• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 097 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 097 other subscribers

Chánh Niệm vẫn chưa đủ – Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên

Có lẽ bạn cũng được nghe nhắc nhở rằng chúng ta lúc nào cũng phải giữ chánh niệm, be mindful, cho dù mình đang bất cứ ở đâu hay đang làm gì: ở nhà, trong sở làm, đang ngồi trên xe buýt, hay trong khi lái xe…

Tiếp tục đọc

Advertisement

Sống Tỉnh Thức – Liên Trí

Tỉnh thức không thể do ai cho mình, hoặc tự nhiên mà có. Hãy kiên nhẫn tập luyện, tất cả đều cần có thời gian và sức bền, hãy tạo cho mình một thói quen làm việc trong tỉnh thức. Càng tỉnh thức, càng làm chủ tâm mình tốt hơn, cuộc sống nhờ đó càng an lành và bình yên hơn.

Tỉnh thức không thể do ai cho mình, hoặc tự nhiên mà có. Hãy kiên nhẫn tập luyện, tất cả đều cần có thời gian và sức bền, hãy tạo cho mình một thói quen làm việc trong tỉnh thức. Càng tỉnh thức, càng làm chủ tâm mình tốt hơn, cuộc sống nhờ đó càng an lành và bình yên hơn. Tiếp tục đọc

Thiền – lắng nghe dòng suy nghĩ

Thiền giúp chúng ta bình tâm, làm lắng đọng những dòng tư tưởng và giúp chúng ta an trú trong sự giác tỉnh. Khi trí tuệ hiện diện, bạn sẽ thấy chân lý ở mọi nơi, đó chính là sự an lạc nội tâm – cội nguồn của Hạnh phúc.

Dạy trẻ 6 – 12 tuổi thiền đúng cách để bé ngoan và học giỏi hơn

 

Mỗi chúng ta có thể khám phá và tìm thấy con đường cho riêng mình. Có rất nhiều cách để bắt đầu cuộc hành trình, nhưng tất cả đều có chung một hướng. Đừng lo lắng bạn đang ở “cấp độ” nào trên chặng đường này. Hãy tinh tấn thực hành, thời gian sẽ là câu trả lời tốt nhất cho bạn. Tiếp tục đọc

10 bài thơ thiền, đọc xong tăng cảnh giới tâm hồn 

Nhân sinh có ba cảnh giới: Có thời nhìn núi thấy là núi, có khi nhìn núi không phải là núi, lại có lúc nhìn núi vẫn chỉ là núi. Đi qua ba cảnh giới, bước qua ba giai đoạn, dần dần từng bước tiến gần đến chữ Thiền, cuối cùng mới thấu hiểu ý nghĩa nhân sinh.

Dưới đây là 10 bài thơ vừa đậm đà thiền vị lại tràn đầy ý thơ, mở ra trước mắt chúng ta cánh cửa giác ngộ về nhân sinh

1. Thân như cây Bồ Đề, tâm như đài gương sáng

Tiếp tục đọc

Thiền giúp giảm khả năng mắc lỗi của bạn và cải thiện sự tập trung

Nghiên cứu lớn nhất của Đại học bang Michigan cho đến nay đã phát hiện ra rằng thiền định có thể giúp bạn giảm khả năng mắc sai lầm. Nghiên cứu được công bố trên Brain Sciences đã thử nghiệm cách thiền định mở, một thiền định tập trung vào cảm xúc, suy nghĩ hoặc cảm xúc của một người – thay đổi hoạt động của não, cho thấy rằng thiền định tăng cường nhận dạng sai.

Thiền Vipassana là gì? Thiền Vipassana có tác dụng gì cho sức khỏe?

Jeff Lin, một nghiên cứu sinh tại Đại học bang Michigan, cho biết: “Ngày càng có sự quan tâm đến thiền định và chánh niệm đang vượt ra ngoài những lợi ích mà khoa học có thể chứng minh”. Tiếp tục đọc

Chỉ Là Vậy ( Huỳnh Phuong – Huệ Hương )

Thien dao anh 2
Xem hết 218 trang Thiền Đạo qua PDF
Lời kết “CHỈ LÀ VẬY “ đánh động trái tim
Thì ra đến một lúc ta không phải kiếm tìm
Sự thật hiển nhiên bình thường là vậy!

Tiếp tục đọc

Trí nhớ – Kinh nghiệm – Thực tại & Thiền. ( Huỳnh Phương – Huệ Hương)

Dạy trẻ 6 – 12 tuổi thiền đúng cách để bé ngoan và học giỏi hơn

 

(Biết quay về TỰ TRI THỰC TẠI trong hoàn cảnh của thân tâm gọi là Thiền.
TÂM KHÔNG là buông thư cho tâm rỗng lặng đến trong sáng tự nhiên)

Qui trình dịch lý muôn đời vẫn thế
Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng,
bát quái, vạn pháp sinh ra
Hết bỉ cực đến thái lai …chu biến hài hòa
Và chân lý không phải do trí nhớ, kinh nghiệm mà luôn mới (1)
Hạnh phúc, ý tưởng của mong cầu để đạt tới !

Tiếp tục đọc

Ai Cũng Có Khả Năng Thương Yêu – Joseph Goldstein

Khi mới bắt đầu tập thiền quán tâm từ, metta, có một kinh nghiệm đã giúp tôi thấy rõ được tâm thức mình, cũng như cách tôi liên hệ với những người chung quanh. Lúc ấy, tôi được hướng dẫn thực tập ban rải tình thương của mình đến một người dưng (a neutral person), mặc dù lúc đó tôi cũng không hiểu rõ “người dưng” là như thế nào. Thầy của tôi, ngài Anagarika Munindra, chỉ nói rằng tôi hãy chọn một người nào gần đây, người mà tôi không thương cũng không ghét.

17 lời khuyên về cuộc sống từ Thiền sư Kodo Sawaki

Thiền sư Kodo Sawaki (1880-1965)Thiền sư Kodo Sawaki (1880-1965)

Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.

Là trẻ mồ côi, 16 tuổi xuất gia, sau bị gọi nhập ngũ, chiến tranh kết thúc Sawaki quay về tiếp tục tu học thiền. Kodo Sawaki lập hạnh không trụ mà đi khắp nơi để dạy thiền.

Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án. Một số lời khuyên dạy của Kodo Sawaki được môn sinh tập hợp thành “Gửi bạn”, xin chia sẻ đến bạn đọc suy ngẫm.

1. Gửi người bắt đầu biết suy gẫm về cuộc đời

Ở một số nơi tại Mãn Châu, các cỗ xe thường do các chú chó to lớn kéo. Bác xà ích treo một miếng thịt trước mũi chó, và chú chó chạy như điên theo miếng thịt. Nhưng dĩ nhiên là chú không bao giờ với tới. Chú chỉ được vứt cho miếng thịt khi cỗ xe đã về tới đích. Rồi chỉ trong một cái ngốn, chú nuốt chửng miếng thịt xuống cổ họng.

Tiếp tục đọc

Nước suối vẫn thơm trong – Nguyễn Duy Nhiên

Vậy mà trời đã vào thu. Ở miền rừng núi này trời bắt đầu thu vào đầu tháng chín, khi không gian chợt se lạnh vào mỗi sáng bước ra ngoài. Đáng lẽ tôi đã không hề hay biết, nếu sáng nay không chợt nhìn thấy những chiếc lá đỏ ối nằm rải rác trên con đường trải đá sỏi.

    Tôi ngước lên nhìn rừng bắt đầu chuyển thu. Tôi đi ngang qua một cây, ngày hôm qua chỉ mới có một vài chiếc lá đổi màu, vậy mà sáng nay đã có nhiều chùm lá nhuộm đỏ. Mới đầu tháng chín, trời đã vào thu. Tiếp tục đọc

Mấy Dặm Không Mây – Nguyễn Duy Nhiên

Buổi tối qua khi tôi ra về trời cũng đã thật khuya! Bước ra ngoài, tôi thấy trăng vằng vặc sáng trên đầu. Con đường nhỏ tôi đi có ánh trăng đổ dài bóng cây. Không gian trời thu trong và mát lạnh. Những nốt nhạc lời thơ vẫn còn nhẹ rơi. Nhạc và thơ bao giờ cũng mang lại cho cuộc đời những niềm vui nho nhỏ bạn hả!

    Sáng nay dậy sớm, pha một tách cà phê, ra ngồi sau nhà. Những giọt sương vẫn còn đọng trên lá cỏ. Không khí lạnh buổi sáng làm tách cà phê sáng nay của tôi thấy ấm hơn. Sáng nay, tôi muốn chia sẻ với bạn về vấn đề hạnh phúc.

Khi chung quanh là những khó khăn

Vào tuổi bây giờ, tôi nghĩ, hạnh phúc không còn có thể nằm trên mây hoặc là ở một nơi xa xôi nào đó. Hạnh phúc, tôi nghĩ, là một buổi sáng ngồi yên, là được nhìn một tia nắng lung linh vướng trong hạt sương, là pha một tách cà phê thơm uống cùng lá và mây. Là cứ mở lòng ra với những gì đang có mặt trong cuộc sống mình.

Tiếp tục đọc

Hạnh Phúc Thay Thấm Nhuần Mưa Pháp! ( Huỳnh Phương – Huệ Hương)

Thiền Tông Không Nặng Hình Thức Tôn Giáo

 

Sống chết – lẽ thường thế gian tuy đã biết ! 

Nhưng phàm phu ai chẳng buồn  thương lúc chia ly 

Nay đại dịch thế kỷ 21, triệu triệu đã ra đi …

Tự cảm thấy … quay về Thiền tĩnh lực tìm thoải mái 

Tiếp tục đọc

Thấy rõ nhờ biết buông xả – Nguyễn Duy Nhiên

Tôi học được rằng, chánh niệm và tỉnh giác là hai yếu tố khác nhau về tính chất và tác dụng, nhưng chúng lại bổ túc và hầu như luôn đi đôi với nhau như hai mặt của bàn tay. Chánh niệm thuộc về yếu tố của định, và tỉnh giác thuộc về tuệ. Chánh niệm giữ tâm trọn vẹn trên đối tượng, và tỉnh giác soi sáng đối tượng. 

  Ví dụ như ta cầm một cây đèn pin để soi chiếu một vật gì. Giữ cho yên và chiếu đúng trên đối tượng là chánh niệm, soi sáng để thấy rõ đối tượng là tỉnh giác. Nếu ta không giữ đủ yên ta sẽ không thấy được vật nào, và nếu đèn không đủ sáng thì cũng không thể thấy rõ được. Nhưng nếu ta lại cố giữ cho thật chặt, bất động, thì ta lại sẽ đánh mất đi một thực tại lúc nào cũng di động và chuyển biến.   

Tiếp tục đọc

Thực tập không phải là diễn tập ( Minh Tánh – Nguyễn Duy Nhiên)

Ở đây chúng ta thường dùng chữ thực tập (practice) để diễn tả một nỗ lực rèn luyện, phát triển chánh niệm. Nhưng ta không nên hiểu theo nghĩa thông thường như đó là một sự diễn tập (rehearsal), được lặp đi lặp lại nhiều lần, để nó được thuần thục hơn, tốt hơn, hoặc có nhiều thành quả hơn.

Chánh niệm có nghĩa là ta thực sự sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại. Ở đây không có một sự thể hiện hay biểu diễn nào hết. Chỉ có chính giây phút này mà thôi. Chúng ta cũng không hề cố gắng cải thiện tình trạng, hoặc để đi về đâu cả.

    Ta không cần chạy theo một tuệ giác hoặc một cảnh giới đặc biệt nào khác. Ta cũng không ép buộc mình phải trở nên vô tư, tĩnh lặng hoặc là được thanh thản. Và chắc chắn chúng ta cũng không hề đề cao một thái độ vị kỹ, hoặc chỉ biết lo nghĩ về mình. Tiếp tục đọc

Đâu Chỉ Của Mình Trăng Thôi – Duy Nhiên ( Minh Tánh)

Có lần bà Sylvia Boorstein, tác giả của quyển “Dễ hơn là bạn nghĩ: con đường hạnh phúc theo lời Phật dạy” được mời vào lớp học của đứa cháu ngoại để nói về đạo Phật. Lớp của các em cũng mới vừa được học xong về xứ Ấn độ. Sau khi bà Sylvia trình bày, có một em trai đưa tay lên hỏi,

    “Cháu có nghe nói là những người tập thiền giỏi, họ có thể biết trước được tương lai của mình, có phải vậy không?”

    Bà đáp, “Có thể, nhưng đó không phải là mục đích của thiền!” Tiếp tục đọc

Tự hỏi mình đã khôn lớn chưa? (Huỳnh Phương – Huệ Hương)

Kết quả hình ảnh cho bướm bay vườn cải hoa vàng

 

Điệp khúc từ bài hát ..

quá thâm thuý chợt nghe da diết!

Mời nghe “ BƯỚM BAY VƯỜN CẢI HOA VÀNG “***

“ tôi chưa bao giờ khôn lớn,

Kể chi  là hai mươi năm …

Nói chi là ba mươi năm ! “ Tiếp tục đọc

Lời Kinh trong lòng bàn tay

Hình ảnh có thể có: thực vật, hoa và ngoài trời
“Tâm người đời luôn động, suy nghĩ muôn nghìn thứ; nhưng trong đó, phần nhiều là những suy nghĩ sẽ làm họ phải khổ phải buồn, có quá ít suy nghĩ có thể giúp họ sống an vui”.(1)
Tạo hóa cho con người trái tim có hai ngăn, một để nghĩ cho mình và một để nghĩ cho người, nhưng chúng ta lại không làm như thế, chúng ta giành gần hết trái tim chỉ để nghĩ cho bản thân mình, nhưng trong đó, nhưng suy nghĩ thực sự có thể giúp chúng ta sống an vui luôn quá ít.

Bóng Mây Khe Núi – Nguyễn Duy Nhiên

Tôi muốn nghe tiếng suối chảy trong một ngôi rừng mùa thu. Tôi muốn ngồi trong một căn phòng vắng nghe trời chuyển mưa. Tôi muốn đi trên con đường dốc nhỏ vào một sáng sương mù.

Tôi muốn nhìn ánh trăng nằm trong một hạt sương đọng trên lá. Tôi muốn đứng yên lắng nghe sự thinh lặng của không gian trong một ngày mưa tuyết. Tôi muốn lên núi xem mặt trời đỏ bình minh nhuộm hồng trời đất. Tiếp tục đọc

Đa Tạ Bạn Tri Ngộ ! ( Huỳnh Phương – Huệ Hương & Chúc Quả )

Bạn biết mình yêu hoa nên nhắn gửi
Vài vần thơ khuây khỏa lúc cô đơn
Thêm truyền thông khó phân biệt giả chơn
Xin đa tạ tiếp theo lời trao tặng …
Bạn :

Tiếp tục đọc

Cuộc Sống Nhìn Từ Ô Cửa Thiền ( * Tâm Từ Bi )

“Người tựa vào tâm từ bi để sống sẽ luôn thương tất cả sự sống chung quanh như thương một người thân của mình, kẻ đó luôn có được trong lòng niềm vui bình yên tĩnh lặng”.(1)
Khi trong tâm có từ bi, chúng ta đang được bảo vệ đến hai lần trước những nghịch cảnh nghịch duyên từ cuộc sống.
Từ bi với bản thân là lần bảo vệ thứ nhất, như khoác lên mình một tấm áo giáp; và từ bi với cuộc sống là lần bảo vệ thứ hai, bằng cách triệt tiêu hết sức mạnh của những chướng duyên.

Tiếp tục đọc

Cái nầy không thì cái kia không – Nguyễn Duy Nhiên

Ngày xưa, người ta thường có quan niệm cho rằng một bức tranh đẹp là một bức tranh vẽ thật chính xác đối tượng của mình. Một nhà hoạ sĩ tài giỏi là người vẽ lại được cảnh vật hoặc người giống y như thật.

    Vào năm 1872 một họa sĩ người Pháp tên là Claude Monet, ông ta vẽ một bức tranh về cảnh mặt trời mọc ở vịnh Le Havre. Bức tranh này bị những nhà phê bình đương thời chỉ trích là nét vẽ thật luộm thuộm, mặt trời thì đỏ chói lại mờ ảo, bầu trời lại lù mù sương khói, và những bóng đen của các chiếc tàu trên biển thì quá tệ. Họ nói, tranh ông Monet vẽ không giống gì với lại cảnh bình minh ở vịnh Le Havre, và đặt tên cho ông là một nhà vẽ ấn tượng, impressionist. Tiếp tục đọc

Lời Kinh Trong Lòng Bàn Tay – Số 101 -120

Lời Kinh Trong Lòng Bàn Tay – Số 101 -120

Trích trong  quyển 1 :  CUỘC SỐNG NHÌN TỪ Ô CỬA THIỀN 

Tác giả : VÔ THƯỜNG

Giọng đọc: Tuệ Vân 

Nhạc nền:  Autumn Rose Ernesto Cortazar

Tiếp tục đọc

Nhịp cầu nối đôi bờ Nhiên An – Klanvy

Trong hình ảnh có thể có: thực vật

Nghe đất trở mình nhập Hạ
Khu vườn xanh biếc mây qua hiên nhà
Bốn mùa thay lá đơm hoa
Đài Sen mở nhụy một tòa xinh tươi

 

Tiếp tục đọc

Sống trong hiện tại và cho hiện tại – Nguyễn Duy Nhiên

Thiền sư Đạo Nguyên lúc còn đang đi tầm đạo ở Trung Hoa, một hôm ghé qua một ngôi chùa. Lúc ấy vào giữa mùa hè, trời nóng như trong một lò lửa. Ông gặp một vị sư già đang lom khom làm việc ngoài sân, phơi nấm dưới ánh nắng như thiêu đốt. Thấy vậy, Đạo Nguyên đến gần hỏi: “Tại sao thầy lại làm việc chi cho cực khổ vậy? Thầy đã lớn tuổi rồi, chắc cũng là một bậc tôn túc trong chùa, sao thầy không nhờ các chú sa di trẻ làm giúp thầy. Thầy đâu cần phải làm việc đâu? Vả lại, trời hôm nay nóng như thế này, sao thầy không dời lại một ngày khác?”

Tiếp tục đọc

Lời Kinh Trong Lòng Bàn Tay

Trong hình ảnh có thể có: cây, ngoài trời và thiên nhiên

“Người họa sĩ vẽ tranh, mọi người đều nhìn thấy, thấy bức tranh, thấy người họa sĩ.

Tâm như người họa sĩ, vẽ nên cuộc đời mỗi người, nhưng không ai thấy được gã họa sĩ đó như thế nào”.(1)
Vì không nhìn thấy, nên người đời thường không chú ý nhiều đến nó, mãi đến khi mọi thứ thành hình, thành một nỗi buồn, thành một vết thương.

Tiếp tục đọc

Vụn Vỡ Muôn Trăng Sao – Nguyễn Duy Nhiên

Mark Epstein, là một nhà phân tâm học, psychotherapist, và cũng là tác giả của quyển Thoughts without a Thinker có chia sẻ một kinh nghiệm tu học của ông như sau.

    Trong hơn 30 năm qua, mỗi năm ông đều cố gắng đi tham dự một khóa tu nhiều ngày.  Và ông cũng giữ một quyển nhật ký, ghi lại những trải nghiệm và khám phá của mình có được trong mỗi khóa tu.  Gần đây, ông có dịp đọc lại những gì mình đã ghi chép trong quyển nhật ký ấy.

    Ông ngạc nhiên và khám phá ra một điều này, là tuy mỗi khóa tu ông ghi lại những trải nghiệm khác nhau, nhưng thật ra chúng chỉ trình bày một sự thật duy nhất mà thôi, đó là “Những gì ta kinh nghiệm, hoàn cảnh nào ta đối diện, chúng không là quan trọng. Nhưng điều quan trọng là cách ta phản ứng, và thái độ của ta tiếp nhận chúng như thế nào.” Tiếp tục đọc

Buông thả, Quan sát và Để như-là (Nguyễn Duy Nhiên)

  1. Thư giản và Buông xả:

–     Ngồi thư giản và buông xả, để cho tâm rỗng lặng và thoải mái tự nhiên. Không cần phải cố ép hay gò bó thân tâm theo một phương pháp nhất định nào. Tất cả những gì xảy ra đều đang khởi lên trong điều kiện tự nhiên của chúng, và đang là hoàn hảo.

–       Buông xả và có mặt với những gì đang có mặt trong thân tâm. Ta không cần phải tạo dựng lên một đối tượng đặc biệt nào trong tâm để quan sát hay theo dõi. Nếu như ta cố ý chọn lựa một đối tượng nào nhất định, thì đối tượng đó không còn là tự nhiên nữa. Đối tượng của thiền là những gì tự nhiên, đang là, trôi chảy và linh động.

Tiếp tục đọc

Lời Kinh Trong Lòng Bàn Tay (câu kinh Pháp Cú 389)

Trong hình ảnh có thể có: thực vật, cây, ngoài trời và thiên nhiên

“Đừng nói những lời, đừng làm những việc để người phải tổn thương. Đừng mãi nuôi dưỡng oán hận trong lòng.
Kẻ làm người khác phải nhận lấy tổn thương rất đáng hổ thẹn. Kẻ mãi nuôi dưỡng oán hận trong lòng càng đáng hổ thẹn hơn”.()

Đáng hổ thẹn cho người chỉ biết xem thường kẻ khác. Nhưng đáng phải hổ thẹn hơn là người mãi tin mình cũng tầm thường như người ta nói.

Tiếp tục đọc

Cuộc Sống Nhìn Từ Ô Cửa Thiền (Lời Kinh trong lòng bàn tay)

Lời Kinh trong lòng bàn tay:

“Người tâm đã tĩnh lặng thấy “tài, sắc, danh…” như chất độc, vì chúng dễ dàng giết chết những điều thiện trong lòng; nhưng với người chưa làm chủ được tâm, họ luôn xem những thứ đó như những gì tuyệt diệu nhất thế gian”.(1)

“Tài, sắc, danh…” trong kinh gọi là “ngũ dục”, năm thú vui trần tục: tài sản, nhan sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Tiếp tục đọc

Nghỉ Ngơi Tâm Mỏi Mệt – Nguyễn Duy Nhiên

Khi trung tâm Insight Meditation Society mới mở, một trong những người hướng dẫn, Steve Armstrong, có làm một tờ quảng cáo nhỏ đùa chơi, trong ấy anh có đăng một câu châm ngôn thật tuyệt: “Thà ngồi yên không làm gì hết, còn hơn là hoang phí thời giờ của bạn.” Mặc dù câu châm ngôn của anh đã không được đăng trên tờ quảng cáo thật sự, nhưng nó đã diễn đạt rất chính xác về mục đích của thiền tập.

  Tiếp tục đọc

Vận dụng thiền quán vào xã hội hiện đại để góp phần xây dựng thế giới hòa bình an lạc

Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại bước vào một kỷ nguyên đầy biến động với đà phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Nhìn một cách tổng thể chúng ta thấy rằng trình độ dân trí và đời sống vật chất được nâng cao đáng kể, nhưng đời sống tinh thần có nhiều lúc lại rơi vào khủng hoảng.

thien-quan(1).jpg
Thực hành thiền giúp người hành trì đạt được sự quân bình tâm và thanh lọc tâm – Ảnh minh họa

Bài viết này đề cập đến vấn đề khủng hoảng tinh thần trong đời sống xã hội hiện nay và nêu ra phương pháp khắc phục thông qua việc vận dụng thiền quán vào đời sống thường nhật, giúp cho người thực hành thiền quán

Tiếp tục đọc

Tháng 7 & Hoa Dại Bên Ô Cửa Thiền *

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây, thực vật, cây, cỏ, ngoài trời và thiên nhiên

Nơi đây…
Tháng 7…
Mùa hoa dại đã về đến dưới hiên.
Mặc cho nắng tháng 4,
Mặc cho mưa tháng 5,
Mặc cho gió tháng 6,
Mặc cho lòng người lạnh nhạt hờ hững quanh năm,
Mùa hoa dại vẫn về đúng hẹn. Để tháng 7, mỗi sớm mai, mở cửa sổ, lại thấy dưới hiên những đóa hoa dại tím nhạt bình thản.

Tiếp tục đọc

Cô Hạnh Phúc – Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Đi tìm hạnh phúc

Có một bài thơ của Xuân Diệu có lẽ ít người biết đến, nói về hạnh phúc. Hạnh phúc được diễn tả bằng một cô gái trẻ: Cô Hạnh Phúc (Mademoiselle Bonheur). Những câu cuối của bài thơ như thế này:

Cô Hạnh Phúc, gớm, đợi chờ cô mãi

Chữ gớm ở đây có nghĩa là: Trời đất ơi, mèn đét ơi, ối giời ơi, dữ không, tức là chờ hoài chờ mãi.

Xây dựng cô sứt mẻ những bàn tay

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu. Bao nhiêu bàn tay đã sứt mẻ vì cố công xây dựng hạnh phúc!

Trật bả vai, rỏ máu những lông mày

Đi kiếm hạnh phúc gian nan, bị thương tích rất nhiều. Tiếp tục đọc

Người Thôi Gánh – Thích Tánh Tuệ

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Khoảng Cách Xa Nhất Giữa Người Và Người Chính Là Khoảng Cách Giữa Trái Tim Chứ Không Phải Khoảng Cách Địa Lý

Khoảng cách lớn nhất trên thế gian  không phải là vạn dặm xa xôi, mà  là dù hai người có đứng trước  mặt nhau, trái tim họ cũng vô cùng lạnh nhạt. Một khi trái tim trở nên lãnh đạm thì mọi khoảng cách giữa con người với nhau sẽ tự khắc xa vời vợi, Nhưng chỉ cần ta có trái tim yêu thương, tự khắc khoảng cách giữa người với ta sẽ được rút ngắn lại, thậm chí không còn chút khoảng cách nào.

Image result for distance between two hearts

Khoảng cách giữa người với người không phải là khoảng cách địa lý mà chính là khoảng cách trái tim. Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: