đầu chữa lành, sửa chữa, hoặc tăng cường sức đề kháng.
Dây thần kinh tự chủ được chia thành dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm. “Thư giãn, ăn, uống, bài thải, ngủ, và hệ thống miễn dịch đều được điều hòa bởi các dây thần kinh phó giao cảm”, Lausanne nói.
“Con người ai khó khăn thì giúp đỡ, nghĩ cho người khác, thực chất là đang giúp chính mình”. Ông nhấn mạnh: “Những người hành động ích kỷ, ghét người khác và luôn nghĩ cho bản thân, cuối cùng họ sẽ tự làm hại chính mình”. Kỹ năng xã hội, và sức khỏe tinh thần, tất cả đều bị tổn thất.
Khỏe mạnh có nghĩa là bao gồm cả cơ thể khỏe mạnh không có bệnh tật và sự lạc quan lành mạnh về mặt tinh thần. Các kỹ năng xã hội, bao gồm hòa đồng với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đều là một phần của sức khỏe.
Trong dịch bệnh Vũ Hán này, giúp đỡ người khác, đối xử tốt với các nạn nhân và chia sẻ kiến thức phòng chống dịch bệnh chính xác là tất cả các khái niệm về lòng vị tha yêu thương con người.
Giữa dòng chảy cuộc sống, trong các mối tương quan trùng trùng điệp điệp của xã hội, có thể mọi thứ bị xô dạt và chúng ta cứ cho là mặc nhiên như thế, tới đâu thì tới, rồi phó mặc cho hoàn cảnh và xem đó là định mệnh.
Chúng ta thường cầu mong điều tốt đẹp và tránh né sự mất mát, thất bại… – Ảnh: Lisa Kristine
Nhiều người trong chúng ta có lẽ cùng chung nỗi sợ hãi trước các biến cố như mất mát, bệnh tật, thất bại… Và thường tránh né, kiêng kỵ, ta chỉ mong cầu sự tốt đẹp, vinh hiển, khỏe mạnh; trong khi đó, tất cả điều đó chỉ là hiện tượng của sự sống vô thường.
Người viết từng được nghe lời đáng suy ngẫm của một vị tôn túc giáo phẩm Hòa thượng khi đến thăm lúc ngài đang lâm bệnh. Vị giáo phẩm này không chút phiền não mà trái lại hoan hỷ chia sẻ: “cảm ơn cái bệnh”. Bởi vì nó như là điểm dừng chân, để nhìn lại và nhắc nhở về ý nghĩa của cuộc sống này không có gì là chắc chắn, sự an lạc không đến từ bên ngoài.
Cuộc sống xoay vần, cho đi yêu thương sẽ nhận về yêu thương, đôi khi chúng ta giúp đỡ hoặc biết ơn người khác có thể lại là một vòng tuần hoàn cho những người tốt việc tốt mai sau.
Cuộc sống xoay vần, cho đi yêu thương sẽ nhận về yêu thương. (Ảnh: Twitter)
Ngày nay, trong xã hội đầy rẫy những bất ổn và đấu tranh, nhiều người dường như đang đi mất niềm tin và hy vọng vào lòng tốt của con người.Tiếp tục đọc →
Cảm thông cho người khác, kỳ thực là đang cảm thông cho chính mình. Sự lương thiện cao nhất chính là phải học được đồng cảm, điều gì mình muốn thì hãy cho người khác, điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm với người khác.
Ảnh : Marc Bain – Quartz ( Rio Olympics 2016)
Lương thiện là phẩm chất cao quý của một người, có câu rằng: “Cho đi tình yêu sẽ nhận lại được tình yêu, cho đi phước lành sẽ nhận lại được phước lành”. Hầu hết những người sống lương thiện đều sẽ gặp may mắn.Tiếp tục đọc →
Victor Hugo, nhà văn nổi tiếng của nước Pháp đã từng nói:“Trên thế giới, thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn đại dương lại là bầu trời. Mà thứ rộng lớn hơn cả bầu trời lại chính là lòng người”.
Ở đời, lương thiện chính là tài sản quý giá nhất mà mỗi người cần phải tích lũy. Làm người tốt chính là mục tiêu đáng để nỗ lực, bởi nó không bao giờ là thua thiệt…
Lời cầu nguyện sẽ ứng nghiệm khi bạn nghĩ cho người khác. (Ảnh: Ibelieve)
Lời cầu nguyện của ai sẽ thành sự thực?
Trong cơn bão tố, một con thuyền bị đánh chìm giữa đại dương. Cả thủy thủ đoàn chỉ có 2 người may mắn sống sót và dạt vào một hoang đảo.
Sau khi thảo luận họ thấy rằng việc tốt nhất có thể làm là cầu nguyện và chờ đợi cứu hộ. Nhưng họ quyết định sẽ phân chia lãnh địa, mỗi người ở một phía của đảo và xem lời cầu nguyện của ai sẽ linh hiển.Tiếp tục đọc →
Trong cõi hồng trần cuồn cuộn, nơi đâu là miền đất lành? (Ảnh: Remotelands)
Ở bang Georgia của Hoa Kỳ, có một bé gái không bao giờ cảm nhận được đau khổ. Nhưng điều này lại mang đến cho cô bé nhiều bất tiện. Bởi nó khiến cô không biết bảo vệ chính mình, thường hay bị bỏng, trật khớp mà cũng không hay biết.
Thử nghĩ xem, khi chúng ta đau răng, đau khớp, hoặc có chỗ nào khó chịu thì sẽ kịp thời nghĩ cách chữa trị. Nhưng nếu không còn cảm nhận được những nỗi đau này, người ta có thể còn phải chịu những tổn hại lớn hơn về mặt thân thể, thậm chí mất đi tính mạng. Như vậy xem ra trên thân có thống khổ chưa hẳn là chuyện xấu. Tiếp tục đọc →