• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 050 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 050 other subscribers

Đến Lúc Phải Chết – Hãy Tự Mở Kho Báu Của Mình

Đến Lúc Phải Chết

Thiền sư Ikkyu, ngay lúc còn bé đã rất thông minh. Thầy của cậu có một chén uống trà rất quý, một đồ cổ hiếm hoi. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ chén và vô cùng bối rối. Nghe bước chân thầy đến, Ikkyu vội dấu chén vỡ sau lưng. Thầy xuất hiện, Ikkyu hỏi: “Tại sao con người phải chết?”

“Thật là tự nhiên,” vị thầy già trả lời. “Mọi vật đã sống lâu tất phải chết.”
Ikkyu, liền giơ cái chén vỡ ra nói: “Đã đến lúc cái chén của thầy cũng phải chết.”


Hãy Tự Mở Kho Báu Của Mình

Daiju tìm đến Thiền sư Baso ở Trung quốc để học đạo. Baso hỏi: “Ông tìm kiếm cái gì?”

“Đạo giác ngộ,” Daiju trả lời.
“Ông đã có sẵn kho báu, tại sao còn phải tìm kiếm bên ngoài?” Baso hỏi.
Daiju thắc mắc: “Kho báu của tôi ở đâu?”
Baso trả lời: “Cái mà ông vừa hỏi là kho báu của ông đấy.”
Daiju hốt nhiên thoắt ngộ! Từ đấy về sau ngài thường khuyên bạn bè: “Hãy mở kho báu của mình ra mà dùng.”

.

Nguồn:  101 Câu Chuyện Thiền

Dịch giả: Trần Trúc Lâm

Kenny G- Nghệ sĩ Saxophone Tài Hoa và Tình Khúc

Lâu rồi không thấy chị up nhạc trên Ban Mai Hồng? Nếu có thể xin chị giới thiệu một tí nhạc, món ăn tinh thần, trong những ngày tháng chạp, đầu năm dương lịch 2011.

Bạn Võ Bình Minh đã viết cho Ban Mai Hồng mấy dòng thư ngắn trên.

Hôm nay xin được giới thiệu 10 bản nhạc hoà tấu của một trong số những nghệ sĩ saxophone hay nhất thế giới: Kenny G biểu diễn cùng với một số ca sĩ nổi danh khác như Brian Mcknight, Stevie Wonder, Richard Marx, Yolanda Adams (dù mình đã post một bài về tay chơi saxophone tài năng bậc nhất này từ lâu lắm trên  một trang khác).

Coi như để giúp chính mình quên đi những nỗi lo lắng và tất bật của những ngày này và tặng những bạn yêu thích saxophone với Kenny G, đặc biệt bạn Bình Minh.

Về Kenny G có lẽ không cần nói nhiều.  Người nghệ sĩ Mỹ sinh năm 1956 tại Seattle, tên thực là Kenneth Gorelick, bắt đầu chơi saxophone năm 20 tuổi. Tiếng kèn saxo của người nghệ sĩ tài ba lừng danh này là tiếng lòng thổn thức của những cảm xúc, rung động trong tình yêu và cuộc sống. Âm nhạc và giai điệu của Kenny G sâu thẳm, réo rắt, du dương, có khi cao chất ngất, lê thê như lời than thở cho một cuộc tình không may, chia cách, những nỗi buồn đẹp, và những tĩnh lặng êm đềm như tiếng gió rì rào bên hàng liễu rũ. Nhắm mắt lại bạn sẽ thả hồn  theo những giai điệu đủ cung bậc: nhẹ nhàng êm ái với những Besame Mucho, hay buồn da diết như  Yesterday.

Tài năng của Kenny G đã đem lại cho ông những giải thưởng âm nhạc lớn như Grammy, Amercian Music, Soul Train, World music & NAACP Image Awards. Kenny G cũng được ghi danh trên Đại Lộ Vinh Danh Hollywood.

Các bạn thấy những bài tình ca thường buồn như ý câu thơ: “Lời vui khó nói, điệu buồn dễ hay”, nên những tình khúc hôm nay ít nhiều mang âm hưởng mùa đông của những cuộc chia ly và nuối tiếc.

Nhưng trước hết, mời các bạn nghe một bài jazz kinh điển ca ngợi thế giới tuyệt vời chúng ta đang sống với nghệ sĩ nhạc jazz vĩ đại của Mỹ , Louis Armstrong. Các bạn sẽ nhìn thấy những cây lá xanh, những đoá hồng thắm tươi, những đám mây trắng lơ lửng, cầu vồng bảy sắc, những khuôn mặt rạng rỡ nụ cười, nghe tiếng trẻ thơ khóc, người ta chào nhau…. Ôi , cuộc sống đẹp sao khi người ta nói yêu nhau! What A Wonderful World

Về những tình khúc buồn điệu Blue như tiếng mưa mở đầu sẽ là một bài ca quen thuộc, Careless Whisper, đồng sáng tác của George Michael và Andrew Ridgeley năm 1984, qua giọng ca của Brian Mcknight và tiếng kèn saxophone của Kenny G. Bài hát tuy buồn vì một người trong cuộc tình đã phạm một sai lầm đến nỗi một người bạn hay có lẽ người yêu phải ra đi.

Bài hát mở đầu bằng câu : Time can never mend the careless whispers of a good friend. ( Thời gian chẳng bao giờ sửa lại được những lời thầm thì vô tâm của một người bạn tốt …)

Bài  tình ca thứ hai là One More Time của Daft Punk cuối năm 2000. Bài này nghe tha thiết và hơi nhói lòng với giọng nữ của Beth lúc cao vút như một lời nuối tiếc bên tiếng kèn ngân dài não nề. Nàng chỉ xin được một lần nữa trong vòng tay và một nụ hôn nữa trước khi tỉnh giấc và thấy rằng người yêu đã ra đi. Ba bài cuối sẽ là solo của Kenny G : Besame Mucho ( saxo cùng với harmonica do Stevie Wonder )Yesterday,The Sound of Silence.

Tuy còn nhiều bài rất hay của Kenny G, xin hẹn các bạn một lần khác.

Chúc các bạn những phút vui với âm nhạc

1. What A Wonderful World – Kenny G- Louis Armstrong

I see trees of green…….. red roses too
I see them bloom….. for me and for you
And I think to myself…. what a wonderful world.

I see skies of blue….. clouds of white
Bright blessed days….dark sacred nights
And I think to myself …..what a wonderful world.

The colors of a rainbow…..so pretty ..in the sky
Are also on the faces…..of people ..going by
I see friends shaking hands…..sayin.. how do you do
They’re really sayin……i love you.

I hear babies cry…… I watch them grow
They’ll learn much more…..than Ill never know
And I think to myself …..what a wonderful world

(instrumental break)

The colors of a rainbow…..so pretty ..in the sky
Are there on the faces…..of people ..going by
I see friends shaking hands…..sayin.. how do you do
They’re really sayin…*spoken*(I ….love….you).

I hear babies cry…… I watch them grow
*spoken*(you know their gonna learn
A whole lot more than Ill never know)
And I think to myself …..what a wonderful world
Yes I think to myself …….what a wonderful world.

2. Careless Whisper – Kenny G – Brian Mcknight

Time can never mend the careless whispers of a good friend
To the heart and mind, ignorance is kind
there’s no comfort in the truth
pain is all you’ll find

Should’ve known better

I feel so unsure as I take your hand and lead you to the dance floor as the music dies, something in your eyes calls to mind the silver screen and all its sad good-byes

I’m never gonna dance again guilty feet have got no rhythm though it’s easy to pretend
I know you’re not a fool

Should’ve known better than to cheat a friend and waste the chance that I’ve been given
so I’m never gonna dance again the way I danced with you

Time can never mend the careless whispers of a good friend to the heart and mind ignorance is kind
there’s no comfort in the truth
pain is all you’ll find

I’m never gonna dance again
guilty feet have got no rhythm
though it’s easy to pretend
I know you’re not a fool

Should’ve known better than to cheat a friend and waste this chance that I’ve been given so I’m never gonna dance again the way I danced with you

Never without your love

Tonight the music seems so loud
I wish that we could lose this crowd
Maybe it’s better this way
We’d hurt each other with the things we’d want to say

We could have been so good together
We could have lived this dance forever
But noone’s gonna dance with me
Please stay

And I’m never gonna dance again guilty feet have got no rhythm though it’s easy to pretend
I know you’re not a fool

Should’ve known better than to cheat a friend and waste the chance that I’ve been given
so I’m never gonna dance again the way I danced with you

(Now that you’re gone) Now that you’re gone
(Now that you’re gone) What I did’s so wrong that you had to leave me alone

3. One More Time –Kenny G – Beth

I lie half awake, late at night I reach out to touch you feel you by my side
and I reach, and I reach, but I never get to feel you
Will I ever get to feel you again, again

Just one more time
One more moment
To take you in my arms
One more chance
One more kiss
Before I wake to find you gone
One more time
Before I have to face another day,
and my heart breaks again

It´s only a dream but it´s all so real
Don´t want it to end but I know it will
So I pray, and I pray
Every night I´m on my knees
Begging for the chance to see you again, again

Just one more time
One more moment
To take you in my arms
One more chance
One more kiss
Before I wake to find you gone
One more time
Before I have to face another day, and my heart breaks again

Oh one more time
Before I have to face another day,
and my heart breaks again again…

4. How Can I Suppose To Live Without You – Kenny G – Michael Bolton

I could hardly believe it
When I heard the news today
I had to come and get it straight from you
They said you were leavin’
Someone’s swept your heart away
From the look upon your face, I see it’s true
So tell me all about it, tell me ’bout the
plans you’re makin’
Then tell me one thing more before I go

CHORUS:
Tell me how am I suppose to live without you
Now that I’ve been lovin’ you so long
How am I suppose to live without you
How am I suppose to carry on
When all that I’ve been livin’ for is gone

I didn’t come here for cryin’
Didn’t come here to break down
It’s just a dream of mine is coming to an end
And how can I blame you
When I build my world around
The hope that one day we’d be so much
more than friends
And I don’t wanna know the price I’m
gonna pay for dreaming
When even now it’s more than I can take

CHORUS:

(bridge)
And I don’t wanna face the price I’m
gonna pay for dreaming
Now that your dream has come true

5. Sorry Seems To Be The Hardest Word – Kenny G- Richard Marx

Sorry seems to be the hardest word – Blue & Elton John

What I got to do to make you love me?
What I got to do to make you care?
What do I do when lightning strikes me?
And I wake to find that you’re not there?

What I got to do to make you want me?
What I got to do to be heard?
What do I say when it’s all over?
Sorry seems to be the hardest word.

Chorus:

It’s sad, so sad
It’s a sad, sad situation.
And it’s getting more and more absurd.
It’s sad, so sad
Why can’t we talk it over?
Oh it seems to me
That sorry seems to be the hardest word.

What do I do to make you want me?
What I got to do to be heard?
What do I say when it’s all over?
Sorry seems to be the hardest word.

Chorus

Yeh. Sorry

What I got to do to make you love me?
What I got to do to be heard?
What do I do when lightning strikes me?
What have I got to do?
What have I got to do?
When sorry seems to be the hardest word.

6. I Believe I Can Fly – Kenny G- Yolanda Adams

I used to think that I could not go on
And life was nothing but an awful song
But now I know the meaning of true love
I’m leaning on the everlasting arms

If I can see it, then I can do it
If I just believe it, there’s nothing to it

[1]
I believe I can fly
I believe I can touch the sky
I think about it every night and day
Spread my wings and fly away
I believe I can soar
I see me running through that open door
I believe I can fly
I believe I can fly
I believe I can fly

See I was on the verge of breaking down
Sometimes silence can seem so loud
There are miracles in life I must achieve
But first I know it starts inside of me, oh

If I can see it, then I can do it
If I just believe it, there’s nothing to it

[Repeat 1]

Hey, cause I believe in me, oh

If I can see it, then I can do it
If I just believe it, there’s nothing to it

[Repeat 1]

Hey, if I just spread my wings
I can fly
I can fly
I can fly, hey
If I just spread my wings
I can fly
Fly-eye-eye

7. By The Time This Night Is Over- Kenny G- Peabo Bryson

Silence takes over
Saying all we need to say
There’s endless possibility
In the moves we can make.
Your kiss is giving every indication
If this heart of mine is right.

Chorus
By the time this night is over
The stars are gonna shine on two lovers in love
And when the morning comes
Its gonna find us together
In a love that’s just begun.
By the time this night is over
Two hearts are gonna fly to the heavens above
And well get closer and closer and closer
By the time this night is over.

Lets take a slow and easy ride
Just lay back, and let love take us over
There’s magic here with you and I
And its gonna take us all the way.
Let’s find some kind of a deeper conversation
And darling if it’s right.

Chorus

A night like this may never come again
And you wont want this lie to end
Oh baby we can have it all
By the time this night is…over.

Chorus

Oh, gonna wrap my lovin arms around you.
Heavens gonna smile, gonna smile on two lovers…

8. Besame Mucho – Kenny G- Stevie Wonder ( 2009)

9. Yesterday – Kenny G

10. . The Sound of Silence – Kenny G

Cáo và Mèo

Một con Cáo tự hào khoe với một con Mèo các mưu  mẹo thông minh của mình để thoát khỏi kẻ thù. “Tôi có cả một túi thủ thuật,” nó nói, “trong đó có một trăm cách để thoát khỏi kẻ thù của tôi.” “Tôi chỉ có một cách”, con Mèo nói, “nhưng tôi vẫn thường có thể xoay xở được.” Đúng lúc đó chúng nghe tiếng kêu của  một bầy chó săn đang lao thẳng về phía chúng, con Mèo ngay lập tức phóng lên một cái cây và giấu mình trong đám cành cây. “Đây là cách của tôi”,con Mèo nói. “Anh định làm gì?” Đầu tiên con Cáo nghĩ đến một cách,rồi thêm một  cách khác và khi nó đang suy nghĩ thì đàn chó săn càng đến gần hơn,  và cuối cùng trong lúc con Cáo còn đang bối rối  suy nghĩ, nó bị bầy chó săn bắt và bị các thợ săn giết ngay.

Cô  Mèo, suốt thời gian đó ở trên cây xem, đã nói  rằng:

“Một cách an toàn tốt hơn là trăm cách mà  không thể nghĩ ra .”

.

Bảo Trâm dịch.

.

The Fox and the Cat

A Fox was boasting to a Cat of its clever devices for escaping its enemies. “I have a whole bag of tricks,” he said, “which contains a hundred ways of escaping my enemies.” “I have only one,” said the Cat; “but I can generally manage with that.” Just at that moment they heard the cry of a pack of hounds coming towards them, and the Cat immediately scampered up a tree and hid herself in the boughs. “This is my plan,” said the Cat. “What are you going to do?” The Fox thought first of one way, then of another, and while he was debating the hounds came nearer and nearer, and at last the Fox in his confusion was caught up by the hounds and soon killed by the huntsmen. Miss Puss, who had been looking on, said: “Better one safe way than a hundred on which you cannot reckon.”

.

Aesop

Cái răng cái tóc, một góc con người

Nhiều người trong chúng ta còn thuộc lòng bảng xếp hạng: 

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
(…)

Trong số mười cái dễ thương của các bà, các cô, mái tóc được xếp hàng đầu, hàm răng đen chiếm hạng tư. Điều đó đủ nói lên rằng xã hội Việt Nam ngày xưa rất trọng tóc và răng, kể cả tóc và răng của các ông. Thảo nào mới có câu cái răng cái tóc, một góc con người.Lịch sử mái tóc, hàm răng của dân ta cũng đã trải qua nhiều cuộc thăng trầm, đổi thay như vận nước. Nhưng các sách chỉ ghi chép một cách tổng quát. Đại khái chúng ta được biết:

Về thời Hùng Vương, ai cũng xăm mình. Ai cũng búi tó hoặc cắt tóc ngắn (nhưng cũng có người bỏ xoã tóc hoặc tết đuôi xam). Ai cũng thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay. Người ta nhuộm răng, ăn trầu.(Uỷ ban Khoa Học Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, tập 1, Khoa Học Xã Hội, 1971, tr. 48).

Thời nhà Trần, người trong nước đều cạo đầu, cho nên trong Sứ Giao Châu thi tập của Trần Cương Trung nhà Nguyên chua rằng: “con trai đầu trọc, người nào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh, nhân dân đều như sư cả”.Tục cắt tóc này đến Hoàng Phúc nhà Minh mới cấm, nay dân ở Kiên Lao và Trà Lũ huyện Giao Thuỷ (Nam Định ngày nay) vẫn còn giữ tục ấy.(…) Đàn bà cắt tóc để lại 3 tấc tết ở trên đỉnh đầu, buộc lấy đầu sợi tóc rồi búi chặt lại và cài bằng trâm, ở đằng sau gáy không có tóc, cũng không xoa dầu xoa sáp gì cả. (…) Tôi nhận thấy, đấy là phong tục triều nhà Trần, đến bản triều ngày nay thì tục đội khăn xanh, mặc áo thâm, cắt tóc và xăm mình đã thay đổi rồi. (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Khoa Học Xã Hội, 1977, tr. 68-70).

Lê Quý Đôn cho biết thời nhà Trần người trong nước đều cạo đầu, nhân dân đều như sư cả, nghĩa là dân ta gọt tóc hay ít nhất cũng là cắt tóc ngắn.

Đến thời thuộc Minh (1414-1427) Hoàng Phúc ra lệnh cấm dân ta cắt tóc.

Rồi giặc (chỉ quân Minh) chia châu đặt huyện, đắp thành đào hào; đóng quân trấn giữ, hơn hai chục năm, biến phong tục thành tóc dài răng trắng, hóa làm người Ngô cả. Than ôi! Họa loạn tột mực đến như thế ư? (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư).

Sử sách không cho biết từ năm 1428, năm Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh và lên làm vua, thì đầu tóc dân ta ra sao? Chỉ biết rằng năm 1470, Lê Thánh Tôn cấm người không phải là sư sãi không được gọt tóc (Đại Việt sử kí toàn thư). Lê Thánh Tôn bắt dân chúng phải để tóc dài. Năm Lê Quý Đôn viết sách Kiến văn tiểu lục (1777), thì tục cắt tóc và xăm mình đời nhà Trần đã thay đổi, nghĩa là dân ta vẫn còn để tóc dài.

Tóm lại, từ năm 1470 đến khoảng vài năm sau năm1777 dường như dân ta liên tục để tóc dài. Nếu suy đoán thêm thì có thể nói rằng từ thời thuộc Minh đến gần cuối đời nhà Lê dân ta để tóc dài.

Sở dĩ nói rằng đến gần cuối đời nhà Lê là bởi vì năm 1789, trước lúc xuất quân dẹp giặc Thanh, Nguyễn Huệ đã tuyên bố:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
(Lịch sử Việt Nam, sđd, tr. 353)

Vua Quang Trung quyết tâm đánh giặc Thanh để giành lại chủ quyền cho đất nước, giành lại quyền để tóc dài, răng đen cho nhân dân! Điều này có nghĩa là trước đó quân Thanh đã bắt dân ta cắt tóc ngắn. Thật là quái gở ! Ta đang để tóc ngắn thì nhà Minh bắt phải để tóc dài. Ta để tóc dài thì nhà Thanh lại bắt phải cắt tóc ngắn. Đúng là mấy ông con trời chỉ thích đi phá thối. Nhưng điều bất ngờ nhất là hành động cõng rắn cắn gà nhà của Lê Chiêu Thống đã ảnh hưởng đến cả mái tóc của dân ta.Không những thế,  mái tóc của Lê Chiêu Thống cũng chẳng óng mượt gì hơn mái tóc của đám dân ngu khu đen.

Hoàng Lê nhất thống chí kể rằng lúc mới lưu vong bên Trung quốc, một hôm Lê Chiêu Thống được Khang An đãi yến tiệc tại Quế Lâm. Khang An nói với vua Lê:

-Ngày xuất quân không còn xa, vương nên tự mình đem tả hữu liêu thuộc làm quân dẫn đường đi trước. Nhưng bây giờ nên gọt đầu gióc tóc, thay đổi quần áo giống như người Trung quốc, để khi về Nam quân giặc không thể phân biệt được, thì công lớn mới có thể thành. Sau khi khôi phục nước nhà, bấy giờ sẽ lại theo như tục cũ. “Việc binh không ngại dùng cách xảo trá”. Vương nên nghĩ tới chỗ đó.

Vua Lê cho là phải và đáp:

-Chúng tôi không giữ được nước nhà, may nhờ thiên triều cứu viện, dù cả nước phải ăn mặc như người Trung quốc, cũng xin vâng mệnh. Việc ấy còn có tiếc gì?

Rồi vua Lê cùng các bề tôi đều gióc tóc, thay đổi đồ mặc (…). (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Văn Học, 1970,      tr. 377).

Ít lâu sau, Lê Quýnh và một nhóm cựu thần nhà Lê cũng chạy sang Trung quốc. Khang An lại định giở trò cũ, sai người đi mời bọn Lê Quýnh.

Lúc họ tới nơi, An chẳng hỏi han gì, chỉ bàn về việc gọt đầu gióc tóc và đổi đồ mặc mà thôi.

Quýnh biết An dối trá, giận lắm, nói:

-Đòi ta đến ngỡ là để giáp mặt mà bàn bạc, nay té ra lại chẳng bàn bạc gì, mà chỉ toàn bảo gọt đầu gióc tóc và đổi đồ mặc. Chúng ta đây, đầu có thể chặt, tóc không thể cắt, da có thể lột, đồ mặc không thể đổi!

Khang An biết là không thể ép buộc được, bèn sai đem bọn họ an trí ở tỉnh Quảng Tây. (Hoàng Lê nhất thống chí, sđd, tr. 379).

Tiếc thay! Trung thần không gặp minh vương! Dẫu sao thì mái tóc của Lê Quýnh cũng đáng được sử sách tôn trọng hơn mái tóc   của Lê Chiêu Thống.

Thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam, đặc biệt là các nhà nho, chia ra làm hai phe. Họ đem mái tóc ra phê bình, chỉ trích nhau.

Phe thủ cựu thì câu nệ vào chữ thánh hiền, thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất khả huỷ thương, nghĩa là thân thể, da tóc mình là thụ hưởng của cha mẹ, không được huỷ hoại. Vì vậy phải giữ tóc dài cho tròn chữ hiếu.

Phe đổi mới chủ trương cắt tóc cho hợp vệ sinh. Họ cho rằng hành động cắt tóc không dính líu gì tới chữ hiếu cả.

Đến đầu thế kỉ 20, khoảng năm 1905, phe để tóc dài chắc vẫn còn đông, khiến cụ Phan Châu Trinh phải diễn thuyết kêu gọi dùng nội hoá, hớt tóc ngắn, bận đồ tây.

Dân gian có bài vè:

Tay trái cầm lược,
Tay phải cầm kéo.
Húi hề! Húi hề!
Thủng thẳng cho khéo.
Bỏ cái ngu này,
Bỏ cái dại này.
Ăn ngay nói thẳng
Học mới từ đây
(…)
(Bài ca húi tóc)

Ngày nay, đàn ông hầu như không còn ai để tóc dài, búi tó.Xưa kia, trẻ con từ lúc sơ sinh đến khoảng ba, bốn tuổi, trai hay gái đều:

Đầu trọc lông lốc bình vôi
Mẹ ngồi mẹ iả, mẹ bôi lên đầu

Từ bốn tuổi trở lên, con trai để ít tóc trên đỉnh đầu, gọi là cái chỏm, hoặc để hai bên gọi là hai trái đào. Con gái để ít tóc đằng trước hoặc sau gáy, gọi là cái cút. Đến chừng mười hai, mười ba tuổi trở lên thì để tóc, không cạo nữa. Để cho đến khi có tóc   dài, đàn ông bới tròn một nắm đằng sau, gọi là búi tó, búi tó củ hành là anh thiên hạ, đội khăn xếp. Đàn bà thì búi tóc hoặc    cuộn tóc vấn khăn, để lòi cái đuôi gà. Chỉ có các nhà sư hoặc một số ít những người làm ăn lam lũ mới cạo trọc đầu, ngoài ra ai cũng để   tóc dài. Những người ít tóc thì mua tóc độn vào cho dày để làm tăng vẻ đẹp.

Tục nhuộm răng đen có từ thuở xa xưa, nhưng chỉ thông dụng ở miền Bắc và phía bắc Trung kì. Từ mười ba, mười bốn tuổi, trai gái đều lo nhuộm răng.Thuốc nhuộm răng làm bằng cánh kiến. Trải thuốc nhuộm lên hai miếng lá cau dài chừng tám phân, rộng độ một phân. Trước khi đi ngủ ấp lên   trên hai hàm răng, như vậy môi trên và môi dưới tự nhiên ôm chặt lấy hai miếng thuốc. Tránh không ăn thịt cá và tất cả những thứ phải nhai. Chỉ ăn cơm nuốt chửng với nước mắm… Lúc mới nhuộm răng màu vàng sẫm, tiếp tục nhuộm độ nửa tháng thì ngả sang màu đen. 

Muốn cho màu đen bền chắc, không phai lạt thì phải chiết răng.

Có người chiết răng bằng cách ngậm và súc miệng nhiều lần bằng nước dưa chua. Có người dùng dao hơ nóng sọ dừa cho chảy nhựa, lấy nhựa này phết vào răng.

Lần đầu nhuộm răng thường bị đau lợi, sưng môi. Nhưng vì:

Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.

cho nên nữ nhi chẳng mấy người quản ngại. Nhuộm răng đen, ngoài cái đẹp theo óc thẩm mĩ ngày xưa, dường như còn ngừa được sâu răng, giữ cho chân răng chắc hơn. Muốn cho hàm răng lúc nào cũng đen nhánh thì độ một năm lại nhuộm bồi thêm một lớp. Răng không được chăm sóc sẽ bị phai màu, loang lổ, gọi là răng cải mả, trông không đẹp.Trẻ con bị gãy răng, nếu là răng hàm dưới thì vứt răng xuống gầm giường cho chuột nó tha, nếu là răng hàm trên thì vứt lên mái nhà. Con gì tha không biết, không nghe nói.

Từ ngày Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tục nhuộm răng dần dần bị bỏ. Các bà, các cô chuyển sang hãnh diện với hàm răng trắng muốt. Các ông cười duyên khoe dăm chiếc răng vàng, răng bạc, lóng lánh vẻ giàu sang. Từ nay phải nhớ là:

Răng đen bôi bác, răng vàng lịch sự

Ngọn gió Tây thổi qua mái nhà, chiếc chong chóng xoay chiều thích ứng!Cũng bởi vì cái răng, cái tóc là của riêng, của quý của mỗi người, được mọi người nâng niu, chăm sóc, nên chúng cũng dễ trở thành nạn nhân của những cuộc đòn ghen, đòn thù. Hoạn Thư lúc nổi trận tam bành đã không ngần ngại

Vội vàng xuống lệnh ra uy
Đứa thì vả miệng, đứa thì bẻ răng

cho bõ ghét nàng Kiều. Nữ nhi thường tình vốn hiền lành, lúc mất gà cũng như đỉa phải vôi, vén quần chửi đổng, lôi cả hàng xóm ra tát cho gãy hết răng! Anh em, họ hàng, láng giềng lúc cơm lành canh ngọt thì thơn thớt thề không bao giờ để cho môi hở răng lạnh. Lúc lục đục, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, thôi thì răng cắn phải lưỡi cũng chả sao.Tóc lồ lộ như suối chảy, mây bay.

Người, dáng bước bơ vơ của bầu trời hải đảo
Tóc bồng bềnh trên nếp trán ưu tư… (Nguyên Sa, Đẹp)

Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông…
(Tố Hữu, Người con gái Việt Nam)

Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da (Kiều)

Tóc quyến rũ hơn răng nên số phận của tóc cũng lận đận, điêu đứng hơn răng.

Nhà nước phong kiến đã định ra một tội để hành hạ tóc. Đó là Tội Khôn. Tội này được Nguyễn Mạnh Hùng bình luận, giải thích như sau:(…) Lớp người trên đây (thông ngôn, ký lục, bồi bếp hay lái xe cho quan Tây) tiếp thu nhanh chóng văn minh phương Tây: nói tiếng Tây, mặc đồ Tây và hớt tóc ngắn như bốn người đàn ông trong hình bên đây (hình Phải tội Khôn). Chế độ phong kiến thấy chướng tai gai mắt bèn ra lệnh đóng cùm cả bọn và ghi rõ tội danh bằng ba chữ Nôm “Phải tội Khôn”. Vậy Tội Khôn là tội gì? (…) Tội Khôn chính là tội cắt tóc. Bốn tội nhân đây, có hai người đầu chải không ngay ngắn, búi tóc không còn, còn hai người thì bịt khăn … chắc là xấu hổ (?) vì mất “búi tó củ hành” mà tờ Phong Hoá đã chế nhạo là “quốc hồn quốc tuý”. Dưới con mắt người dân thời ấy, lớp người này bị coi khinh (…) là “hạng vong bản” chạy theo bơ sữa. (Nguyễn Mạnh Hùng, Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20, Trẻ, 1990, tr.152-153). 

Khiếp nhỉ! Đành rằng chế độ phong kiến rất tàn ác, rất bất công, nhưng đến mức thấy chướng tai gai mắt là ra lệnh đóng cùm thì… hơi quá.

Chúng ta hãy bình tĩnh lật tự điển, tra nghĩa chữ Khôn xem nó là cái gì.

Theo Thiều Chửu, Khôn nghĩa là cắt tóc, ngày xưa có một thứ hình phạt cắt tóc, nhà Hán gọi là Khôn kiềm.

Gustave Hue định nghĩa Khôn: couper les cheveux à un condamné, émonder un arbre (cắt tóc người bị kết tội, cắt tỉa cây).

À, thì ra thế!

Bốn người trong tranh Phải tội khôn làm chuyện bậy bạ gì đó mới bị phạt, bị cùm, bị đem ra cắt tóc. Tội khôn là tội bị                   đem ra cắt tóc, chứ không phải vì cắt tóc ngắn mà bị đóng cùm, mang tội. Hú vía! Cũng may Nguyễn Mạnh Hùng chỉ lẫn lộn           hậu quả với nguyên nhân. Nếu không thì chỗ đâu mà nhốt hết hạng vong bản chạy theo bơ sữa?Chúng ta còn biết hình phạt         Bè chuối trôi sông, một hình thức dã man của Tội khôn, áp dụng cho nữ giới. Đàn bà gian dâm, con gái chửa hoang, bị làng              gọt gáy bôi vôi,  trói vào bè chuối, thả trôi sông. Có người chết đói, chết khát trên bè. Có người chết đuối. Người nào may             mắn được dân làng khác  cứu vớt thì cũng suốt đời phải sống tha phương cầu thực, không dám trở về làng cũ.

 

Nước Pháp sau ngày giải phóng năm 1945 cũng đã áp dụng Tội khôn với một số phụ nữ đi lại với lính Đức quốc xã.

Nói đến mái tóc, tưởng cũng nên nói vài câu đến mũ và nón.

Việt Nam có rất nhiều kiểu mũ (chữ Hán là mạo) và nón (lạp). Ngày xưa chỉ có hoàng tộc, các quan văn võ, các người đỗ đạt      cao mới được đội mũ. Giới bình dân, không chức tước thì đội nón.

Trong số 11 thứ nón được P. Huard và M. Durand (Connaissance du Vietnam, EFEO, Paris, 1954, tr.182) liệt kê, có một      chiếc đã làm hai ông thắc mắc. Các ông gọi nó là chiếc nón giâu, chapeaux des brus? (chữ giâu ngày nay viết là dâu, như                cô dâu). Huard và Durand thắc mắc vì hình dáng cái nón chăng? Nó có vẻ là nón đàn ông. Hay là vì tên gọi?

Câu trả lời cho thắc mắc của hai ông nằm ở bức tranh Hôn lạp trong bộ tranh Oger. Nón dâu và hôn lạp giống nhau. Vậy Hôn nghĩa là gì? Theo Thiều Chửu, hôn nghĩa là lấy vợ, con dâu. Hôn còn có nghĩa là lễ cưới, ngày xưa cưới xin cứ đến tối mới            đón dâu nên gọi là hôn lễ. Gustave Hue cũng định nghĩa chữ hôn là prendre femme, femme, parenté de la femme (lấy vợ,         vợ, họ   hàng bên vợ). Vậy thì chữ hôn trong tranh Hôn lạp phải được hiểu là lễ cưới, lấy vợ, hay con dâu? Huard và Durand      hiểu  là con dâu.

Tranh Hôn lạp có ghi thêm câu chữ Hán Cổ giả nghênh hôn tắc dụng, kim tắc cải chi(ngày xưa dùng lúc đón dâu, ngày nay (khoảng 1909) tục này đã thay đổi). Vậy Hôn lạp có nghĩa là nón đội lúc nghênh hôn, đi đón dâu, tức là…nón của chú rể.

Yêu cầu Huard và Durand nhắn cô dâu trả Hôn lạp lại cho chú rể!

Xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều thời đại. Mái tóc của người Việt Nam nhiều phen rối bù với những cơn gió bụi. Hàm răng      thay trắng đổi đen mấy lần? Lúc thì trọng tóc dài, khinh tóc ngắn. Lúc thì thích tóc ngắn, chê tóc dài. Ngày nào còn yêu hạt   huyền, hạt na, bỗng chốc quay sang chuộng răng lợn luộc, hắt hủi răng đen mã tấu.

Ngày nay thì ngắn dài, đen trắng, sao cũng được. Thời kì mở cửa, kinh tế thị trường, ối dào, ai hơi đâu mà vẽ vời để ý đến  một   góc con người nữa?

Các ông, các cậu tha hồ để tóc chấm vai, húi cua, móng ngựa, sọ dừa. Các bà, các cô cứ việc búi tóc, vấn khăn, phi dê, đuôi  ngựa…

Ai cũng vui vẻ, thoải mái, vô tư.

Cả làng múa ca:

Trên trời có xấp mây xanh
Ở giữa mây bạc, xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua cát “Dã Tràng” về xây…

.

Nguyễn Dư

(Lyon, 4/2003)

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents