Sài Gòn bây giờ có thể đã vắng nhiều những tiếng rao, nhất là về đêm. Không thiếu gì người bán hàng rong vẫn quang gánh kĩu kịt từng con hẻm quanh co nhưng tiếng rao của họ đã bị vô số tiếng ồn xe cộ, TV, âm nhạc lấn át. Tiếp tục đọc →
Trải qua hơn hai năm dài nhân loại bị bủa vây bởi nổi sợ hãi về dịch bệnh, thiếu thốn thức ăn và cả những cuộc chia cách khi người thân ra đi chúng ta không thể thắp một nén nhang, hay góp một lời cầu nguyện, chia tay một cách bi thương và lạnh lẽo nhất. Và nhất là thế gian giờ này vẫn chìm trong biển lửa chiến tranh. Lửa Tham – Sân – Si vẫn không ngừng thiêu đốt nhân loại. Biết vậy, nhưng chúng ta cứ mãi mê trong dòng cuộn cuộc sống, để lòng mình đầy những não phiền, tham, sân. Tiếp tục đọc →
Dù phiêu bạt đến đâu, sâu thẳm trong tâm ai cũng đều có một ngôi nhà mong ước để trở về. Trên thế gian này cảnh đẹp nhiều vô kể, nhưng phong cảnh đẹp nhất lại chính là con đường về nhà.
Dù có quên đi tất cả, chúng ta cũng không thể quên được đường về nhà. Cho dù cả năm trời, chúng ta chỉ đi trên con đường ấy một lần, nó vẫn quen thuộc đến từng viên gạch, từng ngọn cỏ, từng ngã rẽ hay từng góc nhà… Tiếp tục đọc →
Nhà là nơi để trở về khi hoạn nạn, tai ương ập đến – Gia đình 5 người ngồi nghỉ giữa đường bên vệ đường ở Đà Nẵng trong hành trình bằng xe máy từ SG về Lào Cai – (Ảnh: 60 Giây & mạng internet)
Xin lỗi vì ngày trở về con vẫn trắng hai tay Bao năm lang bạt xứ người chẳng có gì mang về làm quà cho mẹ Chạy trốn khỏi thị thành phồn hoa với hai mắt đẫm lệ Con khóc cho con và thương xót cho tất thảy mọi người Ngày về của con không làm mẹ hãnh diện được trời ơi Thằng bất hiếu chẳng có gì ngoài hành trang ngày đi mẹ xếp Đừng đau lòng nếu thấy con gầy gò mỏi mệt Nắng sạm da mưa nhếch nhác đường dài Con về nhà lúc này là đúng hay sai?
Ngày xưa có một người đàn ông, rất thích lan truyền những tin đồn về người khác. Ông không quan tâm những tin đồn đó có đúng sự thật hay không, ông ấy thích nói với tất cả mọi người về những chuyện mà mình biết hoặc nghe thấy một cách thích thú.
Ở cạnh nhà ông là một người đàn ông trẻ, anh ấy là một người rộng rãi, tốt bụng cho nên hầu hết dân làng đều yêu quý anh. Vì người đàn ông trẻ được mọi người yêu quý và luôn luôn nhắc đến một cách đầy tôn trọng. Đi đến đâu ông cũng nghe người ta nói điều tốt về anh ấy. Tiếp tục đọc →
“Mới hôm nọ, có tin một bệnh nhân tử vong vì Covid-19 mới thiêu hết nửa xác, nửa còn lại vứt trôi sông. Ba chồng đã cấm tôi đọc báo, xem tivi vì sợ hai vợ chồng hoảng loạn đến trầm cảm”.
LTS:
Ấn Độ hiện đang trải qua đợt dịch Covid-19 thảm khốc nhất lịch sử, với rất nhiều câu chuyện bi thương về thân phận nhỏ bé của con người trước đại dịch. Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả chia sẻ của chị Hiền Nguyễn (quê quán Đức Thọ – Hà Tĩnh), hiện đang sống cùng chồng ở Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ về những ngày đen tối mà chị và gia đình cũng như nhiều người dân Ấn Độ đang phải trải qua.
10 năm trước, tôi và chồng mình quen nhau ở New Zealand. Trầy trật với vô vàn khó khăn, chồng tôi sau khi học PhD đã bỏ nghề làm giảng viên để bước ra kinh doanh. Anh muốn tôi có một hồ sơ đủ mạnh để nhập tịch ở châu Úc.
Khi đã là công dân New Zealand, tôi và chồng lại quyết định trở về Ấn Độ, quê hương của anh. Anh startup trong lĩnh vực công nghệ. Ba chồng tôi ở đây làm cảnh sát cấp cao đã về hưu nhưng vẫn tham gia cố vấn cho ngành. Một cố hương như thế, nơi có cả tỷ dân nói tiếng Anh, được mệnh danh là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 thế giới… tất nhiên là lựa chọn lý tưởng. Thế nhưng…
Khoảng 2 tháng vừa qua, vì muốn giảm cân nên mình tích cực tham dự các buổi chơi tennis cùng với 2 nhóm bạn Việt và bạn Tây. Qua đối thoại trong lúc đánh và sau khi chơi xong tennis, mình nhận thấy có những điểm khác nhau giữa 2 nhóm. Xin được chia xẻ những cảm nhận của cá nhân mình.
Lần đầu tiên tôi đến thăm nhà bà Kim Chưởng và ông Lý Hùng là do một bạn đạo diễn trẻ tên Võ Huy Thăng chở đi, ra đến chợ nổi Cái Răng, đi bộ khỏi những cây cầu gỗ gập ghềnh, băng qua vài ba cửa nhà dân xóm chợ nổi, là tới chiếc ghe gia đình họ.
Bà Kim Chưởng bán cà phê trên ghe. Ông Hùng hát cho đám tiệc, đoàn du lịch – kiểu ca nhân miền Tây xưa giờ kiếm sống trên sông. Bà Chưởng kể lại rằng từ khi bà biết nhớ, gia đình bà đã mưu sinh trên chợ nổi, rồi bà cưới ông, rồi làm một cái ghe to hơn, rồi sinh con, rồi cứ tiếp tục sống cùng chợ nổi như vậy.
Tôi thường xem đi xem lại cảnh quay bộ phim làm về ông Lý Hùng – người đàn ông da đỏ nâu rám nắng, gầy trơ xương kiểu đàn ông Nam Bộ, mắt sâu đọng kín một nỗi buồn không tên gọi, ở trần và nghèo quay quắt trên tiếng nước bập bềnh. Ông lom ngon cạnh cây đàn như một chú dế rất bé giữa dòng sông khổng lồ. Nhưng chỉ cần ông khảy một phím nhạc, rồi ca, thì cả dòng sông chìm xuống, và ông bừng lên bằng cất giọng mạnh như xói thẳng vào tim người nghe.
Nghe ông ca, tôi như đứa con nít đang ngủ lóp ngóp cạnh bờ nước, giật mình thức giận vì sức mạnh của lời hát đã nhấm chìm mọi khoảng không khác của đời sống:
GDVN- Phụ huynh của trường tiểu học An Phong, quận 8 choáng khi nhìn thấy giá của bộ sách lớp 1 chương trình mới có giá 807 nghìn đồng.
Nhiều phụ huynh có con năm nay vào lớp 1 Trường tiểu học An Phong, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, họ cảm thấy choáng và bất ngờ khi giá của bộ sách lớp 1 chương trình mới năm nay quá đắt.
Giá tổng cộng của bộ sách này là 807 nghìn đồng, bao gồm sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách tiếng Anh, vở bài tập, tập và bảng viết của bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống…
Trong đó, đắt nhất là sách tiếng Anh I-Learn Smart Start có giá 146.000 đồng/cuốn, bộ sách thực hành Toán, tiếng Việt 1 có giá 173.400 đồng. Tiếp tục đọc →
Rue de l’Amour, âm vang trong tôi bây giờ là tiếng cây đổ, tiếng vỗ cánh hốt hoảng của bầy bồ câu giữa khoảng trời ám khói, tiếng thở dài của những bạn bè và cái chớp mắt tiễn biệt hôm qua như một giấc mộng đẹp…
1. Năm 2016, cuối buổi gặp gỡ nói chuyện về cuốn sách Đà Lạt, một thời hương xa, một bác râu tóc bạc phơ, là cư dân lâu năm ở trên con đường nay là Lý Tự Trọng, mời tôi về căn nhà nhỏ của mình.
Gia chủ rót trà, hỏi tôi: “Anh viết về Đà Lạt quá khứ, vậy có biết con đường này có tên là gì không?”.
Thời gian trôi qua, mỗi người đều tựa như một quyển sách, trang trước còn là xuân xanh tươi thắm, mà trang sau đã đầy rẫy những héo úa thương đau. Không ai biết được, trạm tiếp theo của chuyến hành trình cuộc đời sẽ cùng ai ly biệt, cùng ai tương phùng…
Đông qua xuân tới, mặc dù đường đi gian nan, cũng chỉ có hoa làm bạn. (Ảnh: Pinterest)
Đời người ngắn ngủi, đa số chúng ta đều mộng tưởng nắm giữ được thời gian, thế nhưng năm tháng không đợi người, một chút phong cảnh không lưu giữ được, nhìn qua gương khuôn mặt chợt không còn trẻ nữa, không khỏi cảm thán thời gian sao vô tình, tiếc nuối thanh xuân một đi không trở lại. Tiếp tục đọc →
Tôi vừa xong một phiên trực đêm ở trại bệnh COVID-19. Nhìn mình trong gương tôi thấy một chữ C trên mũi do chiếc khẩu trang FFP2 (N95) mà tôi đã mang suốt thời gian trực, những vết hằn sâu trên mặt do các dải băng thun; đôi mắt lộ rõ vẻ mệt mỏi, mái tóc bết lại vì mồ hôi. Tôi không còn là một bác sĩ và là một người phụ nữ nữa. Bây giờ tôi chỉ đơn giản là một bác sĩ. Hay chính xác hơn là một chiến binh trên chiến trường chống lại virus.
Tình không cách ngăn, đường chẳng xa xôi, mùa chưa lụt lội…
Mà lạ chưa tề, “Phố vắng em rồi”. ..
Nhưng, không chỉ vắng riêng mình em thôi, mà còn vắng cả anh, vắng bạn bè thân quen, không còn thấy màu áo học trò dễ thương, vắng luôn những người tất tả bán buôn, hàng quán kín cửa thiệt là buồn…
Những ngày này, phố Huế vắng hoe, buồn tênh đến chạnh lòng, thi thoảng có ai đó, một bóng đơn côi, hay một đôi xe máy, hai ba chiếc xe tải … vút qua, có khi lao nhanh vun vút, rồi mất hút cuối đường.
Các nhân viên y tế Pháp trong bộ đồ chăm sóc một bệnh nhân ở Strasbourg. Ảnh: Reuters
Từ hành lang vọng đến tiếng gào thất thanh, không ngừng năn nỉ: “Làm ơn! Làm ơn!”. Là một bệnh nhân không thể chấp nhận việc phải rời xa người thân trong khoảnh khắc hấp hối.
Tập nhật ký 14 ngày ở khu cách ly bằng tranh của Hảo phác hoạ từ những bữa ăn chu đáo ở khu cách ly, sự chăm lo cho công dân như người nhà của các cán bộ, chiến sĩ, những lần đo nhiệt độ, theo dõi sức khoẻ… và cả hình ảnh chiếc khẩu trang “huyền thoại” mùa dịch Covid- 19. Tiếp tục đọc →
“Giữ chút gì rất Huế đi em Nét duyên là trời đất giao hòa Dẫu xa một thời anh gặp lại Vẫn được nhìn em say lá hoa (…) Giữ chút gì rất Huế dịu dàng Áo trắng hai tà chắp cánh thơ Em như lụa mỏng bay trong phố Một chiều sương trắng ngỡ như mơ”
Bài thơ ” Rất Huế” của Huỳnh Văn Dung đã đưa tôi trở về Huế với những nét duyên, nét thơ, dịu dàng, mong manh như sương khói của gái Huế và thế là tôi mơ màng, say sưa theo Huế…
Khi bài này được đăng lên trang Ban Mai Hồng, là lúc mà khoản quà thiện nguyện do Tác giả Ngô Khôn Trítừ hải ngoại đóng góp vào Quỹ Khuyến Học – Tiếp Sức Đến Trường BAN MAI HỒNG đã nhập Quỹ. Chuyến quà thiện nguyện đầu tiên của năm 2020 vào mùa Xuân cho HỌC SINH NGHÈO trên cao nguyên Daklak sẽ đầy thêm với món quà là 100 đô la Canada. Tiếp tục đọc →
À, đó là một buổi chiều, tôi ngồi trong một hội nghị, anh hướng dẫn khách tham dự nửa đùa nửa thật: “Mời các bạn ra ngoài dùng trà và bánh cho đỡ đói, cũng họp cả ngày rồi còn gì. Nhưng P chắc không cần ăn đâu em nhỉ, em phốp pháp thế này mà!”
Mỗi lần đi thăm Mẹ, trong lúc chỉ có 2 mẹ con ngồi ăn sáng hoặc ăn trưa chung, tôi được bà kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa lúc bà còn ở quê nhà, những đau khổ mà bà đã trải qua trong thời kỳ Pháp thuộc, chuyện tình của bà với cha tôi, chuyện lập nghiệp ở Ban Mê Thuột, chuyện chị chồng nàng dâu, chuyện con cái.
Bà năm nay đã 92 tuổi, nếu so với tuổi thọ trung bình của người phu nữ Việt Nam là 76,2 tuổi thì bà sống thọ. Tôi rất vui vì bà con nhớ nhiều câu chuyện xưa, bà kể lại cho tôi nghe rất chi tiết về những chuyện đã qua nhất là câu chuyện tình giữa bà và cha tôi. Bà nhắc những kỷ niệm xưa lúc bà và cha tôi qua Canada thăm vợ chồng tôi mà tôi đã quên làm tôi cảm kích bà vô cùng. Tiếp tục đọc →
Holly Butcher có lẽ chưa bao giờ nghĩ rằng tuổi trẻ của cô rồi sẽ ngắn ngủi như thế. Một ngày trước khi chết, cô đã đăng tải bài viết kể rằng từ khi được chẩn đoán, cuộc sống của cô đã thay đổi ra sao và cô học được gì từ lúc đó.
“Cuộc sống rất mong manh, quý giá và không thể đoán trước được. Mỗi ngày bạn sống là một món quà chứ không phải là quyền lợi mà bạn được trao cho”. (Ảnh Holly Butcher cùng chồng)
26 tuổi, cô được chẩn đoán mắc ung thư liên kết Ewing, một dạng ung thư hiếm gặp bên trong và xung quanh xương. Từ lúc đó, cô chỉ còn lại vài tháng để sống rồi buộc phải đối mặt với cái chết. Cô chật vật đấu tranh tư tưởng để chấp nhận việc ra đi. Tất cả những điều cô mơ ước chỉ là được ở bên người bạn đời Luke và chú chó Oscar yêu quý của mình. Tiếp tục đọc →
Sáng nay một bệnh nhân nam 50 tuổi, làm ruộng, quê ở Tiền Giang đến khám bệnh xin thử mỗi đường huyết. Mình mới hỏi :
– Sao chú muốn thử đường huyết?
– Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói do bệnh tiểu đường.
– Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị đái tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, chức năng thận, và đánh giá biến chứng mới điều trị được chứ.
Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.
– Dạ, thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?
– Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.
Khi mình cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời. Dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau. Tiếp tục đọc →
Lời đầu tiên thay mặt CBGV CNV và Học sinh Trường tiểu học Trần Bình Trọng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Nhóm Thiện NguyệnBan Mai Hồngđã dành những tình cảm và nghĩa cử cao đẹp cho trường chúng tôi.
V/v Hỗ trợ đồng phục, mũ, dép, vở, ĐDHT cho Học sinh nghèo, cận nghèo
của trường Tiểu học Trần Cao Vân, năm học 2018-2019.
Trường Tiểu học Trần Cao Vân xin trân trọng gửi tới cô Huỳnh Thị Huệ, trưởng nhóm và toàn thể các thành viên của Nhóm thiện nguyện Ban Mai Hồng lời cảm ơn chân thành về sự đóng góp quý báu, thiết thực cho nhà trường trong việc quyên góp đồng phục, mũ, dép, vở, ĐDHT kịp thời động viên, hỗ trợ cho những học sinh nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Tiếp tục đọc →
Trong khi người Việt hiện đại đang băn khoăn và hồ nghi về nước mắm hóa chất, nước mắm giả trong bữa ăn gia đình, thì ở xứ mắm Cái Rồng, từng xưởng mắm vẫn ngày đêm đợi con cá phập phồng chiết tinh thành giọt mắm ngon lành. Đi qua thời gian, có những xưởng mắm vẫn bình thản như chưa bao giờ đổi chất, thay hương.
5h sáng giữa sân xưởng mắm, bầu không gian lặng như từng hạt không khí thảy còn chưa dậy. Một vị thơm nồng, quyện sánh thoảng qua, vừa đủ để cánh mũi phập phồng. Nhưng rất ý nhị, mùi hương chỉ khẽ thoảng qua, liền sau đó chúng lập tức biến mất, không gian tịnh không như vừa có bàn tay nào kịp thu lại. Tiếp tục đọc →
Tôi trở về nơi ấy … có thể nói đó nơi đãxuất phát tôi … (một con người mới ) sau khi gặp hoàn cảnhnghiệt ngã, nơi đã giúp tôi có những tài liệu tuyệt vời về kinh luật luậnmà mấy ai chú ý, nơi chỉ lo những cuộc machay tống táng và hộ niệm mà không hề có những bài pháp nào có thể thỏa mãn những ý tưởng thầm kín và luôn thắc mắc vấn vươngtừ khi tôibiếttham khảo nhiều kinh điển trên mạng online và kinhsách đã từng sưu tập.
Con người khi còn sống, nhu cầu thật sự không quá nhiều, không nên quá đặt nặng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả lại cho cái thế giới này! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân nhiều hơn, yêu mến bạn bè bên cạnh, để cho thế giới này vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt đẹp!
Viện dưỡng lão – ngôi nhà cuối cùng của tôi. (Ảnh: t/h) Tiếp tục đọc →
19 giờ đêm vào nhận trực. Chưa kịp khoác áo blouse một ca phù phổi cấp trên nên tăng huyết áp, bệnh thận mạn giai đoạn cuối nhưng trưa nay vẫn nhậu vài chai với bạn bè.
Ảnh từ Internet
Tiếc rằng, khi bệnh nhân lên cơn nguy kịch không có bạn bè nào đưa đi cấp cứu. Và khi bệnh nhân nằm viện, ỉa chây đái lì không bạn bè nào chăm sóc nuôi dưỡng. Tiếc thì tiếc vậy thôi, chứ nhìn bệnh án nhập viện liên tục của bệnh nhân là hiểu. Có những thứ không dễ gì buông tay được. Tiếp tục đọc →
Bầu trời cố đô Huế sớm nay rất yên bình. Vài dải mây trắng mỏng tang tỏa ra từ phía bình minh, trên nền trời xanh thẳm. Lần đầu tiên tôi ngắm trọn vẹn bình minh nơi mảnh đất này – một mình thong dong, thư thái, khác hẳn như bao lần ghé Huế vội vàng khác.
“Đi cùng Thầy, chân nở rộ hoa mai/ Và hơi thở ngời nụ cười của Phật”
Cái yên bình của bình minh, thong dong của mây trời ấy theo bước chân tôi tìm về chùa Từ Hiếu. Mà có lẽ nói đúng hơn, thì những thong dong, yên bình ấy dường như chảy từ Từ Hiếu – như mạch nguồn lan khắp đất cố đô, để dù Huế đang là mùa mưa – những cơn mưa rích rắc rớt đầy ngày, nhưng vẫn hé nở những khoảng đủ đẹp để mỗi người tự đưa an bình chảy tràn vào đó. Tiếp tục đọc →
Thứ hai ngày 18 tháng 2 tới đây (ngày thứ hai của tuần lễ thứ 3 của tháng 2 mỗi năm), ở Canada, tại một số tỉnh bang như New Brunswick, Alberta, Manitoba, Ontario, Saskatchewan và British Columbia , ngày này là Ngày Gia Đình. Alberta là tiểu bang đầu tiên cử hành lễ kỷ niệm Ngày Gia đình vào năm 1990. Tiếp tục đọc →