• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Như một dòng nước lặng lẽ trôi – Ajhan Chah ( Hoàng Phong dịch)

https://i0.wp.com/luutru.tapchivanhoaphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/03/nhu-mot-dong-nuoc.jpg

Bắt đầu từ giây phút này, tôi xin quý vị hãy cố gắng chú tâm, đừng để tâm trí mình phiêu du hết nơi này đến nơi khác. Quý vị hãy tưởng tượng rằng mình đang ngồi một mình trên đỉnh núi cao hay trong một khu rừng hoang vắng. Quý vị là gì và tại sao lại đang ngồi ở đấy? Tiếp tục đọc

Tùy Duyên – Minh Niệm

tuy-duyenMuôn sự tại duyên

Mọi sự mọi vật trên thế gian và cả vũ trụ này đều được tạo thành bởi nhiều điều kiện, ngay cả hạt điện tử là đơn vị cực nhỏ, cũng không phải là một thực thể riêng biệt, những điều kiện tạo thành ấy  gọi là duyên sinh. Tiếp tục đọc

Cuộc đời là một trường học – Thiền sư Sayadaw U Jotika

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC

Thiền sư Sayadaw U Jotika

 Người dịch: Sư Tâm Pháp

 

Tiếp tục đọc

Ai Sướng Hơn Ai – Tâm Thiền

Như thường lệ, vào tám giờ sáng chủ nhật hằng tuần, mọi người lại tề tựu về giảng đường của thiền viện để nghe sư thầy giảng Pháp. Và vào chủ nhật hôm nay, mọi người ai nấy cũng chắc chắn rằng sư thầy sẽ giảng về đề tài ẩm thực.

Tiếp tục đọc

Tuổi Trẻ và Thiền – Khóa Học Mùa Hè 2014

Tuổi Trẻ và Thiền

Thiền: Nghỉ ngơi, vui chơi và học tập là nội dung khóa học thứ 2 trong chương trình sinh hoạt giới thiệu với các bạn trẻ tuổi một nếp sống lành mạnh và vui khoẻ qua phương pháp thiền tỉnh giác của Phật giáo. Khóa học này gồm các buổi giới thiệu thiền Phật giáo căn bản, hướng dẫn thiền, thực hành thiền và chia sẻ kinh nghiệm thiền. Chương trình vui học và sinh hoạt này giúp cho học sinh nắm được phương pháp nghỉ ngơi thư giản cả thân và tâm, phương pháp kết hợp giữa vui chơi lành mạnh và học tập một cách hiệu quả.

Khoá học này sẽ được tổ chức nội trú 7 ngày với các thông tin chi tiết sau:

Địa điểm: Phương Thảo AmKhu tu thiền Tịnh xá Ngọc Quang, cuối Hẻm 3, Tỉnh lộ 8, Phường Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột.

Thời gian: Từ ngày 07/6/2014 đến ngày 15/6/2014.

Độ tuổi: Từ 14 đến 18 tuổi. Tiếp tục đọc

Hình Tướng và Thanh Âm – Tâm Thiền

https://thientinhtam.files.wordpress.com/2014/05/hinhtuongvathanham_thumb.jpg?w=274&h=210

Như thường lệ vào tám giờ sáng chủ nhật hằng tuần, mọi người lại tề tựu về thiền viện để nghe sư thầy giảng Pháp. Và vào chủ nhật hôm nay, thật là một bất ngờ dành cho tất cả. Ngay khi vừa mới đặt chân vào giảng đường, nhìn lên trên tấm bảng, mọi người đã liền trông thấy một dòng chữ to tướng được viết thật sắc nét, và cẩn thận: “Trong cái thấy biết, nếu chạy theo phân biệt là gốc của vô minh, nếu không như vậy là Niết Bàn”. Tiếp tục đọc

Nhớ, Tưởng và Quán ( Duy Thịnh ghi theo chia sẻ của Đại Đức Giác Kiến )

Kinh nghiệm thiền tài tử

TQ: Từ sau khóa thiền cuối năm 2013 tại Phương Thảo Am, các bạn mới học thiền mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của mình mà không ngại đúng sai. Tốt cũng chia sẻ mà xấu cũng chia sẻ. Tốt chia sẻ để người khác biết và có thể thử nếu thích. Xấu chia sẻ để người khác biết và tránh nếu không muốn phí sức phí thời gian. Từ đó, những bạn đến Phương Thảo Am tập thiền cởi mở hơn trong chia sẻ. Chúng tôi gọi những điều được chia sẻ đó là kinh nghiệm thiền tài tử. Chúng tôi tạm gọi là “tài tử” với nghĩa là những kinh nghiệm nghiệp dư của những người thích thì tập thử chơi chứ chưa biết mô tê gì về thiền đạo hay Phật đạo cả. Đó là những kinh nghiệm abc về thiền. Và cũng như các bạn, những gì chúng tôi chia sẻ với các bạn cũng chỉ là kinh nghiệm thực tập của người mới bắt đầu mà thôi. Những kinh nghiệm đó cũng là những kinh nghiệm nghiệp dư vậy. Với tinh thần đó, chúng tôi chia sẻ với các bạn nội dung trao đổi của Phật tử Ngọc Thủy Hoàng Thị Quang, chuyên viên xét nghiệm, nguyên giảng viên trường Đại Học Tây Nguyên, và Sư Giác Kiến, người chăm sóc vườn thiền Phương Thảo Am, Buôn Ma Thuột, cùng sự có mặt của nhiều học viên trong buổi học thiền tại Phương Thảo Am ngày 5/4/2014 vừa qua. Chúng tôi xin cảm ơn anh Duy Thịnh đã ghi lại buổi trao đổi này và xin chân thành tri ân Sư Giác Kiến đã dành thời gian đọc lại, chỉnh sửa những lỗi về câu cú và cho phép chia sẻ nội dung buổi trao đổi này.

Tiếp tục đọc

Hai Phút Quan Trọng Nhất Đời Bạn – ( Leo Babauta) – Huỳnh Huệ

Có thể nói hai phút ở đâu đó chẳng có gì quan trọng trong cuộc sống 1 ngày, 1 tuần hay cả một đời của bạn
Thế nhưng có 2 phút mà bạn có thể dành ra, ngay bây giờ, lúc này sẽ có tác dụng vô cùng lớn lao đối với cuộc đời mình.
Bạn sẽ hồi hộp đấy: 2 phút thiền định

Tiếp tục đọc

Đôi mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma

Thiền viện tôi có treo một bức chân dung Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Đó là một bức họa bằng nước lã và mực tàu với bút khí thật hùng mạnh. Cặp lông mày, đôi mắt và chiếc cằm bạnh râu của Ngài biểu lộ một phong cách thật ngang tàng, khí phách, tương phản với cành sen dịu dàng trước hồ nửa búp nửa nở, cũng thật tự nhiên, thật tươi tắn.

Tiếp tục đọc

Tản mạn về nụ cười của các Thiền sư

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo

(PTVN) – Hạnh phúc thường được biểu lộ bằng nụ cười. Trong cuộc sống đầy biển động này, con người luôn khát khao hạnh phúc sẽ đến với chính mình, với mọi người.

Cũng vậy, các thiền sư trong quá trình học đạo, hành đạo, chứng đạo đã từng mỉm cười để biểu đạt sự hỷ lạc, đó là nụ cười xuất phát từ nội tâm khi các ngài đã an trú và liễu ngộ các pháp.Thực thế, mọi người cũng có nhiều lúc nở nụ cười, nhưng niềm vui đó không có giá trị bền vững, dài lâu. Đó là niềm vui của sự thỏa mãn lòng ham muốn khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. Đức Phật dạy: “Các dục vui ít, khổ nhiều, và làm cho nguy hiểm càng nhiều hơn”.
Chính lẽ đó, trong hội Linh Sơn, khi Đứa Phật cầm một nhánh hoa đưa lên trước đại chúng, mọi người đều im lặng, chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm cười.

Tiếp tục đọc

Thiền sư Thích Nhất Hạnh thăm World Bank – Hiệu Minh

Thiền sư Thích Nhất Hanh tại WB. Ảnh: HM

Có lẽ Chủ tịch Jim Young Kim thấy nhân viên của World Bank (WB) đang bị sức ép thay đổi đè nặng lên vai nên đã đích thân mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thăm và nói chuyện.

Tiếp tục đọc

Tác Dụng Của Thiền Và Stress – Hoàng Vũ

Thiền định là kéo dài ra mỗi phút giây của hiện tại để hưởng được sự an nhiên tự tại giữa những phong ba bão táp của cuộc đời .

https://i0.wp.com/www.yogavocuc.com/wp-content/uploads/2013/06/15-300x300.jpg

1) Sự tương quan giữa thân và tâm

Tiếp tục đọc

Tặng người quét chùa trên núi Túy Vân – Cao Huy Thuần

Tôi lên chùa Túy Vân hai lần. Lần thứ nhất bằng đường biển, từ thuyền Đá Bạc thẳng vào. Đó là năm 1987, đất nước còn quá nghèo, chùa hoang phế, cây mọc ngang nhiên cả trên cổng chùa, xoi bể gạch đá. Vào bên trong, ôi thôi, tàn tích thê thảm, mái nát, tượng hai hàng câm nín trong u tịch, vườn loang lổ vết tích chiến tranh. Buồn lòng, tôi đi vòng ra sau chùa, leo dốc, nhìn xuống biển tìm cửa Tư Hiền, nhìn lên cao vơ vẩn tìm một con chim bay có lông biếc như mây trời Túy Vân.

Tiếp tục đọc

Nghệ thuật thư pháp thiền Thích Nhất Hạnh

GNO – Hãy an trú vào chánh niệm trong tất cả mọi việc chúng ta làm ngay cả những hành vi đơn giản nhất, là thông điệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ trong chương trình triển lãm thư pháp – đề tài “Nghệ thuật sống chánh niệm” vào chiều 3-4 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Bangkok (Bangkok Art and Culture Center).

Thầy khuyên chúng ta hãy chú tâm từ thời điểm chúng ta thức dậy, trong khi rửa tay, đánh răng và khi chúng ta đang ngồi đằng sau tay lái.

TS Nhat Hanh 2.jpg

Thiền sư Nhất Hạnh tại triển lãm thư pháp ở Thái Lan, ngày 3-4-2013

Tiếp tục đọc

Cười Là Bố Thí – Thích Hải Tín

Chúng ta thường nghe nói nhiều về nụ cười và về hạnh bố thí của người Phật tử, đức bác ái của những người theo tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo, nhưng không có nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng cho nhau nụ cười chân thật cũng là bố thí, một hành vi đem lại sự tin tưởng, hoan hỉ, cảm thông…
Bố thí hay bác ái bằng cách này có thể đem an lạc và dễ thực hiện. Vậy tại sao chúng ta không bố thí cho nhau nụ cười?

Mời các anh chị em đọc một bài rất hay : Cười Là Bố Thí của Thầy Thích Hải Tín

Tiếp tục đọc

Mặt Hồ Tĩnh Lặng – Thiền sư Ajahn Chah

Mặt Hồ Tĩnh Lặng – Quyển 2

Thiền sư Ajahn Chah

Tỳ kheo Khánh-Hỷ chuyển dịch
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSACj5ltn2-fqm7PJmLgnWv7BTxVJMdXOQL1XLTzDBLDGthO8c
Cốt tủy của Thiền Minh Sát
Bắt đầu thực tập bằng cách ngồi ngay thẳng và chú tâm. Bạn có thể ngồi trên sàn nhà hay trên ghế. Trước tiên bạn không cần phải quá cố gắng chú tâm. Chỉ cần để ý đến hơi thở ra vào. Nếu cảm thấy rằng niệm Phật có thể giúp cho sự chú tâm của bạn mạnh hơn, bạn có thể niệm “Phật,” “Pháp,” hay “Tăng” khi bạn quan sát hơi thở ra vào. (Điều quan trọng là phải chú tâm vào hơi thở, niệm Phật chỉ là phương tiện giúp định tâm.) Khi quan sát hơi thở, bạn phải quan sát một cách tự nhiên, không được điều khiển hơi thở. Cố gắng điều khiển hay kiểm soát hơi thở là một việc làm sai lầm, vì khi điều khiển hơi thở, bạn sẽ có cảm giác hơi thở hoặc quá ngắn, quá dài hay quá nhẹ, quá nặng. Bạn sẽ có cảm tưởng dường như mình thở không đúng cách, và sẽ cảm thấy chẳng thoải mái chút nào. Bạn hãy để hơi thở hoạt động một cách tự nhiên. Làm như vậy cuối cùng bạn sẽ nhận thấy hơi thở vào ra một cách nhẹ nhàng, điều hòa.

Tấm Gương Phản Chiếu

NHỮNG PHẢN CHIẾU TRONG MỘT TẤM GƯƠNG TRỐNG RỖNG:

NHIỀU KHUÔN MẶT CỦA MỘT NGƯỜI ĐÃ KHÔNG BAO GIỜ HIỆN HỮU.


https://i0.wp.com/www.art2all.net/chantran/chantran_tho/dotunghia/osho/gaysach.jpg

Hỏi: Ông là ai?

Đáp: Là bất cứ ai mà bạn nghĩ, bởi vì nó tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn nhìn tôi với cái tâm trống rỗng toàn bộ, tôi sẽ khác. Nếu bạn nhìn tôi với những ý tưởng, thì những ý tưởng đó sẽ tô màu tôi; nếu bạn đến với tôi, mang theo một định kiến, thì tôi sẽ khác. Tôi chỉ là một tấm gương soi. Chính khuôn mặt của bạn sẽ được phản chiếu. Có một ngạn ngữ (saying),  rằng nếu một con khỉ nhìn vào trong gương, nó sẽ không thấy một vị tông đồ đang nhìn nó xuyên qua tấm gương – nó chỉ thấy một con khỉ.

Tiếp tục đọc

Tập Thiền Giản Dị

 Muốn Sống Hơn 90 Tuổi : Tập thiền giản dị

Sống ở đời chẳng ai muốn đau khổ và ai cũng muốn hạnh phúc.

Trong cuộc nhân sinh, người ta tìm đủ cách để ngăn ngừa đau khổ hoặc làm vơi đi sự đau khổ, nhưng mục đích chính yếu của người đời vẫn đi tìm hạnh phúc bằng các phương tiện vật chất, không ai nghĩ rằng hạnh phúc là do sự suy nghĩ của chính mình; nói một cách khác, hạnh phúc là do tinh thần chứ không phải do thỏa mãn các nhu cầu vật chất.

Tiến bộ khoa học đã giúp nhiều cho con người trong việc nâng cao đời sống và làm giảm bớt những đau khổ, nhưng những tiến bộ đó rõ ràng là không giảm thiểu được những cái khổ của tuổi già, bệnh tật, nghèo đói, hận thù… Như vậy, chỉ có sự rèn luyện tinh thần mới làm cho con người vượt thoát được những đau khổ này.

 

Tiếp tục đọc

Tôi Đi Tu Thiền

image

Sợ sếp, sợ đám đông, sợ đèn đỏ, sợ bóng đêm; giận dữ thì xem phim thấy đánh nhau cũng nghiến răng nắm tay, đọc một bài báo cũng thấy bừng bừng theo những chuyện vô lý bất công ở tận đâu; còn tính dục thì thôi khỏi bàn, nó ám ảnh con người ta trong từng cái nhìn, trong từng thái độ.

Chữ Tu nguyên nghĩa trong Hán tự là sửa chữa. Hiện nay chúng ta vẫn dùng nghĩa này khi nói đến việc sửa chữa xe máy như trung tu, đại tu xe ô tô. Và mãi đến khi ra khỏi cửa thiền, Thiền viện Liễu Quán 1 ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cây số 54 trên đường đi Vũng Tàu, tôi mới thực sự hiểu tu tức là sửa mình nghĩa là như thế nào.

Và đây là câu chuyện, tôi thấy nó hoàn toàn không khác mấy với một chuyến phiêu lưu đến một vùng đất lạ, gian khó còn hơn cả leo lên đỉnh Phanxipăng, thậm chí là Everest hoặc đến Bắc cực, Nam cực. Nó hoàn toàn đáng để kể lại như một bài ký sự đường xa mặc dù nó chẳng xa một chút nào, ngay chính trong đầu mình chứ chẳng phải đâu khác.

Tiếp tục đọc

Con Người Có Thể Du Hành Trong Thời Gian Chăng ? ( Truyền Bình )

A/ Ý kiến của các nhà khoa học

Du hành trong thời gian là đi trên chiều kích thứ tư của thời-không 4 chiều, mà không phải luôn luôn đồng hành với nhịp thời gian bình thường trên thế giới. Thí dụ, hiện nay thế giới đang là năm 2012 công nguyên. Nếu đồng hành thì ta cứ trôi đều đều theo nhịp đồng hồ, ngày tháng năm trên quả địa cầu. Mong muốn của ta là có thể đi ngược chiều thời gian để trở về quá khứ, hoặc đi nhanh hơn nhịp bình thường để đến với tương lai. Ví dụ đi ngược trở về hơn 2500 năm trước để gặp Đức Phật, hoặc đi nhanh tới năm 2200 để coi thế giới lúc đó ra sao, khoa học tiến tới đâu.

Tiếp tục đọc

Trà, Thiền, Nhân Gian Cõi Tịnh Trà, Thiền, Nhân Gian Cõi Tịnh Trà, Thiền, Nhân Gian Cõi Tịnh

Không biết từ bao giờ hình ảnh của Trà đã in đậm vào cõi nhân gian, hương vị của Trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của Trà đã thấm đậm vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi Trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

alt

Tiếp tục đọc

Người đẹp thiền “như hoa sen”

– Sáng 29/11, 61 người đẹp của 19 dân tộc anh em đến từ các tỉnh, thành trong cả nước đã cùng nhau ngồi thiền “đẹp như hoa sen” tại chùa Vĩnh Nghiêm (TPHCM).

Dưới sự hướng dẫn tọa thiền của sư cô Thích nữ Hương Nhũ, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM, 61 người đẹp cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam, dù mới tập nhưng đã ngồi thiền rất đẹp với tư thế hoa sen khi sắc trời còn tinh sương.

Cùng tham dự ngồi thiền, siêu mẫu Trương Thị May (Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2007) tâm sự: “Là một phật tử nên May đã có điều kiện ngồi thiền. Thiền đem lại sự an lạc, thành công và rất vui khi được làm mẫu hướng dẫn các người đẹp”.

Trước đó, 61 người đẹp đã được nghe pháp thoại chủ đề “Em đẹp như hoa sen” do sư cô Hương Nhũ thuyết giảng. Theo Sư cô “Em đẹp như hoa sen” là lời nhắn nhủ chân tình đến các người đẹp cần có ý thức gìn giữ, làm nhiều việc tốt nên tránh xa điều ác, sống với một trái tim yêu thương, làm các việc thiện có ích cho xã hội…

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: