Chị suy đi tính lại mãi. Sinh nhật… ” Sinh nhật là chuyện của những đứa con nhà giầu”. Chị lẩm bẩm thành tiếng: “Nó không thể trách mình được, lo cho bầy con ăn học hàng ngày là một chuyện vất vả lắm rồi. Còn sinh nhật, picnic… Trời ạ!”
Chị thấy tội cho con gái. Mười lăm tuổi, lứa tuổi bạn bè mơ mộng này nọ, thì nó, ngoài giờ học phải khom người bên cái cối xay đậu nành giúp chị, rồi khi chị gánh đậu hũ đi bán thì cơm nước giặt giũ… Tội nghiệp, buổi tối nó xin chị đi học thêm tiếng Anh mà tám ngàn đồng mua quyển sách chị vẫn chưa cho con tiền mua. Tối nào nó cũng mượn sách của bạn về ngồi chép lại bài. Tiếp tục đọc →
Buồn thay, có những người xem sự yêu thương hay hy sinh của cha mẹ, vợ chồng là chuyện đương nhiên và họ sống ích kỷ, thờ ơ để đến khi mất mới nhận ra mình đã vứt đi viên ngọc quý trong chéo áo.
Khi gia đình không còn là tổ ấm
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Thể chất TP.HCM, hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỷ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước. Nhìn chung, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm 31%- 40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn.
Bạn không thể lãnh đạo người dân nếu bạn không yêu thương họ. Bạn không thể cứu dân, nếu bạn không phục vụ dân. ~ Cornel West
Cornel West sinh năm 1953 tại Tulsa, Oklahoma.Sau khi tốt nghiệp đại học Harvard hạng xuất sắc chỉ với ba năm học, West tiếp tục lấy bằng Tiến sĩ triết học tại Princeton. Ông trở thành một nhà triết học, nhà hoạt động và nhà phê bình xã hội có ảnh hưởng lớn. Sư huynh West, được nhiều người biết và yêu thích, đã viết 20 cuốn sách về triết học, chính trị, lý thuyết văn hóa, văn học và âm nhạc, cùng các chủ đề khác.
“Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre. Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi. Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm. Thả diều đá bóng nắng cháy giữa đồng. Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy. Tiếng tu hú gọi thấy nhớ biết bao.”
Nhà, là cư ngụ của mỗi chúng ta. Nhà, là tổ ấm yêu thương của chúng ta. Và là nơi có những người luôn yêu thương, chào đón chúng ta vô điều kiện.
Nhà là nơi chúng ta có thể thư giãn, là nơi khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu, an tâm. Vậy, điều quan trọng nhất của một ngôi nhà là gì?
Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt số phận
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, một nhà truyền giáo người Do Thái có thói quen đi bộ trên đường quê vào mỗi buổi sáng. Gặp ai, ông cũng hồ hởi chào: “Chào buổi sáng!”. Tiếp tục đọc →
Làm thế nào chúng ta có thể biết được ai đó thực sự yêu thương mình, đối với mình một lòng một dạ? Làm thế nào để tìm ra người bạn đời cùng chung sống đến đầu bạc răng long, hay một người bạn tri kỷ luôn thấu hiểu mình?
Một người con trai hỏi bố của anh ta rằng: “Bố ơi, làm sao để con tìm được người phụ nữ đích thực của đời mình?”.
Người có trí tuệ thì luôn biểu hiện ra sự rộng lượng cởi mở, người càng ít tài năng thì thường vì những việc nhỏ bé mà tính toán chi li…
Tâm so đo thì khắp nơi đều là oán giận, tâm phóng khoáng thì cuộc sống lúc nào cũng là mùa xuân. (Ảnh minh họa quan Facebook)
Tính toán so đo là trở ngại lớn nhất để thăng hoa nhân phẩm của một người, là một cơ chế phòng ngự hết sức tiêu cực của bản thân. Những người này thường tự tư, lạnh lùng, phong bế, cũng khiến cuộc sống rơi vào vòng luẩn quẩn, ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Một người sở dĩ sống vui vẻ, không phải vì anh ta có nhiều, mà là anh ta ít so đo. Tiếp tục đọc →
Trần Trung Lĩnh là họa sĩ vẽ sơn dầu, theo đuổi trường phái biểu hiện, nhưng những ngày Sài Gòn “bị thương”, Trần Trung Lĩnh tìm đến một ngôn ngữ nghệ thuật khác để “trị thương” cho cả mình và đồng bào.
Thiên thần lớn, thiên thần nhỏ ở quanh ta đó thôi
Với “vũ khí” là chiếc iPad, Lĩnh vẽ hiện thực về Sài Gòn “những điều dễ cưng”, vẽ những thiên thần bác sĩ, vẽ “bánh mì Sài Gòn đặc biệt yêu thương”, vẽ những chuyến hành hương có một không hai của những em thơ theo cha mẹ tìm đường thoát dịch, vẽ những người hùng giữa đời thường, vẽ những điều ngọt ngào của tình thân trong nghèo khó như một liều thuốc bổ dưỡng cho tâm hồn con người trong những ngày ai nấy đều cảm một nỗi bơ vơ bởi hiện tại khắc nghiệt và tương lai khó đoán định…
‘Tình yêu thương không ngừng toả lan’ mới thực sự là thứ sưởi ấm tâm hồn mỗi chúng ta.
Một người đàn ông vì để chữa bệnh cho vợ mà nợ nần chồng chất. Cuối cùng, khi không còn khả năng chi trả viện phí nữa, ông đành bất lực làm thủ tục xuất viện.
Người chồng thu dọn hành lý rồi một tay xách vali, một tay dìu vợ vẫn còn ốm yếu trở về quê nhà. May mắn thay, trong chuyến xe khách hôm ấy họ đã gặp một người đàn ông tốt bụng. Tiếp tục đọc →
Câu chuyện về chiếc điện thoại bàn của Paul Villard không ngờ lại chân thành và ấm áp đến vậy. Nó nhắc nhở chúng ta một lần nữa rằng, điều thực sự quan trọng trong cuộc sống này không phải là danh tiếng hay giàu có… mà là trái tim chúng ta luôn được sưởi ấm bởi lòng tốt và tình yêu thương.
Hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là đức tính tốt đẹp nhất trong trăm ngàn điều thiện. Dẫu sao thì, cha mẹ đã làm việc chăm chỉ cả đời để nuôi dạy con cái, vì vậy, khi cha mẹ già, con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng để họ có thể an hưởng tuổi già.
“Lòng hiếu thảo kiểu mới” đang hủy hoại truyền thống đạo đức con người như thế nào. (Ảnh qua bilibili)
Nhưng ngày nay, trong thâm tâm của nhiều thế hệ trẻ, họ nghĩ rằng miễn là có thể cho cha mẹ đủ tiền, hoặc đưa cha mẹ đến sống cùng đã là hiếu thảo lắm rồi.
Thật ra việc chăm sóc nếu không xuất phát từ tình yêu thương thì có khi còn dễ làm tổn thương cha mẹ và gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Tiếp tục đọc →
Hỏi những người thông minh, sành sỏi nhất thế giới: Họ hiểu phụ nữ như thế nào, chắc cũng sẽ lắc đầu như nhà phân tâm học Sigmund Freud: Không thể hiểu được họ thực sự muốn gì!
Nhưng nếu khẳng định rằng: Phụ nữ là để yêu thương, hẵn họ sẽ cùng gật đầu không thể nhất trí hơn.Tiếp tục đọc →
Đối với hầu hết chúng ta, việc nói câu “Tôi yêu bạn” dường như là một phản xạ tự nhiên để bày tỏ cảm xúc. Đặc biệt là khi điều đó đến từ những người mà chúng ta rất thân thiết với họ, như cha mẹ hoặc con cái của chúng ta. Tuy nhiên, cũng có những người để nói ra ba từ đó lại không hề dễ dàng chút nào.
7 lý do giải thích việc nói “Tôi yêu bạn” là một thử thách với rất nhiều người. (Ảnh: Pinterest)
Có những người không thể nói ra ba từ đó thường xuyên hoặc thậm chí là chưa từng nói. Mặc dù nghe có vẻ lạ nhưng thật sự có những lý do khiến một số người cảm thấy việc nói câu “Tôi yêu bạn” lại chính là một thử thách.
Điều này có thể đến từ cách họ được nuôi dưỡng, các sự kiện xảy ra trên đường đời, hoặc đơn giản chỉ là sự khác biệt trong cách mà họ thể hiện cảm xúc của bản thân mình. Tiếp tục đọc →
Khi truyền thông bị cắt đứt hay bị bế tắc, chúng ta khổ đau. Khi không có ai lắng nghe và hiểu ta, ta sẽ trở thành trái bom sắp nổ. Lắng nghe với tâm từ bi mang đến cho ta nhiều trị liệu. Đôi khi, chỉ cần mười phút lắng nghe sâu là chúng ta có thể được chuyển hóa và có lại nụ cười trên môi.
Trên thế gian này, chỉ có cha mẹ mới toàn tâm toàn ý yêu thương ta mà không đòi hỏi gì. Vì con, họ có thể làm tất cả mà không cần báo đáp. Nhưng liệu chúng ta mấy ai ý thức được điều đó, hay chỉ nhận ra khi mọi chuyện đã quá muộn màng.
Đừng để sự chờ đợi trở thành nỗi ân hận, bởi cha mẹ sẽ không thể ở mãi bên ta. (Ảnh: Girly)
Tôi lên giường ngủ lúc 11 giờ khuya, bên ngoài trời đang có tuyết rơi. Tôi co ro rúc vào trong chăn, cầm chiếc đồng hồ báo thức lên xem thì phát hiện nó đã ngừng hoạt động từ lúc nào, tôi đã quên không mua pin cho nó. Tiếp tục đọc →
Cô con gái nhỏ đánh rơi cặp lồng cơm xuống đất, muốn chạy lại ôm mẹ. Nhưng mẹ em, nữ y tá đang phải chiến đấu với dịch bệnh corona chỉ có thể động viên mẹ sẽ trở về khi đánh bại được dịch bệnh.
Hai bố con đến bệnh viện thăm Haiyan nhưng chỉ có thể đứng từ xa nhìn.
Những ngày qua, các bác sĩ và nhân viên y tế ở Trung Quốc đã làm việc không mệt mỏi cả ngày lẫn đêm để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus corona. Phần lớn những anh hùng ngoài đời thực này hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi hay trở về nhà gặp gỡ gia đình.
Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh bé gái 9 tuổi rơi nước mắt khi không thể ôm lấy người mẹ làm y tá đã thu hút sự chú ý từ cư dân mạng. Mẹ của cô bé là Liu Haiyan, làm y tá tuyến đầu ở Phù Câu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Khi dịch bệnh corona bùng nổ, cô Liu đã phải làm việc liên tục, không thể trở về nhà từ ngày mùng 1 Tết. Tiếp tục đọc →
Nhiều người trong chúng ta khi đối xử với người ngoài thì rất lịch sự, biết tôn trong. Thế nhưng, khi đối xử với với cha mẹ hay anh chị em trong nhà thì lại cọc cằn , khe khắc, vụng về và thiếu sự tôn trọng.
Chúng ta thường cố gắng thể hiện mặt tốt đối với người ngoài nhưng lại hay để lộ phần bản tính xấu nhất trước mặt người thân của mình. Tiếp tục đọc →
Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Quý Đức, việc ép nhau từng chén rượu ly bia là thói quen phản văn hóa. Nếu nói ở khía cạnh đạo đức, nó như một tập tục lạc hậu, dã man rất cần lên án chứ bản thân rượu bia không có tội
Việc mời mọc nhau theo kiểu ép buộc, uống đến mức say xỉn, không làm chủ được mình là hành vi lạm dụng rượu bia. (Ảnh CNN)
Chúng ta không cần phải có thiết bị tối tân hay cồng kềnh vẫn có thể diễn đạt cảm xúc thông qua những tấm ảnh.
Hatano Hiroshi (36 tuổi) là một nhiếp ảnh gia Nhật Bản. Hiện tại, con trai của Hiroshi khoảng 2 tuổi rưỡi.
Những tấm ảnh Hiroshi chụp cho con luôn tràn ngập tình thương, cảm giác ấm áp và vô cùng hạnh phúc. Cuối năm 2017, Hiroshi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu và chỉ còn sống vỏn vẹn khoảng 3 năm.
Tình yêu thương, sự hy sinh của cha mẹ dành cho con có lẽ là điều mà chẳng câu từ nào có thể diễn tả hết. Gần đây, hình ảnh một người mẹ vào quán phở chỉ gọi một bát cho con rồi lặng lẽ ngồi nhìn đã khiến nhiều cư dân mạng không khỏi xúc động…
Người mẹ chỉ ngồi nhìn con ăn trong quán phở. (Ảnh qua Thế giới trẻ)
Câu chuyện xảy ra trong một quán phở, do chủ quán chụp hình sau đó kể lại với cộng đồng mạng.
‘Hai mẹ con này là khách của quán mình sáng nay. Chắc hai mẹ con từ quê lên, nhìn đến là khắc khổ. Bà mẹ vào gọi một bát phở cho riêng con rồi nhìn con ăn.Tiếp tục đọc →
Ai có mẹ đều ghiền mùi của mẹ lúc nhỏ, nhớ da diết khi lớn lên. Mùi của mẹ có gì đặc biệt mà khiến cả đời ta nhớ nhung thấm đẫm? Phải chăng mùi nước hoa mẹ hay dùng hay mùi mồ hôi đặc quyện của mẹ?
Ai có mẹ đều ghiền mùi của mẹ lúc nhỏ, nhớ da diết khi lớn lên – Ảnh SHUTTERSTOCK
Có nhiều khi thương nhớ nhau về chỉ kịp thắp nén nhang tiễn đưa nhau ….
Chậm lại xíu để nghe tiếng lòng nhau, được không người?
Chị quyết định rời đi sau nhiều năm chung sống bởi vì anh nóng tánh, thô lỗ. Từ ngày lấy nhau có hai đứa con tới giờ chị chưa bao giờ nhận được một nhành hoa mừng sinh nhật, mừng kỉ niệm ngày cưới, mừng vì chị đã mang nặng đẻ đau …. Thứ chị nhận được là những đêm ghen tuông hằn học: Tại sao đi làm giờ này mới về? Tại sao phải đến quán nhậu với ông B, thằng C? Tại sao và tại sao?Tiếp tục đọc →
Hãy dành cho họ thời gian và sự tĩnh lặng cần thiết để họ tự quyết cách làm nào là hợp lý nhất với bản thân. Hãy để tình thương của người làm cha mẹ tuôn ra như một dòng chảy bắt nguồn từ tình cảm nguyên sơ nhất của con người, không hề bị ảnh hưởng bởi dư luận hay những định kiến méo mó, để nó vẹn nguyên, trong lành và mãnh liệt như chính sự sống ngàn đời. Tiếp tục đọc →
Sinh ly tử biệt từ ngàn xưa vẫn là quy luật bất di bất dịch của tạo hóa; có sinh ắt có tử, hợp rồi lại tan, thế gian cứ mãi xoay vần,… Hãy biết trân quý những mối nhân duyên, những ân tình được xếp định quanh mình vì “trăm năm vốn hữu hạn”.
Khoảnh khắc Kangaroo bố đau đớn ôm người bạn đời đang hấp hối làm nhiều người xúc động khôn xiết. Giữa giây phút cận kề sự sống và cái chết, Kangaroo mẹ chỉ kịp nắm lấy tay con lần cuối trước khi từ giã cõi đời…
Người nhân đức yêu thương mọi người, lại yêu thương vạn vật, tình yêu thương rộng lớn vô biên. Vậy đức “Nhân” mà người ta hay nhắc đến là gì, và thế nào là phép tắc của “Nhân”?
Những luận thuật về chữ “Nhân” trong thư tịch cổ rất nhiều, nổi tiếng nhất là ghi chép về việc Khổng Tử luận chữ “Nhân” trong Luận Ngữ. Những luận thuật này được người đời sau thường xuyên dẫn dụng, lưu truyền rộng rãi, người viết mạn phép không nhắc lại nữa.
XIN GIỚI THIỆU MỘT BÀI RẤT HAY NHÂN MÙA LỄ GIÁNG SINH TRỌNG THỂ VÀ PHỔ BIẾN ĐANG TƯNG BỪNG Ở NHIỀU NƠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ỡ VIỆT NAM TRONG TINH THẦN BÁC ÁI KY TÔ GIÁO và TỪ BI PHẬT GIÁO ( qua 7 cách sống cho đi – cúng dường với tâm yêu thương ngời sáng như đoạn kết )
Yêu thương, hỷ lạc và bình an là những tặng vật cao quý, những tính chất thiên thần. Tự thân tình yêu, an bình và hỷ lạc có những hiệu quả tuyệt vời, nhưng kết hợp lại cả 3 có thể hoàn thành tất cả ( 10) điều luật Chúa. ~ Elder Thaddeus
Bạn đang nhìn thấy mùa Lễ Giáng Sinh khắp nơi, tại Hoa Kỳ, tại Châu Âu — kể cả tại Trung Quốc và Việt Nam, hai quốc gia có dân số Thiên chúa giáo không đông. Nghĩa là, trong khi Lễ Giáng Sinh, tức Christmas, nơi các quốc gia có đa số theo Ky tô giáo sẽ được đón bằng nghi lễ tôn giáo để đón mừng ngày Đấng Christ ra đời, nơi các quốc gia khác sẽ được nhìn như một ngày lễ văn hóa.
Suốt gần 10 năm qua, một người Đức đã tự bỏ tiền, đồng thời quyên góp từ bè bạn, nhà hảo tâm… để qua Việt Nam mổ tim cho 1.000 trẻ nhỏ.
Ông là Claus Ruff, mỗi năm đến Việt Nam 3 – 5 lần, kể từ năm 2004. Lần nào ông cũng ở lại 1 tháng, đến tận nhà những đứa trẻ bị bệnh tim, tìm hiểu cuộc sống gia đình và động viên mọi người cùng vượt qua khó khăn để cứu chữa cháu bé thành công. Chuyến đến Việt Nam vào cuối tháng 2 vừa qua, Claus Ruff đánh dấu hành trình thiện nguyện của mình với đứa trẻ thứ 1.000 được mổ tim miễn phí.
Ông Ruff đến nhà bé Bùi Ngọc Vân Anh ở tỉnh Tiền Giang tìm hiểu trước khi quyết định tài trợ bé này được mổ tim Tiếp tục đọc →
Tất cả chúng ta ai cũng có một khả năng thương yêu. Nó có sẵn trong mỗi người chúng ta. Nhưng đôi khi vì những che lấp của một cái thấy sai lầm, của thành kiến, của văn hóa, xả hội mà khả năng thương yêu ấy lại bị giới hạn đi rất nhiều. Chúng ta chỉ thương yêu những gì hợp và gần gũi với mình, những gì mang lại cho ta niềm vui, hạnh phúc. Còn đối với những cái khác, ta trở nên dững dưng hoặc loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của mình. Tiếp tục đọc →
Tình thương yêu có sức mạnh diệu kỳ. Tình thương có năng lượng vô biên như phép màu giúp phát triển tăng trưởng sự sống của muôn loài. Tình thương yêu đúng nghĩa như vậy, cần có hiểu biết. Thương yêu thiếu hiểu biết chỉ làm khổ nhau. Trong thực tế đời thường, rất nhiều khi chúng ta nghe những cặp vợ chồng, những người yêu nhau hay các bậc cha mẹ luôn cất tiếng than: Trời Phật ơi! Sao mà con khổ thế này ? Chồng với con thế này sống làm sao nổi ? Hoặc “ Mụ vợ tôi đích thực Hoạn Thư “ …. Tiếp tục đọc →
(Con có thể cho mà không yêu thương, nhưng con không thể yêu thương mà chẳng cho _ Lược dịch)
Người ta cứ nghĩ yêu thương chân thành một ai đó, là thứ tình yêu một chiều. Mình yêu thương người ta là mình cho, chứ không phải mình nhận. Tiếp tục đọc →
Mời Anh Chị Em & Các Bạn đọc lại 4 câu chuyện nhỏ chứa đựng những bài học lớn, sâu sắc trên clip có hình ảnh đẹp và nền nhạc TƯỞNG RẰNG ĐÃ QUÊN, sáng tác của Trịnh Công Sơn,Trình bày: QUANG DŨNG, KIỀU NGA.
Bốn Câu Chuyện Nhỏ _ Bài Học Lớn là một clip hay đáng xem
Câu chuyện thứ nhất về hạnh phúc nơi đâu. Câu chuyện thứ hai là thấu hiểu cảnh ngộ của người để yêu thương. Chuyện thứ ba cho ta thấy lắm khi tình yêu thương không biểu đạt bằng lời. Chuyện thứ tư ca ngợi tình thương của cha mẹ cho con cái là vô cùng và suốt đời. Tiếp tục đọc →