Trong Tuyên bố Potsdam ngày 26 tháng 7 năm 1945, Đồng minh kêu gọi các lực lượng vũ trang Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Nhưng chính phủ Nhật Bản đã chọn cách phớt lờ tối hậu thư. Kết quả là 2 trái bom nguyên tử đã rơi xuống Nhật, ở Hiroshima vào ngày 6/8/1945 và ở Nagasaki vào ngày 9/8/1945
Đám mây nấm từ bom nguyên tử trên bầu trời Hiroshima (trái) và Nagasaki (phải) Ảnh Wikipedia
Vào thời điểm đó, trên 200 ngàn người đã thiệt mạng. Nhiều người dân vô tội hoàn toàn không biết tại sao có hiện tượng khủng khiếp này. Nhiệt độ do vụ ném bom tỏa ra tương đương với nhiệt độ của mặt trời. Nhiều thi thể đã cháy hoàn toàn thành tro bụi. Do đó, không phải tất cả các thi thể nạn nhân của vụ ném bom đều được xác định danh tính. Hôm qua (9/8/2022), người dân Nagasaki đã làm lễ tưởng nhớ các nạn nhân của một trong những cuộc tấn công thảm khốc nhất trong lịch sử .
Sau 77 năm, người ta chỉ xác nhận được tên của 192.310 nạn nhân qua đời, trong đó có tên của 3.160 người mất trong năm qua.
Loài hoa đầu tiên mọc lên sau vụ ném bom nguyên tử là trúc đào, do đó người ta chọn là loài hoa biểu tượng của thành phố Hiroshima. Trúc đào phát triển tốt trong các khu vực cận nhiệt đới ấm áp, chịu khô hạn khá tốt và chịu được các trận sương giá không thường xuyên, có màu sắc sặc sỡ và có hương thơm. Thế nhưng, Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, ăn phải trúc đào có thể gây ra các triệu chứng đối với cả đường ruột và tim mạch.
Khi ký giả Akinobu Toshihiko(秋信利) ở Hiroshima hỏi cảm nhận của Thiên hoàng thế nào về việc thả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Thiên hoàng trả lời rằng tôi lấy làm hối tiếc(遺憾)vì quả bom nguyên tử đã được thả xuống. Bởi vì chúng ta đang ở trong một cuộc chiến như vậy. Tôi cảm thấy tiếc (気の毒) cho người dân Hiroshima, nhưng tôi nghĩ đó là điều không thể tránh khỏi.
Tại một buổi tiệc tại Nhà Trắng, một ký giả của The Times đã nói với Thiên hoàng rằng Bệ hạ nói “Cuộc chiến đó khiến tôi vô cùng đau buồn.” Có phải điều này có nghĩa là Bệ hạ cảm thấy phải chịu trách nhiệm về chính cuộc chiến, bao gồm cả chiến tranh bùng nổ? Ngoài ra, Bệ hạ có quan điểm gì về cái gọi là trách nhiệm chiến tranh?
Thiên hoàng trả lời rằng đối với những ngôn ngữ diễn đạt có thể bị hiểu nhầm (言葉のあや) như vậy, tôi không biết nhiều về thể loại văn học đó, vì vậy tôi không thể trả lời câu hỏi đó.
Sức tàn phá của 2 quả bom nguyên tử đã không chỉ giúp cho Hoa Kỳ sớm kết thúc chiến tranh, tránh không bị tổn thất nhân mạng cao, mà còn đưa Hoa Kỳ vào vị trí thống trị thế giới thời hậu chiến. Ngày nay vị trí này đang bị thách thức?
Montreal, ngày 9/8/2022
Ngô Khôn Trí
Filed under: Góc nhìn, Sự kịên, Thế giới đó đây | Tagged: 2 trái bom nguyên tử rơi xướng Nhật, Góc nhìn thế giới, Sau 77 Năm - Ngô Khôn Trí, Trúc Đào |
Trả lời