5 kiểu ăn uống khiến bác sĩ dạ dày sợ hãi nhưng người trẻ thích làm

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới sức khỏe tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng.

 “Muốn dạ dày khỏe thì việc đầu tiên cần chú ý đó là chế độ ăn uống. Nhưng không phải ai cũng biết đâu là thói xấu gây hại hay phải ăn uống ra sao để bảo vệ dạ dày. Đặc biệt, nhiều người mà nhất là người trẻ tuổi ngày nay không chú trọng chế độ dinh dưỡng, coi ăn uống là một cách giải tỏa áp lực hoặc hưởng thụ mà ăn tùy hứng theo sở thích. Những điều này khiến dạ dày tổn thương và mắc bệnh”. Theo BS Ly ( Bệnh viện Nhân dân Quý Châu, Trung Quốc)

5 kiểu ăn uống khiến bác sĩ dạ dày sợ hãi nhưng người càng trẻ càng thích làm- Ảnh 1.Thường xuyên ăn các món cay nóng dễ gây tổn thương dạ dày, thực quản và đường ruột

BS  này cũng liệt kê ra 5 kiểu ăn uống “tàn phá” dạ dày nhanh nhất, các bác sĩ tiêu hóa không bao giờ làm nhưng lại rất phổ biến trong đời sống hàng ngày là:

1. Thường xuyên ăn đồ cay

Theo mô tả của bác sĩ Lý, đây là kiểu ăn uống “vị giác thích thú nhưng dạ dày đau khổ”. Vị cay gây nóng, kích thích quá mức, thậm chí làm sưng phù niêm mạc thực quản và ruột. Nó cũng gây rối loạn tiết axit dịch vị, dẫn tới đau bụng, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản. Nhất là đối với các món ăn có nhiều thực phẩm chứa capsaicin như ớt, tiêu…

Với những người tiêu hóa kém hay vốn mắc bệnh dạ dày, việc ăn đồ cay nóng sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm rất nhanh. Chưa kể, ăn cay chỉ thích thú cho vị giác nhất thời, về lâu về dài vẫn gây hại. “Những người thường xuyên sử dụng ớt hay đồ ăn cay quá mức trong bữa ăn hàng ngày có thể khiến cho vị giác của lưỡi quá tải, dẫn đến việc tiếp nhận các chất trong thực phẩm bị ảnh hưởng, thậm chí làm mất cả khả năng phân biệt vị” – ông nói.

2. Ăn không đúng bữa

Bác sĩ Lý cảnh báo, ăn uống thất thường, không đúng bữa, không đúng giờ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy, khi ăn đúng giờ, dạ dày sẽ tiết dịch vị tiêu hoá thức ăn, nhưng nếu bạn ăn uống thất thường, dạ dày vẫn duy trì thói quen đó. Lâu dần, cơ chế cân bằng giữa sự tiết và bảo vệ bị rối loạn dẫn đến bệnh đau dạ dày, viêm loét hoặc ung thư dạ dày.

Chưa kể, sự thất thường về giờ giấc ăn này còn làm đồng hồ sinh học của toàn bộ cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy yếu và dạ dày dễ bị mầm bệnh tấn công hơn. Tốt nhất là ăn đúng bữa và lặp lại mỗi ngày vào khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt là ăn tối quá muộn, ăn khuya sẽ ép dạ dày làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày.

3. Ăn quá nhiều muối

Nhiều người thích món ăn nêm nếm đậm đà, có thói quen ăn mặn mà không biết nó hại thế nào. Trong khi bác sĩ Lý giải thích: “Lượng muối cao sẽ làm giảm tiết axit dạ dày, giảm khả năng phòng vệ của niêm mạc dạ dày. Khi đó, hàng rào chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ viêm teo dạ dày.

Đặc biệt, muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày, tá tràng”.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents