Xưa có một phú ông nọ, mặc dù có trong tay cả gia tài nhưng chưa bao giờ thấy thỏa mãn.
Trong nhà ông có một đàn dê gồm 99 con béo tốt, nhưng ông cho rằng thế vẫn chưa đủ, nhất định phải có thêm một con nữa thì mới thấy vẹn tròn. Vì quá sốt sắng làm sao để có thêm một con dê, mà ngày nào phú ông cũng trằn trọc mãi không ngủ được. Cho đến một hôm vào lúc đêm hôm khuya khoắt, phú ông bỗng nhớ ra là trong ngôi chùa trên ngọn núi sau thôn có nuôi một con dê.
Thế là sáng sớm ngày hôm sau, ông đến khẩn cầu thiền sư từ bi hãy cho ông đem con dê đó về nuôi. Lúc đó thiền sư đang nhắm mắt đả tọa, nhưng cũng nói nhẹ nhàng rằng: “Dắt nó đi”. Tiếp tục đọc →
Một vị vua có duy nhất một người con trai là một hoàng tử dũng cảm, tài giỏi, và thông minh. Nhà vua gửi anh ta tới gặp người Thầy là một Thiền sư để hoàng tử được mở mang nhận thức.
– Xin hãy khai sáng cho con đường của con, hoàng tử van nài.
– Những lời nói của ta sẽ tan biến như những bước chân trên cát, Thiền sư đáp – tuy nhiên, ta sẽ cho con vài chỉ dẫn. Trên đường đi, con sẽ đi qua ba cánh cổng. Hãy đọc những câu viết trên đó. Con sẽ không cưỡng lại được yêu cầu phải làm theo những lời đó. Đừng tìm cách bỏ qua, con sẽ buộc phải sống nữa sống mãi trong điều đó. Ta không thể nói gì hơn. Con phải nếm trải tất cả bằng con tim và thể xác, giờ thì con đi đi. Hãy đi theo con đường ngay phía trước con.
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi. Một đêm trăng sáng vằng vặc, ông đi dạo chơi trong núi, giữa khung cảnh thanh tịnh huyền ảo đó, ông đột nhiên khai ngộ ra tự tính bát nhã đã tiềm ẩn từ lâu trong người.
Nhà sư vui mừng rảo bước ra về, không ngờ nơi ông tu hành đang có sự viếng thăm của một kẻ trộm. Tội nghiệp cho tên trộm, hắn không tìm thấy được vật gì quí giá trong túp lều tranh đành thất thểu bước ra thì chạm mặt nhà sư. Tiếp tục đọc →
Người ta thường hay nói câu “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”, ý nghĩa là một người sống cần có ý chí kiên định, tâm ngay chính không bị những điều xấu động đến tâm của mình. Ngoài ra còn phải biết sống tĩnh tâm, có nội tâm thanh tịnh để không bị vướng vào những thị phi của cuộc sống.
Hầu hết mọi người chúng ta ai cũng mong muốn có được một tâm hồn thanh tịnh trong cuộc sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu trong lòng, tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm, thoát khỏi những lo toan phiền muộn không đáng có.
Tuy nhiên trong cuộc sống đầy rẫy những bon chen, những thị phi, những dụ dỗ mê hoặc của nếp hiện đại thì thật sự khó mà làm được “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” được. Tiếp tục đọc →
Trong Phật giáo có câu nói rằng không phải đệ tử tìm sư phụ, mà là sư phụ tìm đệ tử. Tại đây chúng ta sẽ kể câu chuyện về một vị cao tăng đắc Đạo chỉ bằng một cọng lau mà vượt trăm sông ngàn núi để tìm truyền nhân y bát. Ông chính là Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma.
Đạt Ma thần thông quảng đại, vượt ngàn dặm đến tận Trung Quốc chỉ để tìm một người (ảnh: một phần từ bức tranh “Nguyệt bách tư” của họa sĩ Nhật Bản Tsukioka Yoshinen vào thế kỷ 19)
Nam triều 480 chùa Câu “Nam triều 280 chùa, bao lầu gác chìm trong mưa bụi” miêu tả một cách sâu sắc cảnh tượng Phật giáo hưng thịnh thời Nam Bắc triều lúc bấy giờ. Cũng chính trong thời kỳ này, Đạt Ma, một vị cao tăng đến từ Nam Ấn Độ được sư phụ giao phó và đã đặt chân lên vùng đất Nam Hải. Tiếp tục đọc →
Sư phụ hỏi: “Nếu muốn đun ấm nước nhưng nửa chừng phát hiện củi không đủ, con sẽ làm thế nào?”. Một đệ tử nói: “Con sẽ đi tìm”. Một đệ tử đáp: “Con đi mượn tạm cho nhanh”. Một đệ tử khác nói: “Là con, con sẽ đi mua”. Sư phụ mỉm cười hỏi: “Thế sao các con không đổ bớt nước đi?”.
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao. Có câu rằng: “Phật độ người hữu duyên”. Vậy rốt cuộc độ người “hữu duyên” là độ người như thế nào?
Một vị tín đồ thành kính và sùng bái đạo đang lúc gặp phải một trận lũ lụt, bèn leo lên trên nóc nhà lánh nạn.
Người thành tâm kiên chí, noi theo chỉ thị của Đức Phật răn dạy sẽ dần thoát ly khỏi bể khổ. (Ảnh: Instant)
Tuy nhiên đại hồng thủy cứ dần dâng cao mênh mông, xem chừng nước đã muốn ngập chạm đến bàn chân, tín đồ vội vàng hướng Phật cầu cứu rằng: “Phật Tổ đại từ đại bi xin hãy nhanh đến cứu con đi ạ!” Tiếp tục đọc →
Từng ngày miệt mài trong kiếp mưu sinh, ngụp lặn trong thị phi, khẩu thiệt, có khi nào bạn ngửa mặt lên trời tự hỏi sao đời ta lại như vậy, cái gì đang nhào nặn đời ta, làm thế nào để được an nhiên tự tại, làm thế nào để đứng vững giữa dòng đời nghiệt ngã… Câu trả lời không ở đâu xa, nó ở ngay những câu chuyện mà tôi sẽ kể dưới đây với bạn?
Để giữ cho thuyền đời luôn vững, thì phải giữ được tâm bất biến.
Có câu chuyện thiền về bông hoa mà giới thiền tông ai cũng biết.
Một ngày kia, Bụt đưa một cành hoa lên trước cử tọa 1.250 vị khất sĩ. Ngài không nói một lời nào. Ai cũng suy nghĩ nát óc để tìm hiểu ý của Ngài. Bỗng nhiên thấy Bụt mỉm cười. Ngài mỉm cười vì một người trong đoàn khất sĩ đã mỉm cười với Ngài và với bông hoa. Người đó tên là Ma Ha Ca Diếp.
Ngày xửa ngày xưa, có một hiệp sĩ rất thích mạo hiểm. Chàng đến một ngôi làng có con quái vật rất khủng khiếp ở trong hang sâu. Hiệp sĩ dũng cảm cam đoan rằng chàng sẽ giết con quái vật. Tất nhiên, ai cũng can ngăn chàng, và họ kể lại rằng có nhiều hiệp sĩ dũng cảm khác cũng từng xuống hang, nhưng không ai quay trở ra cả.
Theo Phật gia, khi loại bỏ được thất tình lục dục và các tâm xấu của con người thì người tu hành sẽ đạt đến cảnh giới “không”, đó là cảnh giới mà tâm trong như nước, tĩnh lặng như núi, nhẹ như làn mây, không bất cứ chuyện gì của con người làm xao động tâm của họ được nữa.
Lời giáo huấn từ những câu chuyện xưa: Ai mới là người điên?. (Ảnh: Internet)Tiếp tục đọc →
Một ngày nọ, thiền sư Đạo Lâm ra khỏi thành, đi về phía núi Tần Vọng, bắc Tây Hồ, Đạo Lâm chọn một cây tùng to, có chiếc cành nhô ra, đan kín như một mái nhà. Thiền Sư làm cho mình một chỗ ở trên cội tùng già xù xì tháng năm.
Có người hỏi thiền sư Cô Phong Giác Minh (1271-1361) “Tinh yếu của Thiền là gì?” Ông đáp, “Bước thận trọng” (Watch your step).
Ngày nay, nếu bạn bước vào những thiền viện thuộc dòng Lâm Tế ở Nhật bản, tại những bậc thang ra vào thường có treo một tấm bảng viết câu ấy của Thiền sư Giác Minh “Bước thận trọng.” Tiếp tục đọc →
Trong cuộc sống bạn sẽ gặp nhiều biến cố thăng trầm, những điều tệ hại xảy đến với bạn nhưng rồi những thứ đó cũng trôi đi giống như nước dội vào chiếc lá, càng muốn ấn chìm chiếc lá thì chiếc lá càng nổi lên cao và càng trở nên sạch sẽ hơn. Hãy làm chiếc lá để cho mọi thứ không hay trong cuộc đời càng tấn công thì càng rửa sạch bạn thêm
Bạn có đủ “dũng khí” để giữ cho tâm mình luôn an tĩnh?
Có những thứ trên đời, bạn càng dụng tâm giải quyết nó thì lại càng không cách nào giải được. Đôi khi, chỉ cần bạn lặng yên chờ đợi, tĩnh tâm, mọi sự tự nó đã có sự “an bài” hết cả rồi! Tiếp tục đọc →
Trong cuộc đờitu hành của các Tỳ Kheo cũng gặp nhiều chuyện vui buồn. Vì các Ngài còn ở thế gian sống chung với loài người, xã hội nên chuyện đời thường cũng theo đó mà đến với các Ngài trong hành trìnhtu tập.
Mỗi vị sư lúc hành đạo hay hoá độ có một cách hóa giải khác nhau. Có Thầy dạy những điều mà người dù phạm lỗi cũng biết ăn năn hối cải (Cải tà quy chánh) trở lạicon đường ngay. Cũng có Thầy chừng ấy câu chuyện nhưng không hoá giải được, đem đến bình an và hướng thiện cho kẻ lầm đường lạc lối. Qua câu chuyện Phật dưới đây ta mới thấy sự quan trọng, giá trị của hành động và lời nói, nhất là các bậc chân tu:
Có một phú ông vô cùng giàu có. Hễ thứ gì có thể dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ. Tuy nhiên, bản thân ông lại cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc. Tiếp tục đọc →
Trước đây, có một người thanh niên vô cùng chăm chỉ, so với những người bên cạnh thì anh ta luôn là người chăm chỉ và các phương diện cũng nổi bật hơn. Nhưng, trải qua nhiều năm cố gắng như vậy, mà cuộc sống và sự nghiệp vẫn không có cải biến gì. Anh buồn rầu tìm đến một vị thiền sư và xin thỉnh giáo. Tiếp tục đọc →
Kunu Tenzin Geylsten, đã nói “Nếu bạn muốn trở thành một người bạn của tất cả mọi người, bạn hãy phát huy lòng yêu thương và lòng từ bi của mình. Nếu bạn muốn trở thành hướng đạo tâm linh cho tất cả mọi người, bạn hãy phát huy lòng yêu thương và lòng từ bi của mình. Nếu bạn giúp ích cho tất cả mọi người, bạn hãy phát huy lòng yêu thương và lòng từ bi của mình”
Ngày tu học thiền cộng hưởng tại Tịnh Xá Ngọc Phương (22/10/2017)
Chủ đề: Cộng hưởng yêu thương – Thái độ sống
Hướng dẫn: Sư Minh Thành – Phó ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương – Hệ phái Khất sĩ
Thật là một duyên lành cho gần 200 Phật tử và Thiền sinh của Tịnh xá Ngọc Phương được Sư Minh Thànhvề thăm và hướng dẫn cho Đạo tràng một ngày tu tập cộng hưởng thành công tốt đẹp nên trong tâm thức của những người tu học tràn đầy năng lượng thương yêu trong tỉnh thức.
Ảnh chụp Sư Minh Thành & Sư Giác Kiến cùng các Phật tử Thiền sinh cuối ngày tu học
Làm sao để yêu thương mà không dính chấp? Ở đâu có ngục tù của ” Tự ngã” là ở đó còn đau khổ, ngay trong cả tình yêu, bởi tính chiếm hữu do vô minh và tham sân mà ra.
Câu truyện Thiền số 7 này có thể cho chúng ta một câu trả lời dưới cái nhìn của thiền tông.
“Có một Ni cô trên đường tìm chân lý đã chắt chiu nhờ thợ đúc riêng cho Ni cô một tượng Phật nhỏ cỡ chừng gang tay bằng gỗ ngoài thếp vàng. Tượng Phật đó rất đẹp và Ni cô rất trân quý; đi đâu cũng mang theo, và còn đốt hương cúng dường cho Phật nữa.Tiếp tục đọc →
Xưa có một lão hòa thượng sống trong ngôi chùa cổ trên núi cao. Một ngày kia có vị hành giả ghé thăm chùa. Hành giả biết lão hòa thượng đã tu hành đắc Đạo, bèn hỏi ông rằng: “Trước khi đắc Đạo, ngài đã làm những gì?” Tiếp tục đọc →
Lòng bớt sân si, ganh đua thì lúc ấy bản thân tự cảm thấy được sự thanh thản, thoải mái nhẹ nhàng. (Ảnh: Aliexpress)
Cách đây vài ngày, một đồng nghiệp tự nhiên hỏi tôi: “ Anhkhông nhiều tiền hơn tôi, nhưng tôi thấy anh và các bạn của anh rất thanh thản. Tất cả mọi người đều dễ dãi và không bị áp lực tinh thần. Anh cho tôi cái bí quyết nào đó được không? ”
Sự thành thật của anh ta làm tôi cảm động, tôi thư thả mỉm cười và trả lời: “Tôi không mơ ước gì trong tâm của tôi cả. Anh làm được như thế không? ”.
Anh ta lập tức tỏ vẻ khó chịu và nói: “ Làm sao như vậy được? Mấy ngày qua tôi quá mệt mỏi. Con trai tôi thi rớt môn toán và tôi không biết làm sao để giải quyết. Mới đây tôi nợ tiền visa nhiều quá và chưa đủ để trả. Quá nhiều việc để tôi phải lo, nếu không sẽ còn nhiều rắc rối nữa”.Tiếp tục đọc →
Xưa có một lão hòa thượng sống trong ngôi chùa cổ trên núi cao. Một ngày kia có vị hành giả ghé thăm chùa. Hành giả biết lão hòa thượng đã tu hành đắc Đạo, bèn hỏi ông rằng: “Trước khi đắc Đạo, ngài đã làm những gì?” Tiếp tục đọc →
Một vị sư phụ và đệ tử đang đi bộ xuyên rừng, như người đệ tử cứ cảm thấy tâm trí rối bời không yên. Anh hỏi thầy: “Thưa thầy, tại sao tâm trí chúng ta không bao giờ ngừng nghỉ và chỉ có rất ít người mới có tâm trí tĩnh lặng? Chúng ta có thể làm gì để luôn thấy tĩnh lặng trong tâm trí đây ạ?
Vị sư phụ mỉm cười, nhìn đệ tử rồi nói: “Ta kể cho con nghe câu chuyện về một con voi. Con voi đang đứng hái lá từ trên cây bình thản nhấm nháp. Bỗng có một con ruồi nhỏ bay tới và cứ vo vo gầy tay con voi. Con voi phe phẩy đôi tai để quạt con ruồi đi. Nhưng con ruồi bay đi rồi lại bay tới, con voi lại phe phẩy tai đuổi đi.
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?”
Thiền sư đáp: “Dục vọng!”
Người đó lộ vẻ hoài nghi.
Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”. Tiếp tục đọc →
Hogen, một Thiền sư Trung hoa, sống ở một ngôi chùa nhỏ trong làng. Một ngày kia có bốn nhà sưdu hànhxuất hiện và hỏi nếu họ có thể nhóm lửa ở trước sân để sưởi ấm.
. Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu: Tiếp tục đọc →
Có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị nứt còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về một bình rưỡi nước.
Có một lần thiền sư Trường Sa đi dạo chơi trong núi trở về trể. Khi Ông về đến thiền viện, vị thủ tọa đứng chờ hỏi, “Thưa Thầy đi đâu về, tăng chúng đang chờ Thầy?” Trường Sa đáp, “Ta đi dạo trong núi chơi.”
Một thương gia đến tìm một nhà sư, ông hỏi: – Thưa thầy, nhiều khi con muốn buông bỏ hết vì quá mệt mỏi nhưng không được. Thầy có cách nào giúp con không?