Xin giới thiệu với các bạn một câu chuyện ngắn của tác giả Khalil Gibran. Câu chuyện như chuyện ngụ ngôn chứa đựng triết lý và bài học cuộc đời. Câu chuyện này có thể sẽ gợi lên những cái nhìn khác nhau về hành động và động cơ đích thực của nàng Violet đầy khát vọng hay có thể là tham vọng theo suy nghĩ của các bạn ( ? )
Người dịch mong sẽ được lắng nghe ý kiến của các bạn.
Trong cuộc đời, hãy cứ “nhắm một mắt mở một mắt” để quên đi khuyết điểm mà nhìn vào ưu điểm của đối phương; và hãy cứ giả khờ để bao dung hết thảy mọi lỗi lầm…
Ai xứng đáng kế thừa cơ nghiệp?
Một ngày, người cha gọi ba cậu con trai đến và nói:
“Giờ cha đã già yếu rồi, mà cơ nghiệp tổ tông cần có người tiếp quản. Các con đều thông minh tài giỏi, quả thật cha không biết lựa chọn ai để giao phó trọng trách này. Tiếp tục đọc →
Bà lão sụt sịt: Trời mưa thì tôi khóc thương cho cậu con trai cả vì nó không bán được giày, còn trời nắng thì tôi khóc thương cho cậu con út vì sẽ chẳng có ai mua dù của nó, vậy nên ngày nào cũng muộn phiền…
Chuyện kể rằng: ở một khu phố cổ xưa nọ có một bà lão tuổi đã quá lục tuần, mái tóc bạc trắng, khuôn mặt già nua khổ lụy…
Nhiều người cứ mải miết đi tìm một tri kỷ trên đời, một ai đó có thể thấu tỏ và tâm đầu ý hợp với mình. Họ tìm mãi, tìm mãi, rảo bước qua biết bao quãng đời mà vẫn chẳng tìm ra. Rồi họ than phiền, chán nản và kết luận: Cuộc đời này chẳng ai hiểu nổi ta! Nhưng liệu đó là lỗi của ai đây? Mẩu truyện dưới đây có thể giúp bạn một câu trả lời
Chuyện kể rằng có một anh chàng nọ đi mua chén. Vào tiệm, anh ta thuận tay cầm lên một cái chén. Sau đó, theo thứ tự, anh lấy những cái chén khác va nhẹ vào nó. Hai chén lúc đụng nhau phát ra âm thanh nặng nề, đục ngầu. Anh thất vọng lắc đầu, sau đó lại thử cái chén tiếp theo.Tiếp tục đọc →
Ai cũng có một vùng an toàn nhất định, muốn vượt lên thành tích hiện tại xin đừng giới hạn bản thân, hãy dũng cảm chấp nhận thử thách và phát triển cho bản thân, chắc chắn bạn sẽ đạt được tốt hơn những gì bạn nghĩ. Tiếp tục đọc →
Đã không có “Thành Thật”, thì Thông Minh sẽ chỉ làm hại chính mình, Sung Sướng sẽ không được lâu dài, Địa Vị chỉ là thứ giả tạo và Cạnh Tranh cũng sẽ thất bại mà thôi!” Câu chuyện ngụ ngon về Thành thật dưới đây sẽ cho chúng ta bài học quý giá này. Tiếp tục đọc →
Thùng nước của lạc đà – một câu chuγện ngụ ngôn của người Do Thái. Đây là dân tộc lạc quan nhất; với họ, niềm hγ vọng là lá cờ baγ cao, sẽ mang đến sức mạnh và dũng khí to lớn.
1. Câu chuyện ngụ ngôn: “Thùng nước của lạc đà”
Lạc đà mẹ dẫn theo một bầγ lạc đà con bước đi trong biển cát sa mạc không một bóng người. Chúng đã đi rất nhiều ngàγ, nên rất sốt ruột mong sẽ được nhìn thấγ một mảng màu xanh nào đó ở biên rìa sa mạc. Mặt trời пóпg rát cháy trên mặt cát, cái nóng như thiêu như đốt. Bầγ lạc đà đã khô miệng khô lưỡi và vô cùng khát nước.Tiếp tục đọc →
Chiều lại buông. Một chiều thu se lạnh. Gió thổi mơn man mặt hồ. Gió đánh đu cho lá vàng rơi rụng. Gió thầm thì nhắc nhớ đôi bàn tay ai lần qua hàng khuy, khép hờ vạt áo…
Bữa đó vào ngày cuối tuần, ông chủ không bận rộn mải mê với công việc, năm ngón tay khum khum ngồi tựa vào nhau. Chúng thư giãn. Chúng nói chuyện phiếm. Chuyện qua chuyện lại, chuyện Đông chuyện Tây… vãn cuộc Ngón Cái buồn tình nói:
– Chúng ta đều là những kẻ đi nhiều biết rộng, việc hay việc dở, việc xa việc gần, việc tinh việc thô… thôi thì cứ gọi là ‘thượng vàng hạ cám’: điều gì ông chủ muốn hoàn thành là chúng ta đều phải làm cho kỳ được. Vậy nay ta thử phân định xem ai trong số chúng ta đây mới là người quan trọng nhất…Tiếp tục đọc →
Nếu không thể chấp nhận người khác có cuộc sống tốt đẹp, thì người bị hủy hoại đầu tiên luôn là chính mình. Người thật lòng muốn tốt cho người khác, sẽ nhận được sự ban thưởng của vận mệnh…
Những người từng đi, mò cua bắt ốc đều biết rằng, nếu như bỏ một con cua vào trong giỏ tre, thì cần phải đậy nắp giỏ lại, nếu không con cua sẽ bò ra ngoài.
Nhưng nếu như sau khi bạn câu được thêm mấy con cho vào trong giỏ, thì không cần phải đậy nắp giỏ lại nữa, lúc này cho dù con cua có vùng vẫy kiểu gì cũng không thể bò ra ngoài được. Tại sao lại như vậy?Tiếp tục đọc →
Cuộc sống luôn tràn đầy hỉ, nộ, ai, lạc, mỗi người lại có cuộc sống riêng của mình, chúng ta là nhân vật chính trong vở kịch đó. Vậy làm thế nào để làm chủ được cuộc sống của mình, thực ra hoàn toàn do chúng ta quyết định.
Chỉ khi bản thân thật kiên cường, mới có thể cứu được chính mình
Một con lừa có tính tò mò hiếu kỳ cuối cùng đã leo lên mái nhà với nỗ lực rất lớn của bản thân. Trong lúc cao hứng, nó nhảy nhót sung sướng, làm vỡ mái ngói. Khi chủ nhà đi làm đồng về, thấy con lừa nghịch ngợm trên mái nhà, liền nhanh chóng trèo lên, lùa lừa xuống rồi dùng gậy dày đập mạnh đánh cho con lừa một trận.
Không thể phủ nhận rằng “khoan dung” là một đức tính tốt đẹp của nhân loại, nhưng nếu không lý trí đặt đúng người đúng chỗ, thì sự “khoan dung” ấy có thể sẽ trở thành hành vi tiếp tay cho cái ác hại người.
Có thể phân biệt Chính tà mới biết đâu là khoan dung thật sự. (Ảnh qua Pinterest)
Dạy trẻ qua truyện ngụ ngôn là một phương pháp giáo dục tinh tế và thấm thía.
Truyện ngụ ngôn Kiến và Ve sầu
NHƯNG XIN ĐỪNG MƯỢN TRUYỆN NGỤ NGÔN NỔI TIẾNG CỦA AESOP “KIẾN & VE ” XÀO NẤU THÀNH “KIẾN VÀ GÀ” RẤT DỊ HỢM, KHÔNG HỢP – MẤT HẾT Ý NGHĨA …
Ngày hè đỏ lửa, ve sầu lười biếng nằm duỗi chân dưới tán cây. Thỉnh thoảng ve sầu lại nhấm nháp một giọt mật ong thượng hạng, lim dim hưởng thụ thì bất chợt thấy bác kiến thân thể nhớp nháp mồ hôi hì hục vác một hạt gạo to tướng trên vai chậm chạp lê bước ngang qua.
Kiến và Ve sầu
Buồn miệng, Ve Sầu cất tiếng:
– Bác Kiến ơi, trời nắng vậy mà sao bác không nghỉ tay một chút? Việc gì mà phải đày đọa bản thân như vậy?
Có một vương quốc động vật nọ bị kẻ thù xâm lược, vì vậy quốc vương là lão Hổ đã dẫn dắt nhiều loài động vật khác tham gia trận chiến bảo vệ đất nước. Nhiều loài bị thương vong, thậm chí đến Hổ cũng bị thương nặng. Trong vương quốc ai cũng đồng lòng, chỉ trừ một con Sói quỷ quyệt từ lâu luôn thèm thuồng dòm ngó ngai vàng Hổ…
Trong khi cả vương quốc động vật đều tham gia trận chiến bảo vệ đất nước, duy chỉ có con Sói nọ là không những không tích cực tham chiến, mà còn chớp lấy cơ hội nuôi dưỡng thế lực của mình từ trong bóng tối.
Sói không những không tích cực tham chiến, mà còn chớp lấy cơ hội nuôi dưỡng thế lực của mình từ trong bóng tối. (Ảnh qua headtopics)
Một bác nông dân xứ nọ Hay bán bơ cho Thợ bánh Một hôm, Anh thợ làm bánh Quyết định cân thử miếng bơ Xem thử cân nặng đúng chưa Ngờ đâu lượng bơ lại thiếu Giận nên kiện tụng ra Tòa
Hình ảnh lâu đài cát mang đến cho mỗi chúng ta bài học quý giá mang theo suốt đường đời
Lời ngỏ:
Có một phương pháp giáo dục gây ngạc nhiên và được các mẹ Nhật áp dụng rất hiệu quả. Đúng như tên của nó, phương pháp “5 phút thủ thỉ” nghĩa là cha mẹ dành khoảng thời gian ngắn trước khi ngủ trò chuyện cùng con, không giới hạn về lứa tuổi. Mục đích là dùng những lời lẽ yêu thương, mong muốn tích cực, giúp định hình và điều chỉnh tính cách của con.
Một số nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản như Shichida, Ibukai Masaru khuyên rằng cha mẹ hãy ru ngủ cho con bằng bài hát, chuyện kể hoặc nói về điều mình muốn khuyên con… sẽ có hiệu quả rất lớn. Bởi vì lúc trẻ chập chờn vào giấc ngủ, những gì bạn nói sẽ đi sâu vào tiềm thức, in đậm trong tâm trí trẻ. Tiếp tục đọc →
Phải đi qua mưa gió cuộc đời rồi mới hiểu được những thứ đang có ở hiện tại là đáng quý nhất. Đến một ngày bạn sẽ mỉm cười, vì những gian khổ đã từng trải qua. Không phải vì nó chưa từng tồn tại, mà là bạn đã có đủ dũng khí để đối mặt. Những chuyện đã phát sinh sẽ không thay đổi, mà thay đổi chính là cái tâm của mình.
Những gian khổ đã trải qua, một ngày nào đó sẽ khiến bạn mỉm cười. (Ảnh: Pinterest) Tiếp tục đọc →
Chúng ta hẵn có nhiều người từng lãng phí không ít thức ăn, dở không ăn cũng bỏ, no quá không ăn hết cũng bỏ, v.v., rất nhiều lý do cho việc phí phạm đấy. Nhưng bạn có biết, để làm ra được một hạt gạo, người nông dân phải rất cực khổ trồng trọt, hay thậm chí bản thân những hạt gạo ấy tự nó cũng phải rất nỗ lực để phát triển thật tốt, để có thể đến và phục vụ con người. Như câu chuyện dưới đây.
Câu chuyện kể về một hạt cơm đã òa khóc khi một cô bé vô tình làm rơi nó xuống bàn ăn. (Ảnh qua Seelenflügel)
Bộ Quần Áo Mới Của Hoàng Đế là câu chuyện cổ tích mang tính ngụ ngôn sâu sắc của nhà văn Andersen. Truyện không chỉ châm biếm thói xa hoa phù phiếm của hoàng đế và thói xu nịnh của bọn nịnh thần, mà còn lên án tâm lý a dua theo đám đông không cần biết đúng sai của số đông người trong xã hội. Mời các bạn và các em cùng đọc truyện nhé.
Tại một quầy hàng truyền thống trong chợ, có một người bán hàng rong bày biện 2 chiếc giỏ tre. Trong hai chiếc giỏ này, một cái có nắp đậy, một cái thì không, đằng sau sự khác biệt này là một câu chuyện rất thú vị…
Giúp đỡ người khác tạo nên thành tựu, cũng là thành tựu chính mình. (Ảnh: Pinterest) Tiếp tục đọc →
Tranh minh họa.1. Có một con kiến tìm voi để so sánh sức mạnh. Kiến tự hào nói rằng mình có thể nhấc bổng những thứ nặng hơn thể trọng của nó đến hơn 100 lần. Tiếp tục đọc →
Câu chuyện về 5 chú khỉ và 1 nải chuối, tuy đơn giản nhưng lại ẩn chứa bài học sâu sắc về nhân sinh, đồng thời cũng phản ánh một hiện thực xã hội, khiến chúng ta không khỏi giật mình.
Mỗi khi một con khỉ trèo lên ăn chuối là những con phía dưới bị xịt nước. (Ảnh: Pinterest)
Hai cái bát va vào nhau cũng giống như một trái tim với một trái tim, cần phải phó xuất sự chân thành mới có thể phát ra âm điệu thanh thoát dễ nghe. (Ảnh: Pinterest) Tiếp tục đọc →
Thấy sư tử rên rỉ, các con vật đều đến xem, chỉ có cáo đứng ngoài: Cảnh tỉnh nhiều người
Cáo cũng như những con vật khác đều quan tâm đến tiếng rên rỉ của sư tử. Nhưng nó hành động khác với đám đông.
1. Sư tử và hồ ly (cáo)
Một con sư tử bị ốm, nó nằm trong hang rên rỉ không ngớt. Một số con vật ở gần đó nghe thấy tiếng sư tử rên thì hò nhau vào hang xem có chuyện gì đang xảy ra. Tiếp tục đọc →
Hai câu chuyện cổ ở Ấn Độ và Ả Rập, nói về hai đồ vật khác nhau là chiếc bình đạo đức và cây Đèn Thần, mặc dù tình huống cũng gần giống nhau nhưng cách hành xử khác nhau đã dẫn đến kết cục khác biệt một trời một vực.
“Chiếc bình đạo đức” chứa nhiều báu vật, phải có tâm cung kính mới có thể giữ được
Tác phẩm đấu giá là bức vẽ không mấy tên tuổi của một cựu quân nhân. Không ai muốn mua nó, duy chỉ có một người…
Xưa có một nhà sưu tầm các tác phẩm hội họa. Ông từng phải vất vả làm qua nhiều công việc khác nhau để có tiền mua tranh vẽ mà ông yêu thích. Có câu nói rằng: “Ông Trời không phụ người có tâm”, sau mấy chục năm ông đã có trong tay các tác phẩm của nhiều danh họa tầm cỡ trên thế giới.
Vợ mất sớm để lại cho ông cậu con trai duy nhất. Người ta vẫn nói: “Cha nào con nấy”, con trai ông cũng đam mê hội hoạ và thích ngắm nhìn các tác phẩm trong bộ sưu tập của cha mình. Việc sưu tầm những bức tranh nổi tiếng đã trở thành niềm vui thích chung của cả hai cha con. Tiếp tục đọc →
“And now here is my secret, a very simple secret: It isonly with the heart that one can see rightly; what is essential is invisible to the eye.” ( The Little Prince~ Antoine de Saint-Exupery)
Người ta thường bảo: “Một bức tranh bằng ngàn lời nói”. Điều này đúng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, có những lúc ngôn từ có thể diễn tả những việc mà cả ngàn bức tranh cũng không làm cho người ta hiểu hết ý của nó.
Đôi khi, ngôn từ có thể miêu tả sự vật sống động hơn nhiều so với các bức ảnh chụp… (Ảnh qua The Question)Tiếp tục đọc →
Có câu nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu còn chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa!”. Đức khiêm tốn vì sao lại được ngợi ca đến vậy?
Kinh Dịch viết: “Đạo của Trời là rút bớt chỗ dư thừa mà bồi đắp chỗ thiếu hụt; Đạo của đất đai là chỗ cao lồi thì bị xói mòn còn chỗ trũng thấp thì được đắp bồi; Đạo quỷ thần thì trừng phạt kẻ ngạo mạn, ban phước cho người khiêm tốn; Đạo của người thì tự mãn bị ghét còn khiêm hạ được thương”.
Dưới đây là 3 câu chuyện nhỏ về lòng khiêm tốn.Tiếp tục đọc →
Trong nỗ lực làm vừa lòng tất cả mọi người, đôi khi con người ta không tránh khỏi phiền toái và lố bịch…Chuyện kể rằng: Một người chủ cối xay cùng con trai mình dắt một con lừa ra chợ với hy vọng sẽ bán được nó. Trên đường đi, họ gặp một nhóm các cô gái vừa cười vừa nói rằng: Tiếp tục đọc →
Câu chuyện ba người thầy của Hasan, đã nói lên cho chúng ta một chân lý rằng, vạn vật trong cuộc sống đều có thể là một người thầy, bất kể đó có thể là một tên trộm, một con chó, hay một ngọn gió thổi qua thôi, cũng mang theo nội hàm sâu sắc về triết lý nhân sinh, quan trọng là mấy ai có thể nhận ra được điểm hóa từ bài học đó, và tu sửa bản thân mình.
(Ảnh minh họa)
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy đặc biệt của ta.Tiếp tục đọc →
Người trong gia đình là một chiếc gương của chúng ta, một người cười, những người khác cũng sẽ cảm thấy vui lây. Đem một nụ cười trở về nhà, chính là đem món quà tốt nhất tặng cho họ.
Đem nụ cười về nhà, chính là tặng một món quà lớn nhất cho thân nhân. (Ảnh: Internet)
Lão Mèo vốn lúc nào cũng tinh ranh giữ nhà thật kỹ. Lũ CHUỘT NHẮT bởi thế nên rất run không có con nào dám léng phéng hay lập lò ra khỏi hang. Hình như Lão Mèo có mặt mọi ngõ ngách trong nhà? Chỉ sơ hở một tí là bị Lão Mèo ăn tươi nuốt sống ngay. Bởi thế Lũ Nhắt nín khe núp mãi trong hang.