Nói thêm về “Vụ Nhã Thuyên” – Học Thế Nào

Sau khi Học Thế Nào đăng bài Kỳ án Nhã Thuyên, một số bạn đọc mà họ là những nhân vật chứng kiến ít nhiều một số sự kiện liên quan gửi thư tới nhóm biên tập với mong muốn nói lại, nói thêm hoặc bổ sung một số chi tiết mà bài viết đề cập. Học Thế Nào tổng hợp các ý kiến này thành bài viết ngắn dưới đây:

Về sự kiện ngày 27/7/2013

Sau loạt bài phê phán trên báo chính thống, lãnh đạo trường chỉ đạo Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn triệu tập họp hội đồng khoa học khoa (mở rộng) chứ không phải hội thảo khoa học như được gọi tên trong bài viết “Kỳ án Nhã Thuyên”. Học Thế Nào xin đính chính lại chi tiết này.

Tiếp tục đọc

Những bài kiểm tra choáng váng của học trò

Thầy Khổng Tử nói:
“Làm Thầy thuốc mà lầm thì giết một người,
Làm Thầy Địa Lý mà lầm thì giết một Họ,
Làm Chính Trị mà lầm thì giết một nước,
Làm Văn Hoá mà lầm thì giết chết muôn đời …”

Tiếp tục đọc

Kỳ án Nhã Thuyên – Thư Hiên

Mấy tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Thoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình,  người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định cho phép.

http://hocthenao.files.wordpress.com/2014/03/tranvancam_nudanquan.jpg?w=200&h=180&crop=1

Tiếp tục đọc

Du học, ‘phao cứu sinh’ cho học sinh trượt đại học?

Đỗ đại học trong nước luôn được coi là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công đối với học sinh phổ thông. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể vượt qua kỳ thi đầy áp lực này, đặc biệt là khi tỷ lệ “chọi” ngày càng cao…

Hiện, một số gia đình đã lựa chọn con đường du học tự túc ở nước ngoài cho con em mình khi biết chắc không giành được “tấm vé” vào giảng đường đại học trong nước.

Tiếp tục đọc

Chuyện Nào Lạ Hơn?

Kienthuc.net.vn) – Bức xúc chuyện con gái học lớp 3 mà không đọc thông viết thạo nên người cha xin cho con học lại từ lớp 1 nhưng trường không chấp nhận. Xin được đúp khó hơn là lên lớp?

 

 Ảnh minh họa Tiếp tục đọc

Trước hết hãy thay đổi tư duy người thầy – Lê Bá Khánh Trình, Lâm Tuyền (ghi)

Trong tình hình khó khăn, phức tạp như hiện nay của nền giáo dục nước ta, tôi tin là sẽ có một sự biến chuyển tốt…

Trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO-International Mathematical Olympiad) lần thứ 54 diễn ra từ 18-28.7.2013 tại Santa Marta (Colombia), đoàn học sinh Việt Nam giành 6 huy chương với 3 vàng, 3 bạc, riêng TPHCM có 2 vàng. Những ngày đầu tháng 12, trong bảng khảo sát của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, Việt Nam xếp thứ 17 về toán trong 65 nước được khảo sát. Việt Nam có chỉ số cao về toán học – một điều thật đáng mừng! Tiếp tục đọc

Niềm Vui của Cha Mẹ và Thầy Cô ( Huỳnh Huệ )

Mồng bốn tết, như dự định, hôm nay tôi bắt tay vào một trong những thông lệ hàng ngày: biên tập và đưa bài của các tác giả lên trang Ban Mai Hồng. Công việc không thể liền một mạch vì hôm nay còn là thời gian nghỉ Tết và còn khách đến thăm. Trong nhiều tin vui từ những người khách của gia đình dịp Tết này, có 3 tin vui đến từ học trò cũ : một sinh viên năm thứ nhất, một em học sinh  lớp 12  ở tỉnh Dak Nông  và một cô giáo trẻ – cựu sinh viên khóa 20 Khoa Ngoại Ngữ Trường Cao Đẳng Sư Phạm Daklak. Tiếp tục đọc

Thể lệ Cuộc thi viết thư quốc tế (UPU) lần thứ 43 – năm 2014

Thể lệ Cuộc thi viết thư quốc tế (UPU) lần thứ 43 – năm 2014

1. Chủ đề: “Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đến đời sống như thế nào” (Tiếng Anh: Write a letter describing how music can touch lives) Tiếp tục đọc

Dự thảo điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp PTTH – Bộ GD&ĐT

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh” “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”.

Qua đánh giá ưu, nhược điểm các kỳ thi tốt  nghiệp trung học phổ thông (THPT) những năm trước đây; trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà giáo, chuyên gia giáo dục và dư luận xã hội, Bộ GD&ĐT dự kiến có một số thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm sắp tới (trước khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới)”

1. Miễn thi tốt nghiệp

Tiếp tục đọc

Hai kỹ năng: tìm ra vấn đề hay và giải quyết được vấn đề – Đàm Thanh Sơn

Bài  “phỏng vấn” Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn, do Giáo sư toán Ngô Bảo Châu thực hiện.

Về Giáo Sư Vật Lý Đàm Thanh Sơn, xem tiểu sử trên Wikipedia

Hai Giáo sư Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn của Việt Nam được Quỹ Simons vinh danh

vinh danh 2gs.jpg

**** Tiếp tục đọc

“Dạ thưa thầy”

TT – Những ai đã tốt nghiệp đại học từ rất lâu có lẽ sẽ khó ngờ khi nghe những cuộc trao đổi của thầy và trò trên lớp những năm gần đây. Tôi là một trong số đó

Thật lâu, lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại không gian học đường. Cảm nhận rõ nét sự khác nhau giữa lớp học trò xưa và học trò nay ở nhiều trường lớp đó là ba chữ đầu môi.

Tiếp tục đọc

Sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Mỹ

Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.

https://i0.wp.com/m.f29.img.vnecdn.net/2013/12/13/lequangtien-4784-1386933011.jpg

Tác giả Lê Quang Tiến

Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…

Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.

Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.

Tiếp tục đọc

Học đường giết chết óc sáng tạo

Hôm nay Lê Sáng mời cả nhà mục thư giản có ích!

Nghe nhà giáo dục nổi tiếng Ken Robinson nói chuyện:

“Học đường giết chết óc sáng tạo”

Ken Robinson says schools kill creativity

Tiếp tục đọc

Nhiều giáo viên ngoại ngữ vẫn dạy bằng tiếng mẹ đẻ

(Dân trí) Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo khoa học giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên khối Kinh tế – kinh doanh do Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa tổ chức.

Giảng viên thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài

Tiếp tục đọc

“Chồng em là kỹ sư tâm hồn”

(Dân trí) – Em vẫn tự hào trả lời như thế mỗi khi có người hỏi em về nghề nghiệp của anh.

Cạnh sắc của sự ganh đua

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 115 | KALYANALAKSHMY BHANUMURTHY – NGUYỄN HIỀN PHÁC dịch

canh-sac-ganh-dua

Trong việc nuôi dạy con cái, cha mẹ luôn nuôi dưỡng hy vọng thấy con thành đạt. Luôn có sự nài nỉ, thuyết phục, nhắc nhở và kể cả dọa nạt để đòi hỏi sự phục tùng của con trẻ trước những mệnh lệnh của các bậc cha mẹ. Trong mối giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, có một  tỷ lệ đáng ngạc nhiên những nội dung về việc chỉ thị những điều con trẻ phải làm, về việc thúc đẩy con trẻ thực hiện một việc gì đó bằng cách hứa hẹn tưởng thưởng, và việc đe đọa trừng phạt trong trường hợp con trẻ thành tựu một việc gì đó dưới mức độ được trông đợi. Chiến lược mang lại hiệu quả chính là sự ganh đua. Có một niềm tin tổng quát cho rằng ganh đua là một công cụ duy nhất giúp con trẻ thành công trong việc học tập và trong sự nghiệp sau này của chúng. Quan điểm đó được chấp nhận rộng rãi đến nỗi ai đó đặt vấn đề về giá trị của sự ganh đua liền bị coi là kẻ không thực tế, lập dị và còn ngớ ngẩn nữa là khác. Tuy vậy, tôi vẫn muốn đứng trên lập trường chống đối sự ganh đua với tính cách là một chiến thuật có hiệu quả trong việc khuyến dụ con trẻ và đề nghị  một cách nhìn khác để các bậc cha mẹ và các nhà giáo tham khảo.

Tiếp tục đọc

Giờ Quốc Sử – Đoàn Văn Cừ

Bài thơ này thế hệ của chúng tôi, Anh Doãn Lê và tôi đều học  và thuộc lòng bài thơ  từ năm lớp 3, lớp 4 cho đến ngày nay đã hơn 50 năm. Nhân Ngày 20 -11 : Ngày Nhà Giáo Việt Nam, Anh Doãn Lê nhớ lại bài thơ này của tác giả Đoàn Văn Cừ nên gửi đến Ban Mai Hồng. Bài thơ chứa đựng những lời dạy dỗ của những người Thầy, người Cô đúng nghĩa Nhà Giáo. Dạy học không chỉ là truyền đạt kiến thức chuyên môn, mà còn là dạy đạo đức, học làm người, những giá trị nhân văn, mà trước hết là tình yêu tổ quốc, yêu dân tộc và tự hào với truyền thống vinh quang, quật cường  của dân tộc từ bao đời. Lòng tự hào và biết ơn ấy của người học trò phải thể hiện bằng nỗ lực gắng công học tập để có thể “nối chí tiền nhân”, xây dựng đất nước thành “dân hùng liệt”.

Bài thơ  Giờ Quốc Sử đã ra đời 60, 70 năm, nhưng giá trị giáo dục của nó không bao giờ cũ và sống mãi trong tâm khảm của chúng tôi, những người học trò nhỏ năm xưa đã thành nhà giáo trên đầu hai thứ tóc…..

Tiếp tục đọc

Từ Những Điều Đơn Sơ và Giản Dị – Tâm Thiền

tunhungdieudonsovagiandiBài học về sự chấp nhận

Ở một ngôi trường tiểu học nọ có tổ chức một buổi văn nghệ do chính các học sinh trong trường biểu diễn. Họ tổ chức hẳn một cuộc thi giữa các lớp để tuyển diễn viên cho các vai diễn trong vở kịch của trường, những đứa trẻ rất hăng hái tham gia.

Tiếp tục đọc

Thần Tượng – Tâm Thiền

Bé trai 10 tuổi nhảy lầu chết ‘theo lệnh thầy giáo’

Phải làm gương cho con cái noi theo

https://i0.wp.com/namyangi.com.vn/namyang/upload/image/day-con/happyfamily%202.jpg

Một buổi chiều mùa đông tuyết rơi nặng hạt, một người đàn ông say rượu lảo đảo trên lớp tuyết dày. Quay lại nhìn, ông thấy đứa con trai mười tuổi của ông đang đi theo bước chân thất thường của ông.

Tiếp tục đọc

Biến con thành “máy học”

(Dân trí) – Mong muốn sau này con thành tài, không ít phụ huynh chỉ cần con học thật giỏi, điểm số thật cao. Họ đặt con “ngoài cuộc” tất cả mọi hoạt động khác mà không biết đang vô tình tước đi của con rất nhiều thứ.

Chỉ cần con học giỏi

Chị Lê Quý An, ngụ ở P.4, Q.Tân Bình, TPHCM kể câu chuyện rất đáng suy ngẫm về cách dạy con của người vợ chồng người anh họ. Anh chị rất tự hào cô con gái đang học lớp 6, năm nào cũng đạt học sinh xuất sắc và đặc biệt là cháu đã đạt được rất nhiều chứng chỉ tiếng Anh và học cả tiếng Pháp.

Tiếp tục đọc

Nghĩ về yêu thương cùng bộ ảnh Ông bà ơi!

TTO – Bộ giáo ảnh (bộ ảnh mang ý nghĩa giáo dục) mang tên Ông bà ơi! (kịch bản nội dung: thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, ĐH Sư phạm TP.HCM, ảnh: Lê Thiên Khôi) đang làm cộng đồng mạng xúc động.

Ảnh: Lê Thiên Khôi

Tiếp tục đọc

Thời của những ‘tiến sĩ giấy’

CHÀO TIẾN SĨ  ( Người Lao Động)


Xin hân hạnh được chào và bắt tay tiến sĩ. Thú thật với tiến sĩ đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi được bắt tay với một vị đại khoa.

– Anh quan trọng hóa, cả nước ta có cả vạn vạn tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư … Anh cũng có thể làm được tiến sĩ cơ mà. À, mà anh tốt nghiệp đại học chưa nhỉ?

Tiếp tục đọc

Cô Giáo Của Những Thủ Khoa

Từng nhiều năm kinh nghiệm dạy học trò chuyên, cô đã nếm trải biết bao câu chuyện buồn vui của nghề giáo. Qua “bàn tay nhào nặn” của cô nhiều thủ khoa của trường Quốc học Huế đã thành danh trong cuộc sống.

Cô Nguyễn Minh Hương chỉ nhận mình là một người “lái đò” tận tụy chuyên chở “những chuyến đò đầy sao” tìm thấy giấc mơ về hạnh phúc. Ở đó cô đóng rất nhiều vai vừa là cô, là chị là bạn, là mẹ của các em học sinh.

Tiếp tục đọc

Sinh Viên Việt Nam Ra Trường

Đầu đường Xây dựng bơm xe,

Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.

Ngoại thương mời khách ăn kem,

Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.

  Tiếp tục đọc

Bức thư lay động cư dân mạng của học trò về tiền trường

Bức thư viết về nỗi thống khổ của cha mẹ và cả học sinh nghèo trước muôn nẻo tiền trường làm lay động lòng người. Bức thư mang tựa đề “Thư ngỏ của một học sinh gửi ban giám hiệu trường mình đang học” là của một học sinh ở Hà Tĩnh được thầy giáo Trần Đình Trợ (trường THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh) đăng tải trên trang mạng xã hội đã làm lay động lòng người.

Kính thưa thầy cô!

 

Em viết những dòng này trong lúc đợi bàn tay chai sạn của cha xách xô vữa cuối cùng và đợi bàn tay gầy guộc của mẹ nhặt nhạnh nốt những túi nilong, những vỏ bia, vỏ nước ngọt còn sót lại sau những bữa liên hoan…

Tiếp tục đọc

Ba 9X trường Amsterdam giành học bổng ‘khủng’ của Mỹ

Thành tích học tập ‘đỉnh’, hoạt động ngoại khóa đáng nể, ba 9X trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam được hàng chục đại học danh giá ở Mỹ cấp học bổng toàn phần.

Chiến thuật giành học bổng đại học danh tiếng Mỹ

Tiếp tục đọc

Bật cười với những lời phê hài hước của thầy cô

Ngày càng xuất hiện những lời phê độc đáo, hài hước của các thầy cô giáo khiến học trò xôn xao truy lùng.

Em là nỗi nhục của Bộ Giáo dục

https://i0.wp.com/imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/29/16/20130829160602-phe5.jpg

. Tiếp tục đọc

Khoảng Cách Trí Tuệ – Alan Phan

Khi bàn về sự ổn định cần thiết cho xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro nguy hiểm nhất đến từ khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng. Một ước đoán là khoảng 2-3% dân số đang nắm ít nhất là 24% tài sản tư nhân. Thu nhập của 2 triệu người này trung bình khoảng 6,300 USD một năm một người; trong khi tổng số dân còn lại chỉ có thu nhập khoảng 1,010 USD. (Tất cả các con số này là một ước lượng năm 2011 từ luận án của một nghiên cứu sinh DBA nhờ tôi bảo trợ. Theo tôi, cách định lượng dựa trên vài số liệu thống kê không đạt chuẩn; nhưng tôi nêu lên đây để chúng ta có một khái niệm).

Tiếp tục đọc

Choáng với mức học phí trường tư: Gần 300 triệu đồng/năm học

Choáng với mức học phí trường tư: Gần 300 triệu đồng/năm học

Học sinh Trường Tiểu học dân lập quốc tế Á Châu.

(LĐO) – Thứ hai 26/08/2013 
Trong khi các trường công lập của TPHCM vẫn còn đang đợi thông báo chính thức của Sở GDĐT thành phố về các khoản thu đầu năm học mới thì ở khối ngoài công lập, mức học phí và các khoản thu đã được niêm yết. Nhiều người không khỏi giật mình khi nhìn vào mức học phí của các trường dân lập, tư thục, quốc tế này.

Mức học phí cao ngất ngưởng

Tiếp tục đọc

Tâm thư xúc động của thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến 1 ngày trước khi nhập học

       SV trường ĐH KHXH & NV được giao lưu cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu

(Soha.vn)- “Chỉ còn 1 ngày nữa, em sẽ nhập học. Vậy là ước mơ được vào học ĐH Y Hà Nội từ lúc nhỏ của em đã trở thành hiện thực…

Tiếp tục đọc

Đào tạo bác sĩ: Không giống ai!

Nếu hỏi một sinh viên y khoa nước ngoài vì sao học bác sĩ, họ trả lời “để phục vụ cộng đồng, bệnh nhân, rồi mới đến gia đình, bản thân”. Còn ở ta thì ngược lại.

+ BS Nguyễn Hữu Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM: Sinh viên y khoa của ta và thế giới giống nhau nhưng phương pháp đào tạo, chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất dạy và học, môi trường học, lý tưởng phục vụ sau ra trường thì khác nhau rất nhiều.

  Tiếp tục đọc

Kiến Thức Hoa Hậu Việt Nam hiện nay…

Kiến Thức Hoa Hậu Việt Nam hiện nay… Chuyện tưởng như đùa mà  CÓ THẬT

Lời tòa soạn:

Trong nhiều cuộc thi hoa hậu đủ loại đã diễn ra, phần ứng xử luôn để lại cho khán giả những cảm xúc kinh ngạc và kinh hoàng về sự thông minh của những câu hỏi và những câu trả lời. Dưới đây, chúng tôi xin trích lại một số câu như thế để các bạn tham khảo.

Tiếp tục đọc

Trẻ học Anh văn sớm và câu chuyện Háo À Djù – Trần Hà Nguyên

Toàn nhân loại đồng ý rằng cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Ôi thôi hết nghiên cứu này đến nghiên cứu nọ, hết thần đồng này đến thần đồng khác! Đạt Tóp Phồ 580 điểm khi mới 10 tuổi, dịch sách khi tròn 8 tuổi, ét sệt tề rà. Thế là các bậc phụ huynh tha hồ mà chầu chực trước cửa Bi Tít Cao Sồ, I-la, Thần Đồng, Việt Mỹ — các cơ sở giáo dục nở rộ về số lượng và bảng giá, phù hợp với mọi túi tiền và kích cỡ của lá gan “hy sinh đời bố, củng cố đời con” của mỗi nhà.

Nhưng tôi xin khuyên các bậc phụ huynh hãy SUY NGHĨ THẬT KỸ trước khi dúi con vào đó. Bởi vì theo tôi, trẻ em học tiếng Anh sớm tại Việt Nam gặp vô vàn rủi ro, và khó mà áp dụng trí khôn của nhân loại được.

Tiếp tục đọc

Nghèo đói là trường đại học tốt nhất

Đây là câu chuyện cảm động có thật do tiến sĩ An Kim Bằng, người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard, kể về người mẹ nghèo của mình. Hy vọng mọi người đọc xong sẽ rút ra được điều gì đó thú vị cho bản thân.

https://i0.wp.com/www.nhantridung.edu.vn/images/TinTuc/380674_36.jpg

Bạn có thể nghe 2 giọng kể câu chuyện này diễn cảm

“Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: “Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ…”.

Tiếp tục đọc

Đề thi tuyển học sinh giỏi toán của thế giới

image
Anh Võ Đức Diên: Một người Việt hải ngoại ra đề thi chọn học sinh giỏi của Thế Giới

 

MORGAN HILL, Calif.–Anh Võ Đức Diên, một cư dân người Việt của thành phố Morgan Hill, tiểu bang California ở Mỹ vừa qua đã được vinh dự để ra đề thi tuyển học sinh giỏi toán của thế giới. Anh Võ Đức Diên cũng đã ra hầu hết những đề thi để chọn sáu học sinh giỏi toán cuối cùng đại diện cho Hoa Kỳ để tham dự cuộc thi thế giới này được tổ chức tại Columbia, Nam Mỹ trong tháng tới. Kỳ thi này được tham gia bởi học sinh của hầu hết các quốc gia. Mỗi quốc gia gồm sáu học sinh tham dự. Riêng sáu học sinh đại diện nước Mỹ được vinh dự là sẽ gặp trực tiếp Tổng Thống Mỹ trước khi lên đường.

Tiếp tục đọc

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents