• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Những bài thơ Bùi Giáng hay, buồn, và dị thường nhất

“Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không
Ta đi còn gửi đôi giòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù? “

Những bài thơ Bùi Giáng hay, buồn, và dị thường nhất

Thơ Bùi Giáng hay, buồn, lạ lùng và có nét dị thường đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam. Ông viết thơ bằng một phong cách độc đáo, như là vung vẩy chữ nghĩa trong cái biển thơ mông lung huyền ảo của riêng mình. Bùi Giáng đã đi qua đời sống như một cuộc dạo chơi, cách ông viết, dịch sách, hay làm thơ đều nhẹ tâng, không chủ đích, không màng danh lợi. Không ai biết chính xác Bùi Giáng có bao nhiêu tác phẩm, dù chẳng mấy khi người ta thấy Bùi Giáng tỉnh táo và sáng tác, nhưng ông là tác giả có tác phẩm in ra đứng vào hàng kỷ lục ở miền Nam trước 1975 với hàng trăm đầu sách và hàng ngàn bài thơ không thể nào kể hết. Hãy cùng đọc lại các bài thơ mang đậm chất Bùi Giáng sau đây:

Thơ Bùi Giáng về tình yêu chiếm đại đa số trong cuộc đời thơ ca của ông. Trong loại thơ tình yêu đó lại tỏa thành hai nhánh, một về cõi thực, một về cõi mơ, nhưng tất cả đều gắn với một không gian, một xứ quê mà ông gọi là “cố quận”. Đó là một quê thực xứ Quảng của ông nhưng cũng là một xứ mơ, một quê xưa, nước cũ đầy khái quát mơ hồ.

Tiếp tục đọc

Advertisement

Kìa ai tỉnh, kìa ai…. điên? – Mai Thảo viết về “kẻ lạ trần gian” Bùi Giáng

 

Mai Thảo một văn nghệ sĩ…. thuộc nhóm “sáng tạo “ cố làm mới văn chương, không muốn đi theo “lối mòn hậu chiến” …. hoài. Ông nghiền ngẫm đủ lối viết, diễn tả… và có lẽ cũng không ưng ý lắm nên mới xổ câu thơ dưới….

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.

Rồi Mai Thảo gặp và nhận thấy sao thơ ca của Bùi Giáng sao dễ dàng và kỳ ảo quá…. mà ông cho BG là “kẻ lạ trần gian”. Kẻ lạ là khác người, điên điên một tí. Cái điên này làm bật cái tài năng tới bến của người nghệ sĩ hay của người anh hùng?…

Du sỹ Tâm Nhiên đứng bên trái nhà thơ Bùi Giáng, sau một ngày lang thang qua mấy nẻo đường phố chợ ở Gò Vấp, Sài Gòn, một chiều tháng Sáu 1993 Tiếp tục đọc

Yêu Cuộc Sống Tuyệt Vời – Trần Lê Túy Phượng

Quote Image - Desktop Image

Tôi nghĩ rằng tôi là một người yêu cuộc sống, người  say đắm cuộc đời và là người phiêu lưu không thể thay đổi khác. 

~ Edith Wharton (1862 -1937)

Tiếp tục đọc

Giã Từ Cõi Mộng

Ánh Sáng Là Một Phẩm Tính Của Tánh Không

Giã từ cõi mộng điêu linh
Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Mưa nguồn)

Cõi mộng nào chẳng chất ngất điêu linh: Ông thực sự đã giã từ cõi mộng. Còn cái điêu linh thì vẫn còn đó để cho người ta tập nhìn ngắm và học cách biết yêu. Ông đã khơi mở khả tính vô hạn của tình yêu như một thông điệp trao cho toàn cõi vĩnh hằng:

Tiếp tục đọc

Bùi Giáng (1926-1998): Rằng người đi biệt sắt se không lời

Những người trong gia tộc họ Bùi nhận xét, người vợ Bùi Giáng khá xinh đẹp, cởi mở, vui tính – nhưng rồi bà không ở lâu với người chồng.

Bui Giang (1926-1998): Rang nguoi di biet sat se khong loi

Bùi Giáng là một hiện tượng độc đáo của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhân vật văn học đặc biệt mà dấu ấn ấy thể hiện rất rõ trong thơ của ông – nhất là lục bát. Ông đã viết nhiều thể loại, về thơ có trên 10 tập thơ như Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột, Đêm ngắm trăng, Như sương…; về triết học ông viết Tư tưởng hiện đại, Thế nào là siêu thực…; đã dịch Khung cửa hẹp (André Gide), Hoàng tử bé, Cõi người ta (Saint Exupéry) v.v… Tiếp tục đọc

Bên quán cà phê – Bùi Giáng

Résultat de recherche d'images pour "Bùi Giáng, bên quán cà phê"

 

Gửi Thanh Niên xuân

Cà phê vô tận mưa nguồn
Thành thân vô lượng vui buồn gọi nhau
Em đi ngõ trước vườn sau
Chào Xuân đâu biết niềm đau mưa nguồn

Tiếp tục đọc

Đôi Nét Cảm Nhận Về Thơ Của Bùi Giáng – Thích Pháp Như

 Đọc thơ Bùi Giáng thì phải đọc hết toàn bộ mới cảm nhận được hết cái hay vì cuộc đời của ông là cả một bài thơ lớn. Mỗi bài thơ là một âm sắc trong bản nhạc giao hưởng mà mỗi âm sắc đó có phản ánh một mặt của cuộc đời ông.


Ảnh từ   chuvuongmien.blogspot.

Tiếp tục đọc

Bùi Giáng: Cái Được Thấy Là Khổ Đế (Nguyên Giác)

Bui Giang_p 1

Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng.

Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế.

Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Tiếp tục đọc

Phụng Hiến – Bùi Giáng

Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi! cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn

 

Kết quả hình ảnh cho phụng hiến

*****

Con có nghĩ: ắt là phải thế
Một đôi lần con ghì siết hai tay
Nàng thơ đẹp của trần gian ứa lệ
Bảo con rằng: hãy nhớ lấy phút giây

B.G.

Tiếp tục đọc

Điên (1) – Viết Về Bùi Giáng (Song Thao)

https://3.bp.blogspot.com/-EqMDyB_3BQs/Wpw_AAwtKzI/AAAAAAAA3kQ/vgYrv7p8jWU7IZs6hiwDQ8BU_GtRyJT1gCLcBGAs/s1600/81%2B7%2BHS%2B%25C4%2590inh%2BQuang%2BT%25E1%25BB%2589nh%2B-%2BB%25C3%25B9i%2BGi%25C3%25A1ng.jpgBùi Giáng qua nét vẽ của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh.

 

Năm 1990, nhóm Việt Thường ở Montreal có xuất bản một cuốn thơ của Bùi Giáng gồm những bài chưa được phổ biến trước đây. Hình bìa là tranh chân dung Bùi Giáng do họa sĩ Đinh Cường vẽ, mang tên “Đôi Mắt Bùi Giáng”. Nhìn vào đôi mắt như tóe lửa của chàng thi sĩ được nói tới nhiều nhất, tôi thấy rờn rợn. Tôi tìm hình chụp của Bùi Giáng và tóm được một tấm hình có đôi mắt dữ dội như trong tranh vẽ. Đôi mắt của người điên! Tiếp tục đọc

Hoa Thạch Thảo – L’Adieu (Guillaume Apollinaire) và Mùa Thu Chết – Sóng Việt Đàm Giang

Một trong những bản nhạc nói về mùa thu hay diễn tả mùa thu nổi tiếng ở Việt Nam vào thập niên 70 phải kể đến bài nhạc Mùa Thu Chết của Nhạc sĩ Phạm Duy. Lời viết trong bản nhạc phỏng theo một bài thơ ngoại quốc. Trong bản nhạc, ngay câu đầu tiên có nói đến hoa thạch thảo: “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo”. Hoa thạch thảo cũng được nói đến trong rất nhiều bài thơ văn hay nhạc khác từ trong nước đến hải ngoại. Vậy hoa thạch thảo ở Việt Nam và hoa thạch thảo trong bài thơ L’Adieu của nhà thơ Pháp gốc Ba Lan Guillaume Apollinaire, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc cũng như trong bài thơ dịch của nhà thơ Bùi Giáng khác nhau, có tên Latin ra sao và thuộc họ hay gia đình nào?
Bài viết ngắn này phân biệt hai loại hoa mang tên thạch thảo, một loại mang tên nguyên thủy ở miền Bắc Việt Nam và hoa thạch thảo có xuất xứ ở Ấu châu. Những bàn luận về lý do và tình tiết làm sao bài thơ được ra đời cũng được thu thập và ghi nhận ở đây.

Tiếp tục đọc

Năm Bài Thơ Thu của Bùi Giáng

Thi sĩ Bùi Giáng(1926-1998)

Thu nay trời đất như mơ

Ngày qua nắng cháy, bây giờ mây giăng

Mưa tuôn tưới mát đồng bằng

Xóm làng cây lá nhựa căng dâng trào

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: