Ngày Thiếu nhi hay Ngày Trẻ em như là một sự kiện hay một ngày lễ dành cho thiếu nhi được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới. Liên Hiệp Quốc đã đề nghị ngày 20 tháng 11 là Ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children’s Day) nhưng để cho các quốc gia thành viên được tự quyền chọn ngày Thiếu nhi cho riêng mình Một số quốc gia thuộc Khối Xô Viết cũ tổ chức Ngày Quốc tế Thiếu nhi (International Children’s Day) vào ngày 1 tháng 6. Nhiều quốc gia tổ chức ngày trẻ em vào những ngày khác.
Chân dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải trên website ABS Travel.
Gia Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Đằng sau mỗi một tấm hình nhỏ mặt tiền là cả trăm hoặc vài chục tấm hình khác, tổng cộng có lẽ phải là cả ngàn tấm hình hoặc hơn nữa! Xem phải nhiều ngày, nhiều tuần lễ, nhiều tháng, nhiều năm mới hết. Một kho tàng lịch sử bằng hình ảnh quý báu trên trang web có tênmanhhai’s photostream
TT – Việc Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc (Sinomaps Press) in ấn bản đồ Trung Quốc thâu tóm toàn bộ biển Đông mang mục đích chính trị đối nội và đối ngoại hết sức rõ ràng của nước này.
Tàu cá Trung Quốc trở về cảng Tam Á (tỉnh Hải Nam) sau khi đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Báo mạng Nam Hải
(Kienthuc.net.vn) – Những nữ tướng vĩ đại được miêu tả là các chiến binh tuyệt vời, nhà lãnh đạo tài ba trong lịch sử nhân loại. Đồng thời, họ cũng trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những nghiên cứu văn học, lịch sử, văn hóa dân gian, thần thoại và phim ảnh.
Dưới đây là 10 nữ tướng vĩ đại nhất được vinh danh trong lịch sử:
Võ Tắc Thiên là một nữ Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà nổi tiếng không chỉ bởi tài năng, sự độc ác mà còn nổi tiếng về tình sử có một không hai. Khám phá mới về lăng mộ của Võ Tắc Thiên Là Lăng mộ của nữ Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, thuộc khu Càn Lăng nổi tiếng cách Tây An 80km về phía tây bắc. Mới đây, các nhà khảo cổ tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc đã có nhiều phát hiện mới về lăng mộ này và bí ẩn di địa hạ cung dần dần được khai phá.
Posted on 29 Tháng Mười 2012 by Trần Lê Túy-Phượng
1. Vua Minh Mạng Trị Con Hư Để Làm Gương Cho Thiên Hạ
Vua Minh Mạng (1791 – 1841) nổi tiếng trong lịch sử nhà Nguyễn nói riêng, các vương triều phong kiến Đại Việt nói chung không chỉ là vị vua giỏi việc hành chính, giỏi thơ văn mà còn rất nghiêm khắc với trăm quan, người thân; không để các tình cảm thân quen làm ảnh hưởng công việc; không để vợ con, anh em ỷ thế mình mà làm những việc ngang trái. Ông còn nổi tiếng trong việc dạy con. Tuy có tới 142 người con (gồm 78 trai – thường có tên gắn với chữ “Miên”, 64 gái) và tuy rất bận với công việc trong triều, song ông luôn để ý đến họ, thấy họ sai là chấn chỉnh luôn. Câu chuyện dưới đây là ví dụ điển hình về việc răn dạy con rất nghiêm khắc của ông.
Bài này đã được viết từ khi Giáo Sư Minh Chi còn sống. Chưa kịp gởi cho báo nào thì tôi nghe tin GS đã qua đời. Tôi thật sự thương tiếc và nhớ câu nói của người xưa “Tử giả bất luận”, tôi xếp lại bài viết này. Nhân đọc Chuyện Đông, Chuyện Tây (Q1, NXB Trẻ 2006) tôi nhận thấy học giả An Chi đã đưa ra một quan điểm thật chí lý: “…Học giả hoặc nhà văn dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết. Có lẽ nào các thế hệ học giả và độc giả hậu sinh lại tuyệt đối không có quyền nhận xét và phê phán những gì mà các tử giả đã viết, nhất là về những gì họ đã viết sai (nếu có)?”
Đồng quan điểm ấy, tôi xin được đưa ra vài suy nghĩ về bài viết trên của GS Minh Chi.
Bên cạnh công sức trị vì đất nước, những vị vua này lại có chính sách cai trị độc ác.
Có rất nhiều vị hoàng đế được biết đến là những ông vua tốt, yêu dân như con, nhưng bên cạnh đó, trong lịch sử có không ít các vị vua tàn bạo, sát hại gia đình và người dân không thương tiếc.
1. Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc từ năm 221 – 210 TCN, có công thống nhất đất nước nhờ chính sách xâm lược và cai trị tàn bạo. Nhiều sử sách ghi nhận rằng, ông là người độc ác, hay nổi nóng và tàn sát người dân của mình.
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó…riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc;nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.
Có lẽ nhiều người ở Hà Nội không hề hay biết rằng giữa thủ đô có một bức “dị tượng” không giống với bất kì bức tượng Phật nào khác.
Bức tượng được sơn son thiếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
Nếu có thời gian, xin quý vị bỏ ra khoảng 20 phút xem những tư liệu phim quý này để hồi tưởng (người lớn tuổi) hoặc tìm hiểu (người trẻ tuổi) về cảnh đất nước Việt nam thời xưa:
Viet Nam hier, cliquer dans les links pour regarder… avant 1975, si cela vous interesse.
Si le film est coupé plusieurs fois après entrer dans le link choisi,
Priere de cliquer dans PAUSE pour donner le temps de télécharger, puis cliquer dans PLAY pour continuer. Merci.
1) Cảnh đường phố Sài gòn thời Pháp 1940 – 1950: bến tàu, đường Catinat (Đồng khởi ngày nay), chợ Bến Thành, đại lộ trước dinh Độc Lập, phố Tàu. Cảnh chợ quê miền Bắc, nhà hát lớn Hà nội, cảnh tiêu thổ kháng chiến:
Để đọc cuốn sách này, người ta không thể ngồi hay nằm mà phải đứng. Cũng không thể lật trang sách, mà chỉ có thể đi vòng quanh nó. Và tương truyền rằng, dù đọc miệt mài 8 tiếng mỗi ngày thì cũng phải mất đến 450 ngày một người mới có thể đọc và hiểu toàn bộ cuốn sách. Sự kỳ vĩ và tôn nghiêm của bộ kinh Tam tạng tiếng Pali khắc trên đá ở chùa Kuthodaw (Myanmar) khiến việc đọc nó không giống như đọc bất cứ một cuốn sách thông thường nào, mà chỉ có thể mô tả bằng một từ: chiêm bái.
Bộ kinh được chế tác vào cuối thế kỷ XIX, gồm 730 phiến đá cẩm thạch cao 1,5m, rộng 1m, trong đó 729 phiến dùng để khắc kinh và phiến cuối cùng mô tả lại quá trình hình thành cuốn sách đặc biệt này. Mỗi phiến đá là một tờ sách, được khắc chữ trên 2 mặt bằng mực vàng, mỗi mặt có từ 80 – 100 dòng. Các “tờ sách” được đặt trong những am nhỏ, xếp thành 3 hàng sát nhau.
Khi Myanmar bị Anh xâm lược, hầu hết đá quý và các đồ trang trí có giá trị trên các “tờ sách” đều bị cướp bóc hoặc thất tán. Quá trình trùng tu sau này chỉ khôi phục lại được một phần vẻ đẹp ban đầu của cuốn sách.
Những dòng chữ vàng cũng không còn, mà thay vào đó là chữ khắc bằng mực đen làm từ cánh kiến, muội đèn và tro rơm.
Nhìn lại những hình ảnh về Xe Thổ Mộ – còn gọi là Xe Ngựa trên Ban Mê Thuột – chợt nhớ cái nghịch ngợm của tuổi học trò !
Trước năm 75 trên Ban Mê Thuột, xe ngựa được xem như là một trong những phương tiện di chuyển công cộng ngoài xe lam, xe xích lô . Xe ngựa thường chở những người có gồng gánh nhiều, họ được quyền máng tất cả gióng gánh nơi phía sau – nặng bao nhiêu con ngựa cũng chở nổi hết cả !
Riêng bọn học trò , tan học về nghịch ngợm thì ngoắc xe ngựa chở đi từ trường Trung học Tổng hợp Bmt xuống phố, xuống chợ rồi quay vòng về trường lại và mới đi bộ về nhà của mình . Cái thú ngồi xe ngựa là nghe tiếng lóc cóc từ miếng sắt đóng dưới chân ngựa và chiếc xe ngựa đi chậm rãi, lắc lư theo một nhịp điệu thú vị . Lúc ấy bọn học trò đặt tên cho nó là XE HÍ !!! Vén áo dài học trò lên, ôm chiếc cặp, leo lên những thanh gỗ bóng láng bên trong lòng xe ngựa và hóng gió …thật thích !
Một chiếc xe ngựa thường chỉ chở được 6 người cho hai băng ghế, nhưng bọn học trò thì cố nhét thêm 8 đứa quỷ quái cho vui (cũng may là đứa nào cùng dáng tiểu thư, nên chiếc xe ngựa không bị quá tải !!!)
Cánh đồng Chum (Tiếng Lào: Thồng Háy Hín) là một vùng di tích văn hóa, lịch sử gần thị xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xieng Khuang của Lào. Nơi đây có hàng ngàn chiếc chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc Cao nguyên Xieng Khuang gần cuối phía Bắc của dãy Trường Sơn (Việt Nam).
Phụ nữ là mùa Xuân. Phát biểu như thế có bị gán cho là “nịnh đầm” chăng, không biết, nhưng đó là sự thật. Sự thật một ngàn phần trăm. Phụ nữ không chỉ là mùa Xuân, là đề tài muôn thuở của các bộ môn nghệ thuật, mà còn là mùa Xuân đẹp tuyệt vời của mọi đất nước, xã hội, tôn giáo và của mỗi một gia đình…..
PHỤ NỮ TA NGÀY XƯA
Từ khởi đầu, người Việt tin vào lẽ Đạo tự nhiên của Đất Trời. Muôn vật muôn sự ở trên đời đều không ra khỏi Đạo. Muốn đạt Đạo phải gồm đủ hai yếu tố Âm Dương: nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo. Áp dụng tư tưởng này vào đời sống thực tế trong xã hội, đã giúp cho người phụ nữ Việt luôn nắm giữ được vị trí ngang bằng với nam giới.
Cám ơn Anh Nguyên Sơn đã chia sẻ với các bạn Ban Mai Hồng những hình ảnh rất giá trị về Ban Mê Thuột xưa từ các trang web khác, ngoài những hình ảnh từ trang sưu tầm của Nguyễn Thanh Sơn ( đã giới thiệu trước đây ở link sau):
Đây là những địa danh kỳ lạ với những loài động vật và thực vật không giống ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, chúng được cho là “di cư” từ hành tinh khác đến. Chính vì vậy mà những vùng đất này đã trở thành địa điểm du lịch lý tưởng đối với những người hiếu kỳ.
1. Đảo Socotra
Cảnh vật nơi đây quả là hoang sơ và huyền bí khác xa những gì mà chúng ta thường thấy trên Trái đất. Khi tới đây, người ta như được sống ở thưở hồng hoang. Hòn đảo nằm ở khu vực Ấn Độ Dương này được tạo thành từ 4 hòn đảo nhỏ, hình thành từ cách đây 4 – 7 triệu năm. Nó cách Somali 250 km và cách Yemen 340 km, nơi đây có những bãi biển dài, những cao nguyên đá vôi có nhiều hang động còn hoang sơ, có những động dài tới 7km và những núi đá cao 1.225m.
Tháp nước Phan Thiết đẹp là nhờ ở vườn hoa rất lớn bao xung quanh. Tuy gọi là vườn hoa nhưng có cả những cây lớn như Phượng Vỹ… Đặc biệt ở một góc vườn hoa (gần hướng có sân tennis) có một cái hồ cạn nuôi một con trăn và một con kỳ đà.( con trăn thì bị nhốt trong lồng sắt khối chữ nhật).
Học sinh hai trường trung học Phan bội Châu và Ngô đình Khôi, mỗi buổi tan học (vào buổi trưa) thường lang thang một hồi trong vườn hoa, tán gẫu, hóng mát, nghe nhạc phát ra từ loa phát thanh đặt trên đỉnh tháp nước (nhạc và các tin tức từ loa phóng thanh này phát ra vào buổi trưa và buổi chiều)… trước khi qua cầu để về nhà ở bên kia sông.
Vườn hoa Phan Thiết luôn luôn mát nhờ tàng cây lớn rậm rạp và gió từ hướng sông thổi vào. Buổi chiều, đến vườn hoa ngồi ghế đá, nghe nhạc…. thật thú vị! Đó là thời xa xưa, khi mặt cầu còn bằng những thanh gỗ ghép khít lại và chỉ có một chiều xe đi ở giữa (nghĩa là khi bên này qua thì cảnh sát gác đầu cầu bên kia quay bảng đỏ bắt ngừng, và vài phút thì đổi ngược lại) còn đi bộ thì có hai chiều, mỗi chiều là lối nhỏ cạnh hai bên thành cầu. Tiếp tục đọc →
Mỗi năm, ngày mùng 5 tháng giêng, dân Hà Thành lại đổ xô xuống gò Đống Đa kỷ niệm giỗ Trận. Đó là cái tục đặc biệt của dân Bắc hà. Tàu điện hôm ấy phải mắc nhiều toa, thêm nhiều chuyến mà vẫn không sao nêm hết thiện nam tín nữ thập phương. Cứ trông cái vẻ sầm uất ngày nay, đủ tưởng tượng thấy khi mới kỷ niệm giỗ Trận, quốc dân hoan hô cảm phục biết nhường nào!
Mà cứ trông cái gò xương lù lù như núi kia, tài nào quốc dân không cảm phục cái võ công đệ nhất của đức Nã phá Luân Việt Nam cho được!
Sau khi nhận tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ nhanh chóng lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung và tuyển mộ thêm binh lính thẳng đường tiến quân ra bắc trừng trị quân xâm lược. Trên đường hành quân, hàng loạt các đồn tiền tiêu của địch như Gián Khẩu, Thanh Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi… bị quân Tây Sơn tiêu diệt. Ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789), Quang Trung trực tiếp chỉ huy trận đánh đồn Ngọc Hồi. Hứa Thế Hanh – viên tướng nhà Thanh chỉ huy ở Ngọc Hồi đưa đội kỵ binh ra nghênh chiến với lực lượng tượng binh của Tây Sơn. Vừa thấy voi, đoàn ngựa của quân Thanh hoảng loạn giẫm đạp lên nhau rút lui. Địch bắn ra như mưa để cản bước tiến của quân ta. Đoàn voi chiến chia thành hai cánh tả hữu mở đường cho đội xung kích tiến lên. 600 chiến sĩ cảm tử chia thành 20 toán, cứ 10 người, dao ngắn dắt bên hông, cùng nhau khiêng một tấm mộc lớn, bên ngoài quấn rơm ướt xông lên phía trước, phía sau có 20 chiến sĩ khác đi theo kết thành bức tường đi động. Đại bác, cung nỏ, hỏa mù của địch bắn ra tới tấp nhưng không ngăn nổi bước tiến của đoàn quân cảm tử. Áp sát chân lũy, các chiến sĩ xung kích bỏ các tấm mộc xuống, rút dao và các loại vũ khí khác xông vào chiến đấu dữ dội. Cùng lúc đó, theo sự chỉ huy của Quang Trung, hàng vạn quân ta ào ạt xông lên tiếp chiến, đại bác và hỏa hổ bắn dữ dội. Trước sức tấn công như vũ bão, quân địch rối loạn, bỏ chạy. Quân Tây Sơn thừa thế xông lên chém giết san phẳng đồn Ngọc Hồi. Các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng và nhiều tên tướng khác bị giết.
Buổi sáng, nắng trải trên sông một màu óng ánh, sóng lăn tăn nhấp nhô cùng làn nắng vàng tung tăn đùa với bóng nước. Chiếc thuyền được chùi rửa sạch sẽ và trang hoàng cờ lọng để sẵn sàng đón một đoàn thượng khách. Ông lái đò ngồi đưa mắt nhìn về phía xa trầm mặc, gió nhẹ phất phơ đuôi của chiếc khăn đang quấn trên cổ dưới chiếc nón đan bằng nan tre thật đẹp tạo cho ông một phong thái khác thường. Không ai biết ông đang nghĩ gì mà trên khuôn mặt toát lên một sự cương nghị, nhưng đôi mắt lại sáng lên những tia lửa từ bi.
Dù chỉ được chú thích nhỏ “bị ám sát” khi người đời sau nhắc đến, thế nhưng cái chết của họ lại có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới lúc bấy giờ và cả sau này.
Họ là những nhà hoạt động nhân quyền, tướng lĩnh quân đội, hoàng đế, nguyên thủ quốc gia bị ám sát bởi thù hận, ghen tức, bất đồng hay chỉ vì kẻ giết người muốn nổi tiếng. Không ít người trong số họ là phụ nữ, nhưng tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trên chính trường là lí do khiến họ bị sát hại. Tuy nhiên, cái chết của họ đều khiến thế giới thay đổi dù tốt lên hay xấu đi.
Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Antomie của Ý và giáo sư Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ.
Tôi học chữ Nho trước khi học chữ Quốc-ngữ. Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi không có con trai, mẹ tôi là con út của người. Theo luật triều Nguyễn, thì con trai ông tôi sẽ được “tập ấm”. Không có con trai, thì con nuôi được thay thế. Tôi là “con nuôi” của ông tôi, nên người dạy tôi học để nối dòng Nho gia. Tôi cũng được “tập ấm”, thụ sắc phong của Đại-Nam Hoàng đế.
Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt Nam. Cũng năm đó, tôi được học chữ Nho. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học chữ Nho, bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học. Các bạn hiện diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, rồi sáu tháng sau tôi được học sử. Tiếp tục đọc →
Năm mới 2012 đã bắt đầu. Năm mới có từ bao giờ?
Mời các bạn và các em xem lịch sử năm mới và hình ảnh mừng Tết ở một số nơi trên thế giới. File PPS gồm 49 slides do chị Trần Lê Túy Phượng thiết kế trên nền nhạc Auld Lang Shine, Susan Boyle trình bày.
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.
Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan.
Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.
Bài hát Silent Night được xem như một trong những bài hát truyền thống, tiêu biểu của nhạc lễ Giáng Sinh và bất tử. Ra đời được gần 300 năm (24-12 – 1818), đã được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, đến nay vẫn là bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Không chỉ với tín hữu Thiên Chúa giáo, những người yêu nhạc, người ngoại đạo khi nghe bài hát cũng thấy tâm tư lắng đọng, trong sáng và cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của bản nhạc nhờ ca từ và giai điệu.
Silent Night phổ cập như thế nhưng chúng ta chắc ít biết về lịch sử ra đời của nó. Bài hát có tên STILE NACHT theo Tiếng Áo, tiếng Anh là SILENT NIGHT, và ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG theo Tiếng Việt. Các bạn sẽ rất thú vị khi biết ca khúc này không phải do nhạc sĩ sáng tác…
Xin mời các bạn đọc lịch sử ra đời của Silent Night và thưởng thức bản nhạc trên file PPS, tổng hợp và thực hiện bởi Anselm Nguyễn Hải Minh do Anh Tran Hoang chuyển đến.
(ĐVO) Ngày 30/11, đại diện Bộ Ngoại giao đã có buổi làm việc tại chùa Tiên Linh, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để thu thập những dấu tích trên chuông đồng, bài vị đang thờ tại chùa này có liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa.
Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan cho biết, theo thư tịch cổ, Đội Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn đến triều nhà Nguyễn đều tuyển dụng người xã An Vĩnh (trong đất liền cũng như ngoài đảo Lý Sơn), Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy có vị cai đội Đội Hoàng Sa người Thừa Thiên Huế là Nguyễn Hữu Niên. Ông vốn là quan triều Tây Sơn, sau theo nhà nhà Nguyễn. Điều này cho thấy, thời Thái tổ Võ hoàng đế Nguyễn Văn Huệ bắt đầu tuyển dụng người ở Thừa Thiên Huế vào Đội Hoàng Sa, vì lúc bấy giờ Quảng Nghĩa trở vào thuộc quyền Nguyễn Văn Nhạc.
Posted on 9 Tháng Mười Hai 2011 by Trần Lê Túy-Phượng
Đồng Đông Dương (tiếng Pháp: piastre) là đơn vị đếm cơ bản của đơn vị tiền tệ mà người Pháp phát hành và cho lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm1954.
Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị piastre, cent/centime và sapèque. Một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại. Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp.