Bát phong có nghĩa là tám ngọn gió, thổi rất mạnh làm cho cuộc sống con người bị xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống, nếu con người không bị tám ngọn gió này làm dao động thì cuộc sống rất bình thường. Tám ngọn gió này gồm: “lợi-suy, hủy-dự, xưng-cơ, khổ-lạc”, là lợi dưỡng – suy hao, hủy báng – tán thán, tôn kính – chê bai, đau khổ – vui mừng, hay còn gọi là được – mất, khen – chê, tốt – xấu, khổ đau – hạnh phúc. Tám ngọn gió làm cho chúng ta quay cuồng trong thế gian này.
Tám ngọn gió ảnh hưởng con người như thế nào? Có một câu chuyện rất thú vị, kể về ông Tô Đông Pha và Ngài Phật Ấn sống vào khoảng thời Tống, cuối thế kỷ 11. Ông Tô Đông Pha là một thi sĩ danh tiếng, không chỉ là một nhà thơ mà còn là nhà nghiên cứu Phật học rất uyên bác. Ông rất tự hào về văn sĩ, thư sĩ và cả hiểu biết Phật học của mình. Ông giao thiệp với thiền sư Phật Ấn. Hai Ngài rất thân thiết và thường trao đổi Phật học với nhau.
Việc đáng mừng ở xã hội hiện nay là tinh thần tương thân tương trợ giữa người với người khá mạnh. Người khổ, nhờ thông qua mạng xã hội, nhận được sự trợ giúp khá nhanh. Những người có lòng tốt, ghét cái ác, thích cái thiện vẫn còn nhiều.
Trong kinh Tăng nhất A-hàm, Phật phân ra bốn loại người:
1- Thân vui tâm không vui.
2- Thân không vui tâm vui.
3- Thân không vui tâm không vui.
4- Thân vui tâm vui.
Thân vui tâm không vui, là “Phàm phu tạo phước, đối với các việc y phục, thức ăn uống, giường nằm, thuốc men… không có thiếu thốn, nhưng họ lại không thoát được các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cũng không thoát được đường dữ”.
Vẫn chẳng có gì ngoài những kẽ tay thôi Lại một năm trôi vẫn xin đời thành thật Dẫu vẫn biết mỗi ngày có riêng những chật vật Chỉ xin lòng người đủ tha thiết với nhau
Các nhà tư vấn sức khỏe tinh thần thường khuyến nghị khách hàng của họ lau chùi môi trường nhà cửa hàng ngày. Bụi bẩn và dơ dáy có thể là triệu chứng của bất hạnh hoặc bệnh tật. Nhưng sạch sẽ không chỉ là sức khỏe tinh thần mà nó còn là dạng thực hành cơ bản nhất mà tất cả các trường phái của Phật giáo Nhật Bản đều có. Trong Phật giáo Nhật Bản, người ta tin rằng thứ mà bạn phải làm để theo đuổi tâm linh của mình chính là sạch sẽ, sạch sẽ và sạch sẽ. Điều này xuất phát từ chỗ thực hành quét dọn là sức mạnh.
Nhận lời mời của Thương tọa Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ, quận 5 Tp HCM, sáng ngày 25.12.2016 mình có buổi Nói chuyện hơn 90 phút với các bạn trẻ về một chủ đề mở rộng trong Chuyên mục có tên là “Gương Sáng” của chùa. Có hơn 600 bạn trẻ trong một khóa tu có mặt và không ít các người lớn tuổi cũng đến tham dự. Sau buổi nói chuyện, mình mới được gặp họ: có bạn là bác sĩ về hưu, là nữ hộ sinh, là sinh viên y khoa, có bạn bên nhóm Công tác xã hôi của Chị Nguyễn Thị Oanh, nhóm báo chí… Tiếp tục đọc →
GN – HỎI: Trong cuộc sống hàng ngày, thiết nghĩ, không ai tránh khỏi việc phạm giới sát sinh. Nhà tôi thường xuyên bị những đàn kiến bò vào cắn đốt và phá đồ đạc. Ban đầu tôi không muốn sát sinh nên dùng chổi quét ra nhưng chúng vẫn ngoan cố bò vào. Không còn cách nào khác tôi buộc phải dùng hóa chất để phun xịt.
Nhìn những con kiến nằm bất động như vậy tôi rất đau khổ và day dứt vì mình đã quy y Tam bảo rồi mà phạm giới sát sinh. Tôi biết mình sẽ thọ nhận quả báo xấu cho việc này. Hiện tại tôi chỉ biết niệm Phật cầu cho chúng vãng sanh. Mong quý Báo cho tôi đôi lời giáo huấn.
Hầu hết các vị thầy của tôi đều sống rất thọ. Một vị sống đến 104 tuổi. Tôi có một cuốn sách của ngài ở đây, bạn có thể thấy bức hình của ngài khi ngài tròn 100 tuổi. Rất tĩnh lặng và bình an. Rất tự chủ. Cho đến tận ngày cuối cùng của cuộc đời, ngài vẫn rất bình an và tĩnh lặng. Ngài chuẩn bị cho đám tang của mình trước khi chết. Tiếp tục đọc →
Phản ứng, Hành động và Ứng phó – ba từ có nghĩa tương đối gần nhau, nhưng không phải là một. Chúng khác nhau rất nhiều. Phản ứng nghĩa là nó diễn ra một cách tự động. Có ai đó đến và nhấn cái nút điều khiển của bạn, và bạn phản ứng một cách tự động. Phản ứng tự động đa phần là bất thiện. Dù bạn phản ứng bằng tâm tham, sân, ngã mạn, ghen tỵ hay ghen tuông, bất cứ cái gì, hầu hết các phản ứng tự động đều là bất thiện bởi vì thiếu chánh niệm. Nhưng khi thực hành chánh niệm, chúng ta ngày càng chánh niệm hơn, khi nghe, khi thấy việc gì đó, chúng ta không phản ứng, bởi vì đã có mặt chánh niệm cùng với phần nào trí tuệ và hiểu biết ở đó.
Muốn tu Thiền, hành giả cần có ba đức tính: độ lượng, đức hạnh và từ tâm. Nhưng cuộc sống tâm linh cao đẹp còn cần đến những đức hạnh khác nữa và chúng cũng cần được vun trồng: Bố thí, Giới hạnh, với Xuất ly, Trí tuệ, Tinh tấn nữa là năm Nhẫn, Chân, Kiên định, Từ bi, Và Xả bỏ nữa là mười.
Người cảm thấy trong người mình không được ổn. Không hiểu sao dạo gần đây, người ăn không ngon, ngủ không yên. Lúc nào cũng cảm thấy bồn chồn, bức rức trong người. Thỉnh thoảng lại xuất hiện vài cơn đau nhức mình mẩy, cứ râm ran lan ra khắp cả người.
Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng “Phật tử” như thế mới giúp cho chùa khá giả.
Bát Chánh Đạo là tám con đường tốt lành, chân chính, đúng đắn nhầt để con người sống hạnh phúc và cao thượng. Bát Chánh Đạo gồm có: Chánh Mệnh, Chánh Nghiệp, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.