• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Đau Khổ & Hạnh Phúc ( Trần Lê Túy Phượng)

Con người sinh ra không phải để chịu đựng đau khổ – hạnh phúc là bản chất của chúng ta.

~ David Lynch

bliss

Trong sự nghiệp dài lâu của mình, Nhà làm phim – nghệ sĩ David Lynch đã nhận ra rằng căng thẳng giữa đau khổ và hạnh phúc là yếu tố cần thiết để có thể kể những câu chuyện tuyệt vời. Bất chấp những chủ đề đen tối và những thử thách khó khăn mà các nhân vật của ông thường xuyên phải đối mặt, tác giả của Twin Peaks cảm nhận rằng con người không được tạo ra để chịu đựng nỗi buồn triền miên. Thay vào đó, chúng ta có một khát vọng bẩm sinh – và khả năng – để trải nghiệm hạnh phúc cũng như niềm vui thuần khiết.

happiness

Ghi chú ( dịch từ Wikipedia)

David Keith Lynch (sinh ngày 20 tháng 1 năm 1946) là nhà làm phim, họa sĩ, nghệ sĩ về hình ảnh, diễn viên, nhạc sĩ và nhà văn người Mỹ. Là người nhận Giải thưởng danh dự của Viện Hàn Lâm năm 2019, Lynch đã nhận được ba đề cử Giải thưởng Viện hàn lâm cho Đạo diễn xuất sắc nhất, và hai lần giải César cho Phim nước ngoài hay nhất, cũng như Giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes và giải Sư tử vàng cho thành tựu trọn đời tại Liên hoan phim Venice. Vào năm 2007, một hội đồng các nhà phê bình do The Guardian triệu tập đã tuyên bố rằng ‘sau mọi cuộc thảo luận, không ai sai lầm khi kết luận rằng David Lynch là nhà sản xuất phim quan trọng nhất của thời hiêh đại’, trong khi AllMovie gọi ông là ” Nhân vật thời Phục hưng nền điện ảnh hiện đại của Mỹ “. Tác phẩm của ông đã khiến nhà phê bình phim Pauline Kael gọi ông là “nhà siêu thực dân túy đầu tiên”.

.

Trần Lê Túy Phượng chuyển bài

Huỳnh Huệ chuyển ngữ

Advertisement

Cái nầy không thì cái kia không – Nguyễn Duy Nhiên

Ngày xưa, người ta thường có quan niệm cho rằng một bức tranh đẹp là một bức tranh vẽ thật chính xác đối tượng của mình. Một nhà hoạ sĩ tài giỏi là người vẽ lại được cảnh vật hoặc người giống y như thật.

    Vào năm 1872 một họa sĩ người Pháp tên là Claude Monet, ông ta vẽ một bức tranh về cảnh mặt trời mọc ở vịnh Le Havre. Bức tranh này bị những nhà phê bình đương thời chỉ trích là nét vẽ thật luộm thuộm, mặt trời thì đỏ chói lại mờ ảo, bầu trời lại lù mù sương khói, và những bóng đen của các chiếc tàu trên biển thì quá tệ. Họ nói, tranh ông Monet vẽ không giống gì với lại cảnh bình minh ở vịnh Le Havre, và đặt tên cho ông là một nhà vẽ ấn tượng, impressionist. Tiếp tục đọc

Đối diện với nghịch cảnh

Khi có những biến cố con mới nhận ra rằng không dễ thực hành theo lời Thầy dạy

Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau”



…Chính những “khổ đau, trắc trở” 
là cơ hội tốt nhất giúp con thân chứng sự thật nơi chính mình và cuộc sống, 
tại sao con lại muốn lẩn tránh chúng?…

Chiếc đũa thần chánh niệm – Thiền sư Nhất Hạnh

Khổ đau là chất liệu của hạnh phúc

Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Bụt tại Vườn Nai có nói tới Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Tứ Đế và Bát Chánh Đạo là giáo lý căn bản. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng mình đã hiểu được giáo lý Bốn Sự Thật và Tám Phép Hành Trì Chân Chính, nhưng càng hành trì thì cái hiểu của chúng ta càng sâu hơn. Mình đừng bao giờ cho rằng mình đã hiểu đầy đủ.

 

Tiếp tục đọc

Cái này không thì cái kia không – Nguyễn Duy Nhiên

“…..mục đích của sự tu học là giúp cho ta tiếp xúc được với một hạnh phúc chân thật. A genuine happiness, và hạnh phúc ấy cũng sẽ có một ảnh hưởng đến cuộc sống chung quanh mình. Nếu ta là một người có hạnh phúc và nhiều tình thương thì ta sẽ để lại trong cuộc đời này những dấu tích hạnh phúc và thương yêu của mình….”

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: