Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do”, có Thần học gia người Brazil, Leonardo Boff, Đức Đạt Lai Lạt Ma và một vị khách mời (là tôi). Trong giờ nghỉ giải lao, vị khách mời hỏi:
“Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất?’
Tôi nghĩ Ngài sẽ nói: “Phật giáo Tây tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”. Nhưng không phải.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi… Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và nhà thần học Leonardo Boff.
Sự trưởng thành của một người không phải ở số tuổi Mà là ở tính cách. Sự trưởng thành không phải là đã trải nghiệm nhiều Mà chính là cách ứng xử khi gặp chuyện. Người sống trong đoàn thể: Nhìn thấy lỗi lầm của người để trở về quán xét chính mình. Nhìn thấy sai của người để tha thứ cho cái khó của họ. Lòng người càng đơn giản thì sự tổn thương càng ít đi. Tâm càng rộng thì niềm vui càng thêm nhiều. Tiếp tục đọc →
Một vị triết gia từng nói: “Tâm thái của bạn mới là chủ nhân chân chính của bạn”. Quả đúng là như vậy, tâm thái của bạn như thế nào thì cuộc đời bạn sẽ là như thế ấy và vận mệnh của bạn cũng lại thay đổi theo hướng đó.
Không biết từ bao giờ cứ mỗi năm sau ngày rằm tháng chạp là tôi thường bày biện xôi chè trái cây để thiết lễ Tạ Ân .
Nếu Công giáo có ngày Thanksgiving – Lễ Tạ Ơn thì chúng tôi cũng thiết lễ cử hành tương tự vào ngày 16 tháng 12 âm lịch để tạ ân các Chư Phật, Chư Bồ Tát và các Chư Hộ Pháp ( phải kể đến 3 Thần Đất, Nước , Gió, Lửa và các người âm rất hiền lành đang cùng cư trú với chúng ta ) mà không hề dùng đến Gà Tây.
Tôi vẫn nghĩ nếu có ai cho rằng mình còn quá mê tín thì cũng đành chịu vì tôi có đọc được đâu đấy mấy câu sau:
” Tất cả mọi sự mọi vật trên đời đều không một cũng không khác .
Thấy đạo hiểu đạo chỉ để sống tốt
Sự sống kỳ diệu là vậy. Điều quan trọng ta chọn cách sống như thế nào với người còn sống và người đã khuất, một cuộc sống được gọi là thanh thản để tạo nên một cõi niết bàn đích thực trong cõi dương gian này” .
Đầu tiên, con xin năm vóc sát đất cung kính đảnh lễ Thầy. Cầu mong Thầy mãi mạnh khỏe, an lạc để dắt dìu chúng con và thành tựu lớn trên con đường hoằng dương Chánh pháp.
Tên con Trần Đức Hữu, là phạm nhân đang cải tạo tại trại giam Thanh Lâm – Thanh Hóa.
Trước đây con đã vài lần viết thư gởi Thầy với nhiều chia sẻ, nhiều khát khao… Thời gian cứ trôi… và con cũng trưởng thành hơn nhờ sự gia trì thầm lặng của Tam bảo, của Thầy Tổ.
Hôm nay con lại được cầm trên tay tờ báo Giác Ngộ số 1072 (16-10-2020), được đọc bài giảng của Thầy, được hiểu biết thêm chút chút… và con có nhiều niềm vui.
Con rất vui và hạnh phúc khi biết Thầy vẫn khỏe mạnh, vẫn thuyết giảng và con cũng thấy con đâu đó trong bài giảng của Thầy. Con biết ơn Thầy sâu sắc lắm, Thầy ạ!. Vì con đã thấy thấp thoáng, mà không… con đã thấy rõ con đường con phải đi… Tất cả là nhờ ơn Tam bảo, nhờ ơn Thầy đã chỉ đường cho con trong thầm lặng. Giờ đây con không thắc mắc gì nữa cả bởi nhân quả vốn công bằng. Con chỉ mới được đọc hai bài giảng của Thầy thôi; à, ba bài mới đúng; nhưng đều là những bài cho con thấy sự khảo nghiệm chính mình. Con bị tù đã 13 năm rồi, Thầy ạ. Tiếp tục đọc →
Cả tuần nay, nỗi buồn dạt dào về một kiếp nhân sinh cứ xâm chiếm hồn tôi mỗi khi nhìn lên màn ảnh YouTube, với hình ảnh Hòa Thượng Thích Từ Thông trên giường bịnh. Tôi chợt nhớ tới hàng trăm bài pháp thoại từ thuở ban đầu của Ngài qua “ Phật Giáo Tổng Quan “ cũng như nhiều bài pháp thoại ngắn như” Ngón tay chỉ trăng “ đã được ấn tống do một số bạn đạo hải ngoại mà tôi may mắn lưu trữ được trong thư viện mình. Hôm nay xin được mạo muội kính cúng dường Hòa Thượng ( Pháp hiệu Như Huyễn Thiền Sư ) bằng một bài viết xưng tán công đức Ngài.
Hòa Thượng Thích Từ Thông– Pháp hiệu Như Huyễn Thiền Sư
Vì trình độ học Đạo còn kém, tôi chưa thể trình bày hết những tuyệt học của Ngài qua các tác phẩm giảng luận về Chứng Đạo Ca, Kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, kinh Lăng Nghiêm … Thôi thì tài hèn sức mọn, kính xin phép được sao lục lại những câu thơ nói lên tâm
Xin cùng tôi ngâm lên những câu thơ và chiêm nghiệm điều gì mình học được nhé, các bạn thân thương.
Có một vị phú hộ kia rất giàu có, nhưng ông không có hạnh phúc. Một hôm ông tuyên bố với mọi người rằng, ông có một viên ngọc quý báu nhất trong gia tài của mình, và ông hứa sẽ tặng cho người nào có thể chỉ cho ông biết cách làm sao để có hạnh phúc. Nhưng vẫn không ai có thể trả lời được câu hỏi ấy cho ông. Một hôm, có người nói với ông rằng có một vị đạo sĩ sống trên một ngọn đồi nọ, tuy ông ta sống một mình nhưng rất an lạc, nếu ông tìm đến hỏi thì có lẽ vị đạo sĩ ấy sẽ chỉ cho ông cách nào để có được hạnh phúc. Tiếp tục đọc →
Năm nào rừng thiền mùa này cũng thật nhiều hoa rừng. Hoa vàng nở khắp cả triền núi, thấp thoáng trong sương trắng. Sương mù lãng đãng xen lẫn trong tán rừng, đỉnh núi mờ ảo như lúc có lúc không. Nơi đây thật bình an và tĩnh mịch. Chỉ có tiếng mấy con chim đang hót gọi nhau. Sáng nào chúng cũng ríu rít.
Núi sương mùa này tĩnh lặng và đẹp huyền ảo như ở cõi chư thiên. Nơi đây như một thế giới khác, hình như xa lắm với thế giới đang đầy bất an và phiền não ngoài kia. Thế giới ấy dường như không có thực với tôi. Cuộc sống chánh niệm và giản đơn, một mình nơi rừng vắng, ngày lại ngày lặng lẽ trôi qua. Lâu rồi chưa xuống núi… Tiếp tục đọc →
Chúng ta thường nghĩ tu hành là phải buông bỏ hết thảy mọi thứ. Điều này hẳn làm cho nhiều người lo lắng vì nếu ai cũng như vậy thì có lẽ thế giới sẽ sụp đổ mất. Và vị đệ tử dưới đây đã đem thắc mắc ấy tới hỏi sư phụ của mình…
Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu được lẽ hoán đổi. (Ảnh: flickr)
Liên tiếp cả tháng nay từ ngày đi hành hương miền đất vàng Miến Điện về tuy phần tâm linh của tôi có lẽ tăng trưởng thêm được chút ít vì nhiều bộ kinh luận từ lâu tôi hầu như quên lãng để trên kệ sách mà chưa hề đọc lại lần thứ ba….nay đã được tôi ôntừng trang một cách rất chú tâm tư duy cẩn thận và rất thích thú ghi lại những điều hữu ích.Tiếp tục đọc →
Ích kỷ có thể dẫn khởi ác niệm, người ích kỷ để đạt được lợi ích của bản thân mà làm hại người khác. Nhưng ông trời luôn có mắt, từng ý từng niệm con người sao có thể thoát khỏi lưới trời, trước sau cũng tự hại mình, gặt lấy quả báo.
Chuyện cổ Phật gia.
Tự tư tự lợi gặp khổ báo
Thời Đức Phật còn tại thế có một tỳ kheo ni tên là Vi Bà Đa. Tuy bà đã xuất gia, thọ trì đủ giới luật, nhưng vẫn luôn coi nhẹ các quy tắc của Phật môn. Tiếp tục đọc →
Bốn câu thơ trên đã gợi nhớ lại thời gian tôi chưa tìm về được Đạo vì mãi còn lang thang đi theo cái ảo giác đi tìm một hạnh phúc trong bóng đêm, luôn chạy đua bận rộn để kiếm tìm những tri thức, ấy thế mà càng ngày càng đi lùi chứ không tiến bộ, để rồi tới khi chợt tỉnh thì tóc trắng đã vài sợi trên đầu. Tiếp tục đọc →
Có những cái khổ, nhẹ cười ắt sẽ bước qua, có những trái tim, sau tổn thương ắt sẽ kiên cường dũng mãnh. (Ảnh: Pinterest)
Việc hôm nay dù to cỡ mấy, sang ngày mai thì đã nhỏ lại rồi, việc năm nay dù to cỡ mấy, qua năm sau cũng đã thành dĩ vãng. Và việc đời này, dù to cỡ mấy, sang đời sau nó đã là huyền thoại…Tiếp tục đọc →
Buổi sáng. Nhìn qua cửa sổ thấy bầu trời trong xanh, không một gợn mây. Mùa xuân, bãi cỏ xanh đầy hoa bồ công anh vàng và hoa cúc trắng, trải đầy như một sự hào phóng của đất Mẹ. Tôi khoác thêm áo, bước ra vườn, nhủ thầm nắng đẹp như thế này mà ở trong nhà rồi sau đó phải uống vitamin D thì vô lý quá. Tiếp tục đọc →
Các nhà tư vấn sức khỏe tinh thần thường khuyến nghị khách hàng của họ lau chùi môi trường nhà cửa hàng ngày. Bụi bẩn và dơ dáy có thể là triệu chứng của bất hạnh hoặc bệnh tật. Nhưng sạch sẽ không chỉ là sức khỏe tinh thần mà nó còn là dạng thực hành cơ bản nhất mà tất cả các trường phái của Phật giáo Nhật Bản đều có. Trong Phật giáo Nhật Bản, người ta tin rằng thứ mà bạn phải làm để theo đuổi tâm linh của mình chính là sạch sẽ, sạch sẽ và sạch sẽ. Điều này xuất phát từ chỗ thực hành quét dọn là sức mạnh.
Duyên vốn là từ gốc Hán có nghĩa là nguyên nhân; duyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc…cảm nhận về chữ Duyên có vị trí đặc biệt trong tâm cảm người Việt, trong đời sống nhân sinh, đời sống tinh cảm lứa đôi trai gái,và đặc biệt trong đời sống tu học và là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong Phật giáo.
Ba năm trước, tôi được gọi về quê vì mẹ chúng tôi bệnh nặng. Mẹ đã bị tai biến hơn một năm và mẹ không muốn làm khổ con cháu phải hằng ngày lo túc trực săn sóc mình. Một hôm mẹ đã cố ý uống thuốc quá liều khi không có người thân bên cạnh. Nhưng có linh cảm không lành, em trai tôi đã trở về nhà đứng lúc để đưa mẹ đi bệnh viện. Sau khi xổ thuốc, mẹ bị biến chứng sưng phổi (do than bột – thuốc xổ trào lên) nên phải điều trị lâu dài trong bệnh viện. Tiếp tục đọc →
Con viết mail là để thăm hỏi Thày và trình Pháp ạ. Dạo này do công việc gia đình nên con ngồi Thiền cũng ít thời gian hơn, chắc ngày chỉ chừng gần 1h, nếu con có cố gắng bỏ thời gian ngủ ra để ngồi Thiền thì con bị hôn trầm.
Cũng có lúc con ước ao giá như con biết Đạo sớm hơn … nhưng rồi con chợt hiểu ra, đó là vọng tưởng. Con nên chấp nhận cuộc sống hiện tại và phải tìm ra giải pháp tốt cho mình. Nên con tự sách tấn mình rằng hãy cố gắng, kiên trì đi, cố gắng chánh niệm mọi nơi mọi lúc.Tiếp tục đọc →
Ðọc thư con Thầy rất xúc động, con là người đệ tử ít được Thầy hướng dẫn nhất và bây giờ con lại ở rất xa, điều kiện thư từ thật khó khăn nên Thầy không làm gì được để chia sẻ những nỗi khổ đau của con. Tiếp tục đọc →
Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn.
Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn. Có một câu nói thế này: “Những người chúng ta gặp không phải là tình cờ. Họ đi ngang qua đời ta là có một lý do”
Một người hỏi Đức Phật: ” Con muốn được hạnh phúc” . Đức Phật nói: Trước hết hãy diệt “cái tôi”, đó là ngã. Rồi diệt ham muốn, đó là dục. Bấy giờ chỉ còn lại ở con là ” hạnh phúc”
Trước tiên tôi sẽ bắt đầu với bản ngã, mà đôi khi gọi là ngã, hay thông dụng hơn là cái tôi. Thực sự bản ngã này là gì? Chúng ta có thể tìm hiểu bằng cách cố gắng phân tích cái ngã này, để xác định nó hay hiểu đúng nó, để xem nó có hiện hữu từ ban đầu khôn
Thưa Thầy. xin Thầy chỉ dẫn cho con phương pháp tu tập.
– Quí vị muốn phương pháp tu tập với mục đích gì và tại sao lại chọn chúng tôi để đặt câu hỏi ?
– Con thấy cuộc đời này sao mà khổ quá, như con đây cũng có trình độ học thức, có công ăn việc làm tốt, gia cảnh đầm ấm, nhưng vẫn thấy khổ tâm nhiều chuyện, nhiều lúc cảm thấy bất an đến độ ăn không ngon ngủ không yên, nhiều điều lo lắng, bực mình lắm! Con muốn được an tâm nên đì tìm phương pháp tu tập để thoá khổ.
Một thiên nhân đến với Phật trong hóa thân một người Bà la Môn, với vẻ mặt rạng rỡ và bộ trang phục trắng như tuyết. Vị thiên nhân hỏi những câu mà Ðức Phật trả lời sau đây. Tiếp tục đọc →
Này Cỏ May
Khi đi, đứng, nằm, ngồi ,ngủ, nghỉ hãy chọn tư thế thư giãn thoải mái nhất để cơ thể thực sự thọ hưởng được sự buông xuôi, được nghỉ ngơi nhiều nhất. Hãy sống trọn vẹn qua từng giây từng phút. Hưởng cái tịnh cái an lạc ngay cái giây phút hiện tại này đây. Xả bỏ tất cả mọi sự trong tâm, để tâm hồn mình thật sự được an nghỉ trong cõi tịnh.
Không hiểu được vấn đề bắt đầu khởi lên từ đâu sẽ không minh bạch biết rõ để buông bỏ. Muốn buông bỏ được gì đó, đầu tiên cần hiểu được là nó bắt đầu khởi lên từ đâu. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu được lẽ hoán đổi.