Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên thế giới rất có thể sẽ xuất hiện nhiều “thành phố Atlantis hiện đại”…
Filed under: Du lịch, Môi trường, Sưu tầm, Địa lý | Tagged: Môi truờng, Thế giới đó đây, Địa lý | Leave a comment »
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên thế giới rất có thể sẽ xuất hiện nhiều “thành phố Atlantis hiện đại”…
Filed under: Du lịch, Môi trường, Sưu tầm, Địa lý | Tagged: Môi truờng, Thế giới đó đây, Địa lý | Leave a comment »
TT – Ngày 10-12, đại diện Công ty cổ phần hữu hạn Vedan VN (đóng tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) xác nhận đã và đang tổ chức thu hồi hàng ngàn cuốn lịch tết năm 2013 có dòng chữ “South China Sea” (biển Nam Trung Hoa) đè lên phần biển VN, trong đó có quần đảo Trường Sa.
Filed under: Du lịch, Góc nhìn, Quê hương, Địa lý, Điểm báo | Tagged: Lịch Tết in sai, Quê hương, Địa lý, Điểm báo | 1 Comment »
Với kiến thức hiện nay của nhân loại, có thể khẳng định rằng: Trái đất, hành tinh xanh mà chúng ta đang sinh sống là tinh cầu đẹp nhất trong vũ trụ. Nơi có vô vàn danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp và hùng vĩ mà bất cứ ai khi chiêm ngưỡng cũng phải giật mình với vẻ tuyệt mỹ của nó. Ngoài ra, Trái đất còn chất chứa rất rất nhiều điều bí ẩn mà không biết đến bao giờ con người mới khám phá hết, hôm nay, mời các bạn cùng chuyên mục [Địa Lý] của Tinhte.vn đi thăm một trong những nơi lý thú nhất trên hành tinh này.
Filed under: Chuyện Lạ, Kiến thức, Thiên nhiên, Địa lý, Điểm báo | Tagged: Biển Chết, Thiên nhiên, Địa lý | Leave a comment »
Filed under: Du lịch, Góc nhìn, Sưu tầm, Thế giới đó đây, Địa lý | Tagged: Sưu tầm, Thế giới đó đây, Địa lý | Leave a comment »
Filed under: Khoa học, Kiến thức, Thông tin, Thế giới đó đây, Địa lý | Tagged: Google Maps, Quê hương, Địa lý, Đường lưỡi bò | Leave a comment »
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao, sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.
Đó là đoạn sông Mã (sông Ngựa) ở đoạn giáp ranh từ Sầm Nưa (Lào) đổ vào Thanh Hóa (Mường Lát) kề với Xuân Nha Sơn La… còn đoạn trên gọi theo dân bản địa (Thái) là Nậm Ma (sông Chó).
Filed under: Bút ký, Quê hương, Truyện ký, Văn hóa, Địa lý | Tagged: Bút ký, Quê hương, Sơn La Ký Sự, Văn hoá, Địa lý | Leave a comment »
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó…riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc;nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.
Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.
Filed under: Du lịch, Góc nhìn, Lịch sử, Quê hương, Sưu tầm, Văn hóa | Tagged: Lịch sử, Quê hương, Sưu tầm, Văn hoá, Địa lý | Leave a comment »
Tuy nhiên, trong nhà trường hiện nay, tài liệu, bài học về biển đảo còn rất hạn chế; trong dạy học về vấn đề chủ quyền trên biển nội dung tài liệu và cách tiếp cận bấy lâu nay của chúng ta còn nhiều bất cập mà điển hình là vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.
Đành rằng trong các sách giáo khoa lịch sử, địa lý phổ thông đều có đề cập và khẳng định chủ quyền của nước ta về 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng cũng chỉ dừng lại ở thông tin “Trường Sa và Hoàng Sa là 2 quần đảo lớn của nước ta ở ngoài khơi”, còn về địa lý và lịch sử còn ít được nói đến.
Để nắm được thực chất mức độ hiểu biết của học sinh về Hoàng Sa, chúng tôi đã thử đặt các câu hỏi khảo sát nhỏ cho các em lớp 12 như sau: “Chúng ta đang có những hoạt động kinh tế gì trên quần đảo Hoàng Sa?”. Với câu hỏi này, nhiều học sinh trả lời chúng ta đang khai thác thủy sản như: cá, tôm, làm muối và xây dựng cảng cá, nhà cửa, đường giao thông… trên quần đảo Hoàng Sa. Như vậy, các học sinh này đã không nắm được tình hình thực tế hiện nay ở Hoàng Sa. Với các học sinh có câu trả lời tương đối đáp ứng yêu cầu, chúng tôi tách riêng ra để nêu câu hỏi tiếp: “Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ bao giờ?”. Với câu hỏi thứ hai này, nhiều học sinh không trả lời được.
Filed under: Chia Sẻ Tuổi Học Trò, Giáo dục, Quê hương, Thông tin, Địa lý, Điểm báo | Tagged: Giáo dục, Quê hương, Địa lý, Điểm báo | Leave a comment »
Đây là những địa danh kỳ lạ với những loài động vật và thực vật không giống ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, chúng được cho là “di cư” từ hành tinh khác đến. Chính vì vậy mà những vùng đất này đã trở thành địa điểm du lịch lý tưởng đối với những người hiếu kỳ.
1. Đảo Socotra
Cảnh vật nơi đây quả là hoang sơ và huyền bí khác xa những gì mà chúng ta thường thấy trên Trái đất. Khi tới đây, người ta như được sống ở thưở hồng hoang. Hòn đảo nằm ở khu vực Ấn Độ Dương này được tạo thành từ 4 hòn đảo nhỏ, hình thành từ cách đây 4 – 7 triệu năm. Nó cách Somali 250 km và cách Yemen 340 km, nơi đây có những bãi biển dài, những cao nguyên đá vôi có nhiều hang động còn hoang sơ, có những động dài tới 7km và những núi đá cao 1.225m.
Filed under: Du lịch, Lịch sử, Thế giới đó đây, Địa lý | Tagged: Lịch sử, Sưu tầm, Thế giới đó đây, Địa lý | 9 Comments »
Những vùng đất này ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ và cũng mang nhiều nét đặc biệt về vị trí, sự rộng lớn cũng như những tác động tự nhiên của nó.
>>Những địa danh đẹp nhất hành tinh
>>Những bức tranh cát khổng lồ tuyệt đẹp
1. Cổng địa ngục, Turkmenistan
Filed under: Du lịch, Hình ảnh, Địa lý, Điểm báo | Tagged: Du lịch, Thế giới đó đây, Địa lý, Điểm báo | Leave a comment »
TT – “Điều quan trọng hơn bây giờ là phải chuẩn bị cho một phiên tòa quốc tế và việc kết nạp công dân danh dự cho Hoàng Sa là cách huy động lực lượng nhằm chuẩn bị cho việc đấu tranh vì công lý: Hoàng Sa là của Việt Nam!”.
Đó là một hiến kế mà ông Bùi Văn Tiếng – trưởng Ban tổ chức Thành ủy kiêm chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử TP Đà Nẵng – đưa ra với Tuổi Trẻ ngay trong ngày đầu năm mới.
Ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh: “Mong muốn trở thành công dân của mình như là một tâm nguyện, một sự gắn bó, một lời khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.
Filed under: Góc nhìn, Quê hương, Địa lý, Điểm báo | Tagged: Công dân Hoàng Sa, Quê hương, Địa lý, Điểm báo | Leave a comment »
Filed under: Thường thức, Địa lý, Đọc báo | Tagged: Kiến thức, Trái đất, Địa lý, Điểm báo | Leave a comment »
(ĐVO) Ngày 30/11, đại diện Bộ Ngoại giao đã có buổi làm việc tại chùa Tiên Linh, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để thu thập những dấu tích trên chuông đồng, bài vị đang thờ tại chùa này có liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa.
Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan cho biết, theo thư tịch cổ, Đội Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn đến triều nhà Nguyễn đều tuyển dụng người xã An Vĩnh (trong đất liền cũng như ngoài đảo Lý Sơn), Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy có vị cai đội Đội Hoàng Sa người Thừa Thiên Huế là Nguyễn Hữu Niên. Ông vốn là quan triều Tây Sơn, sau theo nhà nhà Nguyễn. Điều này cho thấy, thời Thái tổ Võ hoàng đế Nguyễn Văn Huệ bắt đầu tuyển dụng người ở Thừa Thiên Huế vào Đội Hoàng Sa, vì lúc bấy giờ Quảng Nghĩa trở vào thuộc quyền Nguyễn Văn Nhạc.
Filed under: Góc nhìn, Lịch sử, Quê hương, Văn hóa, Địa lý | Tagged: Góc nhìn, Lịch sử, Quê hương, Văn hoá, Địa lý | Leave a comment »
“Trở lại vấn đề Google Maps, tôi cho rằng nếu phía chúng ta có những động thái phản đối mạnh hơn nữa, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao gửi thư phản đối Google, thì tình hình sẽ khả quan hơn” – Ý kiến của TS Lê Văn Út, Đại học Oulu, Phần Lan, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều bài viết “lật tẩy” đường lưỡi bò phi pháp.
Google phải chịu trách nhiệm về phiên bản tiếng Hoa
Filed under: Lịch sử, Nhân vật & sự kiện, Xã hội, Địa lý | Tagged: Góc nhìn, Nhân vật & sự kiện, Xã hội, Địa lý, Điểm báo | Leave a comment »
Trước việc phiên bản tiếng Hoa, dịch vụ bản đồ của Google thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông, nhóm các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước đã gửi thư phản đối tới Ban lãnh đạo Công ty Google.
Nội dung bức thư nêu rõ: Đường lưỡi bò đang bị không chỉ các nước trong vùng Đông Nam Á mà còn bị hầu hết các nước trên thế giới phản đối liên tục.
Filed under: Du lịch, Quê hương, Địa lý, Đọc báo | Tagged: Du lịch, Góc nhìn, Việt Nam, Địa lý, Đường lưỡi bò | 2 Comments »
Filed under: Du lịch, Thế giới đó đây, Tư liệu | Tagged: Du lịch, Môi trường, Thông Tin, Thế giới đó đây, Thiên nhiên, Tư liệu, Địa lý | 6 Comments »
Trong tình hình tranh chấp hiện nay tại Biển Đông thì một tấm bản đồ càng có niên đại cũ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Giáo sư Ngô Đức Thọ là người phát hiện ra tấm bản đồ cổ có tên An Nam Đồ Chí được in ra vào thế kỷ 16 với nhiều bằng chứng mạnh mẽ có thể chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn GS Thọ để tìm hiểu thêm về vấn đề này. Tiếp tục đọc
Filed under: Lịch sử, Quê hương, Tư liệu, Địa lý | Tagged: Lịch sử, Quê hương, Tư liệu, Văn hoá, Địa lý | Leave a comment »
Hãy thử xem bạn có biết đến những hiện tượng này không nhé: Tiếp tục đọc
Filed under: Chuyện Lạ, Khoa học, Địa lý | Tagged: Chuyện Lạ, Khoa học, Sưu tầm, Thông tin, Thiên nhiên, Địa lý | 2 Comments »
Nói đến Nhatrang, “phố biển hiền hòa”, “miền thùy dương cát trắng”, nằm cách Huế khoảng 624 cây số về phía nam và cách Sàigòn khoảng 442 cây số về phía bắc; không ai lại quên nhắc đến một thắng cảnh độc đáo và cũng là một thánh tích quan trọng, đó là Tháp Bà Nhatrang hay Tháp Po Nagar. Tiếp tục đọc
Filed under: Biên khảo, Quê hương, Địa lý | Tagged: Biên khảo, Lịch sử, Lich sử, Quê hương, Văn hoá, Văn hoá, Địa lý, Đời sống | Leave a comment »
Chào mừng các bạn đến vùng đất lạ Socotra, với những loài cây kỳ lạ như cây Máu Rồng! (the Dragon Blood Tree). Các bạn sẽ tưởng như mình đang du hành đến một hành tinh lạ khác, hay đang đi vào một kỷ nguyên khác trong lịch sử của Trái đất. Đảo Socotra Island, là một trong cụm 4 đảo về mặt địa lý đã bị tách khỏi lục địa châu Phi 6, 7 triệu năm nay với các đặc điểm về biển đảo như các vùng đồng bằng ven biển hẹp, cao nguyên đá vôi có hang động, và những ngọn núi cao đến 1.525 mét so với mực nước biển. Tiếp tục đọc
Filed under: Du lịch, Hình ảnh, Thế giới đó đây, Thiên nhiên, Địa lý | Tagged: Du lịch, Hình ảnh, Môi trường, Thế giới đó đây, Thiên nhiên, Địa lý | Leave a comment »
Báo Washington Post: Mỹ nên gây sức ép với Trung Quốc
Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.
Dưới đây VnEpress xin giới thiệu tập tài liệu chính thức về cơ sở lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Tiếp tục đọc
Filed under: Lịch sử, Quê hương, Địa lý | Tagged: Lịch sử, Quê hương, Thông Tin, Thông tin, Địa lý | Leave a comment »
![]() |
Tàu Rajah Humabon, soái hạm của Philippines. Ảnh: Inquirer |
Đây là lời cảnh báo trực diện nhất trong những tuần gần đây của Trung Quốc đối với Mỹ kể từ khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, được đưa ra bởi ông Thôi Thiên Khải, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc.
“Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền” ở Biển Đông vì thế “tốt nhất là Mỹ nên để các bên tự giải quyết với nhau”, Reuters dẫn lời ông Thôi nói trong một cuộc họp báo trước vòng thứ nhất của cuộc tham vấn châu Á – Thái Bình Dương ở Hawaii, sẽ diễn ra cuối tuần này.
Filed under: Quê hương, Thế giới đó đây, Địa lý | Tagged: Góc nhìn, Quê hương, Thông Tin, Thế giới đó đây, Xã hội, Địa lý | 5 Comments »
Với 16 slides hình ảnh ngoạn mục Hải Bình sưu tập và thiết kế một file PPS lấy tên THIÊN NHIÊN KỲ THÚ để giới thiệu với chúng ta những nét đẹp và lạ của thiên nhiên ở nhiều nơi trên thế giới: từ những cây gai trên cồn cát ở khu bảo tồn quốc gia Namib-Naukluft, Namibia, nhóm người ưa thích mạo hiểm nhảy dù từ một vách đá ở Yosemite, Mỹ, vẻ đẹp của mặt hồ tĩnh lặng Situ Gunung, Indonesia cho đến cây cầu hùng vĩ Brooklyn mà Ngọc Trâm vừa mới giới thiệu trong bài Lòng Quyết Tâm… Tiếp tục đọc
Filed under: Thiên nhiên, Video &PPS, Địa lý | Tagged: Âm nhạc, Du lịch, Thiên nhiên, Video &PPS, Video&PPs, Văn hoá, Địa lý | 3 Comments »
Đó là những dòng sông dài như vô tận và tuyệt đẹp.
Sông Nile
Filed under: Du lịch, Hình ảnh, Sưu tầm, Thế giới đó đây, Địa lý, Đời sống | Tagged: Du lịch, Hình ảnh, Sưu tầm, Thế giới đó đây, Địa lý, Đời sống | 4 Comments »
Phật Thệ là đây
Đồ bàn hay Trà bàn cũng là đây.
Vijaya đất Chiêm Thành.
Hoa gấm nhiều phen, phế hưng mấy độ.
Hơn ngàn năm lịch sử, tự thân nó chứa đựng một quá khá dày. Tiếp tục đọc
Filed under: Lịch sử, Nhân vật & sự kiện, Quê hương, Tư liệu, Địa lý | Tagged: Lịch sử, Nhân vật & sự kiện, Nhân vật và sự kiện, Quê hương, Tư liệu, Văn hoá, Văn hoá, Địa lý | Leave a comment »
Sông nước bao la, kinh rạch chằng chịt và đồng ruộng cò bay thẳng cánh lại là những yếu tố quy định cá tánh của dân Miền Nam. Trái với dân cư vùng châu thổ sông Hồng bị bao vây bởi một hệ thống đê điều, làng mạc được thiết lập từ lâu đời bị bao bọc bởi những hàng rào, lũy tre, thân tộc liên kết chặt chẽ nhau qua các thế hệ, làng xã ở Miền Nam thường thiết lập ven sông, chạy dài theo kinh rạch, không có lũy tre, hàng rào ngăn cách, dòng họ thân tộc chưa phát triển chằng chịt như ở miền Trung, miền Bắc.
Ông Nguyễn Văn Trung đã viết: Do đó về phương diện xã hội, miền Nam không có hiện tượng chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, bị chà đạp ép bức mà vẫn chịu trận. Trái lại, giai cấp điền chủ ở Miền Nam không thể áp bức hay áp bức dễ dàng nông dân như ở Bắc Kỳ vì nếu không chịu nổi và nếu muốn, vợ chồng chị Dậu chỉ việc xuống ghe thuyền đi tìm một miền đất hứa khác. Đầm lầy, ruộng hoang còn thiếu gì sẵn sàng đón nhận người đến vỡ đất lập nghiệp. Tiếp tục đọc
Filed under: Biên khảo, Lịch sử, Địa lý, Đời sống | Tagged: Biên khảo, Lịch sử, Nam Kỳ Lục Tỉnh, Văn hoá, Văn hoá, Địa lý, Đời sống | 10 Comments »
Bàn về bản chất của người Nam Kỳ, tôi xin mượn hai tài liệu xưa. Trong Gia Định Thành thống chí của Trịnh Hoài Đức viết vào khoảng năm 1820 có đoạn:
Vùng Gia Định nước Việt Nam đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Người tứ xứ. nhà nào tục nấy…..Gia Định có vị trí nam phương dương minh, nên người khí tiết trung dũng, trong nghĩa khinh tài…. Tiếp tục đọc
Filed under: Biên khảo, Phong tục, Sưu tầm, Địa lý | Tagged: Biên khảo, Lịch sử, Lich sử, Nam Kỳ Lục Tỉnh, Phong tục, Quê hương, Sưu tầm, Văn hoá, Địa lý | 7 Comments »
Và cũng cần ghi nhận thêm, trong nhiều sách sử Miên (Mak Phoen. Chroniques royales du Cambodge – Paris: EFEO, 1981 và Khin Sok. Le Cambodge entre le Siam et le VN de 1775 à 1860- Paris: EFEO, 1991) họ không nói đến chuyện VN đánh chiếm đất, mà lường gạt chiếm đất.
Điều cũng cần biết là không phải riêng gì VN được tặng đất mà Xiêm cũng được tặng đất và được tặng nhiều hơn. Những tỉnh Chantaburi, Prachinburi, Xurin, Xixaket…ngày nay của Thái Lan trước kia là đất của Chân Lạp. Tiếp tục đọc
Filed under: Lịch sử, Quê hương, Địa lý | Tagged: Lịch sử, Quê hương, Sưu tầm, Địa lý | Leave a comment »
Trong lúc luận bàn và tìm hiểu văn hóa và con người trong vùng đất mới, đôi lúc tôi có đề cập đến con người và văn hóa vùng đất cũ. Sự kiện nêu lên vài khác biệt của hai nền văn hóa mới cũ không hàm ý một phán đoán giá trị, khen chê, mà chỉ muốn nói lên những biến đổi của người
Việt Nam trong môi trường sống mới, gợi lên những đa diện của nền văn hóa Đại Việt và những độc đáo của nền văn hóa mới ở phương Nam.
Bài này gồm 3 tiểu đề: Đất Nam Kỳ, Người Nam Kỳ, Văn Học Nam Kỳ.
Đất Nam Kỳ
Vùng đất mà trước đây gọi là Đồng Nai-Gia Định, và hiện nay được gọi là Nam Kỳ, cho đến đầu thế kỷ 17 vẫn còn là một vùng đất hoang vu, rừng rú, sình lầy, dẫy đầy rắn rít và trăm ngàn thú dữ.
Đồng Nai xứ sở lạ lùng
Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um
Lịch sử hình thành và phát triển Nam Kỳ lục tỉnh là lịch sử của gần 400 năm gian khổ khẩn hoang lập làng của những nhóm lưu dân Việt Nam từ Đàng Trong xuôi Nam, của những nhóm lưu dân Trung hoa bài Mãn, phục Minh và sự cộng cư của các thổ dân bản địa. Tiếp tục đọc
Filed under: Lịch sử, Quê hương, Địa lý | Tagged: Lịch sử, Quê hương, Sưu tầm, Văn hoá, Văn hoá, Địa lý | Leave a comment »
Về vấn đề lưu dân người Việt đến định cư khai phá vùng đất Đồng Nai – Bến Nghé – Cửu Long, mà ngày nay ta thường gọi bằng tên chung là Nam Bộ, các nhà nghiên cứu cũng đã từng bàn thảo khá nhiều, nhưng vì thư tịch cổ còn lưu giữ đến hôm nay quá ít ỏi và thường diễn đạt chung chung, thiếu phần cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào nguồn Sử liệu có được, cộng với những sách của nước ngoài viết về vùng Đông Nam Á, chúng ta cũng có thể xác định được thời điểm người Việt có mặt sớm nhất ở đây.
Riêng Bến Tre cho đến đầu thế kỷ 17 về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Mãi đến những thập niên cuối thế kỷ 18, Lê Quý Đôn còn nhận xét rằng “ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở
Chợ Bến Tre
vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm” và đa phần người Khmer sống rải rác trên các giồng đất cao như Sóc Sãi, giồng Ông Giang, giồng Nâu, ở cù lao Bảo, giồng Văn, giồng Võ, Đa Phước, An Thạnh, Ba Vát ở Cù Lao Minh… Tiếp tục đọc
Filed under: Quê hương, Sưu tầm, Địa lý | Tagged: Bến Tre, Lịch sử, Quê hương, Sưu tầm, Văn hoá, Văn hoá, Địa lý | Leave a comment »
Nurturing Language Talents