• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Ngày Gieo Hạt Mầm Hy Vọng – Klanvy

Chín năm (hơn 3.000 ngày) ngoảnh lại
“Nỗi vướng bận nhạt phai”
Những mầm xanh vươn mãi
Hoa lan tràn nắng mai …
(mỗi mầm sống là một đóa hồng xanh)

🍀 🍎🌾🌿🌼🕘
Ta gieo hạt niềm tin
Trên vĩa đất … hy vọng
Ta chăm từng hạt giống
Qua từng đêm bão giông
🍀 🌾🌿🌼
Từng hạt giống chắt chiu🍁
Giữ chồi non mềm yếu
Vùi trong lớp rong rêu
Hé mở mầm thương yêu
🍀 🌾🌿🌼
Thời gian tách nhiệm mầu
Vặn mình qua đớn đau,
Một sớm mai hé mở
Lộc hồi sinh non tơ
🍀 🌾🌿🌼
Nếu chẳng phải nhân hòa
Cây chẳng thể đơm hoa
Thiên thời chẳng giao thoa
Địa lợi … không nghiêng ngã
🍀 🌾🌿🌼

Tiếp tục đọc

Tạ Ân Cuối Năm ( Huỳnh Phương – Huệ Hương)

Không biết từ bao giờ cứ mỗi năm sau ngày rằm tháng chạp là tôi thường bày biện xôi chè trái cây để thiết lễ Tạ Ân .

Nếu Công giáo có ngày Thanksgiving – Lễ Tạ Ơn  thì chúng tôi cũng thiết lễ cử hành tương tự vào ngày 16 tháng 12 âm lịch để tạ ân các Chư Phật, Chư Bồ Tát và các Chư Hộ Pháp ( phải kể đến 3 Thần Đất, Nước , Gió, Lửa   và các người âm rất hiền lành đang cùng cư trú với chúng ta ) mà không hề dùng đến Gà Tây.

Tôi vẫn nghĩ nếu có ai cho rằng mình còn quá mê tín thì cũng đành chịu vì tôi có đọc được đâu đấy  mấy câu sau:

” Tất cả mọi sự mọi vật trên đời đều không một cũng không khác .

Thấy đạo hiểu đạo chỉ để sống tốt

Sự sống kỳ diệu là vậy.  Điều quan trọng ta chọn cách sống như thế nào với người còn sống và người đã khuất, một cuộc sống được gọi là thanh thản để tạo nên một cõi niết bàn đích thực trong cõi dương gian này” .

Cội Nguồn: Niết-bàn...ở ngay tại đây và bây giờ.

 

Tiếp tục đọc

Phép lạ của tiếng cười – Trà Lũ

Nụ cười của Đức Giáo Hoàng Francis. (Hình: Getty Images)

Ông Trời cho con người hai món quà quý giá vô cùng, đó là tình yêu và tình bạn. Cung bạn bè trong lá số tử vi của tôi rất đẹp. Đó là mấy người bạn, thân nhau hết sức, luôn coi nhau như ruột thịt.

Tiếp tục đọc

Thế hệ bánh mì kẹp

Thế hệ bánh mì kẹp

Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô hộ giặc Tây và hai mươi năm nội chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà.

Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê hương và mấy triệu người Việt Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung thân như Mỹ, Gia Nã Đại, Pháp, Úc…
Tiếp tục đọc

Hãy Trân Quý Cuộc Sống Hôm Nay – Bs Nguyễn Thượng Chánh

Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Chết có lẽ là một chuyến du lich tuyệt vời cho nên từ trước tới giờ vẫn chưa thấy có người quá vãng nào muốn trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.
Con người sợ những cái gì mập mờ, không rõ ràng.Khi gặp những cái không biết rõ, họ thường hay tưởng tượng, mà xu hướng thường là nghĩ đến những cái đáng sợ nhất.
 photo Love your life_zpskr8xrplp.jpg

Tiếp tục đọc

Thói hư tật xấu của một số người Việt – Ngô Khôn Trí

Người Việt Nam mình có những đức tính tốt mang tính cách truyền thống như lòng yêu nước, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học, …. Tiếp tục đọc

Sức Sống – Đàm Lan

“Sức Sống”. Đó là một cặp từ mà bất kỳ lúc nào chúng ta nghe đến cũng cảm giác bừng lên một niềm phấn khích hăng hái. Nội hàm của cặp từ là cả một sự biểu nghĩa tích cực đắc lực và đầy hưng phấn. Bởi “Sống” là một trạng từ mạnh, mà còn thêm từ “Sức” cộng hợp thì đó là một cách “áp lực từ” cơ bản nhất để đẩy đến một trạng thái tâm lý cao trào, khiến người nghe luôn có khả năng đạt đến độ mẫn cảm nhất định cộng nỗi niềm rộn rực của bản năng sinh tồn vươn lên dũng mãnh cố hữu của thiên tạo.
 photo Suc song_zpsrblckktx.jpg
Tiếp tục đọc

Hiểu Đời – Tâm Sự Tuổi Già ( Chu Dung Cơ )

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

 

https://i0.wp.com/khoahoc247.com/wp-content/uploads/2014/03/Dieu-hanh-phuc-cua-tuoi-gia-la-giu-duoc-suc-khoe-va-su-minh-man-263a1-500x279.jpg

Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày lại một ngày.

 

Tiếp tục đọc

Văn Hóa Đô Thị Hà Nội Những Ngày Tết – Trần Quang

hà nội ngày tếtPhố Hàng Bông – Ảnh trên sotaydulich.com

Vẻ đẹp dung dị truyền thống của Hà Nội

Hà Nội bình yên nhất vào thời điểm nào trong năm? Tôi chắc chắn câu trả lời mà tất cả mọi người đều nghĩ tới đó là ngày Tết.  Những ngày đầu năm, cái đẹp của Hà Nội, giống như một người phụ nữ đã được tẩy trang sau một ngày làm việc mệt mỏi, biểu hiện một nét đẹp nguyên sơ nhất, đơn giản và vô cùng gần gũi. Hà Nội chợt lặng lại trên thềm nghỉ sau một năm hoạt động vô cùng năng động, những đường phố vắng tanh, những hàng quán đóng kín. Phố cổ nhấp nhô đúng dáng dấp trong tranh cụ Phái, khu phố Pháp (phố cũ) giấu mình dưới những hàng cây cổ thụ, xà cừ, sao đen, sấu… những tòa biệt thự ẩn hiện, e ấp trong hơi lạnh của mùa xuân, những người khổng lồ của đô thị hiện đại – nhà cao tầng, đứng im, tĩnh lặng cúi xuống chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa ngàn đời được biểu hiện. Đi trong cái không gian đô thị Hà Nội khi đó, một cảm giác hoài niệm hiện về, Hà nội xưa đã trở lại, và bản sắc của thành phố nghìn năm lại rõ ràng hơn bao giờ hết sau những ngày nấp mình trong xô bồ cuộc sống.  Chỉ đến lúc này, khi Hà Nội hoàn toàn trút bỏ lớp áo của cuộc sống mưu sinh hàng ngày, mọi nhà đón tết, mọi người ăn tết, chơi tết mới là lúc dễ dàng nhất để nhìn ra những thay đổi của Hà Nội trong thời gian qua.  Hà Nội ngày thường cũng như một bức tranh văn hóa có hai mảng truyền thống và hiện đại, chỉ khi những ồn ào của hiện đại tạm lắng xuống, ta mới nhận ra được đâu là các yếu tố truyền thống, và đồng thời cũng nhận ra được đâu là những yếu tố hiện đại và những ảnh hưởng của nó trong cuộc sống đô thị. Tiếp tục đọc

Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa – Thy Vũ Thư

Tập tin:Farys.jpg

Thấm thoát mà thêm một năm mới nữa đã về, năm Giáp Ngọ. Và những chú ngựa sẽ là là đề tài hấp dẫn cho câu chuyện đầu năm.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu  về lai lịch cũng như những gì mà loài ngựa đã gắn bó cùng loài người chúng ta.

Tiếp tục đọc

Thơ Là Gì – Hải Bằng HDB

Thơ xuất hiện trước Văn

Đọc thêm:

Thơ: một thế giới ảo – Nguyễn Hưng Quốc

https://banmaihong.files.wordpress.com/2013/11/1b0ac-ao.jpg

Ở Trung Hoa, những bài thơ đầu tiên trong Kinh Thi có mặt vào khoảng thế kỷ 12 Trước Tây Lịch (TTL).  Bộ văn xuôi đầu tiên là bộ Thượng Thư có mặt vào khoảng thế kỷ thứ tám hoặc bẩy TTL.  Có hai khuynh hướng trong thi văn là “tải đạo” tức nghệ thuật vị nhân sinh, và “duy mỹ” tức nghệ thuật vị nghệ thuật. Chủ trương duy mỹ xuất hiện trong thể “phú”, một thể (ca) ở giữa văn xuôi và thơ, xuất phát từ nước Sở. Đó là thể văn ngắn với những từ ngữ hoa mỹ đầy âm điệu du dương, thường dùng tả tâm sự, cảnh vật, và ca tụng công đức. Sở trường về thể phú là Tống Ngọc (Chiến Quốc) và Tư Mã Tương Như (Hán).
Hiện nay, có nhiều khái niệm về Thơ. Thơ thường được quan niệm là một bài văn có vần và điệu cấu trúc theo quy luật hay tự do. Ngôn ngữ của Thơ là những từ ngữ trong sáng, súc tích, và cô đọng, nên tác động của Thơ rất mãnh liệt và sâu xa, có thể tạo những chuyển biến toàn diện trong tâm tư con người. Nói chung, Thơ ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của tâm linh con người muốn vươn tới Chân-Thiện-Mỹ, hoặc Đạo [Xem Thơ của Hàn Sơn (Đường); Vương Duy (Đường); Tô Thức (Tống)] và vì thế Thơ còn được coi như là tiếng nói của tâm linh.

Tiếp tục đọc

Tình Yêu và Hôn Nhân

Ý nghĩa sâu thẳm của tình yêu được minh chứng bởi xa cách, vắng mặt hơn là xum họp?

Tiếp tục đọc

Ganh tỵ – Trầm Thiên Thu

“Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” (Lc 10:40).

 

Cuộc sống luôn cần phải tự vươn lên để càng ngày càng khá hơn, dù đời thường hoặc đời sống tâm linh. Và dù mặc nhiên hoặc minh nhiên, cuộc đời vẫn luôn có những “cuộc thi”, đa dạng và với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng thi đua hoặc ganh đua thì tốt, nhưng nếu ganh tỵ, ghen tỵ hoặc đố kỵ thì thật nguy hiểm! Cổ nhân có câu: “Tâm phẫn xí tắc bất đắc kỳ chính”. Ngay cả cơn giận cũng có thể khiến người ta hành động bất chính!

 

Tiếp tục đọc

Suy Ngẫm

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR2VVl9KitsarC-Cup8QxikxJUtHKhUwLxbq8osYYyJsExmvruL

Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử?

Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.

Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.

Tiếp tục đọc

Học “Định” để được “Tuệ” trên ghế nhà trường – Cao Huy Thuần

https://i0.wp.com/chua-phuoc-binh.com/phathocvatintuc/upload/20_TTM.jpg

Học “định” để được “tuệ”

Tôi mượn hai chữ “định” và “tuệ” trong Phật giáo để nói với các em một câu chuyện nhỏ. Xin các bậc phụ huynh đừng sợ tôi đưa các em vào thế giới tương chao hoặc vào triết lý cao xa. “Định” và “tuệ” là những chuyện hiển nhiên trước mắt, là kinh nghiệm thường xuyên của các em từ khi bước vào nhà trường, ngay cả trước đó nữa. Các em có học gì khác đâu? Học “định” để được “tuệ”, đơn giản chỉ có thế. Đây là chuyện giáo dục sơ đẳng, không phải chuyện lý thuyết viển vông trên chốn đâu đâu.

Tiếp tục đọc

Những Khoảng Tối Đằng Sau Sự Thần Kì CủaNhật Bản – Ngô Khôn Trí

Xin giới thiệu đến các bạn một bài viết  về nước Nhật của tác giả Ngô Khôn Trí.  Bài viết nguyên thủy có tựa đề “Những Vấn Đề Của Nước Nhật“. Các trang báo đăng lại lấy tên là “Những Khoảng Tối Đằng Sau Sự Thần Kì Cùa Nhật Bản”. Đây là một bài tâm đắc của Anh Trí  về  đất nước Mặt Trời Mọc  bởi 18 năm Anh đã sống ở đó, từ năm 1973 đến 1991.  18 năm của tuổi thanh xuân, tuổi đẹp nhất đời người với nhiều ước mơ cháy bỏng là  một khoảng thời gian dài vất vả:  làm việc  ban đêm, ban ngày đi học, nhưng đã cho tác giả những trải nghiệm và  bài học quý giá cho bản thân để chia sẻ với chúng ta.  

Những khoảng tối bất hạnh phía sau sự thần kỳ Nhật Bản

Cao Tuổi Hay Già?

Mời Quý Bạn đọc để thử nhận xét xem mình là : người “CAO TUỔI” hay người “GIÀ”

 Làm thế nào mà khi về hưu, một số người chỉ đơn thuần là trở thành “cao tuổi” thôi, trong khi người khác thì thành “già” ? Là bởi vì cao tuổi khác với già

Đôi Lời Chia Sẻ Nhân Ngày Thế Giới Chống Tệ Nan Lao Động Trẻ Em – Ngô Khôn Trí

Chia sẻ
Qua tin tức hôm nay, được biết ngày 12/06/2013 là Ngày thế giới chống tệ nan lao động Trẻ em. Văn phòng Quốc tế về  Lao động (BIT) cho biết hiện nay trên thế giới có hơn 15 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi  đang phải làm các nghề giúp việc ở mọi khu vực. Các em là những người dễ bị tổn thương, có thể bị lạm dụng về mặt thể chất cũng như tâm lý, thậm chí không ít trường hợp còn là nạn nhân của các vụ bạo lực tình dục.

Hôm Nay – Hôm Qua – Ngày Mai – Teresa Ngọc Nga

Đọc câu chuyện này thấy rất thú vị, quá khứ dù có đẹp đến đâu cũng không thể thay thế hiện tại và tương lai.

“Một lớp của trường tiểu học Mỹ có 26 học sinh đặc biệt vì chúng đều có những quá khứ tội lỗi: em thì đã từng tiêm chích, em thì đã vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ trong một năm đã phá thai ba lần.

http://img.blog.zdn.vn/9986902

Tiếp tục đọc

Bầu Trời Và Thập Giá

Văn sĩ Công giáo người Anh, tên là Gin-bơ Ches-tơ-tân (Gilbert Keith Chesterton), qua đời năm 1936, đã mô tả thảm họa của thuyết vô thần trong một cuốn tiểu thuyết mang tựa đề: “Bầu trời và thập giá”. Trong tác phẩm đó, một giáo sư vô thần tên là Lu-xi-phe được ông cho ngồi bên cạnh một tu sĩ tên là Mi-ca-e trên một chuyến bay xuyên qua Anh quốc.
https://i0.wp.com/fmmvn.net/uploads/news/size500/news2/7/2532013114444937-1636.jpg

Sốt ruột tháng Giêng – Nguyễn Ngọc Tư

 Tết nhứt, người miệt miền tây xưa rày hay chưng mâm trái cây mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài mà đọc trại âm là một ước mơ : cầu vừa đủ xài. Mua được giống đu đủ vàng thì coi như cầu đủ vàng. Thay dừa bằng chùm sung một bước lên cầu xài sung. Năm nay người ta bày bán trái gọi là dư, nói gọi là vì những cây có tên rất rủng rỉnh là phát tài hay kim ngân lượng, đều không phải mớ tên sơ khai của chúng. Trái dư này, biết đâu tụi con nít quê xó nào kêu bằng trái chọi (không ăn được thì để chọi nhau chứ biết làm gì) nhưng thứ chỉ bày chơi đó thay đổi chắc nụi mâm quả Tết. Ước vọng trên đó giờ gọn lỏn như vầy : Cầu Dư.
https://i0.wp.com/static.proguide.vn/image/2013/2/1/682_oanhntk2011112514952147-1.jpg

Tiếp tục đọc

Giải Thưởng – Đàm Lan

Câu chuyện giải thưởng lâu nay đã trở thành một sự đàm tiếu, từ cấp cao đến cấp thấp, từ mọi lĩnh vực, mà cộm hơn cả là lĩnh vực văn học nghệ thuật.

https://i0.wp.com/infonet.vn/Uploaded/tranhang/2012_12_23/1.jpg

Vì sao nó cộm ?

Tiếp tục đọc

Có nên ăn Tết Ta theo Tết Tây không? – Ngô Khôn Trí

TS. Lê Đăng Doanh: Nên ăn tết ta theo dương lịch

Tết ta theo dương lịch: GS Võ Tòng Xuân gửi tâm thư

Truyền thống văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ và không dễ gì thay đổi được. Ảnh minh họa.

Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 6 nước đón Tết Âm lịch trên thế giới, giống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Triều Tiên và Mông Cổ.

Tại Mã Lai và Singapore, do vì có nhiều sắc dân sinh sống nên người ta ăn mừng năm mới tới 4 lần (tùy theo lịch Hindu, lịch Hồi Giáo, lịch Thái Âm Thái Dương và lịch Thái Dương). Tại Thái Lan, Campuchia, Lào người ta ăn Tết theo Phật lịch, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 (Dương lịch) mỗi năm. Tại đảo Bali ở Indonesia, ngoài Tết Dương lịch ra người ta còn ăn Tết theo lịch tôn giáo của địa phương. Tại Ấn Độ, Tết diễn ra vào ngày 14/4 (Dương lịch) hằng năm, thế nhưng ở một số bang như bang Punjab thì dịp Tết trùng với mùa thu hoạch.

Tiếp tục đọc

Mùa Xuân Và Cành Mai Mãn Giác – Doãn Lê

Khi những ngọn gió mới mang về hơi ấm của tiết trời trong buổi giao mùa thì cũng là lúc hương vị tết lan tỏa khắp cùng đất nước. Và như một sự choàng tỉnh sau giấc đông miên lạnh lẽo, từ nông thôn đến phố phường đô hội bỗng rực lên một sắc vàng óng ả, đầy sức sống của vạn đóa mai vàng. Nguồn cảm hứng của thi nhân cũng trổi dậy cùng với mùa xuân bất tận . Những nét bút tài hoa của các nhà thư pháp lại thêm một lần như rồng bay phụng múa tặng cho thế nhân những câu thơ bất hủ để cùng chào đón một mùa xuân mới an vui. Và bài kệ với hai câu thơ cuối bất hủ bừng sáng lên với cành mai của thiền sư Mãn Giác, hiển hiện như một biểu tượng của mạch đời sống động bất tuyệt trong cõi tạm bợ vô thường:

https://i0.wp.com/www.blogphongthuy.com/wp-content/uploads/2012/01/mai-vang-2012.jpg

 

“… Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

(Đừng nói xuân đi hoa rụng hết

   Đêm qua sân trước một cành mai)

(Thích Nhất Hạnh dịch)

Tiếp tục đọc

Vài cảm nghĩ nhân đọc tin tức về Hoa hậu Mỹ – Ngô Khôn Trí

“Dùng bạo lực để chống bạo lực”

Ngày 12/1/2013 vừa qua, cô Mallory Hagan người New York đoạt vương miện Hoa hậu Mỹ năm 2013. Cô đã vượt qua 52 thí sinh khác không phải chỉ nhờ vào sắc đẹp trời cho của mình mà chắc là nhờ vào cuộc thi ứng xử khi nhận được câu hỏi liên quan đến vấn đề nóng của xã hội Mỹ trong thời gian gần đây: “Liệu các nhân viên bảo vệ trường học có nên được trang bị vũ khí sau khi xảy ra vụ xả súng cuồng loạn tại một trường học ở Newtown, bang Connecticut”  Cô đã có câu trả lời gây ấn tượng tốt và sâu sắc như sau:

Tiếp tục đọc

Nhân dịp chị em đòi quà…

Bài viết này tôi đọc sau ngày  20-10 trên mạng. Không thấy đề tên tác giả, nhưng nghe giọng văn, tôi chắc tác giả là Nguyễn Ngọc Tư
Má tôi cả đời sống ở nông thôn. Bà chưa từng nhận hoa hay lời chúc tụng nào vào 8/3 hay 20/10. Nhưng má không buồn. Đám ruộng má tôi coi năm nào cũng trúng mùa hơn những đám ruộng trong xóm, vốn được chăm sóc bởi những ông nông dân thứ thiệt. Bà nhạy cảm với cây cỏ, nắng mưa, không chống chỏi thiên nhiên mà nương theo nó. Má tôi nổi tiếng coi trời giỏi, làm ruộng mà đoán định được thời tiết coi như chắc ăn một nửa mùa rồi. Bác Tám, dượng Hai, chú Sáu… ai cũng nể trọng má tôi, cũng ngóng coi má tôi rục rịch làm gì với đám lúa để học theo, chuyện gì có tay má là ngon lành cả. Má xa lạ với cái câu mà những người phụ nữ quê khác hay thở dài ở đầu môi, “cái phận đàn bà mình…”

Vẻ đẹp trong tâm hồn người phụ nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai – Hồ Thúy Ngọc

Sắp đến  NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM, 20-10, một ngày tôn vinh giới phụ nữ. Từ hôm nay Ban Mai Hồng xin giới thiệu những bài viết về chủ đề Phụ Nữ. Hôm nay mời các bạn đọc  một bài viết rất hay về vẻ đẹp tâm hồn của phụ nữ trong các truyện ngắn của  TRẦN THÙY MAI, một cây bút nữ xứ Huế thành danh với hơn 30 năm cầm bút và hàng trăm tác phẩm, truyện ngắn được nhiều bạn đọc mọi lứa tuổi yêu thích.

Mong được sự hưởng ứng của các tác giả, và các bạn, nhất là phái mày râu.

Tiếp tục đọc

Vài Suy Nghĩ Về Bài Viết “ Trương Vĩnh Ký Nhìn Theo Góc Độ Phật Giáo ” của GS Minh Chi – Doãn Lê

Lời thưa:

 Bài này đã được viết từ khi Giáo Sư Minh Chi còn sống. Chưa kịp gởi cho báo nào thì tôi nghe tin GS đã qua đời. Tôi thật sự thương tiếc và nhớ câu nói của người xưa “Tử giả bất luận”, tôi xếp lại bài viết này. Nhân đọc Chuyện Đông, Chuyện Tây (Q1, NXB Trẻ 2006) tôi nhận thấy học giả An Chi đã đưa ra một quan điểm thật chí lý: “…Học giả hoặc nhà văn dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết. Có lẽ nào các thế hệ học giả và độc giả hậu sinh lại tuyệt đối không có quyền nhận xét và phê phán những gì mà các tử giả đã viết, nhất là về những gì họ đã viết sai (nếu có)?”

Đồng quan điểm ấy, tôi xin được đưa ra vài suy nghĩ  về bài viết trên của GS Minh Chi.

Tiếp tục đọc

Bốn trong một – Trần Văn Minh

Nếu có thể được, tôi sẽ dựng người xưa dậy mà hỏi rằng: Quý ngài  muốn dạy  cho con cháu chúng tôi điều gì khi để lại câu:  Nhất lé , Nhì lùn , Tam hô , Tứ  sún ?

https://i0.wp.com/cms.naman.net.vn/uploads/image/PhanDien.jpg

Tiếp tục đọc

Vu Lan Đọc “Nhị Thập Tứ Hiếu” – Doãn Lê

Ban Mai Hồng xin giới thiệu một bài viết luận  bàn về  tác phẩm NHỊ THẬP TỨ HIẾU rất sâu sắc, giàu  ý nghĩa giáo dục về “hiếu hạnh” trong nét đẹp văn hóa và là đạo lý của dân tộc ta.

https://i0.wp.com/images.yume.vn/buzz/20110809/hi%E1%BA%BFu.jpg

Vu Lan Thắng Hội không chỉ là một trong những đại lễ của Phật giáo mà còn là ngày truyền thống chung của dân tộc nhằm tôn vinh và phát huy lòng hiếu hạnh của con cháu, báo đáp ân sâu cha mẹ, ông bà, một trong tứ trọng ân mà mỗi người con Phật phải luôn luôn ghi nhớ và thể hiện tốt đẹp trong từng suy nghĩ và hành động của mình.

Trong Nho giáo lòng hiếu thảo của con cái cũng được xem là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Tuy nhiên quan niệm về đạo hiếu giữa Phật giáo và Nho giáo không phải luôn luôn đồng nhất trong cả triết lí và cách thức thể hiện trong cuộc sống, thậm chí đôi khi còn mâu thuẫn, đối nghịch nữa là đằng khác. Thật vậy, với quan niệm “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Bất hiếu có ba điều, không con nối dõi là tội lớn nhất), giới Nho gia đã từng công kích hàng tăng già Phật giáo là những kẻ “đại bất hiếu”, là “một tổ chức phi xã hội, hay phản xã hội”  (GS Minh Chi-Quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo tại Việt Nam, Báo GN số 72). Người viết xin giới hạn những nhận định về đạo hiếu qua tác phẩm NHỊ THẬP TỨ HIẾU, một tác phẩm tiêu biểu, từng đựơc xem là khuôn vàng thước ngọc cho lòng hiếu thảo của con cái theo tư tưởng Nho giáo để có một cái nhìn thêm phần ý nghĩa về ngày Vu Lan Thắng Hội.

https://i0.wp.com/vnthuquan.net/diendan/upfiles/9566/FA3ACF497E5F405E9CD56BE17726DA46.jpg

Ngu Thuấn  (minh họa hiếu cảm động trời)

Tiếp tục đọc

Nhìn Người

Có một giai thoại về đại học Stanford, một câu chuyện thật thú vị, nội dung như sau: 

Photobucket

 

Một phụ nữ trong bộ trang phục áo bằng vải lanh kẻ sọc và chồng mình trong bộ com-lê giản dị đã mòn xơ cả chỉ, xuống ga tàu ở thành phố Boston và rụt rè bước đi không hẹn trước tới văn phòng ở phía ngoài của đại học Harvard.

Thói Tính Người Việt – Đàm Lan ( Phần cuối)

17 – TÒ MÒ VÀ SOI MÓI

 https://i0.wp.com/mangvn.org/2005/addone/the-gioi-dong-vat/CAT_0032.JPG

         Phải nói đây là một thói tính gần như đặc thù của phái nữ, nhưng nam giới cũng không ít người mắc phải. Cái sự tò mò này luôn nhắm vào những góc khuất của con người. Người ta thường muốn biết những chuyện rất riêng tư của người khác, biết tường tận biết cặn kẽ biết càng nhiều càng thích, chuỵên càng xấu càng vui.

Tiếp tục đọc

Thói Tính Người Việt ( Kỳ 3) – Đàm Lan

Các kỳ I và II đã đăng

https://banmaihong.wordpress.com/2012/08/15/thoi-tinh-nguoi-viet-dam-lan/

https://banmaihong.wordpress.com/2012/08/17/thoi-tinh-nguoi-viet-dam-lan-2/

13 – ĐẠI NGÔN VÀ DƯ LUẬN

 https://i0.wp.com/www.cartoonstock.com/newscartoons/cartoonists/pkn/lowres/pknn590l.jpg

Người dân Việt rất thích nói đại ngôn, là cách nói phóng đại, nâng cấp độ cao hơn rất nhiều so với giá trị thật của sự vụ. Thích ai, thích cái gì thì vô cùng hào phóng ngôn từ khen tặng, ghét ai ghét cái gì thì cũng hết sức nặng nề ngôn ngữ phản cảm. Trong việc truyền tải thông tin về một vấn đề có vẻ kịch tính bi đát ly kỳ thì người truyền tin luôn ra vẻ quan trọng nguy cấp, cứ làm như trái đất sắp sụp đến nơi rồi, cứ qua mỗi kênh truyền thì mức độ trầm trọng lại tăng lên một ít, ai cũng tỏ ra mình mới là người hiểu thấu thông tin ấy, mới là người biết cực rõ mức độ cấp thiết của thông tin ấy, và chắn chắn lời mình nói ra là không thể sai vào đâu được. Và cứ thế cứ thế “tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn ba ngày đường”. Ngày nay ba ngày đường nếu được tính bằng tốc độ internet thì không thể hình dung được phạm vi của thông tin với tới sẽ đến đâu, đương nhiên là vô giới hạn.

Tiếp tục đọc

Thói Tính Người Việt( Phần II ) – Đàm Lan

Mời các bạn đọc tiếp Phần II  của bài Thói Tính Người Việt, tác giả Đàm Lan

7 – ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT

         Đây là một thói thường luôn thấy trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực sản suất hàng hoá. Hầu như bất kỳ một món hàng nào mới ra đời đều đạt kha khá về mặt chất lượng lẫn khối lượng. Để chiếm lĩnh thị trường, để gây uy tín, để thu hút khách hàng. Nhưng chỉ ít lâu sau thì món hàng ấy sẽ bé dần đi, chất lượng cũng giảm nhưng giá cả thì lại tăng. Hoặc có những thể thức chương trình khi bắt đầu thì xem ra vẻ hoành tráng bề thế lắm, nhưng khi diễn tiến sẽ mòn dần về sau. Càng về cuối càng giảm sút về mọi mặt, không ít sự phá sản vì nguyên do này. Không chỉ ảnh hưởng kinh tế mà nặng hơn là thể diện, nhân cách, uy tín. Cái sự lùi dần này không thể làm cho con người ta lớn lên được mạnh lên được, mà nó chỉ làm cho con người ngày càng thấp kém đi. Một người thấp kém hai người thấp kém, cả gia đình thấp kém cả xã hội thấp kém.

Tiếp tục đọc

Thói Tính Người Việt ( Phần I ) – Đàm Lan

Ban Mai Hồng giới thiệu đến  các bạn bài viết của tác giả Đàm Lan về Thói Tính Người Việt. Bài viết   công phu  và thực tiễn,   phản ánh được những vấn đề  day dứt băn khoăn trong cách ứng xử, về một số thói tật phổ biến của một số  người Việt chúng ta sẽ được đăng từng phần từ hôm nay. Sáu  điều trong phần I  hôm nay ít nhiều sẽ khiến ta suy gẫm về những nét đẹp văn hóa  vốn rất giàu và đẹp của người Việt Nam- vốn là những điểm sáng là đối cực của những lề thói dưới đây:

*************

         Phải nói luôn rằng, tôi là người Việt, rất Việt. Tôi yêu đất nước Việt, yêu con người Việt, yêu những gì được mệnh danh là Văn hoá Việt. Và chính vì yêu, rất yêu nên tôi luôn mong muốn người Việt mình có những phát triển tốt hơn về nhiều mặt, có những hành xử hay đem lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, và để làm được như vậy, ta phải minh định những gì hay dở, sai đúng trong quá trình sống xử. Trên con đường chinh  phục đỉnh cao nhân loại, con người vẫn luôn luôn tự điều chỉnh, lược bỏ bớt những hành vi không tốt, nhằm giảm thiểu những nguy hại cho chính mình và cho cả cộng đồng. Với mục đích ấy, tôi xin điểm qua một số thói tính nho nhỏ chưa tốt lắm của người Việt, mong được góp một tiếng nói, giúp mỗi người trong chúng ta có thêm sự nhìn nhận và điều chỉnh, để cuộc sống người Việt ta ngày càng được văn minh hơn, tốt đẹp hơn, xứng đáng là con Rồng cháu Tiên của ông cha hàng nghìn năm thuở trước, xứng đáng là một dân tộc Việt Nam có vị trí tầm vóc trên bản đồ thế giới, và thực sự là một dân tộc cường thịnh về mọi mặt.

         Trong phạm vi cá nhân, không tránh khỏi những góc nhìn chủ quan và phiến diện, nên rất mong nhận được những ý kiến xác đáng và thiện chí.

1 – TÍNH TUỲ TIỆN

Đây là một thói tính rất phổ biến.

https://i0.wp.com/giaoduc.net.vn/Uploaded/huongtra/2012_08_07/qua-tai-giao-thong-VietNam-Bandoc-GiaoducVietNam-2.JPG

Ảnh Internet : báo  Giáo Dục Việt Nam

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: