Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, việc thay thế soda có đường, nước tăng lực hoặc thậm chí nước ép trái cây bằng cà phê, trà không đường hoặc nước lọc có thể giúp bạn sống lâu hơn.
Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường loại 2
Theo một nghiên cứu mới của Harvard, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ tử vong sớm và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tiếp tục đọc →
Tất cả chúng ta đều sợ những căn bệnh tuổi già, những nếp nhăn, những đêm mất ngủ. Nhưng dường như thời gian càng qua đi, chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc. Đó là nghịch lý của sự lão hóa, người già thường có ý thức tốt hơn về sức khỏe tổng thể.
Ảnh Shutterstock
Một nghiên cứu gần đây đã tìm thấy “đường cong hạnh phúc” của con người. Ở tuổi 47,2, bạn sẽ gặp những điều bất hạnh nhất trong cuộc sống nhưng rồi bắt đầu từ đó mọi thứ sẽ tốt đẹp lên. Để làm nghiên cứu, giáo sư David Blanchflower của Đại học Dartmouth đã sử dụng khoảng 15 trạng thái bất hạnh khác nhau, gồm đau đớn, ám ảnh, tuyệt vọng, cô đơn, căng thẳng và mất ngủ. Ông cho rằng có một cái gì đó “sâu trong gen” mang lại cho mọi người cảm giác hạnh phúc khi già đi Tiếp tục đọc →
Nghiên cứu về tính sinh miễn dịch của vắc-xin AstraZeneca-Oxford trên 554 nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM cho thấy những thay đổi sâu sắc về kháng thể trung hòa ở người tiêm vắc-xin Covid-19, từ đó đặt ra vấn đề về độ cần thiết của “mũi 3”.
Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên tạp chí American Journal of Tropical Medicine & Hygienne (AJTMH) của Hội Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Hoa Kỳ, thực hiện bởi Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), đã đo kháng thể trung hòa ở 554 người trong số các nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM được tiêm chủng những mũi vắc-xin ngừa Covid-19 AstraZeneca đầu tiên tại Việt Nam.
Merck đã ký thỏa thuận bán hơn 3 triệu liệu trình trong khi Pfizer đang thảo luận tích cực với 90 quốc gia về các hợp đồng cung cấp thuốc
Ông Albert Bourla, giám đốc điều hành của hãng dược Pfizer, nói với đài CNBC rằng công ty này dự kiến nộp dữ liệu lên Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) trước ngày 25-11 để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc viên trị Covid-19 mang tên Paxlovid.
Hãng dược Mỹ này hôm 5-11 thông báo kết quả tích cực về cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc Paxlovid. Một ngày trước đó, Anh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir của Công ty Merck (Mỹ). Molnupiravir hiện được phép sử dụng cho những người mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình và có nguy cơ chuyển nặng.
Theo Reuters, số liệu trong các cuộc thử nghiệm do 2 công ty cung cấp cho thấy thuốc Paxlovid của Pfizer hiệu quả hơn nhưng hãng này chưa cung cấp dữ liệu đầy đủ.
Theo kết quả thử nghiệm của Pfizer, Paxlovid đạt hiệu quả 89% trong việc giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ trở nặng trong 3 ngày điều trị từ lúc phát hiện triệu chứng. Paxlovid cũng đạt hiệu quả 85% đối với bệnh nhân uống thuốc trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng.
Về phía Merck, hãng này hôm 1-10 cho biết thuốc Molnupiravir giúp giảm khoảng 50% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ bệnh nặng nếu uống thuốc trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng. Liệu trình của Pfizer là 3 viên buổi sáng và 3 viên buổi tối trong khi liệu trình của Merck là mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên.
Bé gái được tiêm vắc-xin Pfizer tại Trung tâm Y tế Trẻ em Cohen ở New York – Mỹ hôm 4-11 Ảnh: REUTERS
Nếu mũi được bảo vệ, bạn sẽ ít nguy cơ nhiễm Covid-19 từ những người mắc bệnh.
Các loại vắc xin Covid-19 hiện nay không kiểm soát được virus xâm nhập mũi của bạn. Nếu có tác dụng như vậy, vắc xin có thể ngăn chặn tất cả sự lây truyền virus khi mọi người nói, hát, cười, thở và hắt hơi.
Nếu thành công, một loại vắc xin mới – dạng phun sương qua mũi – hứa hẹn sẽ làm được những điều trên. Khi đó, cơ thể sẽ có khả năng miễn dịch đặc biệt để ngăn chặn virus SARS-CoV-2.
Vắc xin mũi đang được phát triển để giảm nguy cơ lây lan Covid-19Tiếp tục đọc →
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science Advances đã giới thiệu một loại miếng dán ngừa Covid-19 thế hệ mới, có thể giúp chấm dứt những buổi tập trung chờ đợi tiêm vắc-xin.
Miếng dán thật ra là một công cụ để bạn có thể… tự tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 mà không cần kim, theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà virus học David Muller từ Đại học Queensland (Úc). Nghiên cứu vừa thành công trên các thử nghiệm động vật và đang tiến tới thử nghiệm lâm sàng.
Các nhà khoa học tại nơi nghiên cứu – Ảnh: Đại học Queensland
Miếng dán dạng tròn được phủ một lớp vắc-xin Covid-19, được gắn chặn vào một vật tròn như quả bóng khúc côn cầu. Bạn chỉ cần đơn giản dán nó vào da.
Một nhóm các nhà khoa học tại Đức mới đây đã cảnh báo về chủng biến thể A.30 của virus corona (được phát hiện tại Tanzania, Thụy Điển và Angola) với khả năng lẩn tránh kháng thể tạo ra bởi vắc-xin COVID-19 của hãng Pfizer và AstraZeneca.
AstraZeneca thông báo, thuốc trị Covid-19 mang tên AZD7442 do hãng phát triển đã thành công trong việc giảm nguy cơ làm bệnh chuyển nặng hoặc tử vong trong thử nghiệm giai đoạn cuối. AstraZeneca cho biết thuốc kháng thể AZD7442 đã đáp ứng mục tiêu chính của thử nghiệm, nhằm ngăn ngừa ca Covid-19 triệu chứng nặng và tử vong (Ảnh minh họa: Reuters).
Reuters dẫn thông báo ngày 11/10 của hãng công nghệ sinh học và dược phẩm đa quốc gia Anh – Thụy Điển AstraZeneca đưa tin, thuốc kháng thể AZD7442 do họ phát triển đã “thành công trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng hoặc tử vong” đối với các bệnh nhân điều trị ở nhà trong thử nghiệm giai đoạn cuối.Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra, AZD7442 có tác dụng giúp người bệnh đã có triệu chứng trong 7 ngày hoặc ít hơn giảm 50% nguy cơ bị bệnh nặng hoặc thiệt mạng. AstraZeneca khẳng định, kết quả này đã đáp ứng được mục tiêu chính của thử nghiệm.
Viên thuốc uống chữa COVID-19 của Merk & Co. (Ảnh: Reuters)
Thuốc chữa COVID-19 qua đường uống của Merck & Co có thể giảm một nửa tỷ lệ tỷ vong hoặc phải nhập viện đối với nhóm người có nguy cơ bị nặng nhất. Kết quả thử nghiệm này được các chuyên gia nhận định là có thể trở thành bước đột phá trong phương pháp điều trị COVID-19.
Nếu được cấp phép, Molnupiravir – thuốc được thiết kế để đưa lỗi vào mã gien của virus, có thể trở thành thuốc chữa COVID-19 đầu tiên qua đường uống được phép đưa ra thị trường. Tiếp tục đọc →
Trước khi được vinh danh trong giải thưởng này, Katalin Karikó đã phải chịu sự hoài nghi cay đắng suốt hàng chục năm.
Hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman, những người đứng đằng sau sự thành công của vắc-xin COVID-19 mRNA, vừa giành được một Giải thưởng Đột phá (Breakthrough Prize) trị giá 3 triệu USD.
Đây là một trong số các giải thưởng khoa học giá trị nhất hành tinh. Nó được trao cho nỗ lực của Karikó và Weissman từ hơn 20 năm trước, khi bộ đôi này khám phá ra một cách để đưa các phân tử mRNA thông tin vào tế bào một cách an toàn và hiệu quả.
Khám phá này đã dẫn đến sự ra đời của một công nghệ vắc-xin mới, có thể được phát triển thần tốc như chúng ta thấy với vắc-xin COVID-19 của Moderna, BioNTech và Pfizer. Ngoài ra, vắc-xin mRNA cũng có thể được phát triển cho các căn bệnh khác như HIV, bệnh di truyền và các loại ung thư.
Hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman vừa giành được một Giải thưởng Đột phá (Breakthrough Prize) trị giá 3 triệu USD Tiếp tục đọc →
Các nhà nghiên cứu tạo ra loại vắc-xin mới có khả năng tạo miễn dịch niêm mạc ở mũi, rào cản đầu tiên chống lại virus trước khi chúng di chuyển xuống phổi.
Các nhà nghiên cứu tạo ra loại vắc-xin mới có khả năng tạo miễn dịch niêm mạc ở mũi, rào cản đầu tiên chống lại virus trước khi chúng di chuyển xuống phổi. Tiếp tục đọc →
Cách đây 285 năm, Benjamin Franklin, nhà lập quốc vĩ đại của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đã mất đi đứa con trai 4 tuổi chỉ vì chần chừ không chịu chủng ngừa bệnh đậu mùa cho cậu bé.
5 tuần kể từ sau cái chết của cậu con trai 4 tuổi, Benjamin Franklin – một trong những người sáng lập quan trọng và có ảnh hưởng nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – vẫn cố tìm cách giấu kín thông tin mặc cho những lời đồn đoán lan truyền khắp nơi rằng, cậu bé không qua khỏi đợt dịch bệnh đậu mùa là do không được tiêm vắc xin trước đó.
Tranh sơn dầu vẽ cậu bé Francis “Franky” Franklin 4 tuổi, con trai của Benjamin Franklin, tranh được thực hiện năm 1736-1737 – Tác giả: Samuel Johnson
Một nghiên cứu trên Medrxiv cảnh báo biến thể Mu có thể làm giảm hiệu quả vắc-xin trong việc chống lại các ca nhiễm COVID-19 nặng.
Sau hơn 8 tháng theo dõi một biến thể COVID-19 xuất hiện lần đầu ở Colombia vào tháng 1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định nâng cấp nó này thành “một biến thể đáng quan tâm“.
Điều này có nghĩa là biến thể thể này sẽ được đặt cho một cái tên bằng chữ cái Hy Lạp: Mu tham gia vào danh sách các biến thể nguy hiểm trước đó bao gồm Lambda, Kappa, Iota và Eta. Tiếp tục đọc →
Ảnh chụp các giếng thử nghiệm về sự hình thành vết tan của virus SARS-CoV-2 trên tế bào Vero E6 khi thử nghiệm với VIPDERVIR – Ảnh: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Kết quả nghiên cứu thuốc ức chế virus SARS-CoV-2 với mục tiêu sử dụng để điều trị COVID-19 đã được Viện hàn lâm Khoa học – công nghệ Việt Nam công bố tại cuộc họp báo trực tuyến sáng 10-8.
Đây là đề tài nghiên cứu do PGS.TS Lê Quang Huấn và cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu tạo ra thuốc từ thảo dược Việt Nam để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh do virus RNA gây ra, đặc biệt virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới.
PGS.TS Lê Quang Huấn (giữa) và cộng sự – Ảnh: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Trong thử nghiệm lâm sàng điều trị Covid-19 ở một số quốc gia, Favipiravir được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại cho rằng nó không thực sự hiệu quả.
Các nhà khoa học của Viện Hóa học được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa tìm ra phương pháp tổng hợp thuốc Favipiravir trong phòng thí nghiệm. Đây là thuốc có cơ chế hoạt động tương tự Remdesivir – thuốc kháng virus được các chuyên gia y khoa thế giới sử dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Chỉ trong nửa năm, Pfizer biến thử nghiệm thất bại ban đầu thành chiến dịch sản xuất vaccine thành công đột phá, được Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi là “phép màu khoa học”.
Tại ngoại ô thành phố Kalamazoo, tiểu bang Michigan, Pfizer có một nhà máy sản xuất vaccine. Đây là nơi Pfizer lựa chọn sản xuất lô vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ mRNA để đối phó Covid-19.
Ít người biết rằng trước khi thu được thành công đột phá trong sản xuất vaccine Covid-19, nỗ lực sản xuất vaccine ở quy mô công nghiệp đầu tiên của Pfizer đã thất bại thảm hại giữa năm 2020.Tiếp tục đọc →
Virus SARS-CoV-2, gây bệnh COVID-19, đang tiếp tục lây lan trên toàn thế giới với những hậu quả tàn khốc. Lâm sàng của COVID-19 rất đa dạng và phức tạp. Người nhiễm SARS-CoV-2 có thể không có biểu hiện lâm sàng, có triệu chứng nhẹ hoặc phải cấp cứu vì các biểu hiện nghiêm trọng như viêm phổi nặng, sốc nhiễm trùng, ARDS, suy đa tạng…
Kể từ khi bùng phát đến nay, trong hơn một năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về sinh học SARS-CoV-2, cũng như về bệnh học, điều trị và dự phòng COVID-19 được công bố. Có một số điểm tương đồng giữa COVID-19 và suy hô hấp do các nguyên nhân khác. Nhưng bằng chứng từ các nghiên cứu đã chỉ ra rằng COVID-19 là một thực thể bệnh mới, có sinh lý bệnh tập trung vào các tổn thương nội mô làm rối loạn việc điều hòa các đáp ứng của vật chủ, gây ra các rối loạn về miễn dịch-viêm, hình thành huyết khối và tổn thương nhu mô trên diện rộng.
Hiểu biết cơ bản về những vấn đề này là để chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất, giúp các thầy thuốc, không phân biệt chuyên ngành, góp phần chẩn đoán, điều trị, cấp cứu thành công bệnh nhân COVID-19 khi có yêu cầu.
Ở lần thử nghiệm thứ 2, máy phát hiện Covid-19 do hãng Robo Scientific chế tạo đã nhận biết chính xác 100% người mắc bệnh chỉ sau 15 phút thông qua mùi của họ.
Thiết bị này có tên Covid-19 Room Monitor. Máy có thể được lắp đặt tại môi trường trong nhà để “đánh hơi” các thành phần mùi của người mắc Covid-19.
Với độ chính xác được tuyên bố là 98-100%, model này được kỳ vọng giúp việc phát hiện bệnh nhân Covid-19 tại các phòng kín như cabin máy bay, lớp học, văn phòng trở nên nhanh chóng hơn.
Thiết bị giúp phát hiện người nhiễm Covid-19 qua mùi hương của Robo Scientific. Ảnh: Robo Scientific.
Hàng nghìn bác sĩ khắp Ấn Độ đã tham gia cuộc biểu tình mang tên “Ngày màu Đen” hôm 1/6 để chống lại quan điểm dùng yoga và y học cổ truyền điều trị COVID-19
Các bác sĩ nội trú tại bệnh viện Safdarjung ở New Delhi, Ấn Độ, mang khẩu hiệu biểu tình chống đạo sư Baba Ramdev hôm 1/6. Ảnh: EPA.
Người biểu tình giương bảng giấy đen, mặc áo đen có viết, in biểu ngữ đòi bắt giữ Baba Ramdev, đạo sư yoga hàng đầu Ấn Độ – người khẳng định bộ môn này có thể ngăn chặn đại dịch COVID-19. Tiếp tục đọc →
Hôm 7/5 vừa qua, các cơ quan y tế của Vương quốc Anh cho biết rằng những người dưới 40 tuổi sẽ được cung cấp một loại vắc-xin thay thế cho vắc-xin COVID-19 của hãng AstraZenec
Trong khi đó, BS Từ Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế An Giang, cho hay ngày 7/5 trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận một trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vaccine của AstraZeneca.
Cơn bão muốn nói ở đây không phải là cơn bão thời tiết và cũng không phải là cơn bão biểu tình bên nước Mỹ, mà là cơn bão bùng phát do sự gia tăng các biến thể của corona virus.
Jason Kindrachuk, trợ lý giáo sư về sinh bệnh học của virus tại Đại học Manitoba kiêm Chủ tịch nghiên cứu của Canada về các virus mới phát hiện, cho biết :
Nhiều trường hợp biến thể đang gia tăng “bên dưới bề mặt” vì thế chúng ta không thể biết được khi nào sẽ có sự gia tăng đột ngột đó. Chúng ta cảm nhận được “cơn bão sắp đến” và chúng ta để tâm theo dõi cảnh báo sóng thần ngày càng nhiều hơn. Chúng ta cần phải sẵn sàng cho điều này.
Hình mô phỏng cấu trúc của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp COVID-19. Ảnh: CDC Tiếp tục đọc →
Các chuyên gia động vật hoang dã tuyên bố, sẽ có khoảng 500.000 con cá mập bị giết, để phục vụ cho công tác sản xuất vaccine phòng Covid-19.
Các chuyên gia nói, cần thu thập hợp chất squalene – một loại dầu tự nhiên có trong gan của cá mập, nó được sử dụng như một chất bổ trợ để tăng hiệu quả của vaccine. Hợp chất ấy là một trong những thành phần điều chế ra vaccine phòng Covid-19, bao gồm cả trong các loại vaccine phòng cúm hiện nay.
Tập đoàn dược phẩm Pharma Cartel dự kiến, sẽ cung cấp đủ vaccine tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên thế giới, và thu về lợi nhuận trong “100 năm”.
Một số lượng lớn cá mập có thể bị giết vì chúng sở hữu thành phần quan trong để làm vaccine. (Ảnh qua Facebook) Tiếp tục đọc →
Bác sĩ Hisse Arnts cho một bệnh nhân Hà Lan dùng một liều thuốc ngủ. Anh này bỏ xe lăn đứng dậy và gọi điện trò chuyện với cha mình sau nhiều năm im lặng.
Thuốc ngủ Stilnox® chứa hoạt chất zolpidem 10 mg – Ảnh: lebabi.net
Tạp chí khoa học Cortex (Anh) đã đăng một báo cáo khoa học của 12 nhà nghiên cứu Hà Lan với đầu đề: “Tỉnh dậy sau khi uống thuốc ngủ: khôi phục mạng lưới chức năng của não sau chấn thương não nặng”.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra danh sách những người có nguy cơ cao nhất, dễ bị đe dọa bởi COVID-19 do các bệnh đã có từ trước, thường gọi là có tiền sử bệnh, hoặc bệnh nền không lây nhiễm.
Người bệnh cao tuổi, người mắc một số bệnh nền như bệnh gan, tim mạch, đái tháo đường dễ mắc và gặp nguy hiểm do COVID -19.Tiếp tục đọc →
1/3 người trưởng thành ở Mỹ đang có các biểu hiện rối loạn lo lắng. Trong khi đó, gần 800 nhà tư vấn, bác sĩ tâm lý, nhân viên xã hội ở Singapore trực chiến đường dây nóng tư vấn tâm lý và tài chính liên quan dịch COVID-19.
Các biện pháp cách ly chống dịch COVID-19 có tác động lớn đến tâm lý người dân trong xã hội – Ảnh: REUTERS
Bên cạnh lo ngại về kinh tế suy sụp do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một vấn đề quan trọng khác mà các nước cần quan tâm là sức khỏe tinh thần của người dân trong đại dịch.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra tình trạng mất oxy trong máu có thể tác động đến hành vi của bệnh nhân. Hay việc mất vị giác do bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, chất lượng sống. Tiếp tục đọc →
Giới khoa học thế giới và Nga cho rằng quyết định sử dụng vaccine Covid-19 đại trà của Nga là liều lĩnh, nguy hiểm và thiếu trách nhiệm.
Ngày 11/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng giới chức y tế Nga vừa phê chuẩn cho dùng đại trà một vaccine do Nga bào chế trong việc phòng chống dịch Vũ Hán. Nhưng giới khoa học thế giới và Nga cho rằng quyết định trên của Nga là liều lĩnh, nguy hiểm và thiếu trách nhiệm.
TP HCM18h40: ca mổ tách Trúc Nhi – Diệu Nhi kết thúc thành công, sau khi các bác sĩ khâu vết mổ cuối cùng và bó bột cố định xương cho hai bé.
Sau mổ, hai em được chuyển tới Khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, theo dõi sát tình trạng sức khỏe. Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tổng chỉ huy ca mổ, đã gặp bố mẹ các cháu, thông báo kết quả sơ bộ cuộc mổ.
“Ca mổ kết thúc, thành công”, bác sĩ Định nói. Đôi vợ chồng trẻ ôm nhau khóc nức nở khi nghe tin mừng.
Các bác sĩ cho biết hậu phẫu cũng sẽ là một hành trình gian truân không kém.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã gọi điện thăm hỏi và chúc mừng thành công của kíp mổ.
Bố mẹ (bìa trái) âu yếm bé Diệu Nhi khi được các điều dưỡng đưa sang Khoa Hồi sức Ngoại, sau phẫu thuật chỉnh hình. Ảnh: Hữu Khoa.
– Sức mạnh của máy tính đưa ngành y lên một tầm cao mới.
Gần 100 năm trước, Alexander Fleming phát hiện ra thuốc kháng sinh và trực tiếp cứu được cả triệu người. Quá trình nghiên cứu thuốc thời bấy giờ vẫn vất vả và mù mờ, như lờ Fleming đã nói đây: “Tôi chơi đùa với vi khuẩn thôi. Cũng cảm thấy hạnh phúc khi có thể phá bỏ các quy tắc rồi tìm thấy được thứ chưa ai phát hiện ra”.
Công cuộc nghiên cứu kháng sinh ngày nay thì khác, không còn phải ngồi “chơi đùa” với vi khuẩn với mong muốn ngẫu nhiên tìm ra được thứ thuốc cứu rỗi nhân loại. Ngày nay, ta tìm tới sức mạnh tính toán siêu việt của những cỗ máy.
Tính đến hôm nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đã đặt mua kit phát hiện SARS-CoV-2 do Việt Nam sản xuất.
Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết mỗi ngày có thể sản xuất tối đa 30.000 bộ kit thử phát hiện SARS-CoV-2 – Ảnh: MẠNH HƯNG
Thông tin được Thứ trưởng Bộ Khoa học – công nghệ Phạm Công Tạc chia sẻ tại buổi làm việc sáng 17-3 với các nhà khoa học, chuyên gia nhằm thảo luận các giải pháp khoa học phục vụ phòng chống COVID-19. Tiếp tục đọc →
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Liệu pháp bổ sung trong y học đã chứng minh rằng gừng (hay Zingiber officinale theo tên khoa học) có thể sử dụng làm phương thuốc trị liệu cho bệnh viêm loét đại tràng, một căn bệnh gây nên bởi sự kích ứng Ôxy hóa.
Công dụng của gừng trong việc đẩy lùi viêm loét đại tràng. (Ảnh qua Pinterest)
Tác dụng của gừng trong việc điều trị viêm loét đại tràng
Gừng là một loại củ có nhiều công dụng hữu ích trong việc chữa trị các căn bệnh về đường tiêu hóa, bao gồm chữa buồn nôn, nôn mửa. Nhờ vào đặc tính chống Ôxy hóa của loại củ này, các nhà nghiên cứu từ lâu đã suy đoán rằng, gừng có khả năng giúp cải thiện các triệu chứng của viêm loét đại tràng và làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, trẻ em cũng có nguy cơ nhiễm virus corona chủng mới tương đương với người lớn, SCMP đưa tin.
Trẻ em có nguy cơ nhiễm virus corona như người lớn? (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)
Mới đây, một nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thâm Quyến, Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân tại Thâm Quyến, và Phòng thí nghiệm Bành Thành ở Thâm Quyến đã công bố một bài báo trên medRxiv, trang chia sẻ của cộng đồng y tế và khoa học quốc tế, cho thấy thấy trẻ em có nguy cơ nhiễm virus corona mới tương đương với người lớn. Tiếp tục đọc →
Trước nguy cơ sự bùng phát dịch Covid-19 đang trở nên lớn hơn và nhanh chóng lan tới nhiều quốc gia, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar cho biết, dù sớm có vắc xin Covid-19 thì nhiều người có thể sẽ không mua được.
Bộ trưởng Y tế và Nhân sinh Mỹ Alex Azar. (Ảnh qua United States Mission Geneva Follow/Flickr)
Phát biểu trước Quốc Hội Mỹ, ông Azar cho biết ông không thể đảm bảo rằng vắc xin Covid-19 sẽ có giá cả phải chăng cho mọi người một khi nó được phát triển thành công.
“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi sẽ cố đưa ra mức giá phải chăng, nhưng chúng tôi không thể kiểm soát giá đó, vì chúng tôi cần khu vực tư nhân đầu tư. Việc kiểm soát giá sẽ không đưa chúng ta đến đó.”Tiếp tục đọc →
Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự suy giảm dần dần các chức năng về nhận thức. Dạng lâm sàng phổ biến nhất biểu hiện là bệnh Alzheimer, tiếp đó là dạng sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu, sa sút trí tuệ thực thể Lewy và chứng mất trí nhớ do tổn thương não trước.
Âm nhạc có tác dụng điều trị chứng suy giảm trí nhớ. (Ảnh: Internet)
Lần đầu tiên công nghệ mới xương đùi nhân tạo in 3D được các bác sĩ đến từ Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn, Hà Nội kết hợp với các kỹ sư vật liệu y sinh ghép cấy ghép thành công cho bệnh nhân.
Mắc u xương sụn phát hiện muộn, 10 năm không điều trị
ThS. Phạm Trung Hiếu, trưởng đơn nguyên Phẫu thuật khớp háng và khung chậu, thuộc Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết, 2 bệnh nhân ghép xương đùi đầu tiên ở Việt Nam được áp dụng bảo tồn chi bằng phương pháp này trong cùng một ngày.
Quá trình tạo ra mô hình in 3D từ bản quét cắt lớp vi tính của bệnh nhân