Tính Chân Lý ( Nguyễn Tấn Ái )

Có bao giờ bạn tin vào một chân lí chưa? Nếu chưa thì bạn thật tội nghiệp. Lại nữa, có bao giờ bạn nghi ngờ một chân lí ? Nếu chưa thì bạn thật xuẩn ngốc. Này nhé, ta thử hình dung, bà tôi khuyên: Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn; và cha tôi lại bảo: Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Hà hà, thế đó, chân lí là những cái lí có chân, nó cứ lộc cộc lộc cộc khua vào nhau, chống chèo, được mày mất tao!

http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2010/02/frog.jpg?w=179&h=186

Bà dạy:
Quê hương lấy nước suối tận rừng, trong vắt, làm nên giếng nước thơi, làm nên sắc ao làng, đời cha chí đời ông, chí đời đời làm nên làng nên nước là chiếc ao làng ấy. Tắm ao làng, giặt ao làng, vo gạo thổi cơm ao làng, chúng mày lớn lên mây mẩy phổng phao cũng từ ao làng ấy chứ không phải từ nước khoáng thiên nhiên Lavi siêu sạch tiết kiệm từng bụm, búng nước súc miệng không dám nhổ cái phẹt đâu nhé! Từ lời bà tôi nghiệm ra cái bản sắc quê hương thiêng lắm, rồi rộng ra nữa là đất nước, là dân tộc. Bao nhiêu triết lí nhiễu nhương rối rắm từ Platong, Arixtốt, Heidegger…thật rối rắm quá, chẳng thiết thực bằng câu cửa miệng có thực mới vực được đạo, ăn trông nồi ngồi trông hướng, nước chảy đá mòn…

Ngày tôi khăn gói đi học xa, về khoe đủ thứ là giáo sư dạy, tiến sĩ bảo, cha hoan hỉ đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn! Tôi thật tự hào cái thằng tôi sáng láng hơn hẳn bạn đồng trang lứa. Thật có như chim ưng cất cánh bay cao mới hiểu ông trời đâu chỉ là miếng vá nơi miệng giếng. Ngoài ca dao ngắn gọn tôi còn nghiệm ra haiku hàm súc; ngoài nàng Kiều tôi còn biết Esmeranda, Emma Bovari…Tôi đã biết một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ mà còn thêm ngưỡng mộ chẳng có sự hi sinh nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình (kinh thánh). Tôi biết dân ta yêu nước, lại hiểu cả về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế, tôi hiểu nông dân lại thế nào là vô sản và tư sản…
Lời bà bịn rịn mà lời cha thúc giục, cái lí trí tôi có lúc thật lưỡng nan tiến thoái! Sống sao đây hở trời? Được một bề lại khất một bề, đằng nào thì cũng rành rành cái tội bất hiếu!

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSAZljosCcEZKrwXxtr94KTFAGD6bqJGn0Jvg9uph9e-zRf7NKPzgEsmeralda và Thằng Gù trong “Thằng Gù NhàThờ Đức Bà”, Tác giả Victor Hugo

Thì tôi yêu bà tôi, bà mót máy chắc lọc từ ca dao tục ngữ một kho kinh nghiệm mà dạy tôi từ thuở còn thơ ấy. Giờ bà tóc bạc da mồi mà lắm khi những lời khuyên của bà cứ như tia sáng lóe ra từ cổ tích làm tỉnh những cơn mê loạn chữ ngộ chữ của thằng cháu bội thực sách vở vậy. Tôi kính cha tôi vì ông là một trong những nhà thông thái bậc nhất mà trong đời tôi gặp. Những khi cha cùng các thầy tôi bàn luận về Huygô với Dichken, Pitago với Lobachevsky cứ là mê mẩn. Mà lạ thực, cha với bà chẳng bao giờ chịu cãi nhau. Bà vẫn thường nghe cha gảy ghi-ta mà hát nhạc Pháp, ba lại tấm tắc với bạn bè rằng bà mấy cháu nó hò xự xàng xê cống là nhất cả nước! Vậy mà bà- với- tôi và cha- với- tôi lại cứ chỏi nhau!

Bây giờ thì tôi hiểu, xưa chưa đủ già như bà, chưa đủ trải như cha nên chân lí trong tôi chỉ là một. Tôi hiểu để thành người lớn mình phải đủ cái can đảm phá bỏ chân lí duy nhất để hiểu cái hợp nhất của chân lí cuộc đời.

https://i0.wp.com/us.123rf.com/400wm/400/400/ginasanders/ginasanders1104/ginasanders110400170/9413651-integration-through-cooperation-within-society-equality-and-harmony-in-the-team.jpgKết hợp trong  xã hội

Để kết ‎lại, tôi kể một chuyện vui:

Nhà triết học nhìn cây cột cờ mà trầm ngâm: Nó cao bao nhiêu, và còn cao bao nhiêu nhỉ?
Nhà toán học ung dung hạ chiếc cột xuống, đo rồi phán: Nó dài đúng 6m. Xong ông ta thản nhiên bỏ đi. Nhà triết học lại phàn nàn: Ta tìm chiều cao, nó lại bảo chiều dài!
Vậy mà thế giới lại không thể thiếu một trong hai nhà ấy, mà toán học và triết học là cả thế giới này đấy!
.

Nguyễn Tấn Ái

Advertisement

4 bình luận

  1. Cám ơn anh Ái.

    Rất là chân lý, rất là chia sẻ cái sự “bối rối một cục” này (từ kids hay dùng :)).

    Và không thể nói gì nhiều trước khi phải tiếp tục suy nghĩ cùng nhà toán học và nhà triết học về chiều dài và chiều cáo của cái cột cờ.

    Cảm ơn anh, và các bậc tiền bối trong bài viết.

    Thích

  2. Chào chị Phương Thảo!
    Tình cờ nghe chuyện vui về hai nhà mà Ái có hướng viết bài này đó chị.
    Chị vui nhé!
    Ái

    Thích

  3. Đích thị là văn phong của Nguyễn Tấn Ái mà chị hằng ưa thích. 🙂

    Thích

  4. Hi hi, chị à!
    Viết mạng hơi khó, phải ngắn , nên em cố viết cộc cộc vậy cho vui, bù vào cái ngắn!
    Mà riết thành quen, nhìn cũng ngộ ngộ chị nhỉ?
    Bữa rày em lại bận rồi chị ạ, cho xong mấy cái sổ sách kiểm tra, mấy thứ này em vốn lười, nhưng phải xong, mệt ghê!
    Chị vui nhiều nhiều nghe chị!
    Em Ái

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: