Không một chỗ để trụ là sự đơn độc tột cùng. Đó còn gọi là sự giác ngộ.
Filed under: Thiền | Tagged: 6 Loại cô đơn, Tâm linh, Thiền tập | Leave a comment »
Không một chỗ để trụ là sự đơn độc tột cùng. Đó còn gọi là sự giác ngộ.
Filed under: Thiền | Tagged: 6 Loại cô đơn, Tâm linh, Thiền tập | Leave a comment »
Filed under: Tâm linh, Xã hội, Đạo đức, Điểm báo | Tagged: Bắt giam Cậu Thủy lừa đảo giả mạo nhà ngoại cảm, Tâm linh, Điểm báo | Leave a comment »
(Dân trí)- Tại nhiều nước châu Á, ngày Rằm tháng 7 âm lịch được coi là ngày dành cho người âm và tháng 7 cũng được coi là tháng âm (còn được gọi là tháng cô hồn), vì vậy người ta thường tránh làm việc đại sự vào tháng này…
Filed under: Góc nhìn, Ngày Lễ & Sự kiện, Phật giáo, Văn hóa, Xã hội, Đời sống | Tagged: Tâm linh, Vu Lan, xá tội vong nhân, Điểm báo | Leave a comment »
Trong những năm gần đây việc cúng trong lễ xá tội vong nhân cũng như lễ Vu lan báo hiếu diễn ra ở nhiều nơi với quy mô, nghi lễ khá lớn. Hai lễ này là khác nhau, tuy nhiên trong một số trường hợp lại được hiểu và hành làm một.
Cần khắc phục những cách hiểu mang tính mê tín, cách hành tốn kém và lãng phí trong Lễ xá tội vong nhân và Vu lan báo hiếu
Filed under: Tâm linh, Văn hóa, Điểm báo | Tagged: lễ Xá tội vong nhân, Tâm linh, Vu Lan - hiểu và hành, Văn hoá | Leave a comment »
Từ xưa đến nay, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo truyền thống của người Việt. Dĩ nhiên, bên cạnh những quy cách, chuẩn mực đạo lý trong đời sống tinh thần thì những ngôi chùa chính là nơi hội tụ của những người thành tâm, nguyện cầu.
Chính vì thế, mà không chỉ ở trong nước, những ngôi chùa Việt dần dần được “di cư” theo rất nhiều kiều bào xa xứ. Thời gian đã góp thêm những giá trị tâm linh cao cả và cũng tô điểm đẹp hơn cho một nét văn hóa của người Việt ở nơi “đất khách quê người”.
Filed under: Du lịch, Góc nhìn, Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh, Đời sống | Tagged: chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Ấn Độ, Chùa Việt Nam trên thế giớii, Du lich, Tâm linh, Đời sống | Leave a comment »
Trong cuộc đời, dù có giàu sang phú quý đến mấy trong một thời điểm người ta cũng chỉ có thể ở tại một nơi, dù đó là ngôi nhà thân yêu của mình, hay ngôi biệt thự sang trọng mà cả đời người mới sắm được, hay ở một túp lều tranh nhỏ nơi thâm sơn cùng cốc dưới ánh trăng tà. Ít ai biết rằng trong mỗi giây mỗi phút trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa tới ‘4 ngôi nhà’ và nếu muốn sống an lạc ta cần phải chăm sóc 4 ngôi nhà ẩn dụ này hàng ngày.
Filed under: Góc nhìn, Kỹ năng sống, Sống vui, Sống Đẹp, Sưu tầm, Tâm hồn, Tâm linh | Tagged: Chăm sóc 4 ngôi nhà, Hạnh phúc, Huyết thống, Ngôi nhà tâm, Tâm Hồn, Tâm linh, Thận, Đồng nghiệp | Leave a comment »
Ngày nay, khoa học đồng thuận với đạo học về sự tương quan giữa con người và vũ trụ, một sự tương quan mật thiết mà ý thức con người gắn liền với sự hình thành, tồn tại và thăng hoa; chỉ có con người mới đủ năng lực hòa nhập và chủ động. Tuy mọi loài động vật khác, thực vật và khoáng vật cũng không ra ngoài sự liên kết đó, nhưng sự tồn tại và phát triển của chúng trong một hạn giới khách quan và vô thức (so với con người). Con người là dấu ấn của sự tiến hóa từ các loài hạ đẳng qua thời gian lâu dài, một sự tiệm tiến do giao tiếp mà thuật ngữ nhà Phật gọi là: “xúc cảnh sanh tình”.
Filed under: Khoa học, Phật giáo, Sưu tầm, Tư liệu | Tagged: Nghiệp thức và chuyển hóa, Phật giáo, Quán âm, Tâm linh, Trường năng lượng âm – dương, Vũ trụ | Leave a comment »
Filed under: Góc nhìn, Sống vui, Sống Đẹp, Tôn giáo, Truyện Ngắn | Tagged: Góc nhìn, Sống đẹp, Tâm linh, Thượng đê` | 1 Comment »
“Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hửu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút. …Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết, đó là Thân, Khẩu, Ý và những gì người ấy đã làm lúc sống. Tất cả những thứ ấy đi theo để tạo Nghiệp báo cho đời sau mà thôi.
Biết được vậy thì khi sống ta phải tạo việc lành, phải biết bố thí giúp người…” (Tương Ưng Bộ Kinh)
Filed under: Góc nhìn, Kỹ năng sống, Phật giáo, Sống vui, Sống Đẹp, Sưu tầm, Tâm linh | Tagged: Chết đem đi những gì, Kiến thức Phật học, Nghiệp, Sống thế nào, Tâm linh, Từ tâm | 2 Comments »
Filed under: Sưu tầm, Tâm linh, Tản luận | Tagged: Sưu tầm, Tâm linh, Tản luận, Truyện Ngụ Ngôn | Leave a comment »
Bồ Tát Quán Thế Âm cũng gọi là Quán Tự Tại, Quan Âm, là một trong những vị Bồ Tát (sa. bodhisattva) quan trọng nhất trong Đại thừa (sa. mahāyāna). Có nhiều luận giải khác nhau về nguyên nghĩa tên ngài. Có người hiểu “īśvara” là một “người nam” quán chiếu thế giới, có người hiểu “svara” là “Âm”, tức là vị Bồ Tát lắng nghe mọi âm thanh của thế gian.
Filed under: Hình ảnh, Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh | Tagged: 33 hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, Hinh ảnh, Phật giáo, Tâm linh | Leave a comment »
Hàng nghìn con cá chen chúc trong một dòng suối nhỏ làm nên cảnh quan huyền bí hiếm có tại suối cá Cẩm Lương, Thanh Hóa.
Suối cá thần Cẩm Thủy là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có từ hàng trăm năm nay dưới chân núi Trường Sinh, được đồng bào dân tộc Mường bản địa gìn giữ như một báu vật.
Filed under: Chuyện Lạ, Du lịch, Loài vật, Văn hóa, Đời sống, Điểm báo | Tagged: Chuyện Lạ, Du lich, Suối cá thần Cẩm Lương, Tâm linh, Văn hoá, Điểm báo | Leave a comment »
Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng “Phật tử” như thế mới giúp cho chùa khá giả.
Filed under: Phật pháp, Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh | Tagged: Phật Pháp, Tâm linh, Tu hay học đạo, Tu học | Leave a comment »
Mùa Chay là mùa trở về với Cha nhân lành
Dụ ngôn “Người con trai đi hoang” này thật quý báu, chỉ được một mình Luca ghi lại, vì nó đặc biệt phù hợp với mục đích và tinh thần của sách Tin Mừng này. Không phải là không có lý do khi người ta gọi truyện này là truyện ngắn vĩ đại nhất thế giới, vì trong đó thể hiện tất cả những gì như văn chương hoa mỹ, nhân tính sâu đậm, cảm tình rộng lớn, bức tranh toàn bích về ân điển và tình yêu của Thiên Chúa.
Filed under: Âm nhạc, Cách sống, Góc nhìn, Sống Đẹp, Tâm linh, Tôn giáo, Video &PPS | Tagged: Dụ ngôn, Tâm linh, Video &PPS, Đứa Con Hoang Đàng | Leave a comment »
Buổi pháp đàm giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Cha Laurence Freeman về chủ đề Bậc thầy và Đệ tử tại Sarnath, Varanasi
Filed under: Góc nhìn, Sưu tầm, Tôn giáo, Điểm báo | Tagged: Góc nhìn, Pháp đàm, Tâm linh, Tôn giáo, Đạt Lai Lạt Ma, Đức Cha Laurence Freeman, Điểm báo | Leave a comment »
Loài cá có nhận thức đau đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có ý thức chuyển đổi cách ứng xử sau đó.
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trong nhận thức của con người hay không?” Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.
Filed under: Tâm linh, Tôn giáo | Tagged: Loài Vật, Tâm linh, Ăn chay | Leave a comment »
Filed under: Chuyện Lạ, Nhân vật & sự kiện, Tâm linh, Tôn giáo, Điểm báo | Tagged: Kim cương bất hoại, Phật giáo, Tâm linh, Điểm báo | Leave a comment »
Khi tôi đủ lớn để ý thức về mọi vật hiện hữu chung quanh, thì ngôi chùa Pháp Bảo, hồi ấy còn gọi là chùa Phật Học hay chùa Tỉnh Hội, đã có tự thuở nào. Cả tuổi thơ tôi hầu như đã gắn liền với ngôi chùa như chính cái phố nhỏ cổ kính, u trầm, nằm hiền hòa bao đời soi bóng bên dòng sông Thu bốn mùa sóng vỗ.
Filed under: Tâm linh, Tùy bút, Thơ | Tagged: Tâm linh, Thơ, Tuỳ Bút | 1 Comment »
Các cụ ta xưa đã nói “Đi lễ cả năm không bằng lễ ngày Rằm tháng giêng”.Bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng trở đi, ở bất cứ đền hay chùa nào trong toàn quốc đều bao trùm một không khí lung linh huyền ảo. Hương đốt nghi ngút, đồ lễ được bày biện cầu kỳ và trang trọng, người người cầu khấn cho một năm mới bình an, phúc lộc trùng phùng.
Theo sử sách lưu lại thì ngày lễ Rằm tháng giêng còn được gọi là ngày Tết Nguyên Tiêu hay tết Thượng Nguyên, nó được xem như một lễ hội cổ truyền Việt Nam. Tết này gắn liền với đạo Phật, được tổ chức tại chùa, vì ngày Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật Tổ.
Theo sách Trung Hoa, lễ Thượng Nguyên chính là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp này nhà vua hội họp các ông trạng để thiết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ.
Filed under: Phong tục, Sự kịên, Sưu tầm | Tagged: Quê hương, Rằm tháng giêng, Sưu tầm, Tâm linh | Leave a comment »
Mặc dù thân thể là cái căn bản để sống ở đời, nhưng thân thể là cái có giới hạn. Nó chỉ phát triển đến độ tuổi 30 là bắt đầu xuống cấp, hư hỏng dần dần trong một quá trình không thể đảo ngược. Đó là quá trình tất yếu của thân thể: sanh, già, bệnh, chết.
Con người có được hạnh phúc khi những nhu cầu của nó được thỏa mãn. Nhưng con người là một hợp thể thân tâm đa tầng, đa lĩnh vực, nên những nhu cầu của nó cũng có nhiều tầng bậc, nhiều phương diện.
Filed under: Góc nhìn, Phật giáo | Tagged: Góc nhìn, Phật giáo, Tâm linh, Văn hoá | Leave a comment »
Nhục thân của các vị thánh ” bất – hoại ” là một vấn đề rất huyền bí mà đến nay khoa học chưa giải thích được
Có những thi thể không bị rữa nát qua thời gian dù không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào. Hiện tượng có vẻ đi ngược với quy luật tự nhiên này được gọi là nhục thân bất hoại (incorruptible body).
Thánh Bernadette (Lourder, Pháp) là một ví dụ điển hình. Bà qua đời ở tuổi 35. Và 30 năm sau đó (1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài.
Filed under: Chuyện Lạ, Sưu tầm, Tôn giáo | Tagged: Chuyện Lạ, Tâm linh, Tôn giáo, Thánh | 4 Comments »
Hình ảnh Khai Mạc Buổi Triễn Lãm 33 bức tranh sơn dầu Hóa Thân Bồ Tát Quan Thế Âm do Thượng Tọa Thích Phước Ân sáng họa.
Filed under: Hình ảnh, Phật giáo, Tâm linh | Tagged: Hinh ảnh, Phật giáo, Phật Qún Thế Âm, Tâm linh | Leave a comment »
Hiện nay có nhiều chuyên gia nghiên cứu về nghiệp, ở đây chỉ nêu lên một số nét đặc trưng của nó. Nghiệp là cái mà Phật pháp đặc biệt nêu ra. Trong định nghĩa về nghiệp và vai trò của nghiệp, đức Phật tuyên bố rất rõ chữ nghiệp có nghĩa là hành động về thân, về lời, và về ý, nhưng hành động ấy phải là hành động có tự tâm sở, tức là một hành động có ý mình làm, tự mình quyết định làm, không ai xúi dục, không do ai sai bảo. Vì đã là hành động tự mình ý thức làm, tự mình quyết định làm, nên đức Phật xác định chúng tức là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, vừa chịu trách nhiệm những hành động của chúng ta, lại vừa tự mình chịu kết quả các hành động của chúng ta làm. Tiếp tục đọc
Filed under: Phật giáo, Tâm linh, Đời sống | Tagged: Phật giáo, Tâm linh, Đời sống | 1 Comment »
Pho tượng Phật Di lặc bằng gỗ cao 1,5 m, rộng 2,4m, nặng tới 5 tấn của “đại gia” Hà Thành hiện được coi là pho tượng gỗ lớn nhất Việt Nam. Điều đặc biệt là pho tượng quý được vị đại gia này “phơi sương” ngót 5 năm nay.
Nếu ai có dịp đi qua phố Văn Cao (hiện nay là con đường Lạc Long Quân) hẳn cũng không ít lần ngoái nhìn pho tượng phật Di lặc “khủng”. Gần 5 năm qua, pho tượng phật với cái bụng thật lớn, miệng cười hoan hỷ bất diệt, hướng cái nhìn đầy thanh thản bao dung ra con phố tấp nập nơi phồn thị. Tiếp tục đọc
Filed under: Nhân vật & sự kiện, Phật giáo, Tâm linh | Tagged: Nhân vật & sự kiện, Nhân vật và sự kiện, Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh, Văn hoá | Leave a comment »
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút.
Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện giăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh. Tiếp tục đọc
Filed under: Phật giáo, Tâm linh, Truyện cổ | Tagged: Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh, Truyện cổ, Văn hoá, Văn hoá | 1 Comment »
Xá-lị hay xá-lợi là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăngPhật giáo. “Xá-lị” còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo, mà khoa học hiện đại chưa giải thích thuyết phục được nguyên lí hình thành của các hạt này. Đây là các bảo vật của thế giới Phật giáo. ( Wikipedia)
Filed under: Chuyện Lạ, Phật giáo, Tâm linh | Tagged: Chuyện Lạ, Phật giáo, Tâm linh, Tư liệu | Leave a comment »
Chúng ta chen chúc nhau trong cái chấm bé tí này. Với toàn bộ những cuộc tranh chấp và chém giết nhau… Với toàn bộ những vấn nạn cuả mình … Với tổng số hơn 6 tỷ phần hồn đang lúc nhúc đấu tranh để tồn tại này này qua ngày khác … Trái Đất cuả chúng ta .
Filed under: Âm nhạc, Cách sống, Góc nhìn, Tâm linh, Video &PPS, Đời sống | Tagged: Âm nhạc, Cách sống, Góc nhìn, Tâm linh, Video &PPS, Video&PPs, Văn hoá, Đời sống | Leave a comment »
Ông mở túi nilon và bảo: “Hôm nay chỉ có 5 cháu thôi. Ngày nào nhiều thì có hơn chục cháu, ngày ít cũng 3-4 cháu”.
Thang lang ở vùng quê ven biển, thuộc tỉnh Nam Định, tôi được chứng kiến hai ngôi mộ khổng lồ quái dị, và cuộc an táng rùng rợn, do một người đàn ông thực hiện, tiễn đưa những sinh linh bé bỏng về trời. Tiếp tục đọc
Filed under: Cách sống, Góc nhìn, Tâm linh, Xã hội | Tagged: Cách sống, Góc nhìn, Phụ nữ, Tâm linh, Thông tin, Xã hội, Đọc báo | Leave a comment »
Trâu Dầm Bùn, 15 x 20 acrylics Trần thị LaiHồng VIII-08
Dẫn Nhập : Tranh Chăn Trâu – Mục Ngưu Đồ – có từ thời Lão Tử xa xưa nhưng mãi đến thế kỷ thứ XII đời nhà Tống (960-1279) mới xuất hiện tại các thiền viện và ngay sau đó được coi là tiêu biểu Thiền Trung Quốc nói riêng và Thiền Đông phương nói chung, và được phổ biến rộng rãi từ Đông sang Tây, mặc dầu có nhiều khuynh hướng khác nhau. Tiếp tục đọc
Filed under: Biên khảo, Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh | Tagged: Biên khảo, Hình ảnh, Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh | 7 Comments »
Cách đây nhiều năm, tại một vương quốc nhỏ ở phía Bắc Ấn Ðộ, có một sự kiện xảy ra làm thay đổi toàn thể thế giới, Hoàng hậu Ma Da (Maya), vợ của vua Tịnh Phạn (Suddhodana), trong lúc ngủ đã có một giấc mơ tuyệt diệu. Bà mơ thấy một luồng ánh sáng trắng từ bầu trời chiếu xuống thân thể mình, theo luồng ánh sáng này là một con voi chiến, thân hình trắng xóa với sáu chiếc ngà. Luồng ánh sáng và con voi này bay càng lúc càng gần và cuối cùng nhập vào thân bà. Lúc ấy Hoàng hậu Ma Da tỉnh dậy với một niềm hoan hỷ tràn đầy, chưa từng có trước đây…Sau đó vào đêm trăng tròn tháng tư, năm 625 trước Tây lịch, Ðức Phật ra đời tại vườn Lâm-tì-ni. Sau khi sinh ra, Ngài được chư Thiên hiện ra nâng đó và tắm rửa . Sau đó Ngài bước bảy bước, dưới mỗi bước hiện ra một hoa sen nâng đỡ chân Ngài. ……..
Filed under: Âm nhạc, Phật giáo, Tâm linh | Tagged: Âm nhạc, Phật giáo, Tâm linh | Leave a comment »
Ngôi chùa với toàn những loài rắn độc
Đến với Malaysia, rất nhiều người dân và du khách còn đổ về bang Penang để tận mắt được chiêm ngưỡng chùa rắn, với rất nhiều thanh long, bạch xà vắt vẻo trên bình hoa, mâm quả, xà nhà.
Ngôi chùa đặc biệt này nằm ở phía Nam cách thủ phủ bang Penang 14 km với tên gọi chính thức là Phúc Hưng cung, thờ Trần Chiếu Ứng, một pháp sư, anh hùng chống nhà Nguyên cuối triều Tống, quê ở An Khê – Phúc Kiến. Sau này ông đi tu, lấy pháp danh là Thanh Thủy. Tiếp tục đọc
Filed under: Chuyện Lạ, Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh | Tagged: Chuyện Lạ, Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh | Leave a comment »
– Thưa cha, năm nay con 19 tuổi. Làm quà Phật đản cho cha, không gì bằng một chút suy tư. Sống trong xã hội Âu châu, từ nhỏ con đã theo cha lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng Đức Phật sơ sinh đứng trên hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất tuyên bố: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Con nhờ đọc sách mà hiểu câu nói tuyên dương con người, phủ nhận thần linh, thượng đế, nhưng đầu óc càng trưởng thành về khoa học con càng vơi dần năng khiếu tưởng tượng của tuổi thơ ngây. Năm nay, tròn 19 tuổi, con gái của cha muốn hỏi cha: giả sử con đòi cha kể lại cho con nghe cuộc đời của Đức Phật, cha còn kể lại chuyện Đức Phật vừa sinh ra đã đi bảy bước trên hoa sen?
– Cha sẽ kể lại y hệt như cha đã kể cho con lần đầu: “Đêm ấy trăng sáng, hoàng hậu đang ngủ bỗng mơ thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào hông bà. Bà tỉnh dậy, kể cho chồng nghe giấc mơ, cả hai người đều vui mừng cho là điềm lành. Từ đó hoàng hậu mang thai. Đến ngày sinh nở, theo tục lệ, bà đi về nhà cha mẹ để sinh. Đến vườn Lâm Tỳ Ni, thấy hoa sa-la nở ra đẹp quá, bà với tay hái thì sinh thái tử. Vừa sinh ra, Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói: “Ta là bậc cao nhất trên trời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Rồi Ngài nằm xuống như mọi trẻ sơ sinh. Rồng phun nước tắm Ngài. Trời Phạm thiên rải hoa chúc tụng”.
Con cho đó là chuyện lạ? Sau khi Đức Phật mất, nếu người đời sau không kể chuyện về Ngài như vậy thì đó mới là chuyện lạ. Một bậc siêu phàm như thế làm sao không đi vào thần thoại, lấy gì nghệ nhân tạc tượng? Lấy gì đáp ứng khao khát tâm linh của người đời? Con muốn nghĩ đến Đức Phật như một con người, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng con cũng có thể hiểu thêm rằng đối với những vị đã từng thấy Phật, đã từng sống quanh Phật trong bốn mươi lăm năm, hình ảnh Ngài trước mắt, đi đứng nằm ngồi, hình ảnh Ngài để lại sau khi mất, huyền nhiệm, linh thiêng, không phải chỉ là hình ảnh một con người, dù là con người tuyệt đẹp, tuyệt cao, toàn vẹn. Không ai nghĩ rằng một bậc siêu nhân như thế có thể mất hẳn.
– Con cũng nghĩ như vậy. Nhưng đó chỉ là một cảm giác, dù là một cảm giác cực kỳ linh động. Cảm giác đó đến với con lần đầu khi con 16 tuổi. Một sáng sớm, vui chân lên chùa trong vắng lặng của đồi núi tinh sương, con chắp tay cúi đầu kính lễ trước Phật đài như mọi lần, khi ngẩng đầu lên, bỗng một tia nắng nghẹ lọt qua khe cửa, vờn trên mặt tượng Phật, nơi nụ cười. Một cảm giác là lạ đến với con lần đầu: một tia nắng, nhưng không phải chỉ là tia nắng. Nơi người khác, có thể tia nắng đó dẫn đi rất xa, biết đâu vào thế giới huyền bí, nhưng với con, ở tuổi thích luận lý, con không muốn để cho bất cứ ai khác dẫn đi, dù một cảm giác cực kỳ linh động, hiếm có, lúc đó.
– Thì cứ lý luận! Vừa sinh ra , Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân.Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Tái sinh luân hồi là một quan niệm căn bản trong đạo Phật đã đi sâu vào dân gian. Nhưng đó không phải là giáo điều, tín điều. Ai muốn nghe thì nghe. Ai không muốn nghe thì bỏ ngoài tai. Nhưng nói rằng chết là hết là không khoa học, vì khoa học chưa chứng minh – và có lẽ không bao giờ chứng minh – được rằng chết là hết. Quả quyết chết là hết lại càng nguy hại về mặt đạo đức, bởi vì, như Phật nói, “kẻ nào bác bỏ đời sau kẻ ấy không có điều ác nào mà không làm được”. Đừng tin luân hồi như một giáo điều, cứ sống, cứ suy nghĩ, cứ tự chứng nghiệm nơi mình và xung quanh, xem thử phải chăng quan niệm đó có ích lợi thực sự cho mình, làm cho chính đời sống của mình bây giờ, ngay bây giờ, có ý nghĩa hơn, cao đẹp hơn không, rồi nghe hay không nghe. Khi bắt đầu muốn nghe, hãy lý luận trên lời Phật nói. Phật nói: đời sống không hạn chế ở một cõi này và ở một kiếp này. Muốn biết kiếp sau của mình như thế nào thì cứ xem hành động của mình ở kiếp này. Cũng vậy, kiếp này của mình là thành tựu của kiếp trước nữa, trước nữa, không dứt. Như vậy Phật thành Phật không phải do hành động của mình trong một kiếp mà từ vô số kiếp. Không ai có thể trong một kiếp mà thành toàn vẹn. Phật cũng là người như ta và đã chịu luân hồi như ta, nhưng Phật là người đã toàn vẹn cho nên đã ra khỏi luân hồi và không tái sinh nữa. Như vậy, khi Phật sinh ra, nơi bé sơ sinh đã có Phật. Làm thế nào để diễn tả sự có mặt đồng thời xảy ra nơi cùng một đứa bé – sự có mặt của người bình thường và sự có mặt của Người không tái sinh? Chỉ có cách diễn tả bằng hình ảnh, ẩn dụ, tượng trưng. Bước chân trên hoa sen là bước chân của tính Phật, là biểu hiện về sự hiện diện của tính Phật nơi con người, nơi con người vừa chào đời. Nơi bé sơ sinh trong vườn Lâm Tỳ Ni, vừa có hiện tại, vừa có tương lai, vừa có quá khứ. Hiện tại là bé sơ sinh, tương lai là đứa bé đó sẽ thành Phật, quá khứ là tính Phật đã có sẵn, nghĩa là “thành Phật” chỉ trở về lại nguyên quán. Phật sinh ra làm người trong tám mươi năm để chứng tỏ rằng đó là con người đã trở về nguyên quán. Ai cũng có thể trở về nguyên quán, nguyên thủy, thì đúng là không có đến cũng không có đi. Phật là người không đi không đến.
– Không đi không đến tức là ra khỏi thời gian, ra khỏi không gian, siêu thời gian, siêu không gian. Siêu thời gian, vì ý niệm thời gian không còn nữa khi hiện tại, tương lai, quá khứ trộn lẫn với nhau làm một. Siêu không gian, vì không tái sinh tức là không có đời sống hạn chế ở bất cứ một nơi nào. Đứng về mặt luận lý, ra khỏi thời gian, ra khỏi không gian tức là lúc nào cũng có, ở đâu cũng có, cùng khắp. Và như vậy, luận lý bắt gặp tín ngưỡng của dân gian khi dân gian tin rằng Phật ở đâu đó rất xa mà cũng rất gần. Gần đến nỗi hễ cô Tấm khóc là Bụt hiện. Tuy vậy chuyện cô Tấm vẫn là chuyện đời xưa; trong truyện đời xưa, tưởng tượng tha hồ rong chơi, Bụt hóa phép hiện ra thành người một cách cụ thể chẳng làm ai thắc mắc, chỉ thấy hiển nhiên. Luận lý trái lại, có thể đi rất sâu vào tận hang cùng ngõ hẻm của mọi khái niệm , nhưng khái niệm vẫn là trừu tượng, không có đời sống. Luận lý có thể hiểu “Phật ở cùng khắp”, nhưng cụ thể mà nói, “cùng khắp” là thế nào, là ở đâu?
– Ngay trước mặt con! Đấy, trước mắt con, nụ hoa vừa nở, phô hương sắc với con bướm: Phật đấy chứ ai đâu! Bên cạnh đó thôi, cũng hoa, nhưng đã vữa cánh trồi: thì cũng Đức Phật! Con lắng tai… có phải Phật đang nói với con không: sinh lão bệnh tử, vô ngã, vô thường… Ấy, một cánh hoa vừa rơi, con lại nghe, đúng lời Phật nói, hơn hai mươi lăm thế kỷ:
Hoa lài rơi rụng
Những cánh hoa tàn
Cũng là như vậy
Các vị Tỳ Kheo
Hãy tự rơi rụng
Tham lam giận dữ
Nghe được những lời Phật trên cánh hoa thì có khác gì thấy Phật? Khác gì thấy Phật đang ở quanh ta? Khác gì nói Phật thị hiện? Nơi hoa, con thấy đôi mắt và nụ cười. Nụ cười an vui, thản nhiên. Đôi mắt không mở ra, cũng không khép kín, bởi vì đó là cái nhìn soi vào bên trong, thắp sáng u tối trong tận cùng sâu thẳm. Niết bàn mà con nghe nói, đâu ở chốn nào xa xăm ở ngay trước mặt con, nơi đóa hoa, nơi đôi mắt, và nụ cười của Phật trên đó.
– Đó là lý luận hay tưởng tượng?
– Cả hai. Tưởng tượng mà không có lý luận thì hoang đường, lạc trong tín điều, ngửi hoa giấy cứ nói thơm. Lý luận mà thiếu tưởng tượng thì thấy hoa đẹp nhưng không sống trong cái đẹp của hoa, hoa thành vô trí. Tưởng tượng giúp con người thấy được cái “hồn” ở bên trong sự vật, thấy gót chân không chỉ là gót chân mà là gót sen. Phật luôn luôn dặn chúng ta phải suy luận rồi mới tin, đừng tin bất cứ điều gì, kể cả kinh điển, khi chưa được suy luận kiểm chứng. Nhưng có ai chẳng biết rằng nơi cánh cửa cuối cùng của hiểu biết, luận lý mà thôi không đủ sức bật cửa. Phải chăng vì vậy mà Phật ngần ngại, khi rời cội Bồ Đề, không biết có nên truyền đạt chăng chân lý mà Ngài vừa chứng: “Đạo do Ta chứng được sâu kín, khó thấy, siêu lý luận, vi diệu, chỉ có bậc trí mới hiểu thấu…”. Và phải chăng vì vậy mà có lần Phật ngắt một nắm lá trong tay, hỏi đệ tử: “Lá trong tay Ta nhiều hơn hay lá trên cây này nhiều hơn?”. Và khi đệ tử trả lời: “Thưa Ngài lá trên cây nhiều hơn”. Phật nói: ” Những điều mà ta đã chứng đắc và không nói ra cũng vậy. Tại sao Ta không nói? Bởi vì những điều đó không đưa đến giải thoát khỏi đau khổ”…
Như vậy, có một sự hiểu biết mà lý luận có thể với tới và một sự hiểu biết vượt trên lý luận. Lúc đó, lý luận phải mượn đôi cánh của tưởng tượng để bay vào giao cảm siêu ngôn ngữ.
– Nhưng không nói gì cả thì tưởng tượng dựa vào đâu để bay lên?
– Dựa vào cái không nói trong cái có. Thiền tông biết như vậy nên vận dụng nhiều khả năng trong đó có thơ, bởi vì sở trường của thơ là nói cái không nói. Thơ nào cũng vậy, chẳng riệng gì thơ thiền. Thử lấy bài thơ ngày xưa của Thanh Tịnh chẳng hạn, sáu câu đầu của bài “Mòn mỏi” nổi tiếng:
Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm thử chân mây khói tỏa mờ
Có bóng tình quân muôn dặm ruổi
Ngựa hồng tuôn bụi nẻo xa mơ
Xa nhìn bên cõi trời mây
Chị ơi em thấy một cây liễu buồn…
Cây liễu buồn là cái nói ra. Nói ra như thế là cốt để nói cái không nói, cái không thể nói được: chẳng thấy tình quân đâu cả. Do đó, “thấy” cây liễu không phải là thấy cái thực; thấy cái thực là không thấy, không thấy bóng người. Nói nôm na, cái thấy của lý luận là thấy cây liễu, dừng lại ở bên này của cây liễu. Tưởng tượng xông vào ngay, cùng một lúc với lý luận, giúp lý luận vượt qua cái thấy giả đó để thấy đượccái thấy đích thực ở bên kia cây liễu, nghĩa là thấy cái không thấy: bóng tình quân.
Nói trệch một chút qua chuyện cây liễu như vậy để đọc một câu thơ thiền:
Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ
Mịch đắc mai hoa biệt nhất thôn.
Cứ lý luận, lý luận cho đến chỗ tận cùng, chỗ bí, chỗ nghẽn, chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ không có lối đi nữa, rồi lúc đó giao cảm sẽ bừng lên như một thôn xóm hoa mai thốt nhiên hiện ra ở cuối đường. Phật không ở đâu khác hơn là trong thôn xóm hoa mai cuối đường luận lý.
– Đó là ý nghĩa của Bát Nhã tâm kinh? Thôn xóm hoa mai là yết đế? Tâm kinh là cùng tột của trí tuệ, yết đế là siêu lý luận, thoắt một cái ném ta qua bờ bên kia? Con nghĩ đến Tâm kinh và thuộc lòng Tâm kinh vì Âu Mỹ cũng đưa Tâm kinh lên hàng đầu, đọc Tâm kinh trong mỗi buổi lễ thiền, vươn tới chữ không với trí tuệ, nhưng siêu việt trí tuệ với gate, gate, paragate, parasamgate, gohdi, svaha! Khoa học và tâm linh không tương phản nhau?
– Không tương phản nhau trong đạo Phật. Đạo Phật lý luận chính xác, chặt chẽ, nhưng không chỉ là triết lý suông, bác bỏ Thượng đế mà đồng thời cũng bác bỏ quan niệm cho rằng thế giới chỉ là vật chất. Đặt trọng tâm trên con người, đạo Phật nhắm đến giải thoát. Ai muốn tìm sự giải thoát đó ở mức độ thực dụng, trong đời sống hằng ngày, giữa xã hội càng văn minh vật chất lại càng lắm bệnh họan tâm lý này, đạo Phật là phương thuốc, Đức Phật là thầy thuốc. Ai muốn tìm sự giải thoát đó về mặt tâm linh, đạo Phật là suối mát. Trong xã hội tân tiến này đạo Phật là chiếc cầu bắc qua giữa triết lý và tôn giáo, giữa tính thực nghiệm và tính thiêng liêng. Có cả hai trong bàn tay của Phật, và có lẽ cả hai lộ ra trong câu nói gần cuối của Phật trước khi nhập diệt: ”Này, A Nan, Ta không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm bàn tay, giữ lại chút ít mật giáo chưa giảng dạy. Ta đã giảng Chánh pháp không phân biệt trong ngoài, mật giáo hay không mật giáo”. Lý luận dừng lại ở chỗ thiêng liêng “không thể nghĩ bàn”. Muốn với tới chốn ấy, chính lý luận phải biết ”Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ” để trực cảm hiện ra, tự tu tự chứng. Cả hai không tương phản nhau, hơn nữa, cần đến nhau, bổ túc cho nhau
– Trở về lại với ngày Đản sinh, đâu là ngoài, đâu là trong, đâu là gặp gỡ giao cảm giữa trong và ngoài, lý luận và tưởng tượng, trần thế và thiêng liêng?
– Con thử tưởng tượng Đức Phật ngồi nhập định dưới cội Bồ Đề sau khi ăn bát cháo sữa từ tay cô gái chăn cừu dâng cúng. Cho đến lúc đó, Ngài là người đi tìm, Ngài không thấy điều Ngài tìm qua cùng tột của tri thức. Ngài cũng không thấy điều Ngài tìm qua cùng tột của khổ hạnh. Ngay cả trong cùng tột của thiền định, Ngài vẫn là người đi tìm. Suốt 49 Ngài đi tìm trong cùng tột tư thế, hốt nhiên, Ngài thấy. Tia sáng gì đến lúc đó với Ngài, chỉ một mình Ngài biết. Chúng ta, ta chỉ có thể nói rằng lúc đó Ngài đã hết là người đi tìm, bởi vì lúc đó người đi tìm và đối tượng tìm không còn là hai nữa mà đã nhập với nhau làm một. Người đã gặp là người nhập một với chân lý. Trong suốt 45 năm sau đó, Ngài là Chân lý đi đứng nằm ngồi.
Có Đức Phật hay không có Đức Phật ra đời, chân lý vẫn có đấy, sinh lão bệnh tử, vô ngã, vô thường… vẫn nằm sờ sờ nơi mỗi sự vật, khả năng giác ngộ vẫn tiềm tàng nơi mỗi con người. Nhưng phải có Đức Phật ra đời để tuyên dương chân lý bằng chính kinh nghiệm làm người của mình. Đản sinh là ngày trùng phùng giữa người đi tìm chân lý và chân lý đi tìm người để thị hiện. Có gì đẹp hơn để diễn tả ý tưởng đó bằng hình ảnh bé sơ sinh đứng thẳng trên hoa sen chỉ tay tuyên dương…
.
Cao Huy Thuần
( Giáo sư Tại Đại học Picardie, Pháp)
Nguồn: Văn Hóa Phật giáo
Filed under: Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh | Tagged: Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh, Tuỳ Bút | Leave a comment »
Filed under: Cách sống, Góc nhìn, Kỹ năng sống, Môi trường, Phật giáo, Sưu tầm | Tagged: Cách sống, Góc nhìn, Kỹ năng sống, Môi trường, Phật giáo, Sưu tầm, Tâm linh, Văn hoá, Văn hoá | Leave a comment »
Nurturing Language Talents