Thiền giúp chúng ta bình tâm, làm lắng đọng những dòng tư tưởng và giúp chúng ta an trú trong sự giác tỉnh. Khi trí tuệ hiện diện, bạn sẽ thấy chân lý ở mọi nơi, đó chính là sự an lạc nội tâm – cội nguồn của Hạnh phúc.
Mỗi chúng ta có thể khám phá và tìm thấy con đường cho riêng mình. Có rất nhiều cách để bắt đầu cuộc hành trình, nhưng tất cả đều có chung một hướng. Đừng lo lắng bạn đang ở “cấp độ” nào trên chặng đường này. Hãy tinh tấn thực hành, thời gian sẽ là câu trả lời tốt nhất cho bạn. Tiếp tục đọc →
– Ngồi thư giản và buông xả, để cho tâm rỗng lặng và thoải mái tự nhiên. Không cần phải cố ép hay gò bó thân tâm theo một phương pháp nhất định nào. Tất cả những gì xảy ra đều đang khởi lên trong điều kiện tự nhiên của chúng, và đang là hoàn hảo.
– Buông xả và có mặt với những gì đang có mặt trong thân tâm. Ta không cần phải tạo dựng lên một đối tượng đặc biệt nào trong tâm để quan sát hay theo dõi. Nếu như ta cố ý chọn lựa một đối tượng nào nhất định, thì đối tượng đó không còn là tự nhiên nữa. Đối tượng của thiền là những gì tự nhiên, đang là, trôi chảy và linh động.
“Đừng nói những lời, đừng làm những việc để người phải tổn thương. Đừng mãi nuôi dưỡng oán hận trong lòng.
Kẻ làm người khác phải nhận lấy tổn thương rất đáng hổ thẹn. Kẻ mãi nuôi dưỡng oán hận trong lòng càng đáng hổ thẹn hơn”.()
Đáng hổ thẹn cho người chỉ biết xem thường kẻ khác. Nhưng đáng phải hổ thẹn hơn là người mãi tin mình cũng tầm thường như người ta nói.
“Kẻ thù lớn nhất của mỗi người là suy nghĩ bất thiện trong lòng họ. Người bạn lớn nhất của mỗi người là suy nghĩ thiện, cũng chính trong lòng họ”.(1)
Kẻ thù lớn nhất ở đó, người bạn lớn nhất cũng ở đó, ngay trong lòng mình, cho mỗi người ai cũng có cơ hội để chọn lựa, bạn hoặc thù, để đi chung với mình mỗi ngày.
Khi suy nghĩ bất thiện còn tồn tại trong lòng, đôi chân còn vội vã đua tranh, đôi tay còn cố giữ lại những điều hư ảo, miệng còn muốn nói những lời tổn thương, mắt còn muốn thấy lỗi lầm của người, tai còn thích lắng nghe những ồn ào thị phi. Tiếp tục đọc →
Cuộc sống bao giờ cũng biến đổi và có nhiều những bất ngờ, chúng ta hãy tiếp xử bằng một thái độ rộng mở. Hãy giữ cho lòng mình được rộng mở và mềm dịu. Sự mềm dịu là thái độ của một tâm từ, biết chấp nhận và thứ tha. Đừng bao giờ khó khăn với mình quá. Một cái thấy rộng mở với sự kham nhẫn, giúp ta tiếp tục vững chãi và khéo léo bước tới. Thái độ ấy giúp ta biết sẵn sàng tiếp nhận, không sợ hãi, và có thể xử lý được những khó khăn và bất ngờ của cuộc sống. Tiếp tục đọc →
Chúng ta thường có những ngày tu học với các chủ đề: Khoá tu an lạc, Bước chân thảnh thơi, Một ngày sống hạnh phúc, Cuối tuần tĩnh lặng… Đó là những đề tài rất hay và nhiều hữu ích trên con đường tu học. Nhưng tôi nghĩ, có lẽ rồi một ngày mình cũng sẽ có được những khoá tu với tựa đề như là Hãy có mặt với thực tại như là, Cứ để mây bay, Mưa rơi cứ rơi đi, Còn nương tựa thì còn dao động, bạn hả… Tiếp tục đọc →
Cuộc đời cho ta cơ hội để trải nghiệm và trưởng thành. Tất cả mọi sai lầm, đau khổ và hạnh phúc, mọi sự việc mình được trải nghiệm, mọi con người mình đã và sẽ gặp, đều là cơ hội, là món quà cuộc đời trao tặng cho mình để sử dụng.
Bạch Thầy, Từ email trước đến giờ, con vẫn chưa lần nào tập được chánh niệm khi nói. Vì trong suốt cả ngày con quên mất.
Tập sách nhỏ này là tập hợp của những bài viết ngắn, chia sẻ về những trải nghiệm thiền tập. Chúng là những kinh nghiệm, những đoạn văn, mẩu truyện, cảm nghĩ, có liên quan đến thiền tập, giới thiệu cho chúng ta một lối sống hạnh phúc, tự do. Tiếp tục đọc →
Có một thiền sinh vào tham vấn với vị thầy của mình. Anh ta than phiền là sau nhiều năm dụng công tu tập anh cảm thấy bế tắt, vẫn không lãnh hội và thấy được đạo pháp.
Vị thầy im lặng lắng nghe rồi nhìn anh nói, “Nếu con nghĩ rằng tu tập có nghĩa là mình phải cố sức tìm kiếm để đạt được được một điều gì đó, thì việc ấy rất sai lầm.” Tiếp tục đọc →
Buổi sáng bước ra khỏi phòng, bãi cỏ xanh trải dài đến tận cuối chân trời. Phía xa kia là một dãy núi nằm yên trong sương mờ. Cơn mưa nhỏ chiều qua đã tạnh, tôi thấy những giọt nước còn đọng trên một tờ lá lấp lánh mặt trời. Hôm qua tôi dẫn bé Duy đi xuống thăm bờ ao trong khu rừng nhỏ dưới đồi. Duy cứ lăng xăng chạy trước đòi dẫn đường cho tôi. Nó bảo nó biết đường vì đã theo các chị xuống đây nhiều lần rồi. Con đường dốc phủ một lớp những sợi lá thông khô tròn dài và nhỏ. Tôi phải bước cẩn thận vì những sợi lá thông khiến con dốc có nơi dễ trơn trợt. Thế mà Duy vẫn cứ chạy thoăn thoắt phía trước, tôi phải gọi với theo mấy lần bắt nó phải chậm lại.
Thường thì những gì hay đẹp chúng ta lại muốn được gìn giữ mãi. Tôi nghĩ đến những bức tranh của các danh họa trong các viện bảo tàng, những tác phẩm nghệ thuật, người ta tìm mọi cách để giữ cho nó được tồn tại mãi như lúc ban đầu, không bị biến đổi theo thời gian.
Basho là một nhà thơ rất nổi tiếng của Nhật bản vào thế kỷ 17. Những bài thơ haiku của ông đượm màu sắc của thiên nhiên và nhân sinh. Ông có một cái nhìn rất sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiên của đất trời, của cảnh vật chung quanh. Đối với ông không có vật gì là bình thường hay tầm thường hết. Tiếp tục đọc →
Sử dụng những công cụ thực hành thường gian khổ và nhiều thử thách khó khăn. Chúng ta chỉ nương tựa vào sự kham nhẫn và kiên trì, và chẳng có gì nữa. Chúng ta phải tự mình thực hành, tự mình kinh nghiệm, tự mình chứng ngộ. Các nhà học giả Phật học, tuy vậy, thường rất mơ hồ. Chẳng hạn, khi ngồi thiền, mới có một chút xíu tĩnh lặng là họ bắt đầu suy nghĩ, “Hây, đây chắc là sơ thiền rồi”. Đó là cách tâm họ làm việc. Và khi những suy nghĩ đó sanh khởi, sự tĩnh lặng biến mất. Ngay sau đó họ lại nghĩ, chắc chắn là mình đã đạt đến nhị thiền. Đừng có nghĩ ngợi và suy đoán về nó như thế. Không có cái biển báo nào cho chúng ta biết mình đang chứng nghiệm tầng thiền nào đâu. Thực tế hoàn toàn khác. Chẳng có cái biển nào như cái biển trên đường, nói cho bạn biết: “Đường này đến chùa Wat Pah Pong”. Đó không phải là cách đọc được tâm mình. Tâm chẳng thông báo cái gì cả. Tiếp tục đọc →
Một vị sư phụ và đệ tử đang đi bộ xuyên rừng, như người đệ tử cứ cảm thấy tâm trí rối bời không yên. Anh hỏi thầy: “Thưa thầy, tại sao tâm trí chúng ta không bao giờ ngừng nghỉ và chỉ có rất ít người mới có tâm trí tĩnh lặng? Chúng ta có thể làm gì để luôn thấy tĩnh lặng trong tâm trí đây ạ?
Vị sư phụ mỉm cười, nhìn đệ tử rồi nói: “Ta kể cho con nghe câu chuyện về một con voi. Con voi đang đứng hái lá từ trên cây bình thản nhấm nháp. Bỗng có một con ruồi nhỏ bay tới và cứ vo vo gầy tay con voi. Con voi phe phẩy đôi tai để quạt con ruồi đi. Nhưng con ruồi bay đi rồi lại bay tới, con voi lại phe phẩy tai đuổi đi.
Thiền duyệt có nghĩa là niềm vui trong thiền tập. Khi mới bắt đầu tập thiền, tôi tưởng muốn an tâm và phát triển định lực ta cần phải cố gắng và vất vả ghê gớm lắm.
Thiền sư Đạo Nguyên của thế kỷ thứ 13, vị tổ của dòng thiền Tào Động ở Nhật bản, có lần được một người học trò hỏi rằng, “Thầy sẽ làm gì nếu Thầy bị vướng vào một cuộc tranh cãi? Thầy có cố gắng để thắng cuộc tranh luận ấy không, hay là Thầy sẽ nhượng bộ, mặc dù biết rằng mình là đúng?” Thiền sư Đạo Nguyên đáp, “Ta không cần phải chọn một trong hai điều ấy. Chỉ cần ta không quan tâm và thiết tha đến nó nữa, thì tự nhiên sự tranh cãi sẽ mất đi năng lượng.” Tiếp tục đọc →
Tôi có một người bạn, có lần chị đi sang thành phố New York, thấy có một tấm biển quảng cáo thật lớn, với hình một người thiếu niên mặc một chiếc quần jean cũ bạc màu, đứng với với một thái độ thách thức, cạnh bên là một dòng chữ lớn “Be Who You Are!” Mình sao thì cứ là như vậy, hãy sống với con người thật của mình!
Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây. Tiếp tục đọc →
Hỏi:Tôi là một Phật tử và cũng đã hành thiền hơn hai mươi năm. Nhưng tôi chưa bao giờ thật sự kinh nghiệm được một sự an lạc nào lâu dài. Tôi cũng đã được học hỏi và thực hành theo nhiều lời dạy của các thiền sư, nhưng sao thấy mình vẫn bị sai xử bỡi những cảm xúc và thói quen cũ. Nhiều lúc tôi tự hỏi, “Mục đích để làm gì đây?” Tôi cần phải làm gì bây giờ?
Đôi khi người ta thối lui trên con đường tu tập vì họ sợ rằng sự tu tập sẽ làm mất đi lòng say mê (passion) và sự tự nhiên (spontaneity) trong cuộc sống của họ. Họ thắc mắc không hiểu rằng tỉnh giác và tự nhiên, hai đức tánh ấy có tương hợp với nhau không, hay là cái này sẽ tiêu diệt cái kia. Câu hỏi đó rất là lý thú bởi vì nó cho ta thấy một sự hiểu lầm về tính tự nhiên của tập quán, thói quen, mà theo tôi thì nó chẳng tự nhiên một chút nào hết. Tiếp tục đọc →
Ngày này năm ngoái, 20/10/2013, là một ngày kỷ niệm khó quên đối với những người tiên phong trong Đạo tràng Thiền Quang BMT. Tại Phương Thảo Am, những người chân ướt chân ráo đến cửa Đạo đã không ngần ngại tổ chức một buổi nói chuyện về bốn người phụ nữ có ảnh hưởng lớn trong Phật giáo Việt Nam và thế giới. Để có tên gọi và cho trịnh trọng một chút, gọi là buổi tọa đàm về hành trạng của bốn nữ đạo sư. Nể thiệt! Nhớ đến kỷ niệm này, có lẽ ai có mặt trong buổi nói chuyện hôm đó, cả nam lẫn nữ, đều cảm thấy khâm phục! Những người phụ nữ bình dị, không phải là giáo sư tiến sĩ gì cả, chưa tu luyện gì cả, mà dám bàn đến hành trạng của những bậc thầy khả kính như nữ thiền sư Ayya Khema, thiền sư Dipa Ma, nữ khất sĩ Huỳnh Liên và nữ sĩ Thích nữ Trí Hải. Phải chăng phong cảnh hoang sơ tại Phương Thảo Am đã truyền cảm hứng cho những người phụ nữ mới đến đây học tu có được tâm thái tự nhiên, tự tin… và tự tại đến thế?
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Tiếp tục đọc →