Bức tranh tuyển sinh năm nay khó đoán định với các trường đại học. Không ít trường lo lắng khi ngày kết thúc nhập học đã cận kề mà mới chỉ có 50% thí sinh trúng tuyển nhập học.
Thí sinh tại TP.HCM đăng ký nhập học đại học năm 2022. Ảnh: Huyên Nguyễn/Lao Động
Thí sinh tại TP.HCM đăng ký nhập học đại học năm 2022. Ảnh: Huyên Nguyễn/Lao Động
Dù Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế tuyển sinh mới để hạn chế tỷ lệ ảo nhưng trên thực tế số lượng thí sinh trúng tuyển nhưng không đến nhập học vẫn còn nhiều. Tiếp tục đọc →
Giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần khiến phụ huynh bức xúc (ảnh: Dân Việt).
Rất nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc khi sách giáo khoa tăng gấp 2-3 lần trong năm học tới. Đa phần cho rằng, chất lượng cuốn sách nằm ở kiến thức truyền tải cho học sinh chứ không ở việc khổ sách to hơn, giấy tốt hơn để tăng giá thành
Liên quan đến việc phụ huynh cả nước bàn luận sôi nổi về việc giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần. Sáng 25/5 tại thảo luận tại tổ về kinh tế – xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải thích rằng, sở dĩ bộ sách giáo khoa mới đắt gấp 2-3 lần sách cũ là do sách mới có khổ lớn hơn, giấy tốt hơn sách cũ…vv Tiếp tục đọc →
Những ngày qua ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân về việc giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là con nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và đề xuất gây tranh cãi “giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là con”
Trên trang Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân có bài viết Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là “con”, đồng thời dẫn chứng các bài viết phân tích lý do.
Cụ thể, ông viết: “Đây không phải lần đầu tôi và nhiều người quan tâm lên tiếng. Chúng tôi yêu cầu Bộ Giáo dục-Đào tạo thảo sớm một quy chế về xưng hô trong nhà trường nói chung, trước hết là nhà trường phổ thông, trong đó điều thiết yếu là:Tiếp tục đọc →
– “Tôi đang đi làm thì cô giáo của con trai gọi điện hỏi bé có bị làm sao không mà trong giờ học, cô hỏi nhiều lần không thấy bé trả lời. Tôi vội vàng nói chị giúp việc vào phòng bé kiểm tra. Thì ra con đang mải chơi game”.
Phim ảnh, trò chơi luôn sẵn sàng trên mạng, kéo nhiều học sinh ra khỏi giờ học trực tuyến – Ảnh: A.Q.
Camera chỉ nhằm kiểm soát để con không “đi chơi trên mạng” trong giờ học mà thôi. Còn tình trạng các bé lơ đãng, không tập trung trong giờ học, cô giáo gọi tên không trả lời thì không thể can thiệp được.
“Chúng ta chưa có vắc xin cho trẻ em thì chưa nên mở cửa trường học trực tiếp mà nên học online. Đến khi ta có được vắc xin cho cấp 3, mở cửa cấp 3 đồng thời với cấp 1, còn cấp 2 thì đợi khả năng tiêm phủ vắc xin đến đâu thì mới nên quyết định tiếp.”
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên hành lang Quốc hội sáng 25-10, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu đoàn Bình Định, cho rằng địa phương thừa vắc xin Pfizer có thể triển khai tiêm cho những người 16-18 tuổi.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nêu quan điểm về tiêm vắc xin cho trẻ em – Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết ở những địa phương dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ sẽ điều chỉnh thời gian kết thúc năm học, thậm chí phương pháp thi hết cấp, đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT.
Theo khảo sát nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), việc tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới 2021-2022 gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều nơi tổ chức dạy học trực tuyến chưa hiệu quả, do hệ thống đường truyền Internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập…
Thống kê sơ bộ, TP HCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến, nhiều tỉnh vùng khó khăn có từ 50%-70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến, nhiều thôn bản không có mạng Internet… Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết ở những địa phương dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ sẽ có điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học, thậm chí phương pháp thi hết cấp, đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT
Ở các nước có tỉ lệ tiêm vắc xin cao, cuộc sống đang trên đà chuyển sang ‘bình thường mới’ và trường học rộn ràng tiếng nói cười của học sinh. Ngược lại, ở các quốc gia có độ phủ vắc xin thấp, học trực tuyến là giải pháp an toàn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm một trường tiểu học ở Marseille trong ngày khai giảng 2-9 – Ảnh: REUTERS
Bắt đầu từ ngày 2-9, 12,4 triệu học sinh và 866.500 giáo viên ở Pháp quay trở lại trường học. So với năm học trước khi vắc xin chưa được cấp phép, nhiều thứ đã tốt hơn. Hiện tỉ lệ tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ ở Pháp đã đạt 61%. Tiếp tục đọc →
Hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 năm học 2021 – 2022 đều chung lo lắng khi con học online từ sáng đến chiều, thời khóa biểu kín tuần.
Dù đã sang tuần thứ 2 học trực tuyến, nhưng chị Trần Thanh Thảo (Thanh Trì, Hà Nội) vẫn chưa thể cho con làm quen với lịch học Thời khóa biểu các môn quá dài, mỗi ngày từ 5 đến 6 tiết, mỗi tiết 40 phút, lịch học thay đổi theo tuần nhưng vẫn phải học cả ngày.
Con chị học online 9 môn, trong đó có tiếng Anh giao tiếp. Các con học từ thứ 2 đến thứ 6, sáng thứ 7 sẽ làm bài kiểm tra nhanh để xem mức độ tiếp thu kiến thức.
Nhìn thời khóa biểu dày đặc của trẻ, chị Thảo rất lo lắng. Đối với trẻ 6 tuổi vừa chập chững vào lớp 1 mà lịch học cường độ cao như vậy, chị lo sức khỏe, thị lực và tinh thần học của trẻ bị ảnh hưởng. Các con vừa từ môi trường mầm non vào lớp 1, chưa thích nghi với thời gian ngồi học hàng tiếng đồng hồ trước màn hình máy tính.
Hơn nữa, trẻ lớp 1 học trực tuyến, phụ huynh luôn phải sắp xếp người ngồi cạnh cùng học. Gia đình rất khó cùng con suốt gần 4 tiếng mỗi ngày, bởi họ vẫn còn công việc khác phải lo.
Phụ huynh phát hoảng trước thời khóa biểu học trực tuyến 6 tiết một ngày. (Ảnh minh họa)
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành khung thời gian năm học mới, nhiều ý kiến cho rằng việc bộ để học sinh đi học như khung cũ của những năm trước trong bối cảnh dịch COVID-19 đang phức tạp là chưa phù hợp thực tế, không khả thi.
Học sinh một trường THCS tại TP.HCM – Ảnh: THẢO THƯƠNG
Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung thời gian năm học 2021-2022, với thời gian tựu trường sớm nhất là ngày 1-9, riêng học sinh lớp 1 có thể đến trường từ ngày 23-8. Nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh cho rằng kế hoạch này không khả thi.
PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng phổ điểm Tiếng Anh có 2 đỉnh do trình độ ngoại ngữ giữa các địa phương chênh lệch lớn. TS Hoàng Ngọc Vinh nêu quan điểm lỗi nằm ở khâu ra đề thi.
Phổ điểm Tiếng Anh nhận được sự chú ý của chuyên gia ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố. Cụ thể, một đỉnh của phổ điểm môn học này nằm ở mức điểm 4 với hơn 29.500 bài thi, chiếm 3,4%. Đỉnh thứ 2 nằm ở mức điểm 9 với 24.471 bài thi, chiếm 2,82% tổng số bài thi.
Phổ điểm thi Tiếng Anh ở các năm trước hoặc môn học khác năm nay đều theo hình chuông (một đỉnh). Các ý kiến tranh luận đều thống nhất phổ điểm Tiếng Anh không phải dạng phân bố chuẩn.
Để đảm bảo cho công tác quản lý tại các cơ sở dạy thêm, học thêm, Bộ GD-ĐT tiếp tục đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong năm 2021.
Một cơ sở dạy thêm học sinh tiểu học tại TP.HCM
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn mới đây đã chuyển đề nghị của cử tri tỉnh này tới Bộ GD-ĐT về việc cần sớm ban hành quy định về dạy thêm, học thêm để địa phương có hành lang pháp lý trong việc quản lý hoạt động này.
Khi tôi đưa lên Facebook câu hỏi đầy nhạy cảm là: “Theo cảm nhận của các bạn thì học sinh hiện nay có học lực tốt hơn hay kém hơn những thế hệ trước?”, trong khoảng 10 tiếng đồng hồ tôi nhận được khoảng 30 bình luận trả lời.
Các ý kiến có góc nhìn rất phong phú và có nhiều ý kiến đối lập nhau. Xin phép các bạn đã trả lời cho tôi trích ý kiến của các bạn lên đây và có lược bỏ tên:
“Học lực chưa nói đến nhưng chắc chắn các bạn nhỏ giờ thông minh hơn chúng ta trước đây nhiều. Chỉ có điều giáo dục đã làm thui chột đi mà thôi.” Tiếp tục đọc →
Từng giáo viên phải học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết của nhà giáo đứng trên bục giảng để đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đặt ra cho giáo viên phải xuất phát từ thực tiễn
Liên quan đến câu chuyện giáo viên đổ xô đi học lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo thông tư vừa được Bộ GD-ĐT ban hành (Tuổi Trẻ 27-2), bà Phạm Thị Minh Hiền – đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên – cho biết:
Nhiều vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian qua cũng là lời cảnh tỉnh để ngành giáo dục và những bậc làm cha mẹ nhìn nhận lại, đừng để đạo đức học đường xuống cấp đến mức vô phương cứu chữa.
Trên mạng xã hội đang lan truyền clip một học sinh ngồi cuối lớp chửi tục rồi xông lên bục giảng lấy điện thoại khi bị cô giáo tịch thu và lúc quay về không quên tát thẳng vào mặt cô giáo trước sự chứng kiến của các học sinh trong lớp. Sự việc đang được các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ nhưng cũng đang làm dư luận bức xúc, lo lắng.
Clip học sinh tát cô giáo lan truyền trên mạng mấy ngày qua là sự việc có thật, xảy ra ở một cơ sở giáo dục thuộc quận Ba Đình (Hà Nội), trong tiết toán lớp 8.
Xác minh của cơ quan chức năng cho biết sự việc gây sốc trên xảy ra vào tháng 5-2020 trong một tiết học toán .
Học sinh trong clip học lớp 8. Cô giáo đã báo cáo lãnh đạo nhà trường. Cơ sở giáo dục này thành lập hội đồng kỷ luật xem xét sự việc và đề xuất cho lãnh đạo cơ sở giáo dục ra quyết định kỷ luật đuổi học 1 năm đối với học sinh vi phạm.
Hình ảnh nam sinh tát cô giáo ngay trên bục giảng xảy ra hồi tháng 5-2020 – Ảnh: cắt từ clip Tiếp tục đọc →
Nhân quả không phải là thứ hư vô, sự tồn tại của vạn sự vạn vật đều là nhân trước quả sau. Dung mạo hiện giờ của bạn là quả của quá khứ, dáng vẻ tương lai của bạn là quả của hiện tại. Mỗi người hành thiện hành ác đều khó thoát khỏi sự ước thúc của luật nhân quả. Nếu lộng hành ngang ngược, ngày sau ắt phải nhận trái đắng. Nếu muốn phúc điền đến, trước tiên phải gieo mầm thiện.
Tục ngữ có câu: “Tiền dễ kiếm, nghiệp khó tiêu”, những người càng tự tư tự lợi, tham danh hám lợi thì dẫu phúc lớn bằng trời cũng sẽ nhanh chóng tiêu tan. Cho nên, trong đối nhân xử thế trước tiên nên tu tâm tích đức, khi đức hạnh tròn đầy, phúc khí tự nhiên không mời mà đến.
Nơi đường hẹp, phải nhường lại chút lối cho người khác đi qua. Mùi vị ngon ngọt, phải chừa lại một chút cho người thưởng thức. Gánh vác, giải quyết việc khó phải nỗ lực đừng oán thán. Chung sống với người khó sống, trong tâm sáng tỏ nhưng ngoài miệng không nói ra. Tiếp tục đọc →
Vài ngày qua, nhiều người ‘choáng’ với đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 của Hà Nội. Đề thi gồm hai câu hỏi. Cả hai đều yêu cầu học sinh viết bài văn trong thời gian 150 phút.
Là đồng tác giả của một đăng ký độc quyền sáng chế quốc tế, nhà nữ khoa học Hồ Thị Thương bật khóc khi chia sẻ về việc mình lựa chọn cống hiến cho khoa học nhưng không đủ tài chính báo hiếu cha mẹ.
Nhà nghiên cứu 9X có đăng ký độc quyền sáng chế quốc tế
Nghiên cứu sinh Hồ Thị Thương sinh năm 1991, đang công tác tại Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Chị Thương là đồng tác giả của một đăng ký độc quyền sáng chế quốc tế năm 2018, có tên là: Oligomeric vaccine from plants by S-tag- S-protein fusions (số hiệu đăng ký sáng chế là WO/2018.115305 A1, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới cấp).
Nhà khoa học có đăng ký sáng chế quốc tế Hồ Thị Thương tại buổi giao lưu đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam 2020 ngày 10/12. Chị Thương là 1 trong số 400 đại biểu dự Đại hội. Tiếp tục đọc →
“Tôi đã khóc khi thấy cô giáo ấy nhẫn tâm bêu riếu cái chết hụt của em ấy mà nhẽ ra cô ấy phải ân hận mới đúng, phải mừng vì điều không may đã không xảy ra. Vô cảm quá, ác quá!“
Như Dân trí đã thông tin, một nữ sinh lớp 10 của Trường THPT Vĩnh Xương (TX Tân Châu, An Giang) đã để lại thư tuyệt mệnh và uống thuốc tự tử ngay tại trường, để minh chứng mình không vi phạm như quyết định xử lý của trường. Thật may hiện sức khỏe của em đã ổn định.
Theo thông báo về việc học sinh vi phạm điều lệ trường THPT năm học 2020-2021, do Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Xương ký ngày 27/11, em N.T.N.Y (học lớp 10A4) đã mắc sai phạm: Phản ánh không đúng sự thật; Gây hiểu lầm trong quan hệ nhà trường và gia đình; Gây ảnh hưởng không tốt đến danh dự và uy tín nhà giáo; Sử dụng điện thoại di động để ghi âm giáo viên trong giờ học.
Mưa bão liên tiếp khiến nhiều ngôi trường bị xóa sổ, học sinh vùng cao phải học tạm, ở tạm trong nhà dân hay hội trường thôn, xã, nhà Rông…
Đó là tình cảnh chung của nhiều điểm trường vùng núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khi trải qua đợt mưa lũ, sạt lở đất kinh hoàng.
Đi học “ké” khắp nơi
Tranh thủ những ngày nắng ráo, học sinh trường trung học phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Trà Ka (xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) đã dọn dẹp, để trở lại trường.
Đợt mưa bão vừa qua khiến ngọn đồi phía sau của điểm trường trung học cơ sở bị đất đá vùi lấp. Phòng học, kho gạo và thư viện… gần như bị hư hỏng hoàn toàn.
Chứng chỉ từng là nỗi ám ảnh không chỉ của giáo viên. Tranh Đan
Tháng 12 là thời hạn mà Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra để dứt điểm việc xoá chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên. Đó là quy định “hành” giáo viên trong 12 năm trời.
Năm ngoái, Báo Lao Động kể câu chuyện đầy nước mắt của cô giáo Hương- một giáo viên mầm non ở huyện miền núi Bắc Kạn đã phải chảy đôn chạy đáo kiếm cho được mấy chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để có thể trụ lại với nghề.
Nó vô lý ở chỗ, giáo viên mầm non thì cần gì chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Có thì để làm gì và dạy ai? Không có câu trả lời, nhưng quy định là thế không có thì…trượt! Tiếp tục đọc →
Trước tiêu cực quá tồi tệ của Trường ĐH Đông Đô, chắc chắn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) không thể vô can.
Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác”, chuyển hồ sơ vụ án đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố bị can Dương Văn Hòa (SN 1983), nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô, và nhiều bị can nguyên là cán bộ ở trường này.
Ông Trần Khắc Hùng, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục của trường, đang bị cơ quan công an truy nã. Ảnh: Trường ĐH Đông Đô
Theo kết luận điều tra, Trường ĐH Đông Đô chưa được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, dù trường này không đăng ký đào tạo văn bằng 2, Bộ GD-ĐT vẫn cho đăng đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, có cả chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 chính quy.
Các năm kế tiếp, 2016, 2017, 2018, Trường ĐH Đông Đô vẫn chưa được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2 nhưng lại đăng ký đào tạo văn bằng 2 và Bộ GD-ĐT cũng lại cho đăng lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ này.
Theo quy định dự thảo tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều lấy ý kiến dư luận đến hết ngày 20/11 trước khi Bộ GD&ĐT thẩm định lần cuối. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến về tài liệu này.
Nói về tài liệu bổ sung, điều chỉnh ngữ liệu của sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết:
Qua những dữ liệu đưa ra để sửa có thể nói người biên soạn tiếp tục mắc nhiều sai lầm. Cách chỉnh sửa sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều cho thấy những người biên soạn đang phá vỡ tính hệ thống của bộ sách.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nói: “Cá nhân tôi cho rằng, với những người mà sử dụng văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của Đại học Đông Đô thì nên sớm đưa ra khỏi bộ máy”.
Các thông tin trong Kết luận điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đang thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh- Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho biết, ông quan tâm đến 2 nội dung trong kết luận điều tra được các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh. Ảnh: Dân Việt
Đó là với 193 người được trường Đại học Đông Đô cấp bằng khống, có 60 người đã sử dụng bằng. Đáng chú ý có 55 trường hợp sử dụng bằng khống này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi tuyển công chức, 2 trường hợp kê khai vào hồ sơ cán bộ…
Những năm gần đây, Việt Nam có kết quả giảm nghèo rất ấn tượng nhưng đó mới chỉ là kết quả thuần túy dựa vào đo lường thu nhập, tài sản mà chưa tính đến các yếu tố đa chiều như y tế, giáo dục và sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định chính sách. Vì vậy nghiên cứu bất bình đẳng đa chiều đầu tiên ở Việt Nam, do Viện Nghiên cứu phát triển Mekong và Oxfam thực hiện đã sử dụng khung bất bình đẳng đa chiều (MIF) để đánh giá bất bình đẳng trong phúc lợi cá nhân.
Trẻ em dân tộc thiểu số thường được đầu tư cho giáo dục thấp hơn hẳn so với trẻ em người Kinh.
Nghiên cứu chỉ ra, đúng là tỉ lệ nghèo đang trên đà giảm nhưng thành tựu đạt được chủ yếu rơi vào các dân tộc đa số (Kinh, Hoa), còn lại các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) đang bị bỏ rất xa, khi tỷ lệ nghèo của DTTS cao hơn dân tộc Kinh gấp 15 lần: 45% người thuộc nhóm DTTS vẫn sống trong nghèo đói. Thậm chí, có vùng “nghèo lõi”, như các dân tộc Hmông, La Hủ, Mảng, Lô Lô có tỷ lệ nghèo cao nhất – lên tới khoảng 80%.
Không chỉ có thiệt thòi về mặt thu nhập, những nhóm ở dưới đáy bao giờ cũng phải chịu các bất bình đẳng khác về thể chất và tinh thần khiến họ khó vươn lên. Điều dễ nhìn thấy nhất là tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi và tuổi thọ trung bình. Chẳng hạn, Tây Nguyên, vùng có nhiều dân tộc thiểu số nghèo nhất có tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi cao gấp ba lần so với khu vực phát triển là Đông Nam Bộ và tuổi thọ trung bình ở Tây Nguyên luôn thấp hơn ba năm so với mặt bằng chung của người Việt Nam và ít hơn sáu năm nếu so với một người dân ở vùng Đông Nam Bộ.
Danh sách các bài đọc bổ sung mà Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm TP.HCM vừa công bố (ảnh từ báo Tuổi Trẻ).
“Tôi thấy tài liệu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều làm quá sơ sài. Có nhiều chi tiết sai, khiên cưỡng, không phù hợp với thực tế cuộc sống mà trước đây chúng tôi đã phản ánh nhưng không hiểu sao không thấy sửa” một trong nhiều giáo viên Cô N.T.T.V. – giáo viên lớp 1 ở TP.HCM nhận định.
Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố dự thảo tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều.
Lời mở đầu, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM, cho biết bước đầu các cơ sở giảng dạy SGK Cánh Diều cho thấy học sinh hào hứng đọc tốt, viết tốt, giáo viên chủ động.
Tuy nhiên có nhiều giáo viên phản ánh về từ ngữ trong SGK Tiếng Việt 1 chưa phù hơp.
“Luật quy định rất rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu trách nhiệm về SGK và tất cả các khâu đó”, Phó thủ tướng “điểm mặt gọi tên” Bộ trưởng Nhạ.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, việc sai sót của SGK thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sáng nay (4/11), Quốc hội tiếp tục họp thảo luận các vấn đề xoay quanh vấn đề cải cách giáo dục. Nhìn chung, các đại biểu đều khẳng định sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 có “sạn”, nhưng đánh giá mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên)là người có những nhận xét gay gắt nhất, bà cho rằng lỗi trong SGK là sai chứ không chỉ là không phù hợp: “Chúng ta làm theo kiểu cuốn chiếu, từng giai đoạn, chỗ nọ có thể phá vỡ chỗ kia. Không chỉ một bộ sách mà cả 5 bộ sách đều dính phải những lỗi về nguyên tắc biên soạn, về bản quyền… Lỗi trong SGK chỉ có sai chứ không có nội dung chưa phù hợp. Điều đó bộc lộ rõ hơn quy trình biên soạn, phát hành sách còn lỏng lẻo, dễ dãi tới khó tin. Cách đùn đẩy trách nhiệm như một trận đá bóng không có trọng tài điều khiển khi có sự cố”, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói.Tiếp tục đọc →
Bộ Giáo dục – đào tạo thừa nhận có tình trạng một số nhà trường ép học sinh mua sách tham khảo. Bên cạnh đó, những nội dung được cho là chưa phù hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới (bộ sách Cánh Diều) sẽ được sửa đổi.
Không riêng gì những bàn cãi trong nội dung của cuốn Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Cánh Diều, hiện nhiều cuốn sách cũng đang được mạng xã hội lan truyền có chứa nội dung hết sức nhạy cảm đối với con trẻ: như bài học “Chữ số 4” với ví dụ “4 cái làn”…
Là chủ tịch Hội đồng Thẩm định SGK, thiết nghĩ thay vì thanh minh bài toán “4 cái làn” không có trong SGK do ông chủ biên, là một người có tâm có trách nhiệm với cương vị của mình, ông Sử nên truy tới cùng cuốn sách này do NXB nào in và biên soạn, chứ không thể vội vã phủi tay cho xong chuyện được. Và nếu như không có bài toán “4 cái làn”, liệu GS Sử có chịu đứng ra giái thích những tranh cãi, bức xúc của dư luận thời gian gần đây về cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 mang tên Cánh Diều?
Theo GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, yêu cầu rà soát của Bộ GD-ĐT là cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan.
GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1, cho biết ông đã nhận được công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về đề nghị rà soát lại SGK Tiếng Việt lớp 1.
GS Trần Đình Sử cho rằng yêu cầu rà soát SGK tiếng Việt cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan
‘Nếu có nảy sinh những bất cập trong quá trình sử dụng sách, cần điều chỉnh thì phải đề nghị các tác giả và nhà xuất bản điều chỉnh, hoàn thiện’, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nêu.
Ông Phạm Tất Thắng – phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – Ảnh: VIỆT DŨNG
Ông Phạm Tất Thắng – phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – cho biết trong tháng 10-2020, ủy ban sẽ công bố kết quả giám sát về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình – sách giáo khoa.
GDVN- Hàng loạt văn bản trong sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều sai lạc kiến thức và thiếu tính giáo dục.
Thạc sĩ Ngôn ngữ học Phan Thế Hoài tiếp tục gửi đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh những bất cập trong nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Nội dung, văn phong thể hiện quan điểm cá nhân tác giả.
Thống kê văn bản trong sách Tiếng Việt1 – bộ Cánh Diều (tập 1) của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Hoàng Hòa Bình – Nguyễn Thị Ly Kha – Lê Hữu Tỉnh biên soạn do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành (2020), chúng tôi nhận thấy sách còn nhiều sai lạc kiến thức và thiếu tính giáo dục.
(Ảnh chụp màn hình sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều)
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cao hơn chương trình tiếng Việt năm 2000, nhưng cao hơn là điều tự nhiên vì chương trình năm 2000 đã sử dụng 20 năm.
Trong khi Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hạnh – thành viên Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn; Chủ biên môn Tiếng Việt bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực quả quyết: việc (chương trình) nặng có chăng do nhà trường, giáo viên chưa biết cách đổi mới phương pháp dạy học.
Cả 5 bộ sách kiến thức đều nặng (Ảnh: Thùy Linh)
Và Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết- Tổng chủ biên chương trình mới, Chủ biên môn Tiếng Việt bộ sách giáo khoa Cánh Diều cũng đồng quan điểm: “Tôi cho rằng, việc học nhẹ hay nặng một phần do cách dạy của giáo viên”.
Thì Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Mạnh Hùng, Nguyên Điều phối viên chính, Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Tổng chủ biên bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thừa nhận chương trình tiếng Việt năm 2018 cao hơn chương trình tiếng Việt năm 2000. Tiếp tục đọc →
Ngành giáo dục cần có giải pháp để giáo viên có đồ dùng dạy và học sinh có đồ dùng học, tránh tình trạng nội dung chương trình đã nặng mà còn phải dạy-học chay.
Học sinh lớp 1 đã vào học được 4 tuần nhưng hiện nay các trường học ở nhiều địa phương vẫn xảy ra tình trạng dạy chay, học chay vì thiếu đồ dùng dạy và học.
Bộ đồ dùng học toán đã có giá 170 ngàn đồng (Ảnh Phan Tuyết)
Khó khăn khi dạy chay, học chay
Cô P.H. giáo viên dạy lớp 1 tại tỉnh An Giang cho biết: “Môn tiếng Việt không có tranh ảnh, giáo viên có thể cho học sinh xem sách giáo khoa. Thế nhưng môn toán dạy tách, gộp thì phải có đồ dùng mới dạy được (khối lập phương), nhưng đồ dùng chưa cấp về thì giáo viên phải tự làm các hình khối để dạy. Tiếp tục đọc →