– Trong Ân tình, ngoài lòng biết ơn Mẹ của một người con, lòng thương kính Thầy của người học đạo, tác giả Thích Chân Pháp Nguyện còn dành nhiều trang viết cho người trẻ với một cái nhìn trực diện, thấu hiểu và thương yêu.
Tác giả Thích Chân Pháp Nguyện ký tặng sách cho độc giả – Ảnh: TRẦN MẶC
Cuốn sách Ân tình – Tu học theo con đường của thiền sư Thích Nhất Hạnh – Hành trang nuôi lớn chúng ta trong mạch pháp vừa ra mắt độc giả vào tối 19-5 tại khu du lịch Văn Thánh (quận Bình Thạnh, TP.HCM).
GNO – Từ khi biết về căn bệnh của mẹ, tôi không thể ngồi thiền được nữa. Tôi cảm thấy buồn và dường như tê liệt vì những gì tôi có thể làm để xoa dịu sự đau đớn của bà dường như quá ít ỏi.
Tôi có nghĩ đến việc cầu nguyện cho mẹ, nhưng không biết cách hay cầu cái gì. Xin Ni sư từ bi chỉ dạy. Tiếp tục đọc →
Để có được năng lượng tích cực, trước tiên phải tìm đến môi trường, con người có năng lượng tích cực để họ đánh thức năng lượng này bên trong chúng ta.
Tổ Quy Sơn có câu: “Thân hữu lương bằng tuy bất thấp y thời thời hữu nhuận”. Gần những người bạn lành (thân hữu lương bằng) tuy không ướt áo ngay (tuy bất thấp y) nhưng từng chút từng chút (thời thời) thấm vào (hữu nhuận).
Khác với việc đi ngoài mưa, áo sẽ ướt ngay, khi đi trong sương móc, chúng ta đi đến cuối con đường, sờ lên áo mới hay áo bị ướt.
Khi gần gũi những người lành tính, chúng ta sẽ ảnh hưởng năng lượng lành tính của họ. Khi chúng ta gần gũi người có năng lượng tiêu cực, độc hại thì ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những năng lượng xấu ấy. Tiếp tục đọc →
Trong những ngày dịch bệnh hoành hành, ở một góc bình an, Đại đức Thích Minh Niệm cùng những thành viên của Miền tỉnh thức vẫn đều đặn thực hiện chương trình thiện nguyện “Chỉ tình thương ở lại”.
Trò chuyện với Giác Ngộ, Đại đức Thích Minh Niệm, tác giả của Hiểu về trái tim và nhiều cuốn sách khác cho biết đây là chương trình hỗ trợ hoàn toàn phi lợi nhuận, xuất phát từ những tấm lòng hảo tâm trong và ngoài nước dành cho người dân Sài Gòn khi đứng trước làn sóng hiểm nguy dồn dập của đại dịch. “Đại dịch tuy gây ra biết bao tổn hại, nhưng đó cũng là một trải nghiệm ‘đặc biệt’ để chúng ta tỉnh ngộ, nhận ra bản chất của đời sống vốn vô thường, bất toại nguyện…”, thầy nói.
Tri thức là tích lũy được từ trường lớp, sách vở. Trí tuệ hấp thu được từ cuộc sống, thất bại, thành công. Trí huệ là cái bên trong của con người, được tích lũy, được hấp thu và được giác ngộ qua nhiều kiếp sống.
✨Tri thức chuẩn mực chỉ cần có thời gian và điều kiện học tập là có thể tích lũy được. Tri thức còn gọi là kiến thức, với những mức trình độ từ phổ thông, đại học đến thạc sỹ, tiến sĩ, giáo sư… Tiếp tục đọc →
1. Khi CHƯA TU, ta thường nghĩ rằng biết níu giữ là khôn ngoan.Nhưng khi TU RỒI , ta mới nhận ra rằng biết buông bỏ mới là trí tuệ.
2. Khi CHƯA TU, ta thường nghĩ rằng người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi TU RỒI , ta mới biết rằng người giàu có là người cho đi rất lớn.
3. Khi CHƯA TU, ta thường nghĩ rằng mạnh mẽ là vượt qua người khác.Nhưng khi TU RỒI , ta mới biết rằng mạnh mẽ là vượt qua chính mình.
4. Khi CHƯA TU, ta thường nghĩ rằng kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi TU RỒI , ta mới biết rằng người biết lắng nghe mới là người thông thái.
“Một lời nói dối, người nói lòng không yên, người nghe bị tổn thương. Cả người nói và người nghe đều bị tổn hại, tại sao chúng ta vẫn thường dùng những lời nói dối để đối đãi với nhau?”.(1)
Thật ra, lời nói dối cũng có nhiều loại, có lời nói dối để đẩy gánh nặng trên vai mình cho người khác, cho mình được nhẹ; có lời nói dối chỉ để nhận hết khó khăn về phía mình, cho người được yên lòng; có lời nói dối để xô người ngã, có lời nói dối chỉ để giúp người vững chãi hơn giữa cuộc đời đầy bất trắc.
Có người luôn nói sự thật ngay cả những khi họ nói dối, và có người luôn nói dối ngay cả những lúc có vẻ như đang nói rất thật lòng.
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
Cách dạy của Đức Phật cũng rất đơn giản, Ngài chỉ hướng dẫn mỗi người biết trở về khám phá sự thật – thực tại thân-thọ-tâm-pháp ngay nơi chính mình, không thể tìm kiếm ở đâu hay bất cứ ai khác. Ngài chỉ dạy đơn giản như thế, còn lại là việc của mỗi người tự mình khám phá, tự mình thấy ra sự thật chứ không có ai khác làm thay được cả. Học Đạo không thể là:”Thầy ơi, Thầy đã giác ngộ rồi, cho con giác ngộ với” được.Tiếp tục đọc →
Trong cuộc đàm luận của ba nhà sư về chủ đề: thế gian thứ khó được nhất là gì? Có người thì cho là tuổi thọ, người cho là tri kỷ, người lại nói rằng hạnh phúc gia đình mới là khó được nhất. Thế nhưng lời giải đáp sau cùng của Đức Phật mới thật sự thấm thía.
Cuộc đàm luận của 3 nhà sư diễn ra như sau:
Nhà sư thứ nhất nói:“Điều khó được nhất trên đời là trẻ mãi không già, khỏe mạnh và trường thọ. Dù là người có tiền bạc, nhưng khi về già lâm bệnh, thì lại không hưởng thụ được gì”.
“Đọc đến cả ngàn câu vô nghĩa không bằng đọc được một câu rồi thấy lòng mình đủ can đảm để bình yên”.(1)
Nghe cả ngàn lời vô nghĩa không bằng nghe được một câu dựng lại được niềm tin đã ngã đổ trong lòng từ lâu lắm rồi.
Đi qua cả ngàn người mà không chạm được vào ai chẳng bằng đứng trước ánh mắt một người và thấy mình đủ mạnh mẽ để sắp xếp lại gọn gàng những bề bộn trong lòng, thấy mình không còn lạc giữa mênh mông, mịt mù.
Trong một buổi thuyết giảng, Đức Phật ngồi ngay ngắn ở trên cao, ôn hòa hỏi các môn đồ: “Các con có biết sinh mệnh rốt cuộc dài bao lâu không?”
Các đệ tử kính cẩn trả lời: “Thưa Đức Phật, chúng con đi khất thực là để nuôi dưỡng cơ thể, tìm kiếm sự giải thoát cho sinh mệnh!”.
“Vậy các con có biết sinh mệnh rốt cuộc dài bao lâu không?”
Người ta vẫn thường nói: “Muốn biết nhân đời trước, thì cứ xem quả đời này. Muốn biết quả báo đời sau, hãy xem nhân đời này đã tạo”. Nhân duyên là tiền định, việc xảy ra trong đời này của một người đều là những kết quả gây ra từ kiếp trước.
Sống trên đời không thể chỉ biết duy nhất có bản thân mình, ngang nhiên hưởng thụ hay làm điều ác. Bởi cuộc đời có kiếp trước kiếp sau, nhân duyên nhiều kiếp không dễ gì mà đứt đoạn.
Cuộc đời có kiếp trước kiếp sau, nhân duyên nhiều kiếp không dễ gì mà đứt đoạn. (Ảnh: Pinterest)
Đức Phật nói: “Con người nếu bồi dưỡng phúc đức, cũng giống như cái cây kia. Phúc đức là một cái hạt được trồng xuống đất, sau đó dần dần lớn lên, kết quả và mang lại lợi ích”.Tiếp tục đọc →