• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 097 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 097 other subscribers

‘Tứ đại danh tác’ là gì? Vì sao được mệnh danh là ‘Tứ đại danh tác’?

Chương 64 của “Hồng lâu mộng” của Tôn Văn, gồm năm bài thơ hay của Quý phu nhân. (Nguồn hình ảnh: Miền công cộng)

Khái niệm “Tứ đại danh tác” này đề cập đến điều gì? Chính là bốn tác phẩm có tính tiêu biểu nhất của tiểu thuyết cổ điển dài tập Trung Quốc, đó là “Hồng Lâu Mộng”, “Tây Du Ký”, “Thủy Hử” và “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Tiếp tục đọc

Advertisement

Nhà văn Phi Vân: Người kể chuyện nông thôn Nam Bộ

Nông thôn và nông dân là đề tài chưa bao giờ bớt đi sức hấp dẫn trong sáng tác văn chương. Khi quá trình đô thị hoá càng mạnh mẽ thì những trang viết phản ánh phong tục và tập quán sau luỹ tre làng càng trở thành một bảo tàng ký ức lấp lánh. Nhà văn Phi Vân (1917-1977) là một trong những cây bút đầu tiên phản ánh trực diện đời sống nông thôn Nam Bộ một cách lôi cuốn và thuyết phục.

Nhà văn Phi Vân, tên thật Lâm Thế Nhơn, sinh ra và lớn lên ở Cà Mau. Từ tuổi đôi mươi, ông đã gắn bó với những tờ báo tiến bộ như Tiếng Chuông, Dân Chúng, Tiến Dân… Chính nhờ sự ngụp lặn với những mảnh đời nơi sông nước khẩn hoang, ký giả Phi Vân trở thành nhà văn Phi Vân như một duyên phận “tôi bắt đầu thực sự theo đuổi nghiệp văn chương bằng một thời kỳ lãng mạn, thích phiêu lưu và, sau một dạo ngao du nhiều nơi”.

Sau hai truyện dài “Trên bãi cát vàng” và “Chim trời bạt gió”, ông chuyên tâm viết về nông thôn với một loạt tác phẩm “Đồng quê”, “Dân quê”, “Tình quê” và “Cô gái quê”. Ngoài ra, ông còn có một tiểu thuyết dang dở, từng in nhiều kỳ trên báo, có tên gọi “Nhà quê trong khói lửa”.

 

Hãy hình dung xã hội Việt Nam cách đây một thế kỷ, nông dân cực khổ trăm bề dưới ách phong kiến và chế độ cai trị thực dân. Ở miền Bắc, Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn”, Nguyễn Công Hoan viết “Bước đường cùng”, Vũ Trọng Phụng viết “Vỡ đê”… thì ở miền Nam có Hồ Biểu Chánh và Phi Vân đi vào thân phận những con người thấp cổ bé họng.

Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh và Phi Vân lại hoàn toàn khác biệt. Hồ Biểu Chánh có sở trường dựa trên cốt truyện phương Tây để lý giải những oan khiên của kẻ nghèo, theo kiểu tiểu thuyết luân lý. Còn Phi Vân sự dụng thực tế khốc liệt mà ông chứng kiến về những số kiếp “ở đời không làm được Phật, thì làm ăn cướp chớ có gì mà lo”, để viết tiểu thuyết phóng sự.

 

Nhà văn Phi Vân và tác phẩm “Đồng quê” được in lại năm 1987.

Trong tác phẩm thành công nhất của Phi Vân là “Đồng quê” in năm 1942, được Hội Khuyến học Cần Thơ trao giải thưởng năm 1943, ông bộc bạch: “Hình ảnh những nhân vật trong chuyện, những người đã cùng tôi sống chung, ngày nay đã mờ trong ký ức. Kể lại một quãng đời, phải chăng là sống lại những ngày qua? Có lẽ thế, nhưng tôi muốn xa hơn: vẽ một bức tranh phong tục và tập quán. Thật là quá cao vọng. Tự thấy còn thấp kém, nhưng tôi vẫn cố gắng”.

Tác phẩm “Đồng quê” của Phi Vân, gồm 11 phóng sự ngắn và tiểu thuyết phóng sự “Dưới đồng sâu”. Mặc định thể loại phóng sự ngắn là thái độ khiêm nhường của Phi Vân, bởi lẽ 11 phóng sự ngắn ấy đều có tầm vóc truyện ngắn cực kỳ sinh động.

Thử đọc một đoạn trong phóng sự ngắn “Đổng Trách biết sập giàn” thì ít nhiều cũng hiểu được văn hoá khẩn hoang của người Nam Bộ lúc ấy: “Khi tiếng trống thùng thùng nổi lên trên xóm đình, thì dọc theo bờ ruộng đã thấy lũ lượt kẻ năm người ba kéo nhau đi xem hát.

Tiếp tục đọc

Dương Tường đã sống trọn gần trăm năm một kiếp người của mình làm một “Người tình”

Sáng 1/3, lễ tang nhà thơ – dịch giả Dương Tường (1932 – 2023) do gia đình và bạn bè tổ chức diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên là Trưởng ban tang lễ.

Dịch giả, nhà thơ Dương Tường (1932-2023). Ảnh: Giang HuyDịch giả, nhà thơ Dương Tường (1932-2023). Ảnh: Giang Huy

 

Trước gia đình và người thân tại tang lễ nhà thơ, dịch giả Dương Tường, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên xúc động đọc điếu văn: Tiếp tục đọc

Cuốn sách nói đoạt giải Grammy 2023

Cuốn hồi ký “Finding Me” của nhà sản xuất Viola Davis đã chiến thắng giải “Best Audiobook, Narration and Storytelling Record” tại lễ trao giải Grammy lần thứ 65.

sach noi hay grammy anh 1
Nhà sản xuất, diễn viên người Mỹ Viola Davis giành giải thưởng “Best Audiobook, Narration and Storytelling Record” tại lễ trao giải Grammy lần thứ 65. Ảnh: People.

Tiếp tục đọc

Nỗi bất hạnh của đứa trẻ da đen ước có ‘đôi mắt màu xanh’

Pecola Breedlove, một đứa trẻ da đen 11 tuổi, không biết món ăn của “búp bê da trắng” là như nào, hỏi mẹ thì bị đánh đòn; đi mua kẹo thì nhận lại cái nhìn khinh rẻ.

Mắt nào xanh nhất là cuốn tiểu thuyết đầu tay nhưng lại là một trong những tác phẩm quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp của nữ nhà văn Toni Morrison, người đã giành giải Nobel Văn chương năm 1993 vì “tầm nhìn xa trông rộng và tính thi vị khác lạ trong sáng tác đã lột tả khía cạnh khắc nghiệt của hiện thực Hoa Kỳ”.

Mat nao xanh nhat anh 1
Tiểu thuyết Mắt nào xanh nhất là một trong những sáng tác nổi tiếng của Toni Morrison. Ảnh: H.Y

Vượt qua tác giả từng thắng Pulitzer, Booker, nhà văn Việt Nam đoạt giải văn học lớn ở Mỹ

Giải thưởng văn học Dayton vì hòa bình năm 2021 vừa vinh danh nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai. Tác phẩm The mountains sing (tạm dịch: Những ngọn núi ngân vang) của cô nhận giải nhì ở hạng mục hư cấu.

Vượt qua tác giả từng thắng Pulitzer, Booker, nhà văn Việt Nam đoạt giải văn học lớn ở Mỹ - Ảnh 1.Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai với tác phẩm The Mountains sing

Lọt vào vòng chung khảo ở hạng mục hư cấu năm nay có cả tác phẩm Night watchman (của Louise Erdrich) đã đoạt giải Pulitzer năm 2021 và tiểu thuyết Shuggie Bain (của Douglas Stuart) đã đoạt giải Booker năm 2021.

The Mountains sing viết về những sự kiện lịch sử thông qua thân phận các thành viên trong bốn thế hệ của gia đình họ Trần. 

Không chỉ khắc họa rõ nét những đau thương mất mát và sự chia lìa do chiến tranh mang đến, tiểu thuyết ngợi ca tình yêu gia đình, giá trị của hy vọng và lòng vị tha. Tiếp tục đọc

Ngư Tiều Canh Mục – Nguyễn Dư

Ngày xưa, dân ta được chia thành bốn giai cấp: Sĩ, nông, công, thương.
Sĩ là những người có học, thi đỗ, ra làm quan. Sĩ được vinh dự làm… cha mẹ dân.
Nông là đám dân quê, có bổn phận nuôi sĩ.
Nếu không có kẻ quê mùa,
Lấy ai nuôi người quân tử?
Nếu không có người quân tử,
Lấy ai dạy kẻ quê mùa? (1)

Tranh tứ quý Ngư Tiều Canh Mục - Tin đăng ID: 2054438 | ÉnBạc.com Tiếp tục đọc

‘Giết con chim nhại’: Vì sao gây quá nhiều tranh cãi?

Tính cho tới hiện tại, “Giết con chim nhại” (To Kill a Mockingbird) vẫn đứng đầu trong Top 100 những cuốn tiểu thuyết được yêu thích nhất của “The Great American Read”.

Có thể nói, Giết con chim nhại là cuốn tiểu thuyết thành công nhất của tác giả Harper Lee, cuốn sách được dịch ra hơn 40 thứ tiếng khác nhau và cũng bán được hơn 40 triệu bản trên khắp thế giới.

'Giet con chim nhai': Vi sao gay qua nhieu tranh cai? hinh anh 1 2.jpg
“Giết con chim nhại” ( To Kill The Mocking Bird )  từng đem lại nhiều thành công danh giá cho tác giả Harper Lee. Ảnh: Floweranhbooks.

Và cũng kể từ khi được xuất bản lần đầu năm 1960, Giết con chim nhại đã luôn là tác phẩm gây tranh cãi bậc nhất thế giới. Đó là câu chuyện được kể dưới góc nhìn của cô bé Jean Louise Scout Finch về số phận của hai nhân vật khác là Tom Robinson và Boo Radley trong bối cảnh nước Mỹ những năm 1930.

Tiếp tục đọc

Đôi Điều Về Dịch Thuật

Trước khi nói đến dịch thuật, bạn hãy cho phép tôi đưa ra một nhận định hết sức cơ bản và sơ đẳng như sau: Giữa bất kì hai ngôn ngữ dân tộc nào không hề hiện hữu sự đồng dạng cùng chia sẻ một hệ thống phối ngữ biến những kí hiệu ngôn từ hữu cơ thành những biểu hiệu có ý nghĩa. Nếu bạn chấp nhận đó là định đề hay nguyên lí đã được chứng minh thì tôi có thể rút ra một hệ luận dùng làm nguyên tắc chỉ đạo cơ bản cho công việc dịch thuật, đó là, nội dung một dịch phẩm ít nhiều có thể bị thêm, bớt, hoặc sai lệch với nguyên tác. Hầu hết các thể loại dịch thuật đều bị chi phối bởi nguyên tắc này, ít hơn ở sách giáo khoa, khoa học thường thức và nhiều hơn ở bình diện văn học.

How using Google translate can affect your business - Global ...

Tiếp tục đọc

Mười tác phẩm văn học hay nhất thập kỷ

Năm 2019 sắp khép lại, nhiều tờ báo lớn như tạp chí Time hay báo The New York Times đã tổng kết 10 năm văn học nghệ thuật vừa qua. Hai bản danh sách “top 10” theo từng năm vừa được các tờ báo này công bố. Dĩ nhiên, một bảng xếp hàng dẫu đến từ tờ báo uy tín cách mấy cũng sẽ gây tranh cãi vì không thỏa mãn được sở thích của toàn bộ số đông.

Mười tác phẩm văn học hay nhất thập kỷ - Ảnh 1.

Một trong 10 tiểu thuyết hay nhất 10 năm qua do tạp chí Time bình chọn được xuất bản tại Việt Nam Tiếp tục đọc

25 điều ‘kỳ diệu’ ngoại trừ Singapore, không một quốc gia nào có

Singapore thực sự là một đất nước không giống bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Ví dụ bạn có thể sẽ bị phạt 500 USD nếu cho chim bồ câu ăn, hay chứng kiến một sân chơi 4 tầng trong trung tâm thương mại cho trẻ, đặc biệt còn có riêng robot chuyên thu thập bát đĩa bẩn trong khu ẩm thực!
Dưới đây là một số điều thú vị chứng minh Singapore là nơi hấp dẫn đến nỗi khiến bạn chỉ muốn khoác ngay ba lô lên và đi!

1. Những người lớn tuổi và khuyết tật đều được cấp cho một thẻ thông minh gọi là Green man+, được dùng để quẹt lên bảng điện tử cột đèn giao thông để có thêm ít nhất 13 giây khi băng qua đường

Điều thú vị về Singapore
(Ảnh: Bright Side)

Tiếp tục đọc

Xuân Quỳnh trở thành nữ văn sĩ đầu tiên của Việt Nam được Google vinh danh

TTOHôm nay 6-10, đúng sinh nhật nữ sĩ Xuân Quỳnh, Google thay đổi logo trang chủ với hình ảnh Xuân Quỳnh được vẽ lại, bên những cuộn sóng biển xanh, mây trời “thuyền và biển”.

Xuân Quỳnh trở thành nữ văn sĩ đầu tiên của Việt Nam được Google vinh danh - Ảnh 1.

Như vậy, sau cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cố họa sĩ Bùi Xuân Phái vừa được Google vinh danh trên trang chủ, Xuân Quỳnh là danh nhân Việt Nam thứ 3 và là phụ nữ Việt đầu tiên được Google vinh danh.

Chọn Xuân Quỳnh lần này, Google đánh giá: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam với những vần thơ gắn liền dòng chảy văn nghệ và đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt. Tiếp tục đọc

Về Một Chuyện Không Thể Vui – Thân Trọng Sơn

Image result for plagiarism
Nhà xuất bản Đà Nẵng vừa phát hành tác phẩm:
Thơ và Đời Tôn Nữ Hỷ Khương
Thân hữu và báo chí viết về nữ sĩ
Bá Thuỳ sưu tầm, tổng hợp và thực hiện cuốn sách này để mừng Sinh nhật lần thứ 85 của Hỷ Khương
8/7/1935 Ất Hợi
8/7/2019 Kỷ Hợi.

Tiếp tục đọc

Mỹ nhân trong phim “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris”

BM

Mỹ nhân trong phim “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris” bản kinh điển đến nay đã 90 tuổi, Bà vẫn giữ được vẻ đẹp bất chấp thời gian. Đây là tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris để lại dấu ấn khó quên

.

Tiếp tục đọc

Đọc ” Về Thu Xếp Lại” của Đỗ Hồng Ngọc

Về Thu Xếp Lại

Cảm giác đầu tiên khi đọc tác phẩm mới này của Đỗ Hồng Ngọc, có thể thấy rằng đây là những dòng chữ từ một người sắp ra đi… Chẳng phải sao, ngay trên tựa sách đã ghi là “Về thu xếp lại…” (VTXL).

Đúng là trong các tản văn có nói về tuổi già, về bệnh, về những người bạn đã ra đi – trong đó, ngay ở Lời Ngỏ là ghi lại hình ảnh tới thăm người bạn thân, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tại phòng Săn sóc đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tác giả Đỗ Hồng Ngọc, một bác sĩ về hưu và đang giữ thói quen Thiền tập hàng ngày, tự ghi lại hình ảnh của mình, trích:

Tiếp tục đọc

“Sự siêu phàm của Kim Dung khiến đời sau chỉ nuôi mộng kế thừa, không dám nghĩ đến 2 chữ lật đổ”

"Sự siêu phàm của Kim Dung khiến đời sau chỉ nuôi mộng kế thừa, không dám nghĩ đến 2 chữ lật đổ"

Trương Vô Kỵ là nhân vật phụ lớn nhất trong lịch sử tiểu thuyết

“Xã hội càng tiến bộ, giao thông càng phát triển, chân trời xa nhau bỗng gần như mấy thước. Tối nay còn ở trong nhà người uống mấy ly, nói chuyện xa xưa với bạn bè, hôm sau rất có thể đã ở xa mãi tận chân trời. Ai tới cùng tôi cạn chén?”. Tiếp tục đọc

Ngũ Phúc Đến Từ Đâu?

Cổ nhân coi “Ngũ phúc lâm môn” là điềm lành. Cái gọi là “Ngũ phúc” tức gồm trường thọ, sung túc, an khang, đức tốt và an nhiên tạ thế.
Sept-18-B05-H01

(Ảnh minh họa)

Một là trường thọ, phúc thọ dài lâu, không phải mất sớm hay gặp tai vạ bất ngờ mà qua đời, có thể bình an hưởng thụ tháng năm. Tiếp tục đọc

Câu Chuyện Của Một Giờ – Huỳnh Huệ dịch

CÂU CHUYỆN CỦA MỘT GIỜ – THE STORY OF AN HOURKate Chopin

Truyện ngắn The Story Of An Hour được viết bởi Kate Chopin ( một nữ sỹ người Mỹ )vào ngày 19- 04- 1894.

Kết quả hình ảnh cho the story of an hour

Vốn biết vợ của Mallard bị đau tim, người ta hết sức dè dặt và nhẹ nhàng khi báo tin cho nàng rằng chồng nàng đã chết.

Chính em gái Josephine đã nói với nàng, ngập ngừng bằng những câu đứt quãng, lờ mờ tiết lộ rằng: Người bạn của chồng nàng, Richards, cũng ở đó, gần cô ta. Chính anh ta là người đã có mặt tại tòa soạn báo khi nhận tin tức về thảm họa đường sắt, với tên của Brently Mallard ở đầu danh sách “bị chết”. Anh ta chỉ có đủ thời gian để tự mình xác nhận sự thật của nó bằng một bức điện thứ hai, và vội vã ngăn trước bất kỳ người bạn nào ít cẩn thận, ít tế nhị hơn đưa tin buồn.

Tiếp tục đọc

Chuyện ít biết về Hà Nội: Một chuyện ‘đạo thơ’ ly kỳ

Ít ai ngờ một bài thơ miêu tả cảnh sống thanh bình của người nước Nam xuất hiện trong tập thơ Nga và được nhà thơ Hồng Thanh Quang dịch sang tiếng Việt thực ra lại xuất phát từ sách của một nhà nghiên cứu người Pháp có nhiều năm sống ở Hà Nội. Tiếp tục đọc

Françoise Sagan và Bonjour Tristesse ( Buồn Ơi Chào Mi)

Buồn ơi ! Vĩnh biệt !
Buồn ơi ! Xin chào !
Tên mi viết ở trần cao,
Viết trong đôi mắt dạt dào ta yêu.
Mi đâu hẳn nỗi khốn nghèo,
Khi môi cằn ấy cố trêu nụ cười….
 

Françoise Sagan- Thần tượng của giới trẻ Pháp thế kỷ XX

Nhà Thơ Thần Đồng Mỹ Mattie J.T. Stepanek

https://i0.wp.com/www.nndb.com/people/735/000050585/stepanek.jpg

Matthew Joseph Thaddeus Stepanek (tên đầy đủ) sinh ngày 17-7-1990 tại thành phố Rockville, bang Maryland – Hoa Kỳ. Nhà thơ thuộc cung Cự Giải, cầm tinh con ngựa (Canh Ngọ 1990). Mattie Stepanek xếp hạng thứ 117 trong danh sách các Nhà thơ nổi tiếng. Ông sống tại Washington, DC và từ trần ngày 22/6/2004. Tiếp tục đọc

Nước mắm Phú Quốc – Phu Quoc fish sauce

Nước mắm Phú Quốc
Phu Quoc fish sauce
***

Nước mắm Phú Quốc – Wikipedia tiếng Việt
Phu quoc fish sauce – Wikipedia, the free encyclopedia Tiếp tục đọc

Người gốc Việt giành giải Pulitzer 2016

Nguyễn Thanh Việt nhận giải Pulitzer năm nay ở hạng mục Tiểu thuyết, sánh vai cùng tác giả của các tác phẩm văn học và báo chí của hãng thông tấn lớn như Reuters, New York Times.

Tác giả Nguyễn Thanh Việt. Ảnh: National Post
Tác giả Nguyễn Thanh Việt. Ảnh: National Post

 

Uỷ ban Pulitzer ngày 18/4 công bố các hạng mục đoạt giải Pulitzer năm 2016, giải thưởng danh giá nhất của làng báo chí Mỹ, trên trang web của Pulitzer.

Tiếp tục đọc

Truyện Kiều : Thơ và Nhạc – Nguyễn Thanh Liêm

BiaSach-TruyenKieuThoNhac

 

 

Tiếp tục đọc

Vũ Khanh – Những Ca Khúc Hay Nhất

Playlist nhạc này gồm 90 ca khúc với tiếng hát truyền cảm, rất được yêu mến  của Ca sĩ Vũ Khanh do Anh Trần Năng Phùng thực hiện. Playlist xếp theo thứ tự A, B, C  được nhiều bạn yêu nhạc ưa thích có số lượt xem gần 200  ngàn lượt xem.

Mời Quý Thân hữu thưởng thức 

Tiếp tục đọc

Mẹ Của Trời Đất – Ái Trần

Mother of God

Theo lời giới thiệu của Stef, blog chuyện hằng ngày tôi mượn quyển này ở thư viên về đọc thử. Thấy hay, hấp dẫn, đủ lôi cuốn tôi đọc một mạch từ đầu đến cuối. Tôi thích tản văn ký sự về du hành nhưng không quan tâm mấy đến sách về những cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Tôi nghĩ sách phiêu lưu mạo hiểm dành cho các đấng nam nhi, trẻ và đầy hào khí. Còn tôi chỉ đi du hành thám hiểm qua những trang sách và phim ảnh. Có một đoạn Paul Rosolie tự hỏi nếu thả ông nội, gần chín mươi tuổi, của anh vào rừng sống như Don Santiago Durand, trưởng gia tộc và là bố của JJ bạn thám hiểm du hành của Paul, thì ông nội sống được bao lâu. Còn tôi? Chắc không quá một tuần. Nếu không chết vì nước cuốn, trăn quấn, thì cũng chết vì những bệnh trong rừng. Tiếp tục đọc

Bài thơ thiền của Trần Nhân Tông

Ở Trần Nhân Tông, không phải là tâm trạng bi quan mà chính là trạng thái đạt đạo trong tâm hồn. Ông đã bình thản trước mọi cám dỗ vật dục. Phải chăng toàn bộ tinh thần đạo Thiền Trúc Lâm của ông đã quy tụ trong bài kệ …

Trần Nhân Tông (1258-1308) là con đầu của Trần Thánh Tông. ông là một vị vua anh minh quả cảm, nhiều lần xông pha trận mạc đánh tan quân Nguyên Mông, đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới thời bấy giờ, hai lần (1258, 1288) xâm lấn nước ta.

https://i0.wp.com/www.daophatngaynay.com/vn/files/images/11-09/kyNiem700Nam_YNghiaThucHuyenTran_143273513.jpg

Tượng Trần Nhân Tông trong nếp áo Nam truyền

Tiếp tục đọc

Gởi Các Bạn trên 60 Tuổi

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).

Tiếp tục đọc

Cảnh đẹp kỳ thú ở những địa danh trong truyện Kim Dung

Thiếu Lâm tự huyền bí, Đại Lý đẹp kỳ ảo, còn Đào Hoa đảo là trường quay của “Anh hùng xạ điêu” và “Thiên long bát bộ”.

>

Nhập mô tả cho ảnh

1. Thiếu Lâm tự

Nhắc tới Thiếu Lâm, độc giả tiểu thuyết Kim Dung sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những nhà sư võ công siêu phàm, Phật lực cao cường chuyên hành hiệp giang hồ, sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Trong truyện của Kim Dung, Thiếu Lâm tự được ví như Thái Sơn Bắc Đẩu, là cái nôi của võ học Trung Nguyên. Tàng Kinh Các tại Thiếu Lâm tự được nhà văn Kim Dung miêu tả như một nơi linh thiêng, bí ẩn, chuyên chứa đầy bí kíp võ công thượng thừa. 72 môn tuyệt đỉnh công phu của Thiếu Lâm trong các tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung đều có tên gọi xuất phát từ kinh điển Phật giáo.

Tiếp tục đọc

Lại Chuyện Văn Chương – Doãn Lê


Bìa sách TRUYỆN KIỀU, Nhà XB Văn Học

Tôi được một người bạn tặng một quyển sách nói về Truyện Kiều. Tôi rất mừng vì chắc sẽ học được thêm nhiều điều hay, lạ từ tác giả. Tên tác phẩm ấy là Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, khảo dịch, NXB Văn hóa Thông Tin 2012 (bản photo), tác giả là ông Đỗ Minh Xuân. Thú thật đây là lần đầu tiên tôi mới biết tên ông. Chính vì thế mà khi đọc cái tên sách tôi rất hi vọng tác giả sẽ mở thêm một không gian mới và Đỗ tiên sinh sẽ có những phát kiến mới trong việc nghiên cứu Truyện Kiều.
Thế nhưng đọc xong tôi suýt ngất xỉu vì té ra trong tác phẩm gọi là khảo dịch này, Đỗ tiên sinh chê thơ cụ Nguyễn Du trong truyện Kiều dở, rối rắm nên đã sửa lại và công bố công trình “vĩ đại” của mình cùng bàng dân thiên hạ cùng với sự đề tựa để ca ngợi cái “tư tưởng lớn” này của một vị giáo sư (!). Tiếp tục đọc

Ngôn ngữ của Thiền và Thi ca

Mục đích của Thiền là đạt ngộ chân tâm, cho nên ngôn ngữ của Thiền không phải là ngôn ngữ mà chúng ta thường sử dụng, nó là những phương tiện để đập vỡ vỏ bọc cuộc đời, là những nhát búa chém giữa hư không mà rúng động cả đất trời.

https://i0.wp.com/www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2012/quy1/20101122113719962_677855131.jpg

1. Ngôn ngữ của Thiền: Tiếp tục đọc

Tìm Hiểu Lớp Ý Nghĩa Từ “Lá Rụng” Trong Tác Phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên Qua Góc Nhìn Phật Giáo

Tìm Hiểu Lớp Ý Nghĩa Từ “Lá Rụng” Trong Tác Phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên Qua Góc Nhìn Phật Giáo

Tác giả : Thích Bổn Huân

Khái Hưng quả đúng là một ngòi bút không chỉ giỏi về lột tả tâm lý nhân vật, mà ông còn là một nhà văn tả cảnh thiên nhiên rất tài tình, ông đã dẫn dắt người đọc đi từ tâm trạng vui vẻ nhộn nhịp của làng quê Bắc bộ khi đang vào mùa thu hoạch lúa, cùng với sự bởn cợt trêu ghẹo chàng sinh viên Ngọc bằng những lời lẽ có văn có thơ của những thiếu nữ đang gặt lúa trên nương trong phần đầu tác phẩm. Khi đến cuối tác phẩm, tác giả lại đưa tâm trạng người đọc về trạng thái bi thương đồng cảm với nỗi buồn của Lan và Ngọc, với vài nét tả thực cảnh thiên nhiên buồn ảm đạm.

https://i0.wp.com/www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2013/quy2/larung_534992114.jpg

Tiếp tục đọc

Vạt Nắng Sân Chùa – Chiêu Hoàng

https://banmaihong.files.wordpress.com/2013/10/64d66-images.jpgNeten Rinpoche:     Người ta thường cho thày là một vị Tulku, là tiếng để chỉ cho những vị đã từng tu tập từ đời trước và có nguyện trở lại tái sanh trong cõi người.

Do sự kính mến, ngoài cái pháp danh của thày là Neten, họ thường kèm theo chữ “Rinpoche” (có nghĩa là cao quý). Neten có phong tư rất hiền hòa và từ bi, thày có nhiều Phật tử, và những buổi lễ lớn thày ban thường có rất nhiều tín chúng tới tham dự. 

Tiếp tục đọc

NXB Văn học hài lòng với giải trình của Huyền Chip

 – Sáng ngày hôm nay, 04/10, NXB Văn học đã gửi công văn tới độc giả Trần Ngọc Thịnh và báo cáo lên Cục xuất bản toàn văn giải trình của Nguyễn Thị Khánh Huyền.

Huyền Chip, trí thức lập ngôn và người hùng @

Hoàng Hạc Lâu – Thơ và Ảnh

Kỳ I  : Hoàng Hạc Lâu thắng cảnh, huyền thoại, thơ và ảnh

Hoàng Hạc Lâu – Thơ và Ảnh  

Theo tài liệu văn học Trung Quốc thì có khoảng 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc, nhưng bài thơ Thôi Hiệu đời Đường là xuất sắc nhất, có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: