Đá Thịt Lợn Giá Đắt Hơn Vàng

Cận cảnh đá thịt lợn quý hiếm có giá đắt hơn vàng

Đá thịt lợn là một loại đá thiên nhiên, đa số thuộc đá trầm tích, đá silic hoặc đá biến chất, trong quá trình vận động địa chất tiếp xúc với các khoáng chất khác, bị sắc hóa nên tạo thành hình dạng đặc thù như vậy. Đá thịt lợn quý giá ở chỗ nó có cả bì, các loại đá với màu đỏ và trắng đan xen có rất nhiều, nhưng chỉ có đá có cả bì mới được gọi là đá thịt lợn. Đá thịt lợn còn được gọi là đá phú quý, với mong muốn sẽ có thịt ăn hàng ngày, cuộc sống sung túc.
Giá của viên đá này là 3,8 tỉ VND.

Giấc mơ dã quỳ – Đinh Thị Như Thúy

Dè dặt thắp lên
Táo bạo thắp lên
Thắp lên bằng tất cả những gì đang có
Thắp tràn lá xanh
Tiếp tục đọc

Những tuyệt tác điêu khắc từ đá quý Trung Hoa

Mời xem bộ sưu tập đá quý. Quạ Đen giới thiệu, Đàm Lan chuyển bài

Những tuyệt tác điêu khắc từ đá quý Trung Hoa

Bộ sưu tập ảnh nghệ thuật điêu khắc trên đá quý của các nghệ sỹ Trung quốc. Theo tìm hiểu thì đây là loại đá Huyết Thạch (Bloodstone ) có nhiều ở đất nước rộng lớn này. Ở đây, chỉ tập trung  các tác phẩm nghệ thuật. Còn về thông tin loại đá quý này hy vọng mọi người có thể góp ý về nguồn gốc xuất xứ cũng như tên gọi .

Tiếp tục đọc

Viết Cho Dã Quỳ – Đinh Như Thúy

Nhân đọc bài viết về cuộc trò chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Tùng với Đinh thị Như Thuý, một cô giáo dạy Văn ở trường THPT Krông Pắc, nhà thơ nữ của Daklak rất quen thuộc với cư dân mạng –  (mình cũng đã từng giới thiệu trước đây),  có một câu hỏi và đáp như thế này:

Nguyễn Đức Tùng: Bài thơ nào của mình mà chị thích nhất? Tại sao?

Đinh Thị Như Thúy: Tôi không thể nói là thích nhất một bài thơ nào trong những bài tôi đã viết. Nhưng tôi rất thích hoa dã quỳ. Tôi muốn chia sẻ với anh một bài thơ tôi viết về hoa dã quỳ.

Đây cũng là một bài thơ  tự do rất hay về Hoa Dã Quỳ, được nhiều người ưa thích, nên xin được post lại ở đây để các bạn cùng đọc

Viết cho dã quỳ

(…nhưng em nói là dã quỳ của mùa nào / mùa đông / đúng rồi mùa hoa / cây non mọc lên nở hoa và tàn rụi trong vòng một năm…)

 photo datildequ1EF3_zps74fe2c9a.jpgẢnh ( tác giá )


1.

Từ tàn rụi nụ mầm vươn lên vào lúc không ai còn nhớ (sự lãng quên luôn thường trực trong tâm trí con người) những mầm xanh không như lá cỏ mà được xem như lá cỏ cứ khuất lấp trong ngăn ngắt rậm rạp cứ lặng lẽ bên vệ đường trước thềm nhà khắp chân đồi (giờ đồi hoang cũng không còn nhiều vì loài người sinh sôi nẩy nở bung chiếm còn nhanh hơn cả cỏ cây)

Rồi những chiếc lá hình bàn tay xoè ra run rẩy hân hoan trong mưa bụi  (dường như tất cả hạnh ngộ thuở ban sơ đều như vậy) mưa càng dấm dứt đất càng đỏ ứ cây lá càng xanh non tươi rờn rợn mưa mưa mưa mưa nước nuôi dưỡng sự sống bằng những ngập tràn thấm sâu dịu nhẹ (cũng có khi lắm khi hung tợn trào dâng) mưa mưa mưa mưa dã quỳ theo mưa mà lớn

Đó là cách tồn tại cổ xưa nguyên thuỷ nhất tồn tại theo bầy đàn mỗi đơn lẻ là một trong nhiều trong những của cộng đồng mỗi đơn lẻ tưởng như giống nhau về hình thể về tính cách về thân phận đứng bên nhau làm nên thế giới (tưởng công bằng bình đẳng) hướng về ánh sáng hướng về bầu trời mà ngờm ngợp mà mải miết mà vươn cao mà xoè tay mà ươm nụ mà hồn nhiên mà chờ đợi

2.

Có xứ sở chọn khắc nghiệt làm tính cách đặc thù (không chừng mực không điều độ không sắc màu trung tính) xứ sở dã quỳ không có mùa thu không có mùa xuân (chỉ hai mùa mưa nắng) xứ sở buồn muôn thuở bụi mù trời (bụi lừng lững đi lừng lững dựng từng cột đỏ trên những con đường mòn vắng vẻ khô khát) tháng mười hai lạnh lẽo khô ngùn ngụt nắng là tín hiệu để dã quỳ mở bung.

Đó là không gian mênh mông (đồi nối tiếp đồi thung lũng kéo dài thung lũng) là cuồng nộ gió (gió như đoàn chiến mã ràn rạt lao qua không cần biết sẽ về đâu không cần biết gì đang đón đợi cứ phía trước mà phi mà lồng lộn sải vó) là bướm hoang là ong rừng là bước chân bồn chồn của những người đàn bà luôn mơ những giấc mơ bất ổn

Là dã quỳ tồn tại như một dâng hiến không cần lý do

3.

Dã quỳ dã quỳ dã quỳ cứ vàng mơ vàng tươi vàng xuộm vàng cháy cứ rừng rực mê đắm miên man trên nền xanh của lá nền đỏ của đất bazan cứ tạo nên những đối cực nhức nhối xốn xang đôi khi khó chấp nhận trong mắt người không chờ đợi không khát khao không hoài vọng dã quỳ (dường như) hồn nhiên bung nở hồn nhiên toả hương hồn nhiên vàng vào nắng vào sương vào bụi đỏ hồn nhiên làm mặt trời thắp nắng trong hoang lạnh hồn nhiên làm nên linh cảm bất an mùa xao xác

Đã có những ngợi ca đã có những cười cợt đã có những rắp ranh đòi chia sẻ đã có những dự tính can thiệp riêng tư dã quỳ (dường như) vô tâm (dường như) ngoài cuộc cứ vàng cho hết đời sống mình (vì đó chính là mình) rồi rời rã rũ rượi trong gió đông rồi khô đi nâu sẫm trên những cành nhánh trụi trơ rồi khuất lấp rồi biến tan

Mùa đã khô ngày đã không còn hoang hoải gió
dã quỳ bình thản đợi hồi sinh

4.

Những người đàn bà mang giấc mơ bất ổn chôn trên sườn đồi đêm đêm chờ mưa chờ quên lãng nghe trong tiếng sấm khắc khoải có niềm âu lo rồi đồi hoang sẽ không còn là đồi hoang nữa.

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents