• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Hơn 3 tháng tắc vẫn hoàn tắc: Dưa hấu, thanh long còn 1.000-2.000 đồng/kg

Xe nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc ùn ứ tại các cửa khẩu suốt 3 tháng ròng. Đến nay, tình trạng này vẫn chưa chấm dứt kéo theo nhiều mặt hàng nông sản lao dốc, giá tại ruộng giảm còn 1.000-2.000 đồng/kg.

Những ngày đầu tháng 3 ở Tây Nguyên, nhiều vựa dưa hấu đang vào vụ thu hoạch. Thế nhưng, thay vì niềm vui tới ngày hái quả ngọt, người nông dân thêm buồn bởi giá dưa rớt thảm còn 1.000-2.000 đồng/kg vẫn khó bán. Trồng một sào dưa hấu đến ngày thu hoạch, họ lỗ 3-4 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Tài – nông dân trồng dưa ở Gia Lai – chia sẻ, sản lượng dưa vụ này của gia đình ông khoảng 45 tấn, mới hái bán được 1/3. Những ngày gần đây, thương lái không quá mặn mà việc thu mua, giá dưa loại đẹp rớt còn 1.500 đồng/kg.

Dưa này vốn trước nay được thu mua để xuất sang Trung Quốc, song nhiều tháng nay ùn ứ nông sản ở cửa khẩu, có thời điểm còn không thể xuất trái cây tươi sang Trung Quốc nên giá dưa mới rẻ như vậy, ông Tài buồn rầu nói.

Hơn 3 tháng tắc vẫn hoàn tắc: Dưa hấu, thanh long còn 1.000-2.000 đồng/kgDưa hấu rớt giá khiến người nông dân ở Tây Nguyên thua lỗ nặng (ảnh: Báo NNVN)

Tiếp tục đọc

Advertisement

Mực nước sông Mekong thấp kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp

Trong 3 năm qua, các dòng chảy chính của sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm, trong đó năm 2020 là năm khô hạn nhất của lưu vực hạ lưu sông Mekong khi lượng mưa dưới mức bình thường hằng tháng, trừ tháng 10.

 

Mực nước sông Mekong thấp kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp - Ảnh 1.

Ngày 13-1, Ban thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC) tiếp tục kêu gọi 6 nước dọc sông Mekong khẩn trương giải quyết vấn đề dòng chảy thấp trong khu vực, sự thay đổi bất thường của mực nước và tình trạng hạn hán trong bối cảnh khu vực hạ lưu sông Mekong tiếp tục có dòng chảy thấp kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu USD ứng phó Covid-19

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo cung cấp thêm 3,1 triệu USD mua sắm thiết bị, vật tư y tế và 500 nghìn liều vaccine cho Việt Nam.

Thông báo được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra khi hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm 2/12 tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đang thăm Trung Quốc ngày 2-4/12, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Ngoài viện trợ thêm 20 triệu nhân dân tệ (3,1 triệu USD) và 500.000 liều vaccine, ông Vương khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với với Việt Nam về phòng chống dịch.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc bác cáo buộc sẽ lấy sân bay của Uganda nếu vỡ nợ

Mới đây, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin nước này có thể ‘tịch thu sân bay quốc tế duy nhất của Uganda’ nếu quốc gia Đông Phi này không thể trả nợ

Entebbe là sân bay quốc tế duy nhất của Uganda. (Ảnh: Wionews)Entebbe là sân bay quốc tế duy nhất của Uganda. (Ảnh: Wionews)

Trung Quốc vừa bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này sẽ lấy sân bay quốc tế duy nhất của Uganda nếu quốc gia thuộc vùng Đông Phi này không thể thanh toán 200 triệu USD đã vay Bắc Kinh.

Một cuộc điều tra của Quốc hội Uganda hồi tháng trước kết luận rằng Trung Quốc đã áp các điều khoản khó khăn khi cho nước này vay, bao gồm khả năng bị tịch thu sân bay nếu Uganda vỡ nợ. Báo cáo đang gây phẫn nộ trong dư luận quốc gia này.

Tiếp tục đọc

Vì sao TQ xây nhà máy điện, đường sắt ở nước nghèo? Câu trả lời nằm ở một thứ tai tiếng

Các dự án xây dựng đường sắt, nhà máy điện và các cơ sở sản xuất đồng, aluminum, xi măng, giấy, sắt thép… của Trung Quốc đang nở rộ ở nhiều nước tham gia Vành đai – Con đường.

Vì sao TQ xây nhà máy điện, đường sắt ở nước nghèo? Câu trả lời nằm ở một thứ tai tiếng

BRI – “ĐƯỜNG ĐI” C02 CỦA TRUNG QUỐC

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quốc gia có dân số lớn nhất với trên 1,4 tỷ người, Trung Quốc còn là nước có lượng phát thải lớn hàng đầu với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Năm 2019, Trung Quốc phát thải hơn 1/4 lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, trong khi đó, lượng khí CO2 phát thải tại nước này cũng đạt kỉ lục mới vào khoảng 12 giga tấn CO2 trong 12 tháng cho đến tháng 3/2021.

Dường như Trung Quốc đã không đưa ra được biện pháp tối ưu nhất để phản ứng trước thách thức lớn nhất của thé giới. Hiệu quả của những cam kết này trong việc đạt được mục tiêu duy trì tăng nhiệt 1,5 độ C là chưa rõ, chưa kể là việc Trung Quốc không nhắc đến việc kiểm soát các loại khí phát thải nhà kính ngoài carbon.

Nhưng mục tiêu chính thấy rõ là khả năng Trung Quốc có thể xuất khẩu khí phát thải CO2 tới những quốc gia thuộc phạm vi Sáng kiến Vành đai – Con đường. Các dự án này phát thải đáng kể khí nhà kính tại các quốc gia triển khai, trong khi một phần lớn lợi ích kinh tế từ đó lại thuộc về các công ty Trung Quốc có liên quan. Tiếp tục đọc

Khác biệt trong ngoại giao vaccine của Mỹ và Trung Quốc: Một điều Trung Quốc khó thay đổi

Khác biệt trong ngoại giao vaccine của Mỹ và Trung Quốc: Một điều Trung Quốc khó thay đổi
Ảnh minh họa: SCMP.

Cũng giống như nước này cung cấp các khoản vay hơn là viện trợ, Trung Quốc bán hơn là tặng vaccine, chuyên gia nhận định.

TRUNG QUỐC BÁN VACCINE NHIỀU HƠN VIỆN TRỢ, MỸ TẶNG MIỄN PHÍ

Mỹ, hầu như vắng mặt trong hoạt động ngoại giao vaccine vào đầu năm nay, đã bước vào “đấu trường” khi Tổng thống Joe Biden tháng 5 vừa qua tuyên bố rằng Mỹ sẽ phân phối 80 triệu liều vaccine Covid-19 trên toàn thế giới.

Tổng thống Biden không che giấu ý định của mình: Mỹ muốn chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga bằng cách sử dụng “kho vaccine” để đối phó với đại dịch.

Tiếp tục đọc

Indonesia ngập trong khoản nợ “ẩn” từ các dự án với Trung Quốc: “Của thiên trả thiên”

Chính phủ Indonesia đã buộc phải sử dụng ngân sách để “bù lỗ” cho dự án đường sắt cao tốc nối Jakarta-Bandung, thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Dự án đội vốn, chậm 2 năm so với kế hoạch

Tiếp tục đọc

Việt Nam lên tiếng về dự luật Mỹ trừng phạt Trung Quốc liên quan Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về dự luật Mỹ trừng phạt Trung Quốc liên quan Biển Đông - Ảnh 1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng – Ảnh: BNG

Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh quan điểm hoạt động của các bên cần tuân thủ luật quốc tế và tôn trọng chủ quyền của các nước ven biển.

Ngày 21-10, trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về dự luật trừng phạt về Biển Đông và biển Hoa Đông (S.1657) vừa được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Tiếp tục đọc

Trung Quốc và cơ hội trở thành siêu cường thế giới!

 Kinh tế suy thoái, dân số già hóa, quân sự và ngoại giao bị cô lập là những thách thức nghiêm trọng khiến Trung Quốc không còn sức bật để hiện thực hóa tham vọng thay đổi trật tự toàn cầu.

Tiếp tục đọc

Bộ Tứ sẽ phản đối các hành vi của Trung Quốc trên biển

  • Lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia (Bộ Tứ) được cho là sẽ lên tiếng phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông của Trung Quốc.
  • Hãng tin Kyodo, dẫn các nguồn thạo tin, cho biết dự thảo tuyên bố chung của lãnh đạo nhóm Bộ Tứ sẽ sử dụng ngôn từ mạnh mẽ hơn trước khi phản ánh những hành vi của Trung Quốc ở các vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Tuyên bố cũng cho biết, Bộ Tứ sẽ “phản đối những thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ”, đặc biệt ở các vùng biển trên.

Bộ Tứ sẽ phản đối các hành vi của Trung Quốc trên biểnHội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Bộ Tứ hồi tháng 3 năm nay. Ảnh: Kyodo

Cuộc họp thượng đỉnh của Bộ Tứ, dự kiến diễn ra vào ngày 24/9 tại thủ đô Washington D.C. của Mỹ, sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Australia Scott Morrison. Tiếp tục đọc

Covid-19: Biến chủng Delta đe dọa chiến lược ‘không Covid’ của TQ như thế nào

A child receives a nucleic acid test for the Covid-19 coronavirus in Yangzhou, in China's eastern Jiangsu province on 5 August 2021.Thành phố Dương Châu thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông TQ đã khởi động một số đợt xét nghiệm

Khi chuyến bay CA910 của Air China hạ cánh tại thành phố Nam Kinh của Trung Quốc vào ngày 10/7, ngoài các hành khách, nó còn chở thêm biến chủng Delta.

Một trong những người đi du lịch từ Moscow có biến thể Delta của Covid-19. Sau khi họ rời máy bay, nhân viên từ sân bay Lộc Khẩu Nam Kinh đã vào để dọn rác.

Tiếp tục đọc

Chuyên gia WHO từng tự phơi bày: Đồng nghiệp Trung Quốc điều khiển virus corona

Ông Peter Daszak, thành viên đến từ Vương quốc Anh của nhóm chuyên gia điều tra nguồn gốc COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã nhiều lần phủ định “thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm”. Tuy nhiên, về sau truyền thông vạch trần mối quan hệ của ông với Trung Quốc, ông từng có thời gian dài hợp tác nghiên cứu về dơi cùng nhà nghiên cứu Thạch Chính Lệ của Viện virus học Vũ Hán. Hiện nay có truyền thông tiết lộ, trước đó ông từng tự vạch trần mình cùng đồng nghiệp Trung Quốc điều khiển virus corona SARS chết người.

Ông Peter Daszak (Nguồn: Ảnh chụp màn hình) Tiếp tục đọc

Làn sóng tẩy chay Viện Khổng Tử

Tiếp bước nhiều nước phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt tẩy chay hệ thống Viện Khổng Tử của Trung Quốc.

Làn sóng tẩy chay các Viện Khổng Tử đã lan đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại hai quốc gia này, nhiều nhà hoạt động, chính trị gia đã kêu gọi chính quyền điều tra hoặc đóng cửa các học khu do Trung Quốc thành lập, báo South China Morning Post đưa tin.

Trước đó, hệ thống Viện Khổng Tử đã bị tẩy chay ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm ở Mỹ, châu Âu và Australia. Các nước cho rằng Viện Khổng Tử giúp Trung Quốc quảng bá hình ảnh và sức mạnh mềm, thậm chí còn can thiệp đến tự do ngôn luận hoặc hỗ trợ hoạt động gián điệp.

Học sinh quốc tế tham quan Viện Khổng Tử. Ảnh: Getty.
Nhat Ban, Han Quoc tay chay Vien Khong Tu anh 1

Tại Hàn Quốc, các nhà hoạt động cực hữu chỉ trích Viện Khổng Tử là “công cụ tẩy não”. Tại Nhật Bản, chính quyền của Thủ tướng Suga Yoshihide đang điều tra về các nguồn tài trợ, hoạt động và mức độ ảnh hưởng của những học khu này.

Tiếp tục đọc

Nhật Bản chuẩn bị tặng vắc-xin AstraZeneca cho Việt Nam

Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị cung cấp vắc-xin ngừa virus Vũ Hán cho Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội đang phải vật lộn để mua đủ liều cho người dân khi tỷ lệ lây nhiễm tăng đột biến, một nhà lập pháp của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền cho biết hôm thứ Bảy, tờ Japan Times đưa tin.

Nghị sĩ Thượng viện Masahisa Sato, người đứng đầu Bộ phận Đối ngoại của đảng cầm quyền, cho biết trên một chương trình truyền hình rằng chính phủ Nhật đã bắt đầu làm việc với phía Việt Nam.

Vào thứ Sáu tuần trước, Nhật Bản đã gửi tổng cộng 1,24 triệu liều vắc-xin AstraZeneca cho Đài Loan khi đảo quốc cũng đang phải đối mặt với đợt bùng phát mới của dịch bệnh.

Ngoài Đài Loan và Việt Nam, Nhật Bản dự kiến ​​sẽ tặng các liều vắc-xin AstraZeneca cho các nước khác. Nhật báo Yomiuri Shimbun mới đây đưa tin rằng Nhật Bản sẽ gửi cả vắc-xin sang Malaysia. Tiếp tục đọc

Trung Quốc tính xây thêm hàng chục phòng thí nghiệm sinh học

Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 25-30 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 và một phòng cấp độ 4.

Theo Fox News ngày 6.6, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) lên kế hoạch xây dựng trong vòng 5 năm, giai đoạn 2021-2026, với 25-30 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 và một phòng cấp độ 4. Tiếp tục đọc

Chuyên gia Anh, Na Uy khẳng định nCoV từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Hai chuyên gia Anh và Na Uy khẳng định các nhà khoa học Viện Virus học Vũ Hán tạo ra nCoV, sau đó tìm cách che đậy dấu vết.

Nghiên cứu của chuyên gia về ung thư người Anh, giáo sư Angus Dalgleish, và nhà khoa học Na Uy, tiến sĩ Birger Sørensen, sắp được công bố trên tạp chí Quarterly Review of Biophysics Discovery sẽ thách thức thuyết phổ biến hiện nay rằng nCoV có nguồn gốc tự nhiên, lây truyền từ dơi sang người tại một chợ động vật tươi sống ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Tạp chí Quarterly Review of Biophysics Discovery do Đại học Cambridge của Anh xuất bản từ tháng 2/2020, chuyên về những khám phá lý sinh học với trọng tâm là các hiện tượng sinh học có thể được mô tả, phân tích từ góc độ phân tử.

.

Nhà khoa học Na Uy, tiến sĩ Birger Sørensen (trái), và giáo sư người Anh Angus Dalgleish. Ảnh: Minervanett.

Nhà khoa học Na Uy, tiến sĩ Birger Sørensen (trái), và giáo sư người Anh Angus Dalgleish. Ảnh: Minervanett/Metro.
Giáo sư Dalgleish chuyên về ung thư tại Đại học St George ở London, người đã nghiên cứu “vacicne HIV” mang tính đột phá, và tiến sĩ Sørensen là nhà virus học kiêm chủ tịch công ty dược phẩm Immunor, đã phát triển một ứng viên vaccine Covid-19 tên là Biovacc-19

Tiếp tục đọc

Trung Quốc đề nghị gởi vắc xin, Đài Loan từ chối thẳng

Văn phòng sự vụ Đài Loan của chính quyền Bắc Kinh ngày 24-5 đề nghị gởi khẩn cấp vắc xin COVID-19, thậm chí sẵn sàng cử chuyên gia giúp Đài Bắc chống dịch, trong khi Hội đồng các vấn đề đại lục ám chỉ đại lục đang chơi trò ‘hai mặt’.

Trung Quốc đề nghị gởi vắc xin, Đài Loan từ chối thẳng - Ảnh 1.

Một nhóm người đứng trước Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Đài Loan ngày 24-5, kêu gọi chính quyền Đài Bắc nhập vắc xin COVID-19 từ Trung Quốc – Ảnh: REUTERS

Tiếp tục đọc

Đôi dòng về quan hệ giữa Mỹ & Đài Loan – Ngô Khôn Trí

Hôm 14/4/2021 vừa qua, đọc tin tức thấy Mỹ cử phái đoàn KHÔNG CHíNH THỨC tới Đài Loan. Từ ngữ “KHÔNG CHÍNH THỨC” làm tôi muốn tìm hiểu thêm về mối quan hệ này.

Trước năm 1979, Mỹ và Đài Loan có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng từ khi Mỹ và Trung Quốc đại lục thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 1/1/1979, từ đó trở đi quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan không tồn tại quan hệ ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, Mỹ lập  “Luật Quan hệ Đài Loan” cho mình rồi thiết lập “Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan” để duy trì quan hệ phi chính thức với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.

Hoa Kỳ: TT Joe Biden cử phái đoàn “không chính thức” công du Đài Loan

Phía Mỹ tuyên bố rằng chuyến thăm này được lên kế hoạch nhân dịp kỷ niệm 42 năm Đạo luật Quan hệ Đài Loan vào tháng này. Phải chăng đây là hành động muốn gởi đi một tín hiệu về cam kết của Mỹ đối với Đài Loan” do việc Bắc Kinh gần đây triển khai phi đội máy bay quân sự lớn nhất áp sát Đài Loan ?

Tiếp tục đọc

TQ lên kế hoạch xây siêu đập ở Tây Tạng, vượt Tam Hiệp trở thành đập thủy điện lớn nhất thế giới

Trung quốc đang có kế hoạch xây đập thủy điện ở Tây Tạng có khả năng tạo ra lượng điện lớn gấp 3 lần lượng điện từ đập Tam Hiệp, gây ra quan ngại trong các nhà bảo vệ môi trường và ở Ấn Độ.

Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một con đập khổng lồ chắn ngăn sông Yarlung Zangbao  ở Tây Tạng /// AFP
Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một con đập khổng lồ chắn ngăn sông Yarlung Zangbao ở Tây TạngAFP

Dự án xây đập mới đã được đề cập trong bản kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2021-2025) do chính phủ Trung Quốc công bố tại kỳ họp quốc hội thường niên hồi tháng trước, theo AFP hôm nay 11.4. Đập mới dự kiến được xây trên dòng Yarlung Zangbao và khi chảy vào Ấn Độ là sông Brahmaputra.

Tiếp tục đọc

Gạc Ma – Khúc tráng ca bất tử

33 năm qua, lịch sử đang dần lùi xa, còn nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai. Nhiều trăn trở và day dứt vẫn còn đó:

Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa – một phần của lãnh thổ thiêng liêng từ thời các chúa Nguyễn xác lập chủ quyền và khai thác – đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.


Gạc Ma - Khúc tráng ca bất tử

Hình tượng “Vòng tròn bất tử” tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Lâm, Khánh Hòa

Cần độc lập, tự chủ về kinh tế  

Tiếp tục đọc

TQ thao túng nước sông Mekong để kiểm soát các quốc gia Đông Nam Á

Một chuyên gia cho biết chính quyền Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong, hệ thống nước quan trọng nhất ở Đông Nam Á, để kiểm soát một nửa trong số mười quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Quang cảnh sông Mekong giáp ranh giữa Thái Lan và Lào được nhìn từ phía Thái Lan ở Nong Khai, Thái Lan, vào ngày 29/10/2019
Quang cảnh sông Mekong giáp ranh giữa Thái Lan và Lào được nhìn từ phía Thái Lan ở Nong Khai, Thái Lan, vào ngày 29/10/2019. (Ảnh qua Reuters)

Sông Mekong bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc và chảy qua 6 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vào đầu năm 2021, nó một lần nữa bị sụt giảm mực nước nghiêm trọng, gây ra những lo ngại rộng rãi trên toàn thế giới. Ủy ban sông Mekong (The Mekong River Commission), một tổ chức quốc tế, ngày 12/2 đã đưa ra tuyên bố cho biết mực nước sông Mekong đã giảm xuống mức “đáng lo ngại”.

Trên thực tế, trong hơn một thập kỷ kể từ năm 2010, các cuộc khủng hoảng nước thường xuyên nổ ra trên lưu vực sông Mekong.

Một nhà thủy văn Trung Quốc nói rằng một trong những lý do đằng sau điều này là Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát dòng nước của sông Mekong, và sông Mekong đã trở thành con bài thương lượng chính trị để Trung Quốc kiểm soát một nửa trong số mười quốc gia ASEAN. Tiếp tục đọc

Vụ truy quét vaccine giả tại Nam Phi hé lộ một đường dây tại Trung Quốc

Biểu tượng của Interpol trong trụ sở cơ quan tại Lyon, Pháp. Biểu tượng của Interpol trong trụ sở cơ quan tại Lyon, Pháp.

Cảnh sát Nam Phi tịch thu hàng trăm liều vaccine COVID giả và bắt 4 nghi can liên hệ, cơ quan phối hợp cảnh sát toàn cầu của Interpol cho biết.

Việc này xảy ra sau khi Interpol, trụ sở tại Pháp, công bố báo động toàn cầu vào tháng 12 năm ngoái cho các cơ quan thực thi pháp luật của 194 nước thành viên, cảnh báo chuẩn bị đối phó với các mạng lưới tội phạm có tổ chức nhắm vào vaccine COVID-19 cả trên thực tế lẫn trên mạng. Tiếp tục đọc

Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn: Sau bức điện, đường máu phá vòng vây địch mở ra

Pháo đài ở Pha Long bị bao vây suốt 4 ngày, khi bức điện mật vĩnh biệt cuối cùng được gửi đi cũng là lúc một “con đường máu” được mở ra phá tan vòng vây của kẻ địch. ( bọn giặc xâm lược Trung quốc).

Điều kỳ diệu sau điện mật ‘chúng tôi đã chiến đấu hết đạn, xin vĩnh biệt các đồng chí’

Ngày 19/2/1979, địch mở đợt tấn công lớn thứ 5. Một cuộc chiến đấu tầm gần và khủng khiếp nhất diễn ra. Quân địch ầm ầm xông lên. Quân ta lực lượng mỏng nhưng vẫn anh dũng chiến đấu.

“Khi địch tiến sát về đồn, lúc đó gần như đánh giáp lá cà. Cuộc chiến phải nói là 1 chọi 20, 1 chiến sĩ của ta chiến đấu từ 10 – 20 quân địch”, Anh hùng Lê Khắc Xuân nhớ lại.

Ngày 20/2/1979, địch bắn súng cối vào đồn Pha Long suốt 3 giờ. Sau đó, lợi dụng trời tối, chúng tràn vào Đồn. Chiến sĩ ta đánh trả quyết liệt, tiếp tục tiêu diệt gần 100 tên địch, khiến chúng lại phải rút ra. Tiếp tục đọc

Lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai? – Ngô Khôn Trí

Một tháng đã trôi qua kể từ khi các cuộc biểu tình phản đối đảo chính diễn ra liên tục trên khắp đất nước Myanmar. Quân đội do Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing cầm đầu , đã bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các quan chức cấp cao trong chính quyền dân cử. Quân đội cho rằng họ hành động hợp lý bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 mà họ đưa ra không được chính phủ dân sự giải quyết. Lực lượng này cũng cam kết sẽ trao lại quyền lực cho bên chiến thắng sau khi cuộc bầu cử mới được tổ chức. Số người tham gia biểu tình ngày càng đông, hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối đảo chính trong một tháng qua mặc dù quân đội đã dùng hơi cay, vòi rồng, bắn hơi cay, đạn cao su và cả đạn thật để giải tán đám đông, hàng trăm người đã bị bắt, 30 người chết . Tuy nhiên, các cuộc biểu tình không có dấu hiệu dừng lại.

myo zaw (@myozaw67225426) | تويتر

Tiếp tục đọc

Đài Loan phát động chiến dịch ‘Dứa tự do’ chống Trung Quốc

Chiến dịch “Dứa tự do” được người đứng đầu ngành ngoại giao Đài Loan Joseph Wu phát động, nhằm chống lại lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 3.

Nhiều nhà lãnh đạo Đài Loan phản đối lệnh cấm nhập khẩu dứa bất ngờ từ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ. Ảnh: CNA

Nhiều nhà lãnh đạo Đài Loan phản đối lệnh cấm nhập khẩu dứa bất ngờ từ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ. Ảnh: CNA
Ngay lập tức cộng đồng mạng tại nhiều quốc gia cũng vào cuộc ủng hộ nông sản Đài Loan và phản đối lệnh cấm của Bắc Kinh.

Trên Facebook cá nhân, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cũng kêu gọi người dân hãy ăn nhiều dứa hơn để ủng hộ nông dân, đồng thời mô tả hành động của đại lục là ‘đánh úp’ eo biển khi đơn phương ngừng nhập khẩu dứa của Đài Loan. Tiếp tục đọc

Vì sao nước sông Hồng bất ngờ đổi màu trong xanh như ngọc?

Sông Hồng là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km,  bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ. trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

Sông được gọi là Sông Hồng (chữ Nôm: 瀧紅) hay Hồng Hà (chữ Hán: 紅河) do con sông có màu đỏ nhạt. Sông cũng hay được gọi Sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï, tuy nhiên họ thường dùng tên gọi Fleuve Rouge hơn) bởi sông Hồng là khởi nguyên cho nền Văn minh lúa nước của Việt Nam. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang (元江, bính âm: yuan2 jiang1), đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang (禮社江).

BMH  trích Wikipedia

Nước sông Hồng dần chuyển màu, ở gần bờ có thể quan sát được đáy do nước trong vắt khác với bình thường.

Khoảng một tuần nay, nước sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai chuyển màu xanh ngọc khi quan sát từ hai bên bờ; lại gần nhìn xuống nước trong vắt, thấy được đáy ở độ sâu khoảng gần một mét.

Bà Nguyễn Thị Lan, sống tại TP Lào Cai, cho hay bình thường nước sông Hồng màu nâu đục hoặc màu hồng khi nhìn từ xa, song gần đây nước sông chuyển dần sang màu xanh trong. “Gần đây ít mưa nên mực nước rất thấp, chúng tôi thấy rất lạ khi nước sông Hồng thay đổi màu như vậy”, bà Lan nói.

Nước sông Hồng chuyển màu tháng 2/2021. Ảnh: Phạm Ngọc Triển
Nước sông Hồng chuyển màu tháng 2/2021. Ảnh: Phạm Ngọc Triển

Tiếp tục đọc

Trung Quốc giữ nước sông Mê Kông, các nước ở hạ lưu ‘mệt mỏi’

Bắc Kinh lại tiếp tục giữ nước tại thượng nguồn sông Mê Kông giữa mùa khô hạn, khiến mực nước sông Mê Kông tại các quốc gia ở vùng hạ lưu sụt giảm đột ngột.

Tờ Chiang Rai Times ngày 24.2 đưa tin điều này khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục căng thẳng. Ông Niwat Roikaew, chủ tịch nhóm bảo vệ môi trường Love Chiang Khong (Thái Lan), cho biết mực nước sông Mê Kông bắt đầu giảm đột ngột từ đầu tháng 1.

Tiếp tục đọc

Covid-19 ‘đánh gục’ những trường ‘sống dai’ nhất nước Mỹ

Dù đã kiên cường sống sót khỏi những thời khắc khó khăn nhất trong lịch sử, song những trường đại học, cao đẳng này vẫn không thể đứng vững trước sự hoành hành của dịch Covid-19.

Trường Cao đẳng Concordia, nằm bên ngoài quận Manhattan, New York (Mỹ), sẽ đóng cửa vào mùa thu tới, theo một thông báo được đưa ra hôm 28/1. Khuôn viên nhà trường sẽ bị bàn giao cho trường Cao đẳng Iona, nhưng các sinh viên của Concordia vẫn có thể hoàn thành chương trình học của mình với các sinh viên Iona.

Concordia, một trường cao đẳng chuyên về các môn giáo dục khai phóng, đã hoạt động từ năm 1881 và hiện đang có khoảng 1.500 sinh viên theo học. Dù phải đối mặt với nhiều thách thức trong những năm gần đây, song dịch Covid-19 đã khiến những vấn đề tài chính của nhà trường trở nên trầm trọng.

Những trường 'sống dai' nhất nước Mỹ nhưng bị Covid-19 'đánh gục'

Trường Cao đẳng Concordia ở New York (Mỹ). Ảnh: The Journal News Tiếp tục đọc

Truyền thông Trung Quốc tung tin thất thiệt về virus Covid-19 để phủi trách nhiệm?

Truyền thông nhà nước Trung Quốc loan truyền thuyết âm mưu cho rằng một phòng thí nghiệm ở Mỹ tạo ra virus SARS-CoV-2 gây Covid-19, cũng như khuếch tán thông tin vắc xin của liên doanh Mỹ-Đức Pfizer-BioNTech không an toàn, làm chết người cao tuổi.
Phun dung dịch khử trùng bên trong một nhà hát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc /// AFP
Phun dung dịch khử trùng bên trong một nhà hát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc

AFP

Trung Quốc phô trương chiến hạm để dọa nạt ở Biển Đông

Những ngày qua, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh tung nhiều hình ảnh phô trương thanh thế tàu chiến để dọa nạt các nước ở Biển Đông.
Nhóm 3 khinh hạm Ba Trung (625), Quảng Nguyên (552) và Hán Trung (520) tập trận ở Biển Đông vào ngày 4.1 /// China MOD

Nhóm 3 khinh hạm Ba Trung (625), Quảng Nguyên (552) và Hán Trung (520) tập trận ở Biển Đông vào ngày 4.1

CHINA MOD

Tối qua 17.1, tài khoản Twitter của tờ Hoàn Cầu thời báo bản tiếng Anh đăng tải clip tập trận của hải quân Trung Quốc kèm theo lời dẫn trích: “You are surrounded. Surrender!” PLA Southern Theater Command sends clear message to the “enemy” in the South China Sea during practices (Tạm dịch: “Bạn đang bị bao vây. Hãy đầu hàng!”. Thông qua các cuộc tập luyện, Chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc đã gửi thông điệp rõ ràng này đến “kẻ thù” ở Biển Đông).

Thời gian qua, Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng đe dọa các nước can dự vào Biển Đông. Gần nhất, Anh đã bị Trung Quốc cảnh báo về ý định điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng khi hạ du đang mùa khô

 Với lý do bảo dưỡng đường dây truyền tải điện, Bắc Kinh thông báo giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng trên sông Lan Thương – Mekong xuống hạ du còn 1.000 m3/s. Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết mức giảm xả năm ngoái là 940 m3/s.

Trung Quốc giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng khi hạ du đang mùa khô - Ảnh 1.
Đập Cảnh Hồng (ảnh) chỉ là một trong số ít nhất 11 đập thủy điện Trung Quốc xây dựng trên khu vực thượng nguồn sông Mekong – Ảnh: JAPAN TIMES

Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết ngày 5-1, Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã nhận được thông báo của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc gửi nhóm công tác về hợp tác tài nguyên nước trong hợp tác Mekong – Lan Thương về việc vận hành công trình thủy điện Cảnh Hồng trên sông Lan Thương.

Đọc thêm :

Giảm xả từ thủy điện Trung Quốc có thể khiến mặn xâm sâu vào ĐBSCL đúng vào dịp Tết

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Nội dung thông báo của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đề cập đến việc nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ xả nước với tốc độ/lưu lượng dòng chảy 1.000 m3/s từ ngày 5 đến ngày 24-1-2021.

Thông báo nêu lý do chỉ xả nước ở mức 1.000m3/s từ ngày 5 đến ngày 24-1-2021 là để bảo dưỡng đường dây truyền tải điện, sau khoảng thời gian trên, chế độ vận hành thủy điện Cảnh Hồng sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Căn cứ thông báo của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, văn phòng thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã có văn bản cung cấp thông tin tới Tổng cục Khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên – môi trường), Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp & phát triển nông) về việc vận hành của thủy điện Cảnh Hồng, trong đó cho biết với lý do bảo dưỡng đường dây truyền tải điện, từ ngày 5-1 đến ngày 24-1 lưu lượng xả từ hồ chứa Cảnh Hồng xuống hạ du sẽ duy trì ở mức 1.000m3/s, sau đó chế độ vận hành sẽ trở lại bình thường.

Đáng nói, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết mặc dù trong thư thông báo của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc không đề cập, nhưng theo số liệu của Ủy hội sông Mekong quốc tế, giá trị trung bình nhiều năm của lưu lượng xả từ đập Cảnh Hồng trong thời gian từ ngày 5-1 đến 24-1 vào khoảng 1.650m3/s.

Đặc biệt, năm 2021, Trung Quốc thông báo thủy điện Cảnh Hồng giảm lưu lượng xả xuống còn 1.000m3/s từ ngày 5-1 đến 24-1, nhưng đây cũng không phải lần đầu thủy điện Cảnh Hồng giảm lưu lượng xả nước.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết vào cùng thời kỳ của năm 2020, thủy điện Cảnh Hồng cũng giảm lưu lượng xả nước xuống hạ du còn khoảng 940m3/s.

Một chuyên gia về tài nguyên nước cho rằng nếu việc thủy điện Cảnh Hồng giảm lưu lượng xả có tính chu kỳ, đặc biệt trong thời điểm mùa khô như hiện nay, không loại trừ khả năng thủy điện này giảm xả để tích nước trong mùa cạn.

Còn việc thủy điện Cảnh Hồng trên sông Lan Thương (Mekong) giảm lưu lượng xả còn 1.000m3/s trong khoảng 20 ngày kể từ ngày 5-1 đến 24-1, dù đập Cảnh Hồng cách xa Việt Nam khoảng 2.000km, nhưng với giá trị trung bình nhiều năm của lưu lượng xả từ đập Cảnh Hồng khoảng 1.650m3/s, khi giảm xuống còn 1.000m3/s, chắc chắn phía hạ du sẽ chịu tác động, thậm chí tác động lớn vì hiện nay đang mùa khô.

Xuân LongTuổi Trẻ

Anh quyết ‘ăn thua’ với Trung Quốc ở Biển Đông

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sắp chính thức vận hành ban đầu và nhiều khả năng sẽ sớm được gửi đến Biển Đông theo kế hoạch, bất chấp việc Trung Quốc phản ứng.

2 tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (phải) và HMS Prince of Wales của Anh /// Ảnh: Daily Mail 2 tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (phải) và HMS Prince of Wales của Anh – ẢNH: DAILY MAIL

Có thể sớm triển khai

Tiếp tục đọc

Ông Duterte vỡ mộng sau 4 năm xoay trục sang Trung Quốc

Sau 4 năm xoay trục, chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte không thu được nhiều lợi ích từ Trung Quốc trong khi đối mặt sự phẫn nộ của công chúng trong nước.

Từ khi nắm quyền năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte đã đảo ngược chính sách đối ngoại của tất cả người tiềm nhiệm, xoay trục từ đồng minh thân cận của Mỹ sang duy trì quan hệ nồng ấm với Trung Quốc. Manila kỳ vọng nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ Bắc Kinh, thông qua các khoản vay ưu đãi và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Philippines vỡ mộng sau 4 năm ngả về Trung Quốc vì lời hứa đầu tư - 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Duterte gặp nhau tại Bắc Kinh năm ngoái (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Philippines) Tiếp tục đọc

Mỹ tài trợ dự án minh bạch nguồn nước các đập Trung Quốc trên sông Mekong

Dự án do Washington tài trợ giúp giám sát nguồn nước sông Mekong được dự đoán sẽ làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung cũng như cạnh tranh chiến lược tại khu vực.

Mekong Dam Monitor là một nền tảng trực tuyến mã nguồn mở do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần cùng các nguồn tài trợ bổ sung từ Quỹ Chino Cienega và một số cá nhân.

Nhờ sử dụng dữ liệu viễn thám và hình ảnh vệ tinh, dự án này hứa hẹn sẽ cung cấp thông tin cập nhật hàng tuần về mực nước của các hồ chứa tại 13 đập dọc theo dòng chính sông Mekong cũng như 15 đập phụ có công suất phát điện trên 200MW.

Một trong những mục tiêu của Mekong Dam Monitor là cung cấp hình ảnh và phân tích hàng tuần về 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên dòng chính sông Mekong cũng như bản đồ, dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa và các chỉ số khác dọc toàn bộ dòng sông.

Mỹ tài trợ dự án minh bạch nguồn nước các đập Trung Quốc trên sông Mekong  - 1

Chuyên gia tin rằng Mekong Dam Monitor là một trong những bước tiến lớn hướng tới minh bạch về dữ liệu. (Ảnh: Shutterstock)

Tiếp tục đọc

Úc yêu cầu Trung Quốc xin lỗi vì đăng hình ảnh giả mạo ‘kinh tởm’

Scott Morrison

Scott Morrison cho biết bài đăng là một hành động “đáng xấu hổ” và gây “kinh sợ”
Úc đã yêu cầu Trung Quốc xin lỗi về việc đăng một bức ảnh giả mạo trên tài khoản Twitter của chính phủ, mô tả hình ảnh một binh sĩ Úc sát hại một trẻ em Afghanistan.

Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Scott Morrison nói rằng Bắc Kinh nên cảm thấy “cực kỳ xấu hổ” vì đã chia sẻ hình ảnh “kinh tởm”.

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: