• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 049 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 049 other subscribers

Đôi dòng về việc hoãn hội nghị G7 -Ngô Khôn Trí

 

Trump wants to host G7 after Nov. election

Hôm qua, ngày 10/8 tại Nhà Trắng,  với vai trò là vai trò chủ tịch luân phiên, Tổng thống Donald Trump cho biết ông muốn tiếp tục hoãn hội nghị thượng đỉnh G7 đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới.

Trước đó vào tháng 3, ông đã từng tuyên bố hoãn hội nghị thượng đỉnh G7 cùng Liên minh châu Âu (EU) dự kiến tổ chức vào ngày 10/6 tại Mỹ, do dịch Covid-19 lây lan khắp thế giới và tình trạng đi lại toàn cầu bị hạn chế.

Vào ngày 30/5, phát biểu với phóng viên khi ngồi trên máy bay Không lực ông đã nói: “Tôi hoãn hội nghị vì tôi không cảm thấy G7 hiện đại diện cho những gì đang xảy ra trên thế giới. Nó là một tổ chức rất lỗi thời”.

Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm ông muốn mời Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ tham dự hội nghị. Thế nhưng Thủ tướng Canada và Anh không đồng ý mời Nga tham dự.

G7 là diễn đàn của 7 cường quốc công nghiệp có kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976, khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa Kỳ.

Từ năm 1987 Bảy vị bộ trưởng của 7 nước thành viên nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về các chính sách kinh tế, đưa ra chiến lược bảo vệ, định hướng và dẫn dắt cho nền kinh tế toàn cầu.

Thế nhưng, trên thực tế, ngoài tranh cãi về vấn đề thành viên, những năm trở lại đây, kết quả Hội nghị thượng đỉnh G7 bị đánh giá không mấy lạc quan. Gần đây nhất là hội nghị thượng đỉnh năm 2017 tại Italy bị đánh giá là “u ám” bởi những tranh cãi liên quan tới việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hội nghị năm 2018 tại Canada cũng bị giới phân tích coi như “thất bại” khi T/thống Donald Trump từ chối ký tuyên bố chung do những bất đồng liên quan đến việc Mỹ đơn phương đánh thuế cao đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập từ Liên minh châu Âu (EU) và Canada.

Gần đây nhất là việc đối phó với đại dịch Covid-19,  nhiều thành viên của G7 không hài lòng với việc Mỹ rút nguồn tài trợ dành cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”. Trái với động thái của Mỹ, Anh đã tăng cường tài trợ cho WHO, trong khi các nước châu Âu cũng đang lên kế hoạch bù đắp lỗ hổng kinh phí cho tổ chức và kêu gọi đóng góp đầu tư nghiên cứu vắc xin ngừa SARS-CoV-2.  Thiếu sự hỗ trợ và liên kết trong việc tìm thuốc chữa trị và phát triển thuốc chích ngừa, nước nào cũng muốn ưu tiên có thuốc vắcxin đầu tiên cho dân mình?

News Archives - Page 667 of 670 - Sada El balad

Tổng thống Trump cùng nguyên thủ các quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Canada hồi tháng 6-2019

 

Liệu G7 có thành công hay không? Nếu như những khác biệt về quan điểm chia sẻ không thể hòa giải, khi mà tư tưởng bảo thủ chỉ biết tới lợi ích của riêng mình và không muốn chia sẻ vẫn còn đó  ?

Montreal, 11/8/2020

Ngô Khôn Trí

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents