• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Ai Cũng Có Khả Năng Thương Yêu – Joseph Goldstein

Khi mới bắt đầu tập thiền quán tâm từ, metta, có một kinh nghiệm đã giúp tôi thấy rõ được tâm thức mình, cũng như cách tôi liên hệ với những người chung quanh. Lúc ấy, tôi được hướng dẫn thực tập ban rải tình thương của mình đến một người dưng (a neutral person), mặc dù lúc đó tôi cũng không hiểu rõ “người dưng” là như thế nào. Thầy của tôi, ngài Anagarika Munindra, chỉ nói rằng tôi hãy chọn một người nào gần đây, người mà tôi không thương cũng không ghét.

Đâu Chỉ Của Mình Trăng Thôi – Duy Nhiên ( Minh Tánh)

Có lần bà Sylvia Boorstein, tác giả của quyển “Dễ hơn là bạn nghĩ: con đường hạnh phúc theo lời Phật dạy” được mời vào lớp học của đứa cháu ngoại để nói về đạo Phật. Lớp của các em cũng mới vừa được học xong về xứ Ấn độ. Sau khi bà Sylvia trình bày, có một em trai đưa tay lên hỏi,

    “Cháu có nghe nói là những người tập thiền giỏi, họ có thể biết trước được tương lai của mình, có phải vậy không?”

    Bà đáp, “Có thể, nhưng đó không phải là mục đích của thiền!” Tiếp tục đọc

“Cân bằng cuộc sống” cách nào? – Đỗ Hồng Ngọc


(Internet)

“Cuộc sống” bây giờ rất lạ. Hồi xưa còn có ngày và đêm, còn có làm việc 8 tiếng ở cơ quan , sở làm, còn lại là thì giờ “của mình” để “tùy nghi”. Xưa hơn nữa – thời con trâu đi trước cái cày theo sau- thì người “trai cày” dậy sớm, ăn no rồi vác cày dẫn trâu ra ruộng, hết buổi cày, phe phẩy quạt mo quay về hoặc ngủ thẳng cẳng dưới bóng mát cây đa…! Tiếp tục đọc

Mắt ngắm trăng được nghỉ – Nguyễn Duy Nhiên

Mùa này vào cuối thu, trời lạnh, và dường như lá rơi nhiều nhất là vào tháng này, khi trời có nhiều mưa. Vào những chiều lộng gió, ngàn chiếc lá bay theo những hạt mưa rơi tất tả mù trời. Có hôm ngồi trong phòng đọc sách, loáng thoáng bóng lá bay đầy bên ngoài cửa sổ mà tôi giật mình ngỡ tuyết đang rơi. Trời thu bên này rất đẹp! Đi trên con đường ngập gió với một không gian đầy màu sắc bay, dễ khiến ta liên tưởng đến cuộc sống của mình giữa những biến đổi của cuộc đời.

Tiếp tục đọc

Thấy Được Mũi Gai Khó Thấy – Nguyễn Duy Nhiên

Mỗi sáng Sư thức dậy thật sớm, đánh chuông báo thức mọi người vào lúc bốn giờ sáng. Trong không gian tĩnh mịch của vùng núi, tiếng chuông nhỏ nhưng ngân dài, vang thật sâu trên dãy hành lang im lặng. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn mịt tối. Tôi bước ra ngoài phòng, đi về phía thiền đường. Không khí lạnh miền núi thấm qua chiếc chăn quấn trên người. Trời vẫn còn tối đen và thinh lặng. Tôi dừng lại, ngước lên cao, một bầu trời lấp lánh sao. Nhìn xa về phía bên kia sườn núi, thấp thoáng vài đóm đèn vàng leo loét của những căn nhà nghỉ mát nằm rãi rác khuất trong rừng núi. Không gian chung quanh đây vẫn còn ngủ yên, bí mật. Tiếp tục đọc

Thế Nào Là Nhất Tâm? – Nguyễn Duy Nhiên

Thiền sư Tejaniya  thường chia sẻ rằng trong phương pháp thiền của ông, cái biết, cái thấy của ta mới là quan trọng, chứ không phải là đối tượng nào. Ông nói, ta phải biết quan sát với một tâm rộng mở, và trọn vẹn với tất cả những gì đang xảy ra trong thân tâm, chứ không cần nên chú ý vào một đối tượng nhất định nào. Vì thật ra, vấn đề không hề tùy thuộc vào việc ta thấy biết những gì.

Tiếp tục đọc

Những gì lối sống tối giản mang đến cho tôi

Kết quả hình ảnh cho tối giản
Ảnh từ Internet

Lối sống tối giản có lẽ là một đức tin mới trong cuộc đời tôi khi tôi bắt đầu thực hành theo phương pháp này từ 3 tháng trước. Và đây là những điều lối sống này đã mang đến cho tôi tới thời điểm hiện tại.

  1. Không gian sống giản dị, gọn gàng

Tiếp tục đọc

Đừng làm gì hết, hãy ngồi yên – Nguyễn Duy Nhiên.

Nhiều năm trước, tôi có dịch một quyển sách viết về thiền tập của bà Sylvia Boorstein. Quyển sách có một tựa đề rất thú vị là “Don’t just do something, sit there”, đừng chỉ làm một cái gì đó, hãy ngồi yên. Cái tựa đề đó nghe hơi lạ, và nó cũng làm đề tài cho một số người mang ra trêu đùa. Như tranh biếm họa dưới đây.

 

Tiếp tục đọc

Tìm Thấy Tĩnh Lặng: An Yên Tại Nhà Giữa Dòng Đời Loạn Động – Huỳnh Huệ dịch

Một số người  trong chúng ta muốn tìm sự bình an ngay giữa  cuộc sống  đầy  rối rắm xao động  của chúng ta, tất cả sự bận rộn,  phiền nhiễu, tác động, căng thẳng đảo điên chi phối lên tất cả.

Kết quả hình ảnh cho go amid the noise and haste

Chúng ta muốn tránh xa tất cả, hoặc kiểm soát mọi thứ và tạo ra trật tự từ đống hỗn độn ấy. Chúng ta muốn sự tĩnh lặng, chúng ta muốn nghỉ ngơi, chúng ta muốn yên bình.

Nhưng loại bỏ sự hỗn loạn và căng thẳng này thường không thể, trừ khi bạn đi vào núi và sống trong một tu viện. (Spoiler: Bạn vẫn sẽ  thấy sự hỗn loạn ở đó.) Vậy chúng ta có thể làm gì?

 

Câu trả lời là tìm sự tĩnh lặng và yên bình giữa sự hỗn loạn .

Đây là một cách thực hành bậc cao,  vì vậy nếu bạn mới học thiền, tôi khuyên bạn nên bắt đầu với những lời khuyên cho người mới bắt đầu và sau đó chuyển sang quyển sách điện tử ngắn gọn của tôi, Hướng dẫn cho người mới bắt đầu Thói Quen Thiền Định ( Zen Habits. Nhưng nếu bạn đã thực tập thiền đôi chút, bạn sẽ có những kỹ năng cơ bản để thực hành tĩnh lặng giữa sự  hỗn loạn.

Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ một cách  thực hành đế có an yên ở nhà, và sau đó nói về cách sử dụng điều đó trong chính cuộc sống đầy hỗn loạn của chúng ta.

An Yên Với Thiền Tại Nhà

Hãy thử điều này ngay bây giờ, nếu bạn đang ở đâu đó, nơi bạn có thể ngồi yên lặng (thậm chí trên tàu hoặc xe buýt) trong một hoặc hai phút:

  1. Ngồi yên, tốt nhất là ở một vị trí mà bạn cảm thấy ổn định và tiếp đất.
  2. Trước tiên hãy kiểm tra cơ thể của bạn – cảm giác của bạn ngay bây giờ như thế nào? Bạn có thể nhận thấy những cảm giác nào? Tư thế của bạn có thẳng đứng và thoải mái không? Bạn đang cảm thấy loại năng lượng nào trong thời điểm này?  Cảm thấy thế nào khi được sống ngay lúc này?
  3. Sau đó kiểm tra hơi thở của bạn – hơi thở của bạn có thoải mái, thư giãn? Hơi thở này  bạn cảm thấy thế nào? Kết cấu của hơi thở này là gì? Hãy chú ý vào hơi thở trong vài phút.
  4. Tiếp theo, mở rộng nhận thức của bạn đối với mọi thứ trong phòng, kể cả chính bạn. Không phải nhận thức gì đặc biệt, chỉ là một nhận thức rộng mở chung về tất cả mọi thứ, mắt mở, đón nhận mọi cảm giác, tiếp nhận chúng, không phân loại chúng. Đừng phán xét bất cứ điều gì, không điều chỉnh bất cứ điều gì đặc biệt, chỉ cần tự  mở cho mình nhận thức về một lĩnh vực cảm giác, bao gồm cơ thể của bạn trong lĩnh vực đó, không tách rời khỏi bất cứ điều gì.
  5. Trong bất kỳ bước nào trong giai đoạn này, nếu tâm trí bạn bắt đầu lang thang với suy nghĩ, chỉ cần nhận ra điều đó (không phán xét) và nhẹ nhàng trở lại nhận thức của bạn về khoảnh khắc hiện tại.
  6. Tiếp theo, mở rộng nhận thức của bạn với mọi thứ trong phòng, kể cả chính bạn. Không phải bất cứ điều gì đặc biệt, chỉ là một nhận thức rộng mở khái quát chung về tất cả mọi thứ, mắt mở, đón nhận mọi cảm giác, tiếp nhận chúng, không đánh giá ( dán nhãn) chúng. Đừng phán xét bất cứ điều gì, không điều chỉnh bất cứ điều gì đặc biệt, chỉ cần mở cho mình nhận thức về một lĩnh vực cảm giác, bao gồm cơ thể của bạn trong lĩnh vực đó, không tách rời khỏi bất cứ điều gì.
  7. Trong bất kỳ bước nào trong số này, nếu tâm trí bạn bắt đầu lang thang với suy nghĩ, chỉ cần chú ý rằng (không phán xét) và nhẹ nhàng trở lại nhận thức của bạn về khoảnh khắc hiện tại.

Nếu bạn có thể  ngồi yên, an trú  trong nhận thức  mở như vậy, quay trở về  khi tâm trí bạn đi lang thang … điều có thể xảy ra là chính bạn có thể rỗng không. Không phải thân thể bạn hay nhận thức  của bạn, mà là quan niệm của bạn về bản thân bạn. Tất cả chúng ta đều có ý tưởng về cái tôi này của mình, một cấu trúc mà chúng ta đã tạo ra là “cái tôi”, nhưng trong thực tế nó chỉ là một khái niệm về tinh thần. Với nhận thức mở, quan niệm này có thể bỏ đi. Hãy thử nó trong một hai phút, và xem liệu bạn có thể để cho khái niệm tinh thần đó về bản thân bạn bỏ đi, để bạn chỉ là một phần của mọi thứ trong nhận thức của bạn.

Điều mà tôi đã tìm thấy là trong những khoảnh khắc bạn làm được điều này, cảm giác như bạn đang về nhà.

Hãy suy nghĩ về cảm giác như trở về nhà – hoặc  về nhà vào ban đêm, hoặc về lại  ngôi nhà thời thơ ấu của bạn sau một thời gian xa vắng. Giống như trở về nhà với những gì quen thuộc, thoải mái, với một cảm giác thuộc về . Đây là nơi bạn thuộc về, nơi bạn được yêu quý, nơi bạn có thể  nghỉ ngơi. Đó là cảm giác mà bạn có thể đạt được nếu bạn an trú trong nhận thức rộng mở, với cảm giác của cái tôi chỉ cần bỏ đi.

Nghỉ ngơi theo nghĩa trở về nhà. Nghỉ ngơi ở nơi tĩnh lặng này, kết nối với vô hạn, vô cùng.

Kết quả hình ảnh cho go amid the noise and haste

Tìm Sự Tĩnh Lặng trong Hỗn Loạn Hàng Ngày

Nếu bạn có trải nghiệm, nhận biết về cảm giác tĩnh lặng này và về việc mình đang ở nhà, trong an bình của trạng thái thiền định như trên (và xin chớ lo lắng nếu bạn chưa thể, mà chỉ có thể thực hành chút ít)… thì bạn vẫn có một nơi để trở về bất cứ lúc nào.

 

Kết quả hình ảnh cho thiền tập giữa đời xao loạn

Trong một giây phút căng thẳng hoặc thất vọng, bạn có thể dừng lại và tìm thấy cảm giác tĩnh lặng này. Trong một cuộc tranh luận với người bạn đời của bạn, trong tiếng gầm rú của còi xe giao thông,  trong sự rã rời kiệt quệ để hoàn thành các công việc đồ sộ hàng ngày như muốn đè bẹp con người của bạn … bạn có thể nghỉ ngơi ở nhà, ở nơi theo nghĩa thuộc về này.

Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn có thể đến được với sự tĩnh lặng đó:

  1. Nhận biết rằng bạn đang bị căng thẳng và  cảm giác sự mất phương hướng vô có, một sự hỗn loạn.  Nhận biết rằng điều này xuất phát từ mong muốn được yên bình, tĩnh lặng, kiểm soát. Nhận biết  rằng điều này xuất phát từ mong muốn được an toàn, muốn ý tưởng của bạn về chính mình được an trú tại một nơi chốn an toàn, ổn định, yên bình.
  2. Tìm ra nơi đó bằng cách an trú trong nhận thức mở, trong thời điểm ngay lúc này. Để  buông bỏ ý thức về bản thân, chỉ cần trở thành một phần của mọi thứ xung quanh bạn. Chỉ cần về nhà, đến nơi bạn thuộc về, nơi bạn bấy lâu vẫn thuộc về.
  3. Tìm cảm giác yêu thương mọi thứ trong ý thức của bạn, một cảm thức khởi dậy từ bi với những chúng sinh đang  đau khổ  (bao gồm không chỉ chính bản thân bạn, mà còn với người khác), cảm giác thân thiện với mọi thứ trong nhận thức của bạn, cảm giác tò mò, dịu dàng, của lòng biết ơn.
  4. Tiếp tục làm những gì bạn cần làm trong thời điểm này, đọc thư điện tử của bạn, thực hiện các công việc hàng ngày của bạn, nhưng với cảm giác tĩnh lặng giữa sự hỗn loạn, kết nối với vô hạn, vô cùng  xung quanh bạn, một cảm giác bình yên khi  bạn đang hành động.

Không cần phải thoát khỏi sự hỗn loạn. Đó chỉ là chuyển động, ở nơi bạn thuộc về.

.

Huỳnh Huệ dịch

từ Finding Stillness: Resting at Home in the Middle of Chaos ~ Leo Babauta

Mục Tiêu Ở Mọi Nơi – Nguyễn Duy Nhiên

Có một vị thiền sư, một hôm ông gửi thư mời những thân hữu và các thiền sinh đến xem ông biểu diễn về môn thiền bắn cung (zen archery). Hôm ấy là một ngày thật đẹp, ông tổ chức buổi biểu diễn ngoài trời. Tấm bia được đặt ở phía cuối một sân cỏ rộng dài, và phía bên kia là biển. Chuông trống nổi lên, vị thiền sư bước ra sân, ông dừng lại cầu nguyện trước một bàn thờ nhỏ. Ông quay sang cúi chào mọi người, rồi trang trọng mặc vào một chiếc áo lụa màu trắng. Vị thiền sư mở một chiếc hộp đen dài và lấy ra một chiếc cung, bình thản điều chỉnh lại độ căng của dây cung. Sau đó, ông ngồi xuống trong tư thế thiền, để cây cung trên đùi mình, và nhắm mắt lại. Mọi người đều im lặng cùng ngồi thiền với ông.

Tiếp tục đọc

Ai Cũng Có Thể Thương Yêu – Nguyễn Duy Nhiên

https://banmaihong.files.wordpress.com/2017/10/1c084-ngam2bnhin2btinh2btai2b1.jpg

Tất cả chúng ta ai cũng có một khả năng thương yêu. Nó có sẵn trong mỗi người chúng ta. Nhưng đôi khi vì những che lấp của một cái thấy sai lầm, của thành kiến, của văn hóa, xả hội mà khả năng thương yêu ấy lại bị giới hạn đi rất nhiều. Chúng ta chỉ thương yêu những gì hợp và gần gũi với mình, những gì mang lại cho ta niềm vui, hạnh phúc. Còn đối với những cái khác, ta trở nên dững dưng hoặc loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của mình. Tiếp tục đọc

Lý thuyết và thực tế – Thiền sư Ajhan Cha

 

https://i0.wp.com/images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/12/27/6-canh-cua-dan-den-su-binh-an-noi-tam-2.jpg

Đức Phật không dạy chúng ta về tâm và tâm sở để ta bám víu vào các khái niệm ấy. Ý định duy nhất của Ngài là để chúng ta nhìn rõ thấy chúng là vô thường, khổ và vô ngã. Rồi từ bỏ. Gạt nó qua một bên. Chánh niệm và biết nó mỗi khi nó sanh khởi. Tiếp tục đọc

Ai có thể thở giùm ai? – Đỗ Hồng Ngọc

Lõm bõm học Phật

Hai ngàn sáu trăm năm trước, một nhà minh triết phương Đông – Đức Phật – bảo đừng vội tin, đến nếm thử đi rồi biết! Đến là thực hành. Nếm thử là cảm nhận. Phải tự mình thực hành và tự mình cảm nhận. Không thể nhờ ai khác. Rồi Ngài vạch ra một con đường “thoát khổ” cho chúng sanh.

« Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết-bàn »…

Ảnh từ http://sharespace.biz

Tiếp tục đọc

Sáu Loại Cô Đơn – Pema Chodron

Không một chỗ để trụ là sự đơn độc tột cùng. Đó còn gọi là sự giác ngộ.

https://i0.wp.com/3yf0ko2hcvkp47iaq34he461.wpengine.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2000/07/Thoma_Loneliness.jpg

Tiếp tục đọc

Thứ Năm – Nguyễn Duy Nhiên

Có một lần trong một khoá tu học, sau khi hướng dẫn các thiền sinh đi thiền hành ngoài trời, bà Natalie Goldberg đọc bài thơ này của nhà thơ William Carlos Williams cho tất cả mọi người nghe,

Tiếp tục đọc

Harvard vinh danh Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cho sự nghiệp Trí tuệ – Từ bi – và Hòa bình

Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: