• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 097 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 097 other subscribers

“Sắc tức thị không, không tức thị sắc” có nghĩa là gì?

Cái không do “nó như nó đang là” chứ không phải do tưởng là, cho là, muốn phải là và mong sẽ là…Tưởng tạo ra tướng, nên gọi là tướng do tưởng sinh. Trên thực tế thì “thực tướng vô tướng” nên mới gọi là “đương xứ tức không”.

Ảnh minh họa.

Sở dĩ nói “sắc tức thị không, không tức thị sắc” vì nhiều người tưởng không là không có gì hết, nhưng không ở đây chính là “đương xứ tức không” hay “cái đang là”. Tiếp tục đọc

Advertisement

Vì bận rộn, chúng ta đã đánh mất bao điều quý giá trong cuộc sống này?

Một buổi sáng lạnh lẽo mùa đông năm 2007, tại một ga metro ở Washington DC, một nghệ sĩ nổi tiếng đã chơi những bản nhạc nổi tiếng nhất trong vòng 45 phút nhưng trong dòng người trung thượng lưu qua lại, chỉ có 6 người dừng lại thưởng thức.

Vì bận rộn, chúng ta đã đánh mất bao điều quý giá trong cuộc sống này?. Ảnh 1
(Ảnh: Internet)

Chàng trai trẻ ấy đội một chiếc mũ bóng chày, mặc áo thun bình thường và quần jean màu xanh dương, đang say sưa độc tấu những bản nhạc violin tuyệt vời. Trong khoảng thời gian ấy có khoảng gần 2 ngàn người đi ngang qua. Đa số họ đang trên đường đến sở làm. Dường như không một ai có vẻ chú ý đến sự có mặt của anh. Tiếp tục đọc

Tĩnh Lặng – Eckhart Tolle

Image result for solitude in zen

Khi bạn đánh mất liên lạc với sự im lắng ở nội tâm, bạn sẽ đánh mất liên lạc với chính mình. Khi bạn đánh mất liên lạc với chính mình, bạn sẽ tự đánh mất mình trong thế giới của hình tướng. Mọi thứ hữu hình là tất cả những gì trong đời sống, trong vũ trụ mà ta có thể sờ mó, nhìn thấy, cảm nhận hoặc có thể tạo thành một khái niệm ở trong ta. Tất cả đều là biểu hiện của Tâm. Nói một cách khác, Tâm là nơi muôn vật, mọi thứ hữu hình được tạo ra, được sinh ra. Tiếp tục đọc

Thiền Ngôn 73 – Tu Phật

Tiada yang mampu membayar senyummu.. Ia sedekah paling syahdu; seiris surga tersiram madu. -Salim A. Fillah

Người có trí tuệ xưa nay thường không sống “trong miệng” của người khác, cũng không sống “trong mắt” của người khác. Gặp nhau là duyên mà không gặp cũng là duyên, gặp lại là duyên mà biệt ly cũng là duyên. Trần thế mênh mông giữa đến và đi cho nên gặp hay không gặp cần gì phải đau khổ luyến lưu? Vậy bí quyết sống hạnh phúc vui vẻ là gì?

Tiếp tục đọc

Lý thuyết và thực tế – Thiền sư Ajhan Cha

 

https://i0.wp.com/images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/12/27/6-canh-cua-dan-den-su-binh-an-noi-tam-2.jpg

Đức Phật không dạy chúng ta về tâm và tâm sở để ta bám víu vào các khái niệm ấy. Ý định duy nhất của Ngài là để chúng ta nhìn rõ thấy chúng là vô thường, khổ và vô ngã. Rồi từ bỏ. Gạt nó qua một bên. Chánh niệm và biết nó mỗi khi nó sanh khởi. Tiếp tục đọc

Người Biết Sống

Sống không chỉ là ăn uống và hít thở mà phải “Biết Sống” mới là Người Biết Sống.
Sống lâu và sống đẹp thì ai cũng thích, nhưng làm thế nào để có được cuộc sống ấy?
Muốn sống lâu và sống đẹp, ta cần thực tập hết lòng một trong những điều sau đây: Tiếp tục đọc

Như Tâm – Thích Tánh Tuệ

https://i0.wp.com/www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2016/quy3/DSC06933_527747047.jpg

Tâm như sông và sông như tâm

Lúc sóng xôn xao, lúc lặng thầm
Vui, buồn, sướng, khổ.. rồi xuôi chảy
Một người nhìn sông trôi quanh năm.. Tiếp tục đọc

Hãy Lắng Tâm Cảm Nhận

 

Này bạn, bạn đi đâu đấy, đứng lại đây với tôi một phút, chỉ một phút thôi!!!
Bạn hãy cùng tôi quan sát những người đi đường kia xem. Bạn có thấy là họ đang hối hả lao về phía trước không? Đang ở trong nhà thì họ lao ra đường, đang ở đường thì họ vội vã phóng về nhà. Nhìn họ chẳng có chút bình an nào cả, khuôn mặt ai cũng căng như dây đàn.

Tiếp tục đọc

Trái Tim Ơi! – Đàm Lan

 photo Tim hoa_zpsjmwrcphy.jpg

Trái tim ơi !
Tạo hóa giao cho tim một chức năng đặc biệt
Điều vận sự sinh tồn điều vận sự bằng an
Cầm nắm một cán cân đó là sinh mạng Tiếp tục đọc

Đan Điền và Tọa Thiền – Ngọc Bảo

Tu tập Thiền tập trung chú ý vào hơi thở nơi bụng là phương pháp diệu dụng nhất để định tâm mà nhiều tông phái Thiền môn đã thực hành. Nói đến hơi thở nơi bụng là có liên quan đến khí và đan điền. Khí và Đan điền là ý niệm xuất phát từ thuật khí công và dưỡng sinh của Đạo gia. Để có một ý niệm rõ ràng, chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là Khí và Đan Điền.

https://i0.wp.com/www.phatgiaovietnamhaingoai.org/images/upload/Pictures/meditation-content.jpg

Tiếp tục đọc

Hiện tượng Krishnamurti – Trúc Thiên

Hiện tượng tri : KHÔNG SUY NIỆM

Đọc thêm :  J. Krishnamurti, Cuộc Đời và Tư Tưởng

Khi tâm trống không mọi vật của trí, khi trí trống không mọi niệm của tâm thì có tình thương; chỉ có cái không mới là vô tận . Tiếp tục đọc

Cái này không thì cái kia không – Nguyễn Duy Nhiên

“…..mục đích của sự tu học là giúp cho ta tiếp xúc được với một hạnh phúc chân thật. A genuine happiness, và hạnh phúc ấy cũng sẽ có một ảnh hưởng đến cuộc sống chung quanh mình. Nếu ta là một người có hạnh phúc và nhiều tình thương thì ta sẽ để lại trong cuộc đời này những dấu tích hạnh phúc và thương yêu của mình….”

Tiếp tục đọc

Nhạc sĩ Phạm Duy hỏi câu gì trước khi chết?

"Khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi!"

“Khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi!”

Tiếp tục đọc

Gọi Tâm Về – Thích Tánh Tuệ

” Chỉ có pháp hiện tai. Tuệ quán chính ở đây ” ( * )

https://i0.wp.com/www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2010/quy2/nietban1_886161641.jpg

 .

      Lòng em xa mãi nơi nào

        Em đâu hay những ngọt ngào quanh đây,

        Lòng em gửi… chín tầng mây

        Em đâu có biết quanh đây ngọt ngào.

  Tiếp tục đọc

Chiếc Lá Tâm

Hình ảnh: Hãy là một chiếc   lá  - Có một chàng thanh niên kia buồn bã tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng:  “Thưa sư phụ, có những lúc con tưởng chừng như cuộc sống và con người muốn nhận chìm con, vậy những lúc như thế con phải làm gì ạ?” - Vị thiền sư không nói gì, đi lấy 2 cái thùng, một thùng có nước và một thùng trống không,  rồi người thả chiếc lá vào cái thùng không đó, đoạn người xách chiếc thùng đầy nước kia từ từ đổ vào cái thùng có chiếc lá. Chiếc lá bị nước đổ vào cuốn xoáy trong nước, nhiều lần cứ lặn hụp như thế, nhưng khi nước đã đổ vào đầy hết,  thì chiếc lá vẫn lặng lẽ trôi ung dung trên mặt nước.  - Rồi người chỉ vào chiếc lá trong thùng nước và ôn tồn nói:  "Con thấy đấy, nếu con biết thả tâm của mình nhẹ nhàng như chiếc lá này, thì dù mọi thứ có chuyển biến nghiệt ngã đến đâu cũng không thể nào nhận chìm con được.”  Hóa thành một chiếc lá rơi Sống mà được thế thảnh thơi, nhẹ nhàng.. ST

 

– Có một chàng thanh niên kia buồn bã tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng : Tiếp tục đọc

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?

https://i0.wp.com/tientri.net/wp-content/uploads/2014/03/ScreenHunter_96.jpg

Tiếp tục đọc

Cách Xử Thế Của Người Xưa – Thích Quảng Tánh

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/t1/p526x296/1962667_243181265867526_459350740_n.jpg

Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất. Nếu trong lòng vui vẻ, thảnh thơi thì nét mặt sẽ tươi tắn, lạc quan; nếu lo nghĩ, buồn bực thì sẽ mang gương mặt ão não, u sầu; nếu muốn bố thí, giúp đỡ người khác thì biểu lộ phong thái tự tin, độ lượng, bao dung; nếu khởi tâm tham lam, muốn trộm cắp thì cử chỉ lấm lét, dò xét v.v… Nên để chỉnh đốn hành vi, ngôn ngữ phải uốn nắn từ nơi cái tâm khi hành vi và ngôn ngữ mới manh nha, chưa kịp hình thành. Tiếp tục đọc

Vượt Khỏi Tình Cảm và Lý Trí – Tâm Thiền

vuotkhoitinhcamvalytriTrái tim bộ óc và cái lưỡi

Một ngày kia, trái tim, bộ óc và cái lưỡi đồng ý với nhau sẽ không bao giờ nói những lời đơn sơ bé nhỏ nữa. Trái tim: “Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm bận rộn ta thôi. Chúng làm cho ta trở nên yếu đuối. Sống trong thời buổi này, trái tim phải trở nên cứng rắn, cương quyết chứ không thể mềm nhũn dễ bị xúc động được”.

Tiếp tục đọc

Ra Đi Ta Có Được Gì?

Ra đời hai tay trắng

Lìa đời trắng hai tay.

Sao mãi nhặt cho đầy.

Túi đời như mây bay”.

(Thiền Ngôn)        

            Dalai Lama

Làm Thầy – BS Phan Xuân Trung

Thầy thuốc là tên gọi chung của những người có khả năng chữa bệnh cho người khác.

Thuở còn bé thơ, khi tôi sốt, phát ban, mẹ tôi thường luộc trứng gà, lăn trên lưng của tôi. Khi tôi đau bụng, mẹ tôi xức dầu vào rún tôi. Khi tôi nhức đầu, mẹ tôi thường giựt gió. Tôi ớn lạnh, mẹ tôi cạo gió, nấu cháo gừng, ủ ấm, nấu nước nóng tắm cho tôi. Mẹ tôi đã làm thay cho một bác sĩ chuyên khoa nhi để chữa bệnh cho tôi.

Tiếp tục đọc

Một Sự Hiểu Lầm Cần Làm Rõ – Doãn Lê

Đời quá ngắn thương nhau còn chưa đủ

Bận lòng chi những thù hận vu vơ

Vết trầy nhẹ đừng làm thân đau nhức

Tâm yêu thương là biển rộng vô bờ.

Đây là khổ thơ cuối  bài thơ  về chữ Tâm: một trong những bài thơ  được yêu thích của tác giả Doãn Lê, một cây bút – thơ xứ Hội An,  một tác giả  quen thuộc  ở  nhiều mảng thơ, văn, bình luận

Bài thơ này  đã  đăng trên Ban Mai Hồng ngày  28/ 12 -2011

Tâm – Doãn Lê

Có lẽ  do tác giả  Doãn Lê  vốn  là một Phật tử thuần thành,  nên  ý nghĩa và tứ thơ thật gần gũi mà thắm đẫm tư tưởng, triết lý về chữ Tâm,  hạnh từ bi, đức hỉ xả  theo nhà Phật,  nên  có chút  hiểu lầm cần đính chính và làm rõ  về  tác giả.  Một lẽ nữa không thể để có sự nhầm lẫn  liên quan đến  Tổ Sư Minh Đăng Quang. Tổ sư là người khai mở hệ phái Phật giáo Khất sĩ, một bậc Tôn Sư  đức độ, dày công khai sáng và truyền đạo, giáo hóa chúng sinh tuy vắng bóng đã 59 năm nhưng ảnh hưởng và công đức khai sơn hệ phái của Người còn mãi.

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: