Hoàng hôn, trong chùa tĩnh lặng yên ả, nơi lư hương khói hương tràn đầy, các hòa thượng đang dùng bữa tối.
Một người đàn ông lặng lẽ lẻn vào trong chùa, đến trước mặt hòm công đức. Buổi sáng, người đàn ông từng đến đây một lần, anh ta đã nhìn thấy rất nhiều người bỏ tiền vào trong hòm công đức. Trông chừng tứ bề xung quanh không có ai, người đàn ông liền đưa hòm công đức đặt xuống, rồi đổ tiền từ bên trong ra ngoài. Tiếp tục đọc →
Từ bi là tâm thái cao thượng, là biểu hiện của trí tuệ. Người truy cầu lợi ích vật chất và danh dự thì hoàn toàn không thể lý giải và thể hội được nội hàm chân chính của từ bi. Trong cuộc sống hiện thực, nếu không thể thay đổi được quan niệm tự tư tự lợi hình thành hậu thiên thì không thể nào từ bi đối xử với người khác được.
Uy lực từ bi không gì sánh nổi, có thể làm tiêu tan hết thảy vật chất bất thiện trong thế gian. Trong nhân thế lấy ác trị ác, không thể nào diệt trừ tận gốc tà ác được. Nhưng khi một người có thể dùng lòng từ bi cảm hóa đối phương thì năng lượng đó là vũ khí còn mạnh hơn dao kiếm. Tiếp tục đọc →
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng chỉ nghĩ về tâm từ bi là quan trọng thì chưa đủ. Chúng ta phải chuyển hóa suy nghĩ và hành vi của mình hàng ngày để nuôi dưỡng lòng từ bi mà không dính mắc.
Trước khi chúng ta có thể nảy sinh lòng từ bi và tình thương, điều quan trọng là phải nhận thức rõ sự hiểu biết của chúng ta về lòng trắc ẩn và tình yêu thương. Nói đơn giản, lòng trắc ẩn và tình yêu thương có thể được định nghĩa là những suy nghĩ và cảm xúc tích cực làm nảy sinh những điều thiết yếu trong cuộc sống như hy vọng, lòng dũng cảm, sự quyết tâm và sức mạnh nội tâm.Trong truyền thống Phật giáo, từ bi và tình thương được xem là hai khía cạnh của cùng một điều: Từ bi là mong muốn cho chúng sinh khác thoát khỏi đau khổ; yêu thương là muốn họ có được hạnh phúc. Tiếp tục đọc →
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Từ bi còn có sức mạnh hơn cả ngàn lời nói. Nó có thể khiến cho sự oán hận và sự giãn cách trong tâm hồn ngay lập tức tiêu tan. Yêu thương người đồng thời mang lại niềm vui cho người, được gọi là “từ”. Đồng cảm với nỗi khổ của người khác, thương xót người khác, giúp người ấy bỏ đi nỗi thống khổ đó, được gọi là “bi”. Cứu độ tâm linh của người khác, khiến người ấy không bị biến chất, sa đọa mà rớt xuống, đó chính là từ bi nhất.
Giới luật đầu tiên mà chúng ta phải giữ trong sự thực hành tâm linh là “Ahimsa”, nghĩa là “không bạo động”. Câu chuyện sau đây nói về lý tưởng không bạo động.
Có một hôm, một người đàn ông nghèo đi ngang qua một vườn xoài, ông ta thấy nhiều trái xoài trên cây trông thật ngon ngọt hấp dẫn. Ông đang đói bụng vì ba ngày rồi chưa có ăn. Nên ông liền lượm cục đá và ném lên cây xoài. Vài trái xoài lớn rơi xuống trên đất khiến ông hết sức mừng rỡ. Ông nhặt chúng lên ăn thật ngon lành.
Đúng vậy, khi chúng ta mở rộng cánh cửa tâm hồn, bầu không gian của chúng ta sẽ tràn ngập ánh nắng mặt trời và những làn gió mát. Tiếp nhận người khác, đối đãi với người khác giống như với bản thân mình, cũng chính là bạn đang dang rộng đôi tay, để mối quan hệ giữa bạn và tôi trở nên ấm áp tường hòa, và để cả thế giới nằm trọn trong vòng tay nhân ái của mỗi chúng ta…
Tác giả : Thiện Sinh ( Tâm tồn giữ thiện niệm, sẽ có thể cảm hóa cả đất trời) – Nguồn: ĐKN
Xin giới thiệu một bài viết xúc tích của Gina Sharpe trên trang Lion’ s Roar về tâm từ. Tác giả đã giải thích bằng cách nào tâm từ bi có thể chấm dứt mọi khổ đau.
Tất cả chúng ta đều kiếm tìm hạnh phúc, nhưng rất ít người bắt được. Hai điều trong Tứ diệu đế của Đức Phật đã nói rằng hạnh phúc thế gian là ảo tưởng, vậy mà ta chẳng bao giờ từ bỏ hy vọng tìm thấy nó. Tuy nhiên điều đó cũng không hoàn toàn xấu, vì nếu không có lòng mưu cầu hạnh phúc, ta sẽ trở nên thối chí, nản lòng khi không thể tìm được hạnh phúc hoàn toàn. Tiếp tục đọc →
Tâm từ (Metta) của Thiền sư Munindra được xem như là bước đệm (stepping stone) đối với các môn đệ của ngài. Thiền sư còn nói rõ rằng chỉ việc ngài chấp nhận và yêu thương họ không thôi cũng chưa phải là đủ. Viện dẫn một số lời dạy quý báu của Đức Phật, Thiền sư Munindra còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tự chấp nhận (self acceptance) và ngã ái (self love).
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra. Chính chúng ta làm cho chúng ta khổ, vì chúng ta không ý thức được cuộc sống là vô tận và quý báu, chúng ta chỉ là kẻ đi tìm sự sống mà không nhận ra được sự sống, chúng ta chỉ đặt tâm của chúng ta vào nơi sự sống vô tận ấy dù chỉ trong một giây phút, thì sự sống của chúng ta cũng trở nên vô cùng tận và phong phú .
Đây là một câu chuyện hy hữu về một chàng trai người Mỹ tên Dennis. Anh là một người đa tài, xuất sắc về nhiều môn từ vai trò cầu thủ, đến vẽ, soạn nhạc rất hay v. v. Vốn có thiện căn, khi bị khủng hoảng tinh thần trong cuộc sống, anh lang thang từ Nhật Bản, sang Ấn Độ rồi đến Dharamsala này. Một hôm anh ta đi đến một thị trấn nhỏ tên Lamayuru cùng với Michael. Michael là một sinh viên đang làm luận án tiến sĩ Nhân chủng Học về người Tây Tạng. Thị trấn nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh với địa thế hiểm trở nên gần như bỏ hoang. Dân cư ở đây nghèo xơ xác sống dưới những mái nhà lụp xụp. Chỉ còn vài tu viện cũ kỹ đổ nát. Chợ búa thì vắng người. Dân ở đây thiếu ăn vì đất khô cằn, toàn sỏi đá khó trồng tỉa với thời tiết khắc nghiệt. Tiếp tục đọc →