• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 906 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 906 other subscribers

Nghiên cứu: Có một loại cảm xúc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ

Một nghiên cứu mới gần đây đã phát hiện ra rằng có một loại cảm xúc mang sức tàn phá nghiêm trọng đối với hệ thống tim mạch, thậm chí là gây đột quỵ. Nghiên cứu cũng cung cấp thêm bằng chứng với những thay đổi sinh lý về tác động của cảm xúc tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

cam xuc 1Một nghiên cứu mới gần đây đã phát hiện ra rằng có một loại cảm xúc có sức tàn phá nghiêm trọng đối với hệ thống tim mạch. (Ảnh: Drawlab19/ Shutterstock)

Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 5 năm 2024. Các nhà nghiên cứu giao ngẫu nhiên 280 người trưởng thành khỏe mạnh vào bốn nhiệm vụ để khơi gợi những cảm xúc khác nhau, bao gồm nhớ lại điều gì đó khiến họ tức giận hoặc khiến họ lo lắng khi họ đọc một loạt câu buồn và chán nản. Trong khi nhóm kiểm soát được tạo ra trạng thái vô cảm bằng cách đếm từ 1 đến 100 theo chu kỳ lặp đi lặp lại nhiều lần. Mỗi nhiệm vụ kéo dài 8 phút.

Kết quả cho thấy những người nhớ lại những sự kiện gây tức giận trong quá khứ có khả năng bị suy giảm tĩnh mạch; đặc biệt là các hiệu ứng này không biến mất cho đến 40 phút sau. Còn những người có cảm xúc lo lắng và buồn bã thì không có sự thay đổi đáng kể.

Daichi Shimbo, giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia ở New York cho biết trong một thông cáo báo chí rằng: “Chúng tôi phát hiện ra rằng việc gây ra trạng thái tức giận sẽ dẫn đến hàng loạt các rối loạn chức năng mạch máu. Hơn nữa, các chức năng mạch máu bị suy giảm có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.”

Glenn Levine, thành viên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đồng thời là bác sĩ lâm sàng và giáo sư y khoa tại Đại học Y Baylor, cho biết: “Nghiên cứu này là bằng chứng quan trọng đặt nền móng cho việc chứng minh rằng sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch; trạng thái cảm xúc cấp tính mạnh mẽ như tức giận hoặc căng thẳng, có thể dẫn đến các vấn đề cho tim mạch.”

Các nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện ra rằng những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, đau khổ và buồn bã không những có tác động đến tinh thần mà còn thực sự có thể gây hại cho sức khỏe thể chất. Trong đó, có nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch và tử vong do ung thư.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng gấp đôi sau khi bộc phát cơn giận
Một nghiên cứu tổng quan có hệ thống của Đại học Harvard cho thấy so với những thời điểm khác, nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc hội chứng mạch vành cấp tính sẽ tăng 4,74 lần trong vòng 2 giờ sau khi bộc phát cơn giận dữ và nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cũng tăng lên 3,62 lần.

Nghiên cứu cũng cho thấy cơn giận càng đột ngột và dữ dội thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao. Theo số liệu thống kê, so với các thời điểm khác: Trong vòng 15 phút sau khi nổi giận, tỷ lệ nhịp nhanh thất tăng 1,83 lần; trong 15 phút tiếp theo đến khoảng 2 giờ, tỷ lệ nhịp nhanh thất tăng 1,35 lần; tỷ lệ nhịp nhanh thất hoặc rung thất trong vòng 1 giờ sau khi tức giận dữ dội sẽ cao gấp 16,7 lần; trong vòng 1 giờ sau khi giận dữ ở mức độ vừa phải, tỷ lệ nhịp nhanh thất hoặc rung thất cao hơn 3,2 lần.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau khi tức giận là rất có cơ sở. Đặc biệt là đối với những người vốn đã có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hoặc những người thường xuyên tức giận thì khả năng mắc bệnh tim mạch là rất cao.

Nghiên cứu cho thấy cơn giận càng đột ngột và dữ dội thì nguy cơ mắc bệnh tim lại càng cao. (Ảnh: Pixel-Shot/ Shutterstock)

Tần suất tức giận làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người trung niên và người cao tuổi

Tần suất tức giận cũng có tác động đến nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim mạch ở người trung niên và người cao tuổi. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu năm 2022, nghiên cứu bao gồm 47.077 người trung niên và người cao tuổi đã được tham gia vào nghiên cứu trong vòng 9 năm. Kết quả cho thấy những cơn tức giận dữ dội thường xuyên làm tăng nguy cơ suy tim lên 19%, rung tâm nhĩ lên 16% và tử vong do bệnh tim mạch lên 23%.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tần suất tức giận làm tăng nguy cơ suy tim lên 30% ở nam giới và 2% ở nữ giới. Tần suất tức giận làm tăng nguy cơ suy tim ở những người tham gia có tiền sử bệnh tiểu đường so với những người tham gia không có tiền sử bệnh tiểu đường tăng 39%.

Tần suất tức giận không chỉ làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, mà sự tức giận một cách hung hăn đối với người khác có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư lên 14%.

Trầm cảm và lo lắng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Tiến sĩ Shimbo cho biết cảm xúc tiêu cực phổ biến nhất là tức giận, trong khi lo lắng và buồn bã cũng có liên quan đến nguy cơ đau tim nhưng nó ở mức độ thấp hơn.

Nghiên cứu bổ sung cho thấy lo lắng và trầm cảm làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Theo một nghiên cứu sơ bộ được trình bày tại Phiên họp khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2023, một phân tích trên 71.262 người trưởng thành với độ tuổi trung bình là 49 tuổi. Kết quả cho thấy trầm cảm và lo lắng làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ khoảng 35% và đẩy nhanh sự phát triển của các yếu tố mắc bệnh tim mạch mới lên 38%. Đồng thời, người tham gia còn phát triển các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như huyết áp cao, cholesterol cao hoặc tiểu đường loại 2 trong thời gian theo dõi.

Sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất không thể tách rời

Yang Jingduan, người sáng lập và giám đốc y tế của Trung tâm Y học Tích hợp Trẻ ở Pennsylvania, đồng thời là giáo sư của Trung tâm Y học Tích hợp tại Đại học Arizona, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng: Sức khỏe tâm thần có tác động rất lớn đến sức khỏe thể chất. Tinh thần thường được coi là phi vật chất nhưng trên thực tế, vật chất và phi vật chất là những khái niệm đồng nhất.

Trước vấn đề này, ông Yang Jingduan cũng đã đề xuất những cách thức và phương pháp lành mạnh để giúp bạn đối phó với cơn giận:

1. Thiền định

Thiền định có thể giúp giải tỏa cảm xúc. Một nghiên cứu được công bố trên JAMA Psychiatry vào năm 2022 đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng trên 276 người lớn mắc chứng rối loạn lo âu. Người ta nhận thấy rằng, sau 8 tuần điều trị đã giảm căng thẳng dựa trên thiền định.

cuộc sống nhẹ nhàngThiền định có thể làm giảm căng thẳng và có tác động tích cực đối với chứng trầm cảm, mất ngủ, đau đớn và lo lắng. (Ảnh: Shutterstock)

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

2. Điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân

Nếu mối quan hệ gặp rắc rối sẽ khiến mọi người cảm thấy bi quan hoặc chán nản. Vì vậy, việc duy trì mối quan hệ lành mạnh giữa các cá nhân cũng có tác động lớn đến sức khỏe thể chất.

Sự cô lập và cô đơn trong xã hội có thể gây ra những tác động có hại đến sức khỏe tim mạch, não bộ, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong do bất kỳ tình trạng nào trong số này lên đến 30%.

3. Có lòng nhân ái

Có thể hiểu, tha thứ, tử tế với người khác và với mọi việc sẽ khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Nếu không thể chú ý đến vấn đề này, bạn sẽ khó có thể duy trì được thái độ tốt, nhất là khi gặp những trường hợp khẩn cấp, rất dễ xuất hiện những lời nói, hành động hoặc biểu hiện giận dữ quá mức không những sẽ làm tổn thương người khác mà còn tổn thương cả sức khỏe của chính mình. Một nghiên cứu do Harvard dẫn đầu cho thấy sự tha thứ sẽ làm giảm lo lắng và trầm cảm, từ đó thúc đẩy sức khỏe tinh thần của con người.

Ông Yang Jingduan cũng khuyên bạn tĩnh tâm lại và cho bản thân một cơ hội khi cơn tức giận xuất hiện, chẳng hạn như hít một hơi thật sâu hoặc đếm từ 1 đến 10 để giải tỏa hoặc đơn giản là buông đi. Phương pháp đơn giản này có thể giúp bạn thoát khỏi thói quen bị kích động cảm xúc.

Theo epochtimes
Nguồn: Trí Thức VN.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents