Tình yêu và những hoài niệm, quá khứ và hiện tại, hạnh phúc và khổ đau,… tất cả đều được Ngô Thụy Miên biến thành những bản tình ca đẹp. Ông viết nhạc cho mình nhưng ai nghe nhạc phẩm của ông cũng đều thấy bản thân ở trong đó. Chính vì điều này mà nhạc của Ngô Thụy Miên được thích, được yêu qua nhiều thế hệ.
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (bên trái) và Thi sĩ Nguyên Sa
Trong những năm 60, 70 của thế kỷ trước, tình ca chính là mùa gặt của làng nhạc Việt ở miền Nam và Ngô Thụy Miên là đại diện tiêu biểu của cõi giới tình đó. Ông là người nhạc sĩ có niềm say mê vô bờ bến với âm nhạc, cảm xúc sáng tạo bất tận và một bút lực dồi dào khiến nhiều người nể phục. Tiếp tục đọc →
Hôm nay Góc Âm Nhạc Ban Mai Hồng mời các bạn thưởng thức phong cách biểu diễn trẻ trung, tự nhiên và giọng ca trữ tình sâu lắng của Dana Winner.
Trước hết ca khúcOne Moment In Time ( song ngữ Anh Việt ) trên trang You Tube củaDzung Layout xứng đáng để chúng ta nghe lại. One Moment In Time, bài hát bất hủ đã đoạt giải Emmy, với tiếng hát của Whitney Houston đã truyền cảm hứng cho các vận động viên trong Olympic mùa hè năm 1988 và Paralympic mùa hè tại Seoul, Hàn Quốc.Tiếp tục đọc →
Cuối thu rồi – mùa dịu dàng nhất của năm với những sắc màu của lá hoa đẹp lạ thường Mùa Thu – mùa của bao cảm xúc bất tận tạo nên những tác phẩm để đời trong hội họa, văn chương, âm nhạc….
Góc Âm nhạc Ban Mai Hồng mời các Bạn thưởng thức năm ca khúc hay về chủ đề Thu. Chúc các Bạn những giây phút thư giãn cùng âm nhạc. Tiếp tục đọc →
Thời thơ bé, tôi vẫn thường mơ ước được làm đôi cánh tung bay. Đôi cánh khao khát ấy đã theo tôi suốt những năm cuối cấp, lên đại học, cho đến khi ra trường.Tôi tự hỏi: Vì cớ gì mình lại khát khao tự do đến thế? Khát khao được tháo tung mọi gông xiềng đang trói buộc, để rồi thoả sức tung hoành giữa bầu trời khoáng đạt, bao la?Chỉ muốn làm đôi cánh tung bay, rong ruổi quên lãng khắp tháng ngày…Nhưng ước vọng về đôi cánh tự do cũng dần dần trở nên nhạt nhoà qua năm tháng. Cho đến khi tình cờ nghe lại ca khúc thời trung học, tôi bỗng gặp lại “tôi của chính mình” trong những giấc mơ xưa:
———♫———
On a wagon bound for market There’s a calf with a mournful eye High above him there’s a swallow Winging swiftly through the skyTiếp tục đọc →
Evan Le (5 tuổi) được xem là một hiện tượng âm nhạc, một thần đồng piano. Tên tuổi em đang làm “chao đảo” không chỉ người Mỹ gốc Việt mà còn đông đảo người Mỹ.
Một cậu bé khác thường
“Evan Le là một cậu bé khác thường, một thiên tài âm nhạc, một người sinh ra để gắn với tiếng dương cầm. Tôi vẫn thường nói với các con mình hãy nghe tiếng đàn của Evan. Các con tôi còn bảo nhìn Evan chơi đàn giúp bọn trẻ có thêm động lực học hành. Tôi nghĩ nhiều ông bố bà mẹ ở đất Mỹ cũng yêu Evan giống gia đình tôi”, vợ chồng Andy Nguyễn, hiện đang sống tại Quận Cam, California nhận xét về Evan khi người viết có dịp đến đây và tình cờ hỏi thăm về cậu bé thần đồng.
Cuối tuần, mời các Bạn nghe và đọc về một tuyệt tác âm nhạc, tạm quên đi tất cả muộn phiền trong cuộc sống để những nụ cười vẫn trên môi và thấy đời vẫn còn màu hồng. La Vie En Rose của Edith Piaf ra đời năm 1948, gần 70 năm qua, những giai điệu bất tử ấy vẫn ngân lên trong lòng người yêu nhạc niềm vui, tin ở hoa hồng – tình yêu và hy vọng sau tất cả những mất mát và đau khổ mà chính tác giả và ca sĩ của bài hát đã trải qua. Và mỗi chúng ta cũng vậy …
Số tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng trong số đó đã có 2 tuyệt phẩm là Mơ hoa và Ngày về. Đó là niềm hạnh phúc và cũng là “tai ương” cho tác giả.
Định mệnh đã đưa đến cho nhạc sĩ Hoàng Giác một người vợ “trên cả tuyệt vời” để đồng cam cộng khổ, để là điểm tựa tinh thần cho chồng trong giai đoạn lao đao nhất của đời mình. Nói về sắc đẹp, bà Kim Châu (vợ nhạc sĩ) được tôn vào hàng “giai nhân đất Hà thành”. Biết bao chàng công tử phong lưu cầu cạnh được kề cận bên người đẹp, thế nhưng bà Kim Châu đã rũ bỏ tất cả để về “nâng khăn sửa túi” cho chàng nhạc sĩ tuy nghèo nhưng rất mực tài hoa, đúng như ước nguyện của mình.
Đầu tuần làm việc, Chị Túy Phượng đang đi du lịch, vẫn không quên gửi đến chia sẻ một video clip thực hay, sống động. Nhạc nền vui nhộn, kỹ thuật trình diễn ca múa của các nữ nghệ sĩ Triều Tiên tuyệt vời. Các bạn sẽ choáng thực khi thấy những nghệ sĩ múa hát này thay đến 5 màu và kiểu trang phục ( hồng, vàng, xanh, đỏ và trắng ) trong clip dài 6 phút này. Cám ơn Chị Túy Phượng.
Thân chúc Chị thực vui với kỳ nghỉ và chuyến du lịch cuối hè.
Mời các bạn và các em nghe bản nhạc Hương Đồng Gió Nội, sáng tác của nhạc sĩ Song Ngọc, qua tiếng hát của Vũ Khanh, trên nền PPS rất đẹp của anh Bùi Phương. Video clip doAnh Trần Năng Phùng post trên YouTube
Tôi đã học biết… Có những điều ta chỉ làm trong khoảnh khắc, nhưng lại làm ta đau lòng cả đời.
Mỗi khi xa rời người thân yêu, hãy luôn nói những lời thương yêu nhất, bởi có thể đó là lần cuối cùng ta gặp họ. Tôi đã học biết…
Đã là bạn thân, dù không làm gì cả, ta vẫn có những giây phút tuyệt vời khi bên nhau. Tôi đã học biết…
Tình bạn chân thành sẽ mãi lớn lên cho dù có cách xa ngàn dặm. Tình yêu đích thực cũng như thế. Tôi đã học biết…
Mời các bạn và các em tiếp tục với những LỜI HAY Ý ĐẸP trên file PPS TÔI ĐÃ BIẾT do tác giả Teresa Ngọc Ngathiết kế, trên nền nhạc bài Winter Emotions của Ernesto Cortazar
Bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp được nhiều người phổ nhạc, nhưng chỉ riêng Gs Trần Văn Khê là phổ nhạc toàn bài và lấy tên Đi Chùa Hương.
Theo Gs Trần Văn Khê:
“…Đó là năm 1946, khi đang lánh nạn ở Lộc Ninh, ban đầu tôi chưa hề có ý định, nhưng vì rất thích nên tôi đã đọc bài thơ đó nhiều lần. Tôi thường hay ngâm thơ nên ban đầu có ý ngâm bài thơ, nhưng vì là thể thơ ngũ ngôn, có rất nhiều đoạn khó. Vì thế tôi thấy rằng làm như vậy không hấp dẫn bằng có nhiều đoạn mình ngâm “theo kiểu mới”. Một hôm, khi chuyển qua ngâm thơ theo điệu mới, một vài nét nhạc thoáng qua đầu, trong 10 ngày, tôi ghi lại những đoạn tâm đắc, lúc đó mới nghĩ đến việc ký âm lại cho dễ nhớ và từ đó bắt đầu phổ nhạc.
Cuối tuần chắc các bạn và các em có chút thời gian nghe nhạc. Xin giới thiệu một số clip nhạc trữ tình thật tuyệt về hình ảnh, ca từ và giọng hát . 5 Clip nhạc này do Anh Trần Năng Phùng post trên YouTube gợi nhiều cảm xúc ở người nghe. Trong số các clip này có 2 bản chuyển từ PPS do Anh Bùi Phương và Trần Năng Phùng thiết kế
Bài thứ năm là một bài thơ Đàn Thu Tay Ngọc rất hay của thi sĩ Đinh Hùng, thế hệ tuổi 50 – 60 của chúng ta thuộc lòng những câu thơ đẹp như nhung gấm nhưng không chỉ đẹp mà giá trị biểu cảm thật sâu
Trong vắt lời ca phảng phất như hương Lòng như mưa tạnh nhớ lưng chừng Lưng chừng nỗi nhớ thu đi lạc Bước nhỏ trăng soi gót rụng hồng
Ôi phím đàn hoa rộn ngón tay Làm môi mê dại tóc buông dài Em cười thoảng gió lên cung bậc Tiếng thở dài vương thương nhớ ai Tiếp tục đọc →
Đa số thơ của Cung Trầm Tưởng gắn bó nhiều với nhạc sĩ Phạm Duyqua thi tập “Tình Ca”, trong đó có 13 bài mà Phạm Duy đã phổ thành nhạc 5 bài như: Mùa Thu Paris, Kiếp Sau, Về Ðây, Khoác Kín (Phạm Duy đổi là Chiều Ðông) và Chưa Bao Giờ Buồn Thế (Phạm Duy đổi thành Tiễn Em). Tất cả 5 bài đều thuộc vào những bài Thơ phổ Nhạc tiêu biểu cho sự gặp gỡ giữa Thi ca và Âm nhạc ở đỉnh cao sáng tạo.
Buổi sáng bên tách cà phê ta chào nhau với khúc nhạc “River of Dreams” của Ernesto Cortazar lồng trong 11 slides hình ảnh hoa lá thực đẹp của PPS có tên Good Morning do Advrnasthiết kế
Các bạn và các em cũng sẽ đọc 10 châm ngôn về ý nghĩa cuộc đời của nhà tư tưởng và giáo dục William Arthur Ward
Mời các bạn và các em thưởng thức một ca khúc phản chiến được xem là kinh điển của Bob Dylan ( tên khai sinh: Robert Allen Zimmerman) vào năm 1963. Bài hát này rất phổ biến với giới trẻ ở Mỹ những năm 1960 để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Blowing In The Wind được Rolling Stone, với 172 nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc, xếp thứ 13 trong top 25 của 500 bài hát kinh điển hay nhất mọi thời đại. Bài hát này như dân ca đến nay vẫn được yêu thích ở khắp nơi trên thế giới. Bob Dylan cũng được xếp vào danh sách 100 nghệ sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại của tạp chí Rolling Stone.
Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống; nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho người xung quanh và do đó, cũng mang lại hạnh phúc cho chính bạn.
Luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay, một để tự giúp đỡ chính mình, và một để giúp đỡ những người khác.
….
Đó là những tư tưởng hay, những thông điệp từ các châm ngôn sống mà Chị Teresa Ngọc Nga gửi đến chúng ta qua file PPS Châm Ngôn Hay Trong Cuộc Sống số 3, chị thực hiện đầu tháng 7. Anh Lê Sáng chuyển file này tặng các bạn và các em:
Nửa Hồn Thương Đau và Phạm Đình Chương, Ý Thơ: Thanh Tâm Tuyền
(NNS)
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929-1991) quê nội ở Hà Nội còn quê ngoại ở Sơn Tây, (khi soạn nhạc ông ký bút hiệu Phạm Đình Chương, còn đi hát, chỉ trong ban hợp ca Thăng Long, ông có tên gọi ca sĩ Hoài Bắc), xuất thân trong một gia đình mang truyền thống âm nhạc.Thân phụ là Phạm Đình Phụng có 2 vợ. Người vợ đầu sinh được 2 người con trai tên Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung, cũng trong ban hợp ca Thăng Long. Người vợ sau (tức mẹ ruột Phạm Đình Chương) sinh 3 người gồm trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy). Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và cô con gái út là Phạm Thị Băng Thanh, tức nữ ca sĩ Thái Thanh. Tiếp tục đọc →
Mời ngắm những loài động vật, tạo vật rực rỡ sắc màu của thiên nhiên kỳ diệu. File PPS của tác giả Guimera gồm 79 slides rất phong phú về ảnh các loài vật từ con vẹt sặc sỡ tí hon đến chú hưỡu cao cổ hiền lành…:
Mùa hè không chỉ là mùa vui của học trò. Mùa hè với nhiều nắng trời, ngày sáng, ấm hay nóng cũng là mùa ưa thích của nhiều người với nhiều hoạt động như bơi lội, đi du lịch cùng với gia đình khi các con em được nghỉ hè….
Thiên nhiên vào mùa hè cũng tuyệt vời như trên những bức ảnh do anh Nguyễn Sơn ( ở Đức quốc) bấm máy. Mời các bạn và các em thưởng thức file PPS với hình ảnh và thiết kế của Anh Nguyễn Sơn trên nền nhạc rộn rã vui tươi: bài Summer Placedo Pau Mauriat trình tấu, kèm theo lời chúc vui cuối tuần của tác giả.
Chiếc xe đạp này đã đưa tôi đi lang thang trên những cánh đồng để săn ảnh.
Một ngày chủ nhật thật êm đềm, vắng lặng và yên tịnh, Một mình đơn độc làm bạn với máy ảnh để nhờ nó ghi lại những hình ảnh này. Gởi gấm đến các bạn hữu và những người thích xem ảnh.
Mời các bạn và các em thưởng thức nhạc hay – EDELWEISS ( nhạc phim THE SOUND OF MUSIC) trên clip YouTube do anh Bùi Phương thực hiện từ file PPS của Hy Văn, với lời chúc an lạc vui tươi cuối tuần của tác giả Bùi Phương:
Ngôi nhà đặc biệt này tọa lạc tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ngay khi nó vừa mới xuất hiện đã gây được sự chú ý lớn vì hình dáng bên ngoài quá độc đáo. Tổng thể của ngôi nhà đỏm dáng có hình cây đàn piano đen sang trọng, và muốn bước vào nó phải đi qua một chiếc đàn violin khổng lồ làm bằng kính. Chiếc đàn violin vĩ đại cũng là lối đặt cầu thang để đi lên trên tầng.
Ngôi nhà này được xây nên dành cho những người yêu âm nhạc và những sinh viên âm nhạc tại các trường đại học quanh vùng có thể đến để biểu diễn. Từ ở góc nào nhìn vào ngôi nhà cũng thật thú vị, và chắc hẳn ai cũng muốn được chụp hình trước công trình lạ kỳ này.
Rajacenna khiến nhiều người phải bất ngờ với tài năng ở tuổi của cô
Những bức vẽ của Rajacenna nhanh chóng thu hút sự chú ý của một nhà xuất bản tại Mỹ, và các bức tranh của cô đã được đưa vào cuốn sách “Những bức chân dung bằng bút chì”, trong đó có sự xuất hiện của những bức vẽ của các tác giả nổi tiếng khác trong giới nghệ thuật.
Giữa thập niên (19)90, trong một buổi ra mắt sách ở quán café Tao Nhân, nằm trên đường Westminster, thành phố Garden Grove, miền Nam tiểu bang California, mở đầu phần phát biểu của mình, cố nhà văn Mai Thảo đã làm một so sánh chói gắt về sự xuất hiện của tác giả thi phẩm được giới thiệu trong đêm, với sự xuất hiện của hai tác giả nổi tiếng rất sớm, trong sinh hoạt văn chương miền Nam, trước tháng 4, 1975.
Saigon 1958. Chính quyền ở miền Nam đã đứng vững sau mấy năm thành lập. Người dân (nhất là người dân ở thành phố) sống trong an ninh và thịnh vượng hơn là trong thời chinh chiến vừa qua. Phòng trà mọc lên khá nhiều. Thế hệ ca sĩ thứ ba ra đời sau các thế hệ ca sĩ ”tiền bối ” Ái Liên, Thương Huyền, Thái Thanh v.v… Tân Nhạc ở miền Nam phát triển mạnh mẽ với xu hướng nhạc tình.
Cung Trầm Tưởng, một thi sĩ trẻ vừa ở Paris về, đưa cho tôi mấy bài thơ để phổ nhạc trong đó có hai bài nói về mùa Thu và mùa Ðông Paris. So với nhạc tình thời đó, hai bài này rất mới lạ cho nên được các nữ ca sĩ trẻ đẹp như Thanh Thúy, Thu Hương, Lệ Thanh trình bày hằng đêm tại các phòng trà. Các Ðài Radio, các nhà xuất bản, các hãng làm đĩa hát đua nhau phổ biến những bài thơ phổ nhạc này của chúng tôi. Nó trở thành những tình khúc của một thời. Thời kỳ đẹp nhất của người Việt trong thế kỷ này chăng ?