• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 097 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 097 other subscribers

Có Những Niềm Riêng ( Tuấn Ngọc – Vũ Công Hiển)

Ai mà chẳng có niềm riêng? Cuộc sống đa dạng biết bao cung bậc và sắc màu. Niềm riêng cũng phong phú mà rất riêng, độc đáo với mỗi người. Vậy mà Nhạc sĩ Vũ Tín Hương đã nói hộ nhiều người trong chúng ta nỗi niềm riêng ấy bằng những giai điệu trữ tình thật đẹp! 

Góc Âm Nhạc Ban Mai Hồng xin giới thiệu ca khúc Có Những Niềm Riêng qua giọng ca Tuấn Ngọc trên Clip YouTube do Tác giả Vũ Công Hiển thực hiện. Nhạc hay, ảnh đẹp, giọng ca tuyệt cho người yêu nhạc những phút lắng lòng và thăng hoa cùng âm nhạc.

Tiếp tục đọc

Advertisement

Album Hollands Glorie – Nhạc sĩ Nikos Ignatiadis

Mời các Bạn thư giãn trong ngày với Album nhạc hòa tấu Hollands Glorie  –  trình bày  Nhạc sĩ người Hy Lạp Nikos Ignatiadis

Tiếp tục đọc

Nếu Chỉ Còn Một Ngày

Nếu Chỉ Còn Một Ngày trong đời,   bạn sẽ làm gì ?

Mời các bạn nghe bài hát do Hoài An sáng tác, Khánh Ly và ban hợp ca trên file PPS . Ngọc Lý chuyển file

Tiếp tục đọc

Ký ức miền Tây ( Bùi Phương)

Các bạn đã xem 15 tấm ảnh thực đẹp về quê hương miền Tây Nam bộ mến yêu của chúng ta trong mùa nước nổi. Trước khi các bạn xem tiếp ảnh của nhà nhiếp ảnh Đầu Bạc (phần 2), mời tất cả chúng ta thưởng thứ c các video clips trên YouTube.

Mời xem một clip về Ký Ức Miền Tây- Mùa Cá Linh, nghe Phi Nhung hát Bông Điên Điển, và xem Mùa Bông Điên Điển . Đây là những nét đẹp truyền thống văn hoá của quê hương Nam bộ.

Tiếp tục đọc

“Thần đồng” âm nhạc 6 tuổi chơi đàn bầu

(Nguoiduatin.vn) – Mấy tháng nay, người dân quanh huyện Diễn Châu (Nghệ An) truyền tai nhau về một “thần đồng” âm nhạc dân gian, thậm chí có nhiều người còn tìm về tận nơi để được tự mình thưởng thức tiếng đàn bầu của cô bé năm nay mới lên 6 tuổi.

Nhân vật gây xôn xao này chính là chủ nhân của giải đặc biệt bộ môn đàn bầu trong cuộc thi “Liên hoan câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ tỉnh Nghệ An lần thứ nhất”, tổ chức từ ngày 21 – 23/9/2011 vừa qua.

Tiếp tục đọc

Hãy Buông Bỏ – File PPS Bùi Phương – Minh Lương

Mời đọc bài thơ Hãy Buông Bỏ của anh Minh Lương-Trương Minh Sung, trên file PPS do anh Bùi Phương thiết kế.

Tiếp tục đọc

Áo Lụa Hà Đông

Áo Lụa Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa (Trần Bích Lan).

Ai trong chúng ta cũng từng một lần hát bài hát trên, nhưng ít người biết xuất xứ bài Thơ từ một cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam. Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi Hoa hậu ở Hanoi, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác..miễn là khi đi thi phải mặc Áo Lụa Hà Đông. Cuối cùng, người được đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hằng. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hanoi kiếm sống và làm nghề hát Cô đầu cho các quán rượu.

Sau khi thay đổi cuộc đời, Cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao Công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được người đẹp “chân lấm, tay bùn” này và chỉ một thời gian sau Lý Lệ Hằng trở thành người tình của Quốc Vương Bảo Đại.

Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của Hoa hậu đầu tiên và buộc Ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.

Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về Hoa hậu “thuần nông” phút chốc trở thành người yêu của ông Vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng “Áo Lụa Hà Đông” khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài Thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.

Và đây là nguyên văn bài thơ Áo Lụa Hà Đông:

Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát

bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn

mà mua thu dài lắm ở chung quanh

linh hồn anh vội vã vẽ chân dung

bay vội vã vào trong hồn mở cửa

gặp một bữa, anh đã mừng một bữa

gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn

thơ học trò anh chất lại thành non

và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

em không nói đã nghe từng gia điệu

em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh

anh trông lên bằng đôi mắt chung tình

với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt

em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết

trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu

nhưng sao đi mà không bảo gì nhau

để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại

giận thơ anh đã nói chẳng nên lời

em đi rồi, sám hối chạy trên môi

những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng

em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn

giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông

anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

Vậy Lụa Hà Đông xuất xứ ra sao mà đã đi vào Thơ Nhạc lãng mạn như thế?

Cách Hanoi 10km có một làng chuyên nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước, là Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình…

Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, có bà A Lã Thị Nương là vợ của Thái Thú Giao Chỉ là Cao Biền, từng sống ở trang Vạn Bảo, đã từng dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Bà Lã Thị Nga, vốn người Hàng Châu (nơi có thương hiệu lụa Hàng Châu nổi tiếng), theo chồng chinh chiến khắp nơi rồi ở lại nơi này. Thấy dải đất trù phú ven sông Nhuệ xanh trong, bà dạy người dân trồng dâu, nuôi tằm rồi cho những người thợ lành nghề nhất đến dạy ươm tơ, dệt vải. Từ một ấp nhỏ, Vạn Phúc đã phát triển thành làng nghề sôi động, nức tiếng gần xa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng Làng.

Tơ Tằm được căng trên khung dệt.

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Trong tổng số 18 thợ thủ công lành nghề Việt Nam được vinh danh trong 2 cuộc triễn lãm trên, thì có 3 người là con của đất tơ tằm Vạn Phúc (trong đó có cụ Nguyễn Chấp Chung, cụ nội nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh hôm nay, người đang làm lụa khá nổi tiếng tại Vạn Phúc). Từ 1958 sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên Thế giới. Đến ngày nay, làng Vạn Phúc có khoảng hơn 1000 khung dệt, trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam và từng được chọn may trang phục cho Triều đình.

1.jpg.jpg

Khung cửi truyền thống

1.jpg.jpg

Miếu làng Vạn Phúc

1.jpg.jpg

Tơ con tằm, nguyên liệu làm ra lụa

1.jpg.jpg

Đình làng Vạn Phúc

1.jpg.jpg

Các cửa hàng kinh doanh lụa tơ tằm

 Đặc biệt, theo Ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa Vân – loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.

Lụa Vân Long Phụng

The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng

Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.

 Lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý …

1.jpg.jpg

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Tóm lại, với đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của Lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu trong lòng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người Làng lụa gửi gắm đến chúng ta hôm nay: “Tiếng thơ buồn vọng lại…”

NNS

.

Áo Lụa Hà Đông- Ngô Thụy Miên-  Tuấn Ngọc

http://www.nhaccuatui.com/m/bsTzIlqSSS
.

Túy Phượng chuyển bài 

Yêu Thương và Sử Dụng

Nếu bạn hỏi tôi  vật chất của cải có quý giá không? Câu trả lời là có khi mình làm ra nó bằng mồ hôi nước mắt.

Vậy còn gì quý giá hơn của cải  vật chất không?  Câu trả lời  của bạn sẽ không  khác với tôi và nhiều người khác: Có tình yêu thương.

Mời các bạn và các em thưởng thức một file PPS, một câu chuyện  về  ý nghĩa  và giá trị của yêu thương so với của cải để sử dụng…

File PPS: PTH gxdaminh. net do  hai bạn Lê Sáng và  Đàm Lan chuyển đến.

Xin click vào hình dưới để xem, nghe nhạc hay tải về

Chúc các bạn một ngày nhiều yêu thương ngọt ngào trao tặng và đón nhận.

.

Huỳnh Huệ

Sức Mạnh Từ Thái Độ

Sức Mạnh Từ Thái Độ –  Mac Anderson

Chúng ta giống nhau về nhiều phương diện. Một chút khác biệt nho nhỏ tạo nên khác biệt lớn.

Sự khác nhau ấy chính là thái độ Tiếp tục đọc

Danh Ngôn về Nụ Cười ( Hoàng Hải Bình)

Mời các bạn và các em xem DANH NGÔN VỀ NỤ CƯỜI, file PPS mới do em Hoàng Hải Bình, một học sinh thiếu niên tuổi 13 thiết kế gồm 18 slides để chia sẻ trên Ban Mai Hồng.

Tác giả gửi đến các bạn đọc  “Xin kính chúc mọi người có một mùa hè thật vui. Tiếp tục đọc

Đến Ý với Pavarotti

Mời các bạn tham dự một chuyến tham quan Ý với nghệ sĩ PVAROTTI: A TOUR TO ITALY WITH PAVAROTTI

Phong cảnh nên thơ tuyệt vời, nhạc  hay. Một file PPS gồm 30 slides đáng xem Tiếp tục đọc

15 Khu Vườn Đẹp Trên Thế Giới (Bùi Phương)

Nếu là người đam mê các loài hoa và thích đắm mình vào những khung cảnh tự nhiên thơ mộng thì 15 khu vườn đẹp nhất thế giới chắc chắn sẽ là nơi níu giữ bước chân bạn. 15 khu vườn là những tác phẩm tuyệt mỹ của nghệ thuật thiết kế cảnh quan, tập trung chủ yếu ở các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan… Tiếp tục đọc

Những Ngôi Nhà Độc Đáo (Huỳnh Huệ)

Người ta vẫn thường nói: “Không đâu bằng nhà mình”.
Nhà không chỉ là một mái trên đầu che mưa nắng, mà là một chốn dung thân, một cõi đi về của mỗi người, và trên hết một tổ ấm với gia đình và yêu thương….   Tiếp tục đọc

Châm Ngôn Sống(Hoàng Hải Bình)

Một năm khởi đầu bằng mùa Xuân. Một đời khởi đầu bằng tuổi trẻ.” Tuổi trẻ là hi vọng, là tiềm năng và sức mạnh của nước nhà…

Như những người làm vườn cần mẫn,  chúng ta  chia sẻ với nhau niềm vui khi  cùng chung tay chăm sóc, vun trồng cho đàn em thân yêu,  những mầm xanh, những bông hoa đẹp và hạt giống tốt cho ngày mai. Khi chúng ta đọc những bài viết ngắn, những câu chuyện dịch, cũng như những cảm nhận của các em trong  khu vườn Ban Mai Hồng, chúng ta không thể không cảm thấy một chút tự hào và vui mừng. Tiếp tục đọc

Những Cây Cầu Đẹp (Huỳnh Huệ)

Mời các bạn và các em xem file PPs  NHỮNG CÂY CẦU ĐẸP, đọc những ý nghĩ đẹp về cuộc đời và nghe một bản nhạc dễ thương qua giọng ca của Alison Krauss, giọng ca của 26 giải Grammy vừa được giới thiệu trên BMH.

Bài hát có tên In The Palm of Your Hand ( Trong Lòng Bàn Tay Anh).

Tiếp tục đọc

Mẹ Ơi (Hương Nam)

Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Mother’s Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5. Một số nước khác cũng có các ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.  ( theo Wikipedia) Tiếp tục đọc

Cười Với Thiên Nhiên

Thiên nhiên thật kì diệu, là nguồn cảm hứng và nguồn vui bất tận trong đời sống con người.

Ngày nghỉ chúng ta thường làm gì?  Sẽ không ít người trong chúng ta tìm đến thiên nhiên để thư giãn…Nhưng nếu các bạn và các em chưa đi dã ngoại được, vào đây chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng thiên nhiên kỳ thú

File PPS Cười Với Thiên Nhiên do chị Đàm Lan chuyển đến sẽ đem lại cho chúng ta những giây phút khoan  khoái, thú vị với một bản nhạc hòa tấu thật hay cùng lúc chiêm ngưỡng Những Hình Dáng Bất Ngờ Trong Thiên Nhiên. Mỗi slide là một chủ đề hấp dẫn với một hình thú rất lạ mắt của thiên nhiên chẳng rõ “ai khéo tạo” với các tựa đề như

Lạc đà trên đỉnh núi, Sao anh nỡ ngoảnh mặt đi, Rừng trúc hoặc chân nai, Đùa với sấu đại dương, Thằn lằn thời tiền sử…   Tiếp tục đọc

Katie Melua- Công Chúa Nhạc Jazz Xứ Sương Mù (Huỳnh Huệ)

Katie Melua là một ca sĩ, người viết nhạc, và nhạc công trẻ người Anh gốc Nga. Melua  đẹp từ giọng hát nhẹ nhàng, sâu lắng, đến dung mạo khả ái như một nàng công chúa tuyết hát nhạc jazz  khiến  nhiều người hâm mộ không khỏi thốt lên lời ca ngợi khi xem cô trình diễn. Tiếp tục đọc

Cụ 74 tuổi tiếp tục chinh phục khán giả Tiếng hát mãi xanh

Thí sinh lớn tuổi nhất vòng chung kết ‘Tiếng hát mãi xanh’ lần thứ hai nhận được số phiếu bình chọn cao nhất từ khán giả trong đêm chung kết 2 vào tối 27/4 tại Nhà hát HTV, TP HCM.
> Cụ bà 74 tuổi đoạt giải thí sinh được yêu thích nhất/ Thí sinh ‘Tiếng hát mãi xanh’ hát nhạc truyền thống Tiếp tục đọc

Pop opera với Il Divo ( Hương Nam)

https://banmaihong.files.wordpress.com/2011/04/il20divo20-20the20promise.jpg?w=300

Il Divo, xuất phát từ tiếng Ý nghĩa là “những diva nam”, là một ban nhạc đa quốc gia theo thể loại operatic pop hay còn gọi là pop-opera, được thành lập bởi ông bầu Simon Cowell, và hợp đồng với hãng nhạc Sony BMG. Il Divo bao gồm 4 ca sĩ là Carlos Marín, Urs Bühler, David Miller, và Sébastien Izambard.

Ý tưởng hình thành Il Divo đến với Cowell sau khi tham dự buổi trình diễn của Andrea Bocelli và Sarah Brightman, Con te partirò. Cảm thấy yêu thích thể loại nhạc cổ điển châu Âu này, ông đã quyết định thành lập một ban nhạc bốn người (các thành viên đến từ Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Pháp, và Hoa Kì), một cách mà ta từng biết đến ban nhạc cổ điển nổi tiếng The Three Tenors. Tiếp tục đọc

Alison Krauss- chim sơn ca của 26 giải Grammy (Huỳnh Huệ)

Alison Krauss (sinh ngày 23 /7/ 1971 tại Decatur, bang Illinois  là một ca sĩ  nhạc đồng quê và blue grass, kiêm nghệ sĩ chơi vĩ cầm người Mỹ.  Ban Mai Hồng đã giới thiệu giọng ca của cô qua bài Stay trong  Năm Bài Hát Đồng Quê Của Mọi Thời Đại

Cô bước vào  ngành công nghiệp âm nhạc  từ khi còn rất bé:  mười tuổi  đã giành chiến thắng trong các cuộc thi địa phương và thu âm lần đầu ở tuổi 14 khi ký hợp đồng với hãng  Rounder Records  rồi phát hành album solo đầu tay năm16 tuổi. Cô được mời tham dự ban nhạc mà hiện cô vẫn còn biểu diễn  là Alison Krauss + Union Station (AKUS) và ra  Album đầu tiên với nhóm nhạc này  vào năm 1989. Tiếp tục đọc

Nhạc chọn lọc – những ca khúc mới về tình yêu III

 Theo yêu cầu của Uyển My, Ban Mai Hồng giới thiệu tiếp 6 ca khúc mới về tình yêu III. Các ca sĩ khác có lẽ các bạn đã nghe nhiều như  Jason Mdraz hay Taylor Swift….  Chỉ xin có đôi lời  về hiện tượng Katy Perry 

Ca khúc mở đầu là bài Firework, một ca khúc “đỉnh cao” của ca sĩ trẻ  27 tuổi Katy Perry. Ca khúc này mới ra đời tháng 8/2010 đến nay có hơn 164.675.955 lượt nghe. Ca khúc do Katy Perry sáng tác cùng  Stargate, Sandy Vee, Tor Erik Hermansen and Ester Dean

Katheryn Elizabeth Hudson (sinh 25 -10 – 1984), nghệ danh Katy Perry, là một  ca sĩ nhạc sĩ  người Mỹ. Cô sinh ra ở Santa Barbara,  bang California và lớn lên trong một gia đình có cha mẹ  là mục sư  nhà thờ. Từ nhỏ, Katy Perry chỉ thích nghe thánh ca  và hát trong ban nhạc nhà thờ. Katy đã  lấy được tấm bằng tốt nghiệp trung học GED,  nhưng ngay từ  năm nhất bậc  trung học, cô đã bắt đầu theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Album đầu tiên của cô phát hành là các bài thánh ca mang tên cô nhưng kết quả không mấy khả quan, nên  hãng đã chấm dứt thu âm với cô  vì doanh số bán đĩa kém. Quyết tâm đến cùng, nỗ lực bằng chính tài năng của mình,  năm 2007,  Katy Perry đã ký được một hợp đồng với hãng thu âm Capitol Music Group và bắt đầu lấy nghệ danh  “Katy Perry”. Tiếp tục đọc

14 bản nhạc – 3 tài năng

Cuối tuần thư giãn chúng ta thường không thể thiếu âm nhạc. Hôm nay Ban Mai Hồng giới thiệu 14 bản nhạc hòa tấu và hợp xướng của các nghệ sĩ  tài năng chỉ huy các dàn nhạc lớn lừng danh thế giới  như Paul Mauriat, Ray Conniff và nghệ sĩ dương cầm rất được yêu mến Richard Clayderman. Về Paul MauriatClayderman, các bạn đã rất quen thuộc, nên chỉ xin có đôi lời về Ray Conniff, chưa được nhắc đến trong mục âm nhạc của chúng ta.

Nghệ sĩ Ray Connif có tên khai sinh là Joseph Raymond Conniff ( 6/11/ 1916 –  12/10/ 2002) sinh tại Attleboro, bang Massachusetts, là một nghệ sĩ kèn Trombone người Mỹ  kiêm nhạc sĩ  chỉ huy và  hòa âm phối khí dàn nhạc mang tên mình The Ray Conniff Singers. Ông tự học chơi kèn trombone với cha và học nhạc từ giáo trình dạy nhạc. Ông nổi tiếng từ thập niên 60 ở Mỹ và làng nhạc quốc tế. Từ 1957 đến 1968, ông đã có 28 album trong top 40 ở Mỹ, sau đó dẫn đầu danh sách top hits ở Anh với His Orchestra, His Chorus, His Singers, His Sound, rồi lưu diễn rất thành công ở châu Âu và các nước châu Mỹ La Tinh. Ông cũng là nghệ sĩ Mỹ đầu tiên được yêu mến và thu âm ở  Nga. Ông được hâm mộ đến độ được xem là một siêu sao nhạc pop trẻ trung ở tuổi 70, 80  trong thập niên 1980 và 1990. Tiếp tục đọc

Nhạc Chọn Lọc: Những Ca Khúc Mới về Tình Yêu II

Mời các bạn nghe tiếp phần II – Những Ca Khúc Mới về Tình Yêu

1. Replay (Lyrics)- Lyaz

2. Jump Then Fall (Lyrics)- Taylor Swift

Tiếp tục đọc

Đêm diễn đáng nhớ của Bob Dylan tại Việt Nam

Disneyland qua Ống Kính Trượt

Mời các bạn và các em du ngoạn vương quốc thần tiên Disneyland qua nhiếp ảnh với kỹ thuật Ống Kính Trượt trên 4 clips ( từ 1 – đến 4) trong 6 video clips Ban Mai Hồng giới thiệu hôm nay

Tilt-shift (ống kính trượt) là kỹ thuật dịch chuyển và xoay ống kính để chỉ có một phần bức ảnh được rõ nét, tạo cảm giác chủ thể trong ảnh có kích thước nhỏ hơn nhiều so với thực tế hoặc trông như một món đồ chơi….. Việc quay ống kính sẽ giúp điều khiển được mặt phẳng tiêu diện (plane of focus (PoF)) tạo ra hiệu ứng chỉ làm rõ một phần của bức ảnh. Việc dịch chuyển ống kính giúp chúng ta điều chỉnh được phối cảnh của bức ảnh, thường làm cho các đường thẳng song song hội tụ lại với nhau. Người ta thường nói thế giới nhỏ bé với Ống Kính Trượt

Để tạo hiệu ứng thu nhỏ cho ảnh, người chụp thường đứng từ trên cao và sử dụng ống kính tilt-shift. Ngoài ra người chụp cũng có thể dùng một số kỹ thuật của Photoshop thay cho ống kính chuyên dụng Tilt-shift.

Một vài hình ảnh qua Ống Kính Trượt:

Nào chúng ta đi tham quan Disneyland. Chuyến đi sẽ chấm dứt với nhạc kịch cầu hôn mà nhân vật chính là  một chàng trai với người yêu của mình. Họ gặp nhau tại Disneyland đúng một năm trước, và  một năm sau ngày đó, chàng trai cầu hôn với người mình yêu tại Disnayland, nói rằng :”Disneyland đã giúp mang lại điều kỳ diệu cho cuộc sống của mình.”

.

1. Một Chuyến Thăm Disneyland Paris qua Ống Kính Trượt

2. “ Một Thế Giới Nhỏ “ – Disneyland Paris

3. Một Ngày Ở Vương Quốc Disneyland Paris

4. Một Ngày Ở Epcot- Công Viên Disney

5. Một Cuộc Du Ngoạn với Disney Trên Biển

6. Nhạc Kịch Cầu Hôn ở Disneyland

Chúc các bạn và các em vui với thế giới Disneyland.

.

Huỳnh Huệ

Sống Tốt Hơn

Có một số điều chúng ta có thể làm được hàng ngày để cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn, và chắc chắn sẽ tốt hơn. Chắc chắn rằng mọi điều bắt đầu bằng những suy nghĩ thuộc cái mà các nhà tư tưởng gọi là tư duy tích cực, như biết chấp nhận hiện tại, quên đi quá khứ, tha thứ cho  sai lầm của người khác và vui sống, nhưng chớ để cho người ta cứ tiếp tục lừa dối mình mãi…

Tiếp tục đọc

Các Tay Ghi Ta và Dương Cầm Nhí

Các bé thơ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đã yêu thích và luyện tập đàn guitar, hay đàn piano từ khi còn bé tẹo. Thực khó tưởng tượng các bé đã kiên trì và khổ công luyện tập thế nào để có thể biểu diễn được như các em thiếu nhi sau đây.

Mời các bạn và các em thưởng thức những ngón đàn đáng nể của các tay ghi ta và dương cầm nhí từ xứ sở kim chi.

Cám ơn Ngọc Lý đã chuyển link đến Ban Mai Hồng

1. Cha Sun Chon et al. – “Our Kindergarten Teacher

2. Kim Su Yang – “Magnolia of Mt. Kumgang

3. Korean Little Girl – The Shoes My Brother Bought Fit Me Tight”
(from “The Fate of a Self-defence Corps Man”)

4. Pak Su Yang – “Rainbow-Striped Jacket”

5. В нашем доме много смеха»

.

6.Девочка из Северной кореи играет на гитаре

.

Huỳnh Huệ

Mình Cùng Nghe Nhạc Trịnh II

Mời các anh ch em nghe tiếp 10 Ca Khúc Trịnh Công Sơn II
Chúc mọi người chúng ta những phút vui, yêu đời và yêu người  với nhạc Trịnh

1. Diễm Xưa – Khánh Ly

2. Hạ Trắng – Khánh Ly

3. Cát Bụi – Khánh Ly

4. Mưa Hồng – Khánh Ly

5. Một Ngày Như Mọi Ngày – Khánh Ly

6. Như Cánh Vạc Bay – Khánh Ly

7. Giọt Lệ Thiên Thu – Khánh Ly & Trần Thu Hà

8. Ở Trọ –

9. Có Nghe Đời Nghiêng, Khánh Ly

10. Biết Đâu Nguồn Cội – Khánh Ly

Mình Cùng Nghe Nhạc Trịnh

Vậy là đã tròn mười năm người nhạc sĩ tài hoa Trinh Công Sơn ra đi. Với tôi, ông chỉ rong chơi ở một cõi nào và say quá mà quên mất đường về trần thế. Vì tình yêu nhạc Trịnh với tôi vẫn còn nguyên sức mạnh và vẻ đẹp như ngày đầu đại học, năm tôi 17 tuổi lần đầu  biết đến nhạc Trịnh và sau đó đươc nghe  Khánh Ly, Lệ Thu hát live nhạc của ông  tại quán nhạc Lục Huyền Cầm, Đà Lạt. Và chắc chắn rằng không chỉ có tôi, rất nhiều người trong chúng ta còn giữ nguyên niềm yêu ấy. Tình yêu nhạc Trịnh, thứ tình yêu đại chúng ấy,  có lẽ sẽ bền vững cùng chúng ta không phải là nhiều năm và nhiều năm sau nữa mà sẽ là đến cuối cuộc đời khi ta về  với cát bụi hư vô.

Cách tưởng nhớ người nhạc sĩ yêu thích của chúng ta giản dị nhất và ý nghĩa nhất theo tôi là thường nghe và hát nhạc Trịnh. Tôi thích nhiều dòng nhạc khác ngoai nhạc Trịnh, nhưng mỗi khi ca hát với bạn hữu và học trò, không một lần nào tôi không hát năm ba bản tình ca Trịnh. Vì sao tôi và bạn thích nghe và thích hát nhạc Trịnh? Câu hỏi đó đã có nhiều nhà văn, nhạc sĩ, giới phê bình trả lời, phân tích về chủ đề, triết lý, ý nghĩa, thông địêp, chất thơ và cái đẹp trong ca từ, giai điệu, tiêt tấu….

Đi đâu,  ngồi ở đâu: trên xe khách, hay trong một quán cà phê, một phòng trà, hay một góc của ngôi nhà mình, chúng ta vẫn luôn nghe nhạc Trịnh đấy thôi! Chỉ cần lắng nghe, đón nhận và rung cảm theo cái đẹp trong nhạc Trịnh, dù chúng ta không cất lên tiếng hát. Như thế cũng đã đủ cho chúng ta vì đó là âm nhạc của trái tim, của tình yêu và rất gần với triết lý của Chúa Phật bằng thông điệp vê tình yêu của ông: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng, chúng ta làm thế nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời”.

Vâng, đó là sự thực bởi

“Trái tim cho ta lối về nương náu
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều”

Hôm nay sắp đến kỷ niệm 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn, mời các bạn và các em nghe 10 ca khúc của ông chủ yếu qua giọng ca độc nhất vô nhị, mà tên tuổi gắn liền với nhạc Trịnh, Khánh Ly. Ngoài ra còn một người ca sĩ khuyết tật, người đã nói rằng nhạc Trịnh  chắp cho cô đôi cánh ước mơ để nuôi dưỡng nghị lực và tâm hồn, vượt qua số phận: Thuỷ Tiên. Sau Tuấn Ngọc trong Chiều Một Mình Qua Phố, những ngày sắp tới chúng ta sẽ nghe Đức Tuấn, Lệ Thu, và các giọng ca khác …. Nếu các bạn có đề nghị về ca khúc và ca sĩ, xin gửi cho BMH, nếu có thể BMH sẽ cố gắng đưa lên trang đểchúng ta cùng nghe với nhau những ca khúc của nhạc sĩ.

Thân ái chúc các bạn và các em những thời khắc hạnh phúc cùng nhạc Trịnh.
.

Huỳnh Huệ

.

1. Như Một Lời Chia Tay – Khánh Ly

2. Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui – Khánh Ly

3. Quỳnh Huơng- Khánh Ly (tại Nhật)

4. Nhìn Những Mùa Thu Đi – Khánh Ly Lệ Thu

5 Xin Cho Tôi – Thuỷ Tiên ( Trên Đồi Quê Hương Paris 2008)

6 Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng – Khánh Ly

7.   Nhớ Mùa Thu Hà Nội – Khánh Ly – Hồng Nhung

8.   Chiều Một Mình Qua Phố – Tuấn Ngọc

9. Hãy Yêu Nhau đi – Trần Thu Hà & Bằng Kiều 

 

10. Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui – TRỊNH CÔNG SƠN

1

11. Một Cõĩ Đi Về – Tuấn Ngọc 

 


12. Nghe Những Tàn Phai – Khánh Ly

Bảng Chữ Cái Của Tình Bạn

Hôm nay chẳng phải là Ngày Bạn Hữu,  nhưng với nhiều người trong chúng ta thì ngày nào cũng có ít nhiều sắc màu bạn hữu, những giây phút ta dành cho bạn hữu theo cách riêng,  dù bạn không đang kề cận bên chúng ta, dù chúng ta có viết một email ngắn, hay gửi một tin nhắn, hoặc bấm số cho một cuộc gọi… .
Đó là cảm nhận của mình từ nhiều năm rồi, khi còn trẻ, cái thuở chân cứng đá mềm, cùng bạn hữu cuốc bộ khắp những trái đồi Cù, Đà Lạt, hay đạp xe chở bạn băng mấy con dốc Ban Mê, và đặc biệt bây giờ những tình bạn xưa của nhiều năm vẫn còn nguyên, tuy mình và những người bạn không sống gần nhau. Có thể một năm một lần hay lâu hơn, chúng ta mới được gặp những người bạn ở xa, nhưng nếu ở gần nhau, các bạn đừng quên ý nghĩa của sự chia sẻ và nâng đỡ, giúp đỡ trong Tình Bạn.

Không cần phải nói nhiều hơn về  ý nghĩa của Tình Bạn làm gì? Bởi lẽ trong cuộc đời chúng ta, đó là một thứ tình yêu rất đẹp có rất sớm và vững  bền nếu ta biết trân trọng và có cơ duyên. Tình bạn như  một chất liệu nuôi sống tâm hồn,  quan trọng với mọi người mọi lứa tuổi như thức ăn, dưỡng chất cho cơ thể chúng ta. Mỗi tình bạn trong đời ta như một duyên lành, có từ vô lượng kiếp mới có thuỷ chung,  như nhà thơ Du Tử Lê trong bài thơ Bạn Cũ Trong Nhau Có Niết Bàn:

“Tôi đây. Bạn cũ. Tâm nghìn Phật
mỗi Phật nghìn tay. Em-Pháp-Hoa
dốc gió. Đêm lầy kinh-cứu-khổ
xin tế độ tôi những thiệt thà
tôi đây. Bạn cũ. Từ nay hết
chẳng nắng mưa nào chia biệt ta
cám ơn huệ nhãn em khai mở
tiền kiếp xưa mình đã có nhau
bạn cũ. Còn đây đêm rất thấp
tóc nồng da thịt. Phấn son thơm
hôm nay quỳ dưới chân Bồ Tát
tụng một pho tình-yêu-hoa-nghiêm
bạn cũ. Tôi đây. Vô lượng kiếp
tứ đại giai không. Chỉ giữ tình
hãy trì mật-chú kinh chung thủy
để thấy trong nhau có Niết bàn
(thơ Du Tử Lê)

File PPs này do chị Trần Lê Tuý Phượng biên soạn từ những ý tưởng về Bảng Chữ Cái Của Tình Bạn bằng Tiếng Anh ( The Alphabet of Friendship). Thực ra,  nếu các bạn xem và hiểu bằng Tiếng Anh sẽ thấy được trọn cái hay của ý nghĩa từng mẫu tự A, B, C.
Nhưng xin được lược dịch ra đây 26 chữ cái của tình bạn để chúng ta cảm nhận ý nghĩa Tình Bạn theo cách của người phương Tây:

Một Người Bạn

Chấp nhận bạn như chính bạn
Tin tưởng ở bạn
Gọi bạn chỉ để “Chào”
Không từ bỏ bạn
Nhìn thấu con người bạn ( cả những phần chưa hoàn thiện)
Tha thứ cho lỗi lầm của bạn
Cho đi không điều kiện
Giúp đỡ bạn
Mời bạn đến nhà chơi
Muốn kề cận bên bạn
Gắn bó trong tim với bạn
Yêu bạn dù bạn là ai
Tạo ra sự khác biệt trong đời bạn
Không bao giờ phán xét bạn
Mà chỉ giúp đỡ bạn thôi
Nâng đỡ bạn lên
Lau khô những giọt lệ của bạn
Động viên cho bạn lên tinh thần
Nói những lời đẹp về bạn
Nói sự thật khi bạn cần phải nghe
Hiểu biết bạn
Quý trọng bạn
Bước đi bên bạn
Giải thích những điều bạn không hiểu
Hét lên khi bạn không chịu lắng nghe
Và nhanh chóng đưa bạn về thực tại.

Mời các bạn thưởng thức 28 slides trên nền nhạc bài hát cực hay của ABBA : I HAVE A DREAM,  với lời chúc yêu bạn, yêu đời và an lạc từ tác giả.


Huỳnh Huệ giới thiệu

Yêu cầu giản dị của Bob Dylan khi đến VN

 

Không cần tiếp đón ồn ào, thích ở một khách sạn bình thường (nhưng phải có 2 cửa sổ), không thu hình hay truyền hình trực tiếp buổi diễn… là những đề nghị của nghệ sĩ nổi tiếng khi ông đến hát ở TP HCM vào 10/4.
> Huyền thoại âm nhạc Bob Dylan đến VN

Ngoài những yêu cầu khá giản dị của Bob Dylan trong lần đầu đến Việt Nam còn có hai đề nghị quan trọng: chất lượng âm thanh trong buổi diễn phải đạt tiêu chuẩn như những điểm đến quốc tế khác mà ông từng lưu diễn. Thứ hai, phần sắp xếp chỗ ngồi cho khán giả không phân biệt kiểu vé VIP ngồi trước, vé phổ thông ngồi sau.

Nghệ sĩ bày tỏ, ông muốn tất cả khán giả đều có góc nhìn tốt nhất khi thưởng thức đêm nhạc. Vì thế, dự kiến, tất cả khách VIP (nếu có) và khán giả đều cùng ngồi chung trên thảm cỏ tại sân vận động Đại học Quốc tế RMIT, quận 7, TP HCM khi nghe nhạc Bob Dylan.

Ca sĩ Bod Dylan thời trẻ. Ảnh: last.fm
Clip
* Bob Dylan hát ‘Things have changed’
* Bob Dylan hát ‘Knocking on the heaven’s door’

Trước khi bắt đầu buổi biểu diễn riêng kéo dài 2 giờ đồng hồ của Bob Dylan, đêm nhạc mở màn bằng các ca khúc của Trịnh Công Sơn do nhiều ca sĩ thể hiện như: Mỹ Linh, Thanh Lam, Uyên Linh, Quang Dũng, Đức Tuấn và Trần Mạnh Tuấn. Đây được xem là sự tri ân của huyền thoại âm nhạc thế giới đối với nhạc sĩ tài hoa Việt Nam.

Bob Dylan chia sẻ, ông biết khá rõ về cuộc đời, sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Chính vì thế, ông xem Việt Nam là một điểm đến quan trọng trong chuyến lưu diễn châu Á và Australia của mình.

Chương trình biểu diễn của Bob Dylan tại VN do công ty Saigon Sound System, công ty Truyền Thông Thanh Niên và gia đình Trịnh Công Sơn phối hợp tổ chức. Đêm diễn áp dụng hai mức giá vé: 900.000 đồng đối với vé phổ thông và 2.500.000 đồng với vé VIP.

Qua những chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới, Bob Dylan chứng tỏ “gừng càng già càng cay”.

Chuyến lưu diễn của Bob Dylan gồm 25 buổi biểu diễn, bắt đầu từ Đài Loan ngày 3/4, sau đó, ông đến: Trung Quốc, Việt Nam, Hong Kong, Singapore, Australia, New Zealand, Ireland, Anh, Thụy Sĩ, Đức, Đan Mạch và kết thúc tại Mỹ ngày 20/7.

Sinh ngày 24/5/1941, Bob Dylan là ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ. Ông cũng là một họa sĩ và nhà thơ nổi tiếng. Nghệ sĩ Mỹ này có ảnh hưởng rất lớn đối với âm nhạc thế giới hơn 5 thập kỷ qua.

Bức ký họa Trịnh Công Sơn (trái) ngay trên một trang của tờ Washington Post do họa sĩ Đinh Trường vẽ tặng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu
Họa sĩ Đinh Trường đã phác họa chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (trái) ngay bên cạnh ký họa chân dung Bod Dylan (phải) trên một trang báo của tờ Washington Post. Joan Baez, một trong những “lãnh tụ” về âm nhạc của phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam, từng gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Ảnh tư liệu

Những sáng tác của ông nổi tiếng vào thập niên 60, đặc biệt là những ca khúc phản chiến và bài hát cho người da đen ở Mỹ. Sáng tác của ông được xem là “quốc ca” cho phong trào phản chiến và bảo vệ quyền của người da màu.

John Lennon từng công nhận: “Dylan có ảnh hưởng rất lớn đối với dòng nhạc Beatles của chúng tôi”. Dylan cũng đã từng viết chung nhạc với Nhóm Beatles. Tờ Newsweek (ngày 6/10/1997) nhận xét: “Ảnh hưởng của Bob Dylan đối với âm nhạc cũng có thể xem như tương đương với ảnh hưởng của Albert Einstein đối với vật lý.”

Năm 1997, Đức Giáo hoàng John Paul từng mời Bob Dylan đến trình diễn nhiều bài cho Đức Giáo Hoàng nghe, trong đó có bài Knocking on the heaven’s door (Gõ cửa thiên đường).

Thoại Hà

VnExpress

Những Video clip được xem nhiều nhất trên mạng tuần qua

Khán giả đã rơi lệ khi bản Souvenirs d’enfance nổi tiếng vang lên từ bàn tay cụt ngón của thiếu nữ Trung Quốc 19 tuổi. Tuần từ 20/3 đến 27/3 còn ghi nhận nhiều video thú vị khác được chia sẻ trên mạng.
GuiGui Zheng là cô gái bị cụt hết cả 5 ngón bên tay phải. Tuy nhiên, với nghị lực và ý chí phi thường, chỉ với 3 năm tập luyện, cô đã có thể đánh đàn piano điêu luyện. Video về phần biểu diễn của cô trên kênh truyền hình CCTV đã gây xúc động mạnh cho cư dân mạng tuần qua. (Xem video

Hình ảnh GuiGui Zheng cũng gợi nhớ đến một clip được chia sẻ trên YouTube năm 2009 về cô gái người Thái bị điếc nhưng vẫn cố gắng học kéo đàn violin. (Xem video)

Hình ảnh những dải sáng màu xanh khổng lồ (bắc cực quang) đẹp mắt trên bầu trời về đêm. (Xem video)
Biểu diễn múa võ làm tụt cả quần. (Xem video)
Xe ôtô kỳ dị mang hình chiếc giày. (Xem video)
Clip phản chiếu một cách hoàn hảo khiến người xem khó nhận ra được hình ảnh đã bị đảo ngược. (Xem video)
Cảnh đoàn tàu bị chập điện kinh hoàng. (Xem video)
Màn “rang pháo” phá giấc ngủ của người bạn. (Xem video)
Vụ tai nạn giao thông do đi quá nhanh khiến người điều khiển bắn ra khỏi xe nhưng không chết, giống như phim hành động. (Xem video)
Đội đặc nhiệm Swat của Pháp gặp sự cố trong lúc tác chiến. (Xem video)
Nỗ lực cứu hộ chiếc xe bị lật tưởng như đã thành công nhưng bỗng trở nên công cốc. (Xem video)

Thế Mạnh

Vn Express

600 đèn sen thắp lên nhớ Trịnh Công Sơn

Mỗi bông sen tượng trưng cho một ca khúc trong gia tài đồ sộ, được dâng lên bức tượng người nhạc sĩ tài hoa do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tạc, đặt tại Khu du lịch Đồi mộng mơ, Đà Lạt.

Đêm nhạc có tên gọi “Hát rong qua miền hư ảo”, được dàn dựng công phu vào đúng 1/4 – ngày giỗ của Trịnh Công Sơn. Có 1.400 chỗ ngồi hoàn toàn miễn phí dành cho những người yêu nhạc Trịnh.

Thành phố Đà Lạt tổ chức đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: st.
Thành phố Đà Lạt tổ chức đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: st.

Nghệ sĩ Vũ Hoàng, tổng đạo diễn chương trình cho biết, đêm nhạc diễn ra ngoài trời, trong khuôn viên Khu du lịch với 5 sân khấu được bố trí bên những bếp lửa hồng. Không một nhạc cụ điện tử được sử dụng mà chỉ có 2 nhạc cụ tiêu biểu cho dòng nhạc Trịnh là piano và guitar.

Mở màn cho đêm nhạc, 18 thiếu nữ trong tà áo dài sẽ thực hiện nghi thức rước 18 câu ca tiêu biểu trong 18 ca khúc chính của đêm nhạc. Những câu ca được viết dưới dạng thư pháp. 600 đèn sen sẽ được thắp lên tượng trưng cho 600 ca khúc trong cuộc đời sáng tác của Trịnh Công Sơn trong nghi thức tưởng niệm cố nhạc sĩ. Sau đó, những đèn sen này sẽ được dâng lên bức tượng Trịnh Công Sơn do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tạc và đặt tại khu du lịch này sau khi Trịnh Công Sơn qua đời. Một không gian hư ảo với ánh trăng, bếp lửa và những ánh đèn ấm cúng sẽ lan tỏa, tạo nên sự ấm cúng cho người nghe trải lòng với âm nhạc.

Ban tổ chức sẽ dành một khoảng thời lượng cho những người yêu nhạc Trịnh thể hiện tình cảm của mình qua các ca khúc Trịnh Công Sơn.

Vé tham dự chương trình có thể liên hệ tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng.

Quốc Dũng

VnExpress

Hồn Xưa Còn Mãi

Tôi rất yêu nhạc Trịnh (nhạc Trịnh thì ai mà không yêu, chỉ có những người chưa hiểu được, chưa cảm được thì mới chưa yêu thôi), nhất là nhạc Trịnh được chuyển tải bằng âm giai hợp tấu của cây ghita. Tôi cho rằng âm vực của lọai nhạc cụ này vô cùng thích hợp với những tiết tấu bổng, trầm, ngân, láy, lặng trong nhạc Trịnh, còn có một thứ nhạc cụ nữa cũng có thể gọi là tương thích, đó là kèn saxophon, nhưng với gu thẩm cảm của tôi, thì ghita vẫn là số một cho sự lựa chọn.

Ví dụ câu hát “ Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…” ( Một cõi đi về ) . Khi cung nhạc trỗi lên, tâm hồn như bị hút theo âm vực cao nhất và rơi lài lài theo triền âm thấp, rồi thẳm sâu trong một khắc của dấu lặng. Cái dấu lặng ấy vừa kịp dậy lên một cảm xúc nao nuối, vừa kịp thấm đẫm vào lòng một cung bậc, vừa kịp cho hồn người rơi vào một vùng trũng mênh mang, vừa kịp gợi lên hình ảnh một chặng hành trình đằng đẵng, và vừa kịp trỗi lên một nỗi xao xuyến gọi mời… “Đi đâu đi đâu…” . Cũng như vậy trong nhiều nhạc phẩm khác, người nghe có được cảm xúc lao đao như trên từng con sóng nhớ, hun hút dõi về thăm thẳm một miền xa, lênh đênh buông thả trên một dòng sông lặng lờ, yên ả, và réo rắt nỗi xót xa thân phận một kiếp người …Còn nhiều, nhiều cung bậc cảm xúc mà tùy theo tâm trạng mỗi người cảm nhận, tùy theo từng cách đặt để ngôn từ và cũng có những lúc ngôn từ không đủ hiện hữu để gọi tên. Nhạc Trịnh đã làm được một điều mà không phải dòng nhạc nào cũng có thể làm được, đó là sự dẫn dắt cảm trạng dẫn dắt từ tính, dẫn dắt những ý niệm của lòng người vào một cõi tri ngộ trong tâm tưởng, giúp cho những hồn người trong một khỏanh khắc bất thường, vụt nhận diện được những giá trị đẹp, đắt, tuyệt đích nhất của đời sống. Tôi không cần nêu dẫn chứng, là bởi bất kỳ ai đã từng cảm được nhạc Trinh một cách đúng nghĩa đều có thể có những suy niệm tương tự, chỉ là phần lớn không biểu thị qua ngôn từ và chủ ý gây sức lan tỏa mà thôi.

Tôi thường nghe hòa tấu nhạc Trịnh vào nửa đầu của buổi sáng, và nửa dần về khuya của buổi tối. Đó là khoảng thời gian thích hợp nhất cho sự thanh lắng tâm hồn, để có thể vùi hết mình vào miên man dòng nhạc. Tâm hồn thực sự được thanh lọc, được trầm tư tĩnh tại, cõi lòng thực sự được bình nhiên, nhẹ nhõm, để có thể giao hòa viên túc nhất với từng cung bậc âm hưởng, để có thể cảm tận nhất với từng nối tài hoa của người nhạc sĩ, với từng chân nghĩa sâu xa nhất mà người nhạc sĩ muốn gửi gắm, chuyển tải  Bởi nhạc Trịnh không chỉ hát lên những ca từ, hát lên những tiết tấu, mà hát lên những da diết hồn ngừơi, những phận người, những bể dâu đời người, hát lên những ước vọng, hát lên những yêu thương sâu thẳm nhất của con người. Vì thế nên, nếu ai chưa từng được biết đến nhạc Trịnh, chưa từng biết yêu nhạc Trịnh, có thể gọi đó là một thiệt thòi lớn. Bởi khi biết yêu nhạc Trịnh rồi, bạn sẽ có một đời sống thanh tĩnh, nhẹ nhàng, tâm hồn bạn sẽ được vén bớt đi những mảng sương mù, sẽ cho bạn được nhìn thấy những tia nắng ấm vàng tươi, và sẽ giúp bạn trút bỏ bớt những bộn bề, khắc nghiệt của cuộc đời, cho bạn cảm thấy được cuộc sống thật sự là thế nào. Nếu có thể đại ngôn một chút, tôi cho rằng nhạc Trịnh có thể được gọi là một thứ “Nhạc đạo”. Đạo vốn là một hình thái tập trung nhất những tư duy triết lý, gợi mở và dẫn dắt tính nhân bản nhất để con người có thể hướng thiện hơn, sống tốt đẹp với chính mình và cộng đồng hơn, và nhạc Trịnh đã làm được điều đó.

Nói những lời này, tôi không chỉ biểu thị sự tôn vinh, yêu kính đến người nhạc sĩ tài hoa hiếm có ấy, mà còn muốn lan tỏa âm hưởng của một dòng nhạc đến muôn muôn vạn vạn người, để càng nhiều người được tiếp xúc, thì cuộc sống này càng bớt đi những khốc liệt, và con người có thể được sống một cách Người hơn. Nếu có ai cho rằng nhạc Trịnh là ủy mị, yếu mềm, ẻo lả, thì người đó nhầm rất to đấy. Vì một sức mạnh rất căn bản ẩn sâu trong nội tại dòng nhạc, mà khi đã thấm được vào lòng bạn rồi, bạn sẽ tự phát huy được sự vững vàng trong bản lĩnh thực sự của cuộc sống, bạn sẽ an nhiên trước những rượt đuổi, sẽ tư trầm trước những lo toan, không phải để bạn yếu đuối, nhụt chí mà thối lui trước những biến ập, mà để bạn sẽ đủ tự tin, bản lĩnh, sự  can trường khi tiếp nhận vấn đề và giải quyết vấn đề một cách trầm tĩnh và hiệu quả hơn. Bởi khi tâm hồn bạn sáng, cõi lòng bạn mở, thì cái nhìn của bạn cũng sẽ rộng và dịu hơn nhiều đối với các sự vật, sự việc, nhờ thế mà bạn sẽ bớt đi được phần lớn áp lực khi đương đầu và xử giải. Tôi chắt chiu những ý nghiệm này từ chính bản thân mình và một số anh em bạn bè có chung một sở thích, và tôi thấy hiệu quả của một âm hưởng là một sự khẳng định rõ rệt.

Cuộc sống con người chúng ta luôn có những bất thân ngọai ý, nếu chúng ta không được củng cố, bồi đắp một căn bản nội tại, thì những khó khăn mà chúng ta phải tiếp nhận sẽ nhân lên rất nhiều lần. Có thể có rất nhiều cách để giảm xóc, tùy theo quan niệm và tính cách của mỗi người, nhưng âm nhạc thường là cách chọn lựa tốt nhất, mà trong đó nhạc Trịnh chiếm phần lớn sự ưu cảm. Nếu bạn hòai nghi, thì bạn cứ hãy thử xem. Và nếu bạn có được một hiệu quả cần thiết, thì bạn hãy như tôi, chân thành gửi đến người nhạc sĩ tài hoa bậc nhất ấy, một lời ân cảm tự tận đáy lòng mình, và Người chẳng hề đi đâu cả, Người vẫn ở bên ta hàng ngày đấy, Cá tháng tư là một ngày không dễ tin, ngay cả với những điều có thật.

Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu chỉ kể đến tài hoa của người nhạc sĩ, bởi nếu thiếu đi sự cộng hợp, cộng hưởng của những người nghệ sĩ và những nhạc cụ, thì tác phẩm dù có hay mấy cũng không thể truyền tải và tồn tại mãi được. Những bậc tiền nhân đã chế tác ra những nhạc cụ, và rất nhiều, rất nhiều những thế hệ nghệ sĩ tiếp nối, ngoài năng khiếu, mỗi người nghệ sĩ còn phải mất biết bao công sức, thời gian và lòng nhiệt thành để có thể làm sống những âm thanh. Người nghệ sĩ khi muốn thể hiện một nhạc phẩm một cách tốt nhất, cũng phải có sự đồng cảm, hòa điệu cùng tác phẩm, mới có thể lột tả hết được cái hồn, cái chất tinh túy nhất của nhạc phẩm, từ đó mới đủ âm hưởng mà thẩm thấu đến người nghe. Vì thế nên tôi còn muốn gửi một lời tri cảm sâu sắc nhất đến những bậc tiền nhân đã chế tác ra những thứ nhạc cụ, đến những người nhạc công thầm lặng, miệt mài gọt giũa từng nối nhạc, để chuyển đến cho người nghe những thanh âm trung thực nhất, đẹp nhất, đậm nhất của hồn nhạc. Để mãi mãi, những thế hệ nối tiếp nhau có cơ hội được tận hưởng một trong những hương vị trác tuyệt nhất của cuộc sống. Để cho dù qua đi bao thời khắc ngắn ngủi của đời người, dù tất cả ai rồi cũng sẽ trôi về miền miên viễn, nhưng những hồn xưa thì vẫn còn mãi, còn mãi trong mặc nhiên lưu tại của “ Một cõi đi về ”.

.

Đàm Lan