• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Trí Tuệ & Tính Cách (Huỳnh Phương-Huệ Hương)

thong minh va tri tue

 

Đọc tiểu sử hành trạng quý cao tăng hiền đức! 

Trí tuệ con người trong tỉnh lặng… mới trưởng thành 

Lạ thay, trong khổ đau bảo táp… tính cách phát sanh, 

Càng học tập chiêm nghiệm cuộc đời là vậy!!

Phải chăng dù thế nào mỗi người tự tỉnh giác lấy !  Tiếp tục đọc

Nhìn Về  Tương Lai! (Huỳnh Phương – Huệ Hương)

An lạc cho mình, an lạc cho cộng đồng

Nay chợt hiểu không chỉ là tuổi trẻ !

Cần đứng vững đôi chân, cặp mắt sáng trong

Bất cứ tuổi nào … trung niên, thu, đông

Có điều ấy … hạnh phúc tăng phấn khởi!

Hiện thân chân lý sống mỗi ngày đi tới!

Ánh sáng chan hoà lan tỏa khắp nơi Tiếp tục đọc

Trăng Thu Ngày Ấy (Huỳnh Phương – Huệ Hương)

Image result for đèn trung thu ngày xưa

Ngày còn nhỏ mong chờ Trung thu đến 

Theo cha về mừng lễ hội  trăng trong 

Bánh ăn thưởng thức, tay có đèn lồng 

Cùng lũ bạn … hát múa ca thỏa thích ! 

Tiếp tục đọc

Đi Về Như Nhiên – Nguyễn Duy Nhiên

Mỗi khi có thời gian nghỉ, tôi vẫn muốn thong thả được làm những gì mình thích. Ở gần nhà có một quán cà phê nhỏ, những dịp rảnh rỗi tôi lại thường ghé qua đây, mua một ly cà phê nóng, và tìm một góc ngồi đọc sách. Giữa những bận rộn của cuộc sống, thỉnh thoảng có những thời gian ta tìm cho mình một góc nhỏ, ngồi yên trong một ngày, là một hạnh phúc.

Tiếp tục đọc

Kính Lạy Phật ( Huỳnh Phương – Huệ Hương )

Đã bao năm, mỗi ngày tự sách tấn 

Để lòng không động trước cái nghe, nhìn .

Tu tập hoài, (vẫn ) bất lực trước chê khinh, 

Tâm dấy loạn, chưa thể nào an định ! 

Tiếp tục đọc

Định Luật Vũ Trụ (Huỳnh Phương – Huệ Hương)

Image result for vô thường, vũ trụ

 

Định luật vũ trụ – quân bình tuyệt đối 

Tất cả xảy ra theo đúng tự nhiên

Tế nhị khôn ngoan, thuận pháp tuỳ duyên,  

Là bí quyết  vui sống trong cuộc thế.

Tiếp tục đọc

Là Ngay Ở Nơi Này – Nguyễn Duy Nhiên

Văn hào Leo Tolstoy có kể một câu truyện về hai người bạn già.  Efim là một người giàu có và có một đời sống rất gương mẫu, ông không uống rượu, không bao giờ nói dối và được mọi người trong làng kính trọng.  Và ngược lại, bạn của ông, Elisha thì có một cuộc sống tạm đủ, thỉnh thoảng ông uống rượu, và hay ưa thích ca hát, vui chơi với bạn bè.

    Một ngày nọ, hai người bạn rủ nhau cùng đi hành hương về nơi Thánh địa.  Trên đường đi, Elisha mệt và khát nước nên bảo người bạn của mình hãy cứ đi trước, ông muốn ghé vào ngôi làng gần đó để xin nước uống, rồi sẽ bắt kịp theo sau. Tiếp tục đọc

Chưa Bao Giờ Mất Đi – Nguyễn Duy Nhiên

Có một lần thi hào Dante đứng gần cây cầu Ponte Vecchio, bắt ngang qua con sông Arno ở thành phố Florence, nước Ý.  Thời gian là vào khoảng trước năm 1300, ông nhìn thấy cô Beatrice đang đứng trên cầu.  Beatrice mặc một chiếc áo màu xanh nhạt.  Khi ấy Dante tuổi còn rất nhỏ và cô Beatrice lại còn nhỏ hơn nữa.  Thế nhưng Dante đã cảm thấy cô Beatrice như một vị thiên thần, và hình ảnh ấy như đã chứa đựng trọn vẹn hết cả một vũ trụ vô tận đối với ông. Tiếp tục đọc

Không Tên – Vô Thường ( BS. Nguyễn Bảo Trung )

 Cấp cứu, bác sĩ ơi cấp cứu.
– Mau, đặt lên giường. Bị sao?
– Hổng biết bị sao nữa. Mẹ tôi đang ngồi chửi bới ba tôi tự dưng ngã vật ra, vã mồ hôi, than mệt.

– Bác Du ơi, nhịp chậm, nghi nhịp bộ nối.
– Mau, lấy xét nghiệm men tim, cắm dịch truyền giữ vein, mời khẩn tim mạch can thiệp. Tiếp tục đọc

Sự Cẩn Trọng Quá Mức Là Xuất Phát Từ Lòng Sợ Hãi – (Huỳnh Phương – Huệ Hương)

Kết quả hình ảnh cho overcome fear

Các con tôi mỗi lần về chơi vào những dịp lễ lớn như Phục sinh, Giáng sinh, hay  các Ngày Lễ học sinh,  chúng nó thường cười cười nhìn tôi mà nói với nhau :

  •   Không ra khỏi nhà sau 6 giờ chiều hả mẹ …
  • Nhà mẹ còn hơn là fortress ( lâu đài phòng thủ) vì muốn vào được phải qua ba lần khoá.

Tiếp tục đọc

Ngẫm

???? Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc, phải tính bằng số triệu.

???? Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ.

Tiếp tục đọc

Đâu chỉ của mình trăng thôi – Nguyễn Duy Nhiên

Có lần bà Sylvia Boorstein, tác giả của quyển “Dễ hơn là bạn nghĩ: con đường hạnh phúc theo lời Phật dạy” được mời vào lớp sáu của đứa cháu ngoại để nói về đạo Phật, lớp của các em cũng mới vừa được học xong về xứ Ấn độ.  Sau khi bà Sylvia trình bày, có một em trai đưa tay lên hỏi,

“Cháu có nghe nói là những người tập thiền giỏi, họ có thể biết trước được tương lai của mình, có phải vậy không?”

Bà đáp, “Có thể, nhưng đó không phải là mục đích của thiền!” Tiếp tục đọc

Nhận Biết Giá Trị Điều Bạn Có

Mời Anh Chị Em và các Bạn thưởng thức một câu chuyện ngắn  trên nền nhạc êm dịu thư giãn  và tiếng chim hót rất thơ về nghệ thuật sống an hòa. Hạnh phúc không đến từ những tham vọng quá sức- những điều hư ảo, mà quên đi giá trị của những điều mình hiện có :

Tiếp tục đọc

Thanh Tịnh – Lưu Ly

Rồi một ngày,
Cảm thấy đời đã đủ
Chẳng có chi cần tranh thủ kiếm tìm
Ngày an yên không vội vã nhịp tim
Nhìn vạn vật qua mắt nhìn chim sẻ
_()_
Tiếp tục đọc

Thấu cảm giữa náo động – Leo Babauta ( Huỳnh Huệ dịch)

https://i0.wp.com/www.thecompassionlab.com/wp-content/uploads/et_temp/compassion-capacity-584879_954x375.jpg
Ảnh từ thecompassionlab

Dù các bạn có đang  sống ở nước Mỹ hay không, kết quả cuộc bầu cử hôm qua có thể khơi dậy những cảm xúc mạnh – có thể là cảm giác bị sĩ nhục hay nỗi muộn phiền thất vọng, có thể là niềm hân hoan khích động, hay có thể là sự khinh  thường người khác. Tiếp tục đọc

Làm sao để có hạnh phúc? – Nguyễn Duy Nhiên

https://banmaihong.files.wordpress.com/2016/10/f1fc5-autumn_wind.jpgNhiều năm trước đây, trường đại học the University of Wisconsin–Madison có tổ chức một cuộc thử nghiệm có liên quan đến vấn đề đo lường hạnh phúc. Các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh não bộ dùng những bộ máy tinh xảo để đo những làn sóng trong bộ não của vài trăm tình nguyện viên, tham gia cuộc thử nghiệm nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của con người. Với khám phá của khoa học ngày nay thì khi một người cảm thấy hạnh phúc, những làn sóng trong phần não phía trước bên trái của họ, left prefrontal cortex, hoạt động rất mạnh.

   

Tiếp tục đọc

Nhờ liễu ngộ vô thường – Thích Tánh Tuệ

 https://i0.wp.com/quangduc.com/images/file/Hy56U2zb0wgBAAs0/w400/phat-thich-ca-2a.jpg
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán  trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi  không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử.

Tiếp tục đọc

Chúng Ta Là Những Việc Mình Làm – Nguyễn Duy Nhiên

https://banmaihong.files.wordpress.com/2016/09/e62a2-rn-buddhanature.jpgNgày nay chúng ta thấy chữ karma được dùng nhan nhản khắp nơi. Nhưng điều đáng tiếc là phần lớn nó đã được dùng một cách rất sai lầm.  Không hiểu vì lý do gì, trong Anh ngữ chữ karma lại có nghĩa như là “định mệnh” hay là “vận số” (fate, destiny, theo American Heritage Dictionary). Điều này thật là một sự bóp méo đáng tiếc, vì trong Phật giáo, karma là một ý niệm rất thâm thúy và có ý nghĩa rất sâu sắc.  Tiếp tục đọc

Ngộ đạo và những thứ không mua được bằng tiền

  “Khi mà đỉnh điểm của sự ‘thay đổi’ diễn ra thì ta mới ngộ ra được nhiều điều. Có những thứ ta nâng niu quý trọng lại là những thứ vô giá trị và ngược lại có nhứng thứ ta lãng quên nó lại trở nên giá trị..!”

Chuyện xảy ra cũng mới gần đây thôi. Một tỷ phú khoảng 50 tuổi ở khi ông phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư gian đoạn cuối, nên ông đem tiền vung ra khắp bệnh viện và hét lên với tất cả mọi người rằng: Cả đời cực khổ để kiếm tiền bây giờ mạng cũng chả còn, tiền nhiều để làm gì chứ..? Lúc này, tiền đối với ông ta bất quá cũng là tờ giấy không hơn không kém.

Image result for Một chiếc máy Smart phone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa. Một chiếc xe Sedan hạng sang, 70% tốc độ là dư thừa.

Tiếp tục đọc

Chánh niệm là gì – Nguyễn Duy Nhiên

Có lẽ cách hay nhất để hiểu chánh niệm (mindfulness) là gì, theo quan điểm truyền thống Phật giáo, là nhận ra những gì không phải là chánh niệm.

Những gì không phải là chánh niệm?

https://banmaihong.files.wordpress.com/2016/08/23884-32bmonks2bsilence.jpg

Tiếp tục đọc

Thái Độ Tiêu Cực (III) – Thiền sư Sayadaw U Jotika ( Sư Tâm Pháp dịch)

https://webproxy.stealthy.co/browse.php?u=https%3A%2F%2Fencrypted-tbn1.gstatic.com%2Fimages%3Fq%3Dtbn%3AANd9GcRvNyyAE-dJVJtlEBywgS1k0ibv4-Ve_SIflwBvTS6RN8iR1f9eFw&b=28

Hầu hết các vị thầy của tôi đều sống rất thọ. Một vị sống đến 104 tuổi. Tôi có một cuốn sách của ngài ở đây, bạn có thể thấy bức hình của ngài khi ngài tròn 100 tuổi. Rất tĩnh lặng và bình an. Rất tự chủ. Cho đến tận ngày cuối cùng của cuộc đời, ngài vẫn rất bình an và tĩnh lặng. Ngài chuẩn bị cho đám tang của mình trước khi chết. Tiếp tục đọc

Thái Độ Tiêu Cực ( II ) – Thiền sư Sayadaw U Jotika ( Sư Tâm Pháp dịch)

https://webproxy.stealthy.co/browse.php?u=https%3A%2F%2Fencrypted-tbn1.gstatic.com%2Fimages%3Fq%3Dtbn%3AANd9GcRvNyyAE-dJVJtlEBywgS1k0ibv4-Ve_SIflwBvTS6RN8iR1f9eFw&b=28Phản ứng, Hành động và Ứng phó – ba từ có nghĩa tương đối gần nhau, nhưng không phải là một. Chúng khác nhau rất nhiều. Phản ứng nghĩa là nó diễn ra một cách tự động. Có ai đó đến và nhấn cái nút điều khiển của bạn, và bạn phản ứng một cách tự động. Phản ứng tự động đa phần là bất thiện. Dù bạn phản ứng bằng tâm tham, sân, ngã mạn, ghen tỵ hay ghen tuông, bất cứ cái gì, hầu hết các phản ứng tự động đều là bất thiện bởi vì thiếu chánh niệm. Nhưng khi thực hành chánh niệm, chúng ta ngày càng chánh niệm hơn, khi nghe, khi thấy việc gì đó, chúng ta không phản ứng, bởi vì đã có mặt chánh niệm cùng với phần nào trí tuệ và hiểu biết ở đó.

 

Thái Độ Tiêu Cực ( I)  – Thiền sư Sayadaw U Jotika ( Sư Tâm Pháp dịch)

Tiếp tục đọc

Bài Học Nửa Đời – Thích Tánh Tuệ

https://i0.wp.com/www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2016/quy2/tthuc_1_859749952.jpg
Nửa đời người tôi hiểu được
Vô thường – ấy lẽ thường nhiên
Và ta chỉ là chiếc lá
Trong rừng nhân loại vô biên..

Tiếp tục đọc

Gieo Gì Gặt Nấy

Ðời sống là một chuỗi ngày gieo giống. Mỗi ngày ta gieo trong tư tưởng, lời nói và hành động để một ngày kia ta sẽ gặt. Mặc dù khoảng thời gian có thể rất xa xôi như thể không bao giờ gặt, nhưng chắc chắn mùa gặt sẽ tới. Nhiều bó lúa phải gặt trước khi ta chết, và nhiều bó khác sẽ phải gặt trong những kiếp tái sinh.

 

Tiếp tục đọc

Làm Thế Nào Để Ham Muốn Ít Đi – Leo Babauta

Nguồn gốc của mọi đau khổ  là ham muốn, do tham, sân, si mà ra ( Phật dạy ) “The root of all suffering is desire,which consists of three roots; greed, hatred and delusion .”

~ Buddha

“ Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham;
Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân;
Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”  ( Pháp Cú )

 photo the-root-of-all-suffering-is-desire-_zpsn1rqwncz.jpg Tiếp tục đọc

Nhảy vào suối mát ta chơi – Nguyễn Duy Nhiên

Có lần vào một tiệm sách, thấy trên tường có treo một thư pháp thật đẹp viết “Dẫu biết vô thường sao lòng vẫn xót xa”. Tôi chợt nghĩ, có phải “lòng ta cảm thấy xót xa” vì cuộc đời vô thường và có nhiều thay đổi như câu thư pháp ấy viết không? Hay vì một nguyên nhân nào khác? Tiếp tục đọc

Một câu hỏi đúng – Nguyễn Duy Nhiên

Có lần một người bạn hỏi tôi, “Nếu như bây giờ mình được gặp Phật và được phép hỏi Ngài một câu, anh nghĩ mình sẽ hỏi gì?” Tiếp tục đọc

Cùng Gieo Trồng – Thích Nhất Hạnh

Trong phần giới thiệu cho cuốn sách, Vườn Tình Yêu: Hướng Dẫn Cho Những Mối Quan Hệ Chánh Niệm, Thầy Thích Nhất Hạnh cho chúng ta thấy cách chúng ta có thể gieo trồng những hạt giống Phật tánh ( Tánh Bụt) trong chúng ta trên những quan hệ yêu thương.

https://i0.wp.com/www.lionsroar.com/wp-content/uploads/2008/11/holding-hands-couple.jpg

Tiếp tục đọc

Chư Thiên Vấn Phật – Cư Sĩ Minh Mẫn


Namo Sakya Muni Buddha

Một thiên nhân đến với Phật trong hóa thân một người Bà la Môn, với vẻ mặt rạng rỡ và bộ trang phục trắng như tuyết. Vị thiên nhân hỏi những câu mà Ðức Phật trả lời sau đây. Tiếp tục đọc

Nhân Quả – Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là “ta” không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.

Tiếp tục đọc

Câu Chuyện ‘Lạ’ Trên Đỉnh Núi – GS. Nguyễn Văn Phú

Câu chuyện 'lạ' trên đỉnh núi

Sau khi từ biệt nhà sư trụ trì chùa Giải Oan ở ngay chân núi, hai thầy trò bắt đầu lên dốc. Mới đi chân còn khoẻ, nhà sư già bước thoăn thoắt, chú tiểu đồng nhanh nhẹn theo sau. Qua một đoạn đường gần như dựng đứng, họ đến một khu đất khá rộng và phẳng với mấy chục ngôi tháp, ngôi lớn nhất và đẹp nhất là tháp vua Trần Nhân Tông – vị sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – bỏ ngôi đi tu, tên là Điều Ngự Giác Hoàng hay Hương Vân đại đầu đà.

Tiếp tục đọc

Giúp người khác biết tu học – Nguyễn Duy Nhiên

https://banmaihong.files.wordpress.com/2015/10/45885-zen2bpilgrim.jpg

Hỏi:  Tôi có một người rất thân đang gặp nhiều khó khăn và khổ đau, chị ta không tìm được một lối sống nào cho có hạnh phúc. Tôi tin rằng nếu chị ta bớt dính mắc và bớt quan trọng hóa những ý nghĩ của mình, chị sẽ bớt khổ đau hơn. Đây là điều mà tôi học được trong thiền tập. Nhưng tôi nghĩ là chị chưa sẳn sàng để tìm hiểu về đạo Phật, hay là chịu tập thiền trong lúc này. Tôi rất muốn giúp chị và hướng dẫn chị vào con đường tu học. Tôi phải làm cách nào đây, tôi không muốn giảng đạo Phật cho chị, hay là bắt chị làm những việc gì mà chị ta chưa sẵn sàng? Tiếp tục đọc

Thứ Gì Đáng Sợ Nhất Trên Đời _ 3 Truyện Thiền Đáng Đọc

Đôi khi ta vẫn tự hỏi thứ đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì? 3 câu truyện hay và ý nghĩa do vị thiền sư kể dưới đây có lẽ sẽ cho bạn một câu trả lời, rồi tự mình ngẫm nghĩ xem có đúng không.

https://i0.wp.com/tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/thien-su-ke-chuyen.jpg

Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?”

Thiền sư đáp: “Dục vọng!”

Người đó lộ vẻ mặt hoài nghi.

Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể vài câu chuyện cho ông nghe vậy”.

Tiếp tục đọc

Bàn về chữ Tu (Phần 2) – Chap Zen

Bàn Về Chữ Tu ( 1) – Chap Zen

Nhiều người nói rằng cuộc sống bận rộn khiến họ không có thời gian để tu. Ơ hay, tu là sửa mình cơ mà. Chỗ nào “mình” có mặt thì phải lo mà “sửa” chứ. Vậy thì tu đâu có tách rời với công việc tại công ty, khi dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, giao tiếp, quan hệ với cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn bè. Bởi chúng ta đều có mặt những khi đó, đều tạo tác ra những suy nghĩ, hành động, lời nói gây ảnh hưởng cho chính mình và người xung quanh. Nếu những điều đó mang tới phiền não, khổ đau cho bản thân mình và mọi người thì chúng ta luôn phải nhận ra và sửa đổi từng ngày, từng giờ, từng khoảnh khắc. Vậy nên đâu chỉ những lúc tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, nghe giảng pháp… mới là thời gian để chúng ta tu. Tiếp tục đọc

Bàn Về Chữ Tu ( 1) – Chap Zen

Xin giới thiệu một bài viết rất hay luận bàn về chữ ” tu ” của Tác giả Chap Zen. Tu là biết sửa mình, để giải thoát những khổ đau phiền não trong tâm và không phải chỉ dành cho các vị tu sĩ đã xuất gia. Góc nhìn theo triết lý Phật giáo rộng và sâu, từ gần đến xa,  luận bàn rành mạch, cụ thể, thực tiễn, rất lợi lạc cho mọi Phật tử trên bước đường tu tập. và sống tỉnh giác.

Trong kinh Pháp Cú, Phật có dạy thế này:

Thắng một vạn quân không bằng thắng mình

Thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất

Nghĩa là người nào thắng được mình mới gọi là người hùng. Thắng giặc bên ngoài chưa phải là hùng. Như vậy nhẫn nhục là việc dễ hay khó? Bị người sỉ nhục, mắng nhiếc ta, ta sỉ nhục, mắng nhiếc lại là dễ hay nhịn nhục là dễ? Mắng lại là dễ chớ bỏ qua khó lắm. Đừng nói chi người lớn, trẻ con khi bị ức hiếp nó tức giận la lối dễ hay làm thinh dễ? Như vậy khi trái ý, nổi giận la lối con nít làm cũng được, còn nhẫn nhịn, người lớn đôi khi làm chưa nổi nữa. Qua đó thì biết cái nào khó! Khó mà làm được nên gọi là Đại Hùng. Đức Phật được gọi là Đại Hùng vì Ngài nhẫn được những điều khó nhẫn.

Trong kinh kể lại, có lần đức Phật trên đường du hóa, một thầy Bà-la-môn lẽo đẽo theo sau chửi nhưng Phật cứ thong thả đi. Ông tức quá chận lại hỏi:

– Ngài Cồ Đàm! Ngài có điếc không?

Phật đáp:

– Không.

– Không điếc sao ông nghe tôi mắng chửi mà không có phản ứng?

– Ta không điếc. Việc mắng chửi của ông có liên hệ gì với ta đâu.

Phật liền nói ví dụ:

– Như nhà ông có giỗ mời bà con quyến thuộc tới dự. Khi họ sắp về, ông gói quà bánh tặng. Những người ấy không nhận thì quà đó về ai?

Ông Bà-la-môn đáp:

– Nếu họ không nhận thì quà đó về tôi chớ về ai.

Phật bảo:

– Cũng vậy, ông chửi ta mà ta chẳng nhận thì những lời mắng chửi đó xin gửi lại cho ông.

( Trích từ Hoa Vô Ưu – thientong.net)

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: