Một bài thơ với ngôn từ bình dân, giản dị nói lên triết lý sống nhẹ nhàng sâu sắc l Bài thơ Thế Nào Là Được chứa đựng bí quyết hạnh phúc với 2 nguyên tắc ” thiểu dục ‘ và “tri túc thường lạc” tức là ít ham muốn và biết đủ luôn vui.
Sống một kiếp người, bình an là được
Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được Người xấu người đẹp, nhìn được là được Người già người trẻ, mạnh khỏe là được Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được
Ông xã về trễ, miễn về là được Vợ hay càu nhàu, thương mình là được Con cái lớn nhỏ, có hiếu là được Tiến sĩ cũng tốt, bán rau cũng đượcTiếp tục đọc →
Đọc tin mùa dịch : bi hài Có người cha chết xin hoài được đâu! Về một lần để cúi đầu Không đưa tiễn được, buồn rầu – cách ly Nghìn trùng xa cách, nói chi? Làm con, ai trách, tại Cô vi mà?
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời,Tiếp tục đọc →
Khi nhận xét về ca từ của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát có nói một câu mà Văn Cao rất khoái: “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Những gì trong túi áo của mình, mình lấy ra thì rõ ràng quá dễ, vì nó không qua “cơ chế” xin – cho nhùng nhằng đơn từ, nhiêu khê thủ tục theo “đúng quy trình”..
.
Còn khó thì sao? Đến đây sực nhớ đến câu thơ của Thanh Tịnh viết năm 1951: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vấn đề là ở chỗ chữ “dân”. Tiếp tục đọc →
Nhà Thần kinh học người Ý – Do Thái đoạt giải Nobel 1986 ” Khi già đi, thị lực con người kém đi ….nhưng sẽ NHÌN THẤY NHIỀU HƠN ” Và gần đây tôi đã đọc được đâu đó rằng ” Mỗi người già là một thư viện “.
Tôi trở lại Hoa Thịnh Đốn lần này khi mùa Thu vừa chín. Con đường dẫn đến nhà bạn tôi, Viên-Thủy, đẹp như một bức tranh. Con đường không vòng vèo nhưng uốn lượn mềm mại. Hai hàng cây chụm đầu vào nhau như thầm khoe nhan sắc. Tiếp tục đọc →
Chào các bạn. Nhân dịp quê mình tổ chức lễ hội Festival Trà Thái Nguyên -VN lần thứ 3, mình có bài thơ ca ngợi về hình ảnh thật Bài thơ được đăng trong tập TRÀ VIỆT của tỉnh Thái Nguyên.
NHỮNG CÔ GÁI HÁI CHÈ QUÊ TÔI.
Những cô gái đang hái chè trên nương Đầu đội nón, bịt khăn chùm kín mặt, Chỉ đôi mắt khi nhìn vào mới biết Thật rạng ngời, lấp lánh ánh xinh tươi.
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.Tiếp tục đọc →
Do cuộc sống khó khăn, trẻ em vùng Tây Bắc phải làm nhiều việc nặng nhọc để phụ giúp gia đình và nuôi sống bản thân.
Từ lúc lọt lòng, đứa trẻ ở đây đã phải theo mẹ lên nương rẫy, lớn lên một chút phải ở nhà tự chơi một mình, trông ngóng người thân trở về; và thường lên 5 tuổi đã theo các anh chị lên rừng, nương rẫy, cuộc sống mưu sinh nơi đây thật vất vả. Tiếp tục đọc →
Ngày 8/ 3 sẽ là ngày các Bà, Mẹ, Chị, Em và các cô gái rạng rỡ, cười nhiều vì là ngày của riêng họ, nhưng nếu không có cánh đàn ông thì ngày này phái đẹp sẽ buồn hiu. Ví dụ như nếu không có Anh trong bài thơ dưới đây, hay các nhân vật nam trong các bức ảnh hài hước dưới.
Xin tặng Chị Em phụ nữ, những người đẹp của Ban Mai Hồng những nụ cười rất hồn nhiên