• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Kiệt tác hơn 140 triệu USD của Tề Bạch Thạch

“Thập nhị phong cảnh đồ” của Tề Bạch Thạch từng bán giá 140,8 triệu USD – đắt nhất Trung Quốc.

Thevalue công bố danh sách “10 tác phẩm nghệ thuật đắt nhất được bán đấu giá” hồi cuối tháng 11, sau khi cập nhật những tác phẩm đoạt giá cao trong năm, Thập nhị phong cảnh đồ của Tề Bạch Thạch đứng thứ tám với mức 931,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 140,8 triệu USD).

Con số này được ấn định trong phiên đấu của Poly Bắc Kinh hồi tháng 12/2017. Tác phẩm có mức giá khởi điểm là 450 triệu NDT, sau hơn 20 phút với hơn 60 lượt đặt giá, tác phẩm được chốt ở mức 931,5 triệu NDT bao gồm thuế phí. Người mua là nhà sưu tập Trung Quốc. Tranh lập kỷ lục tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đắt giá nhất. Tề Bạch Thạch trở thành danh họa Trung Quốc đầu tiên vào “câu lạc bộ” nghệ sĩ có tác phẩm trị giá trên 100 triệu USD.

Bức Thập nhị phong cảnh đồ. Ảnh:Beijing Poly

Bức “Thập nhị phong cảnh đồ”. Ảnh:Beijing Poly

Thập nhị phong cảnh đồ ra đời năm 1925, gồm 12 bức tranh riêng biệt mô tả cảnh sông núi chân thực ở Hồ Nam và Quế Lâm. Mỗi bức có kích thước 180×47 cm, được vẽ bằng mực nho, màu nước trên giấy xuyến chỉ. Ngoài ra, mỗi bức đề một bài thơ do ông sáng tác bằng thư pháp, đóng dấu. Các học giả cho rằng tác phẩm được Tề Bạch Thạch vẽ sau khi đi du lịch khắp Trung Quốc. Bộ tranh thể hiện đầy đủ kỹ năng vẽ tranh phong cảnh bậc thầy của nghệ sĩ.

Theo ThePaper, tranh là tổng hợp của các thể loại thơ, thư, họa, triện. Hoa Thiên Tuyết – Chủ tịch Học viện Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc – nhận xét: “Đây là 12 bức tranh huyền thoại trong lĩnh vực thư pháp và hội họa”. Theo Sina, trong 10 năm từ 1917-1927 là cải cách thoái trào của Tề Bạch Thạch. Họa sĩ thay đổi mô hình và phương pháp sáng tác trong những năm cuối đời. Vì vậy, tác phẩm năm 1925 được coi là tác phẩm phong cảnh tiêu biểu nhất cho thời kỳ chuyển đổi phong cách của Tề Bạch Thạch. Trước đó, ông chủ yếu vẽ tôm, cá và các loài động vật…

Tranh được giới thiệu trong phiên đấu giá ở Bắc Kinh. Ảnh: HK01

Tranh được giới thiệu trong phiên đấu giá ở Bắc Kinh. Ảnh: HK01

Câu chuyện mua bán tranh có nhiều bước ngoặt. Theo Sohu, tranh là món quà sinh nhật Tề Bạch Thạch tặng bạn thân, bác sĩ nổi tiếng ở Bắc Kinh Trần Tử Lâm. Đầu năm 1950, Trần Tử Lâm nhờ Lưu Kim Đào – họa sĩ nổi tiếng ở Bắc Kinh – bán tác phẩm. Hai nhà sưu tập Trương Đình và Ngải Thanh được Lưu Kim Đào đưa tới nhà Trần Tử Lâm. Sau khi nhìn thấy bức tranh, Trương Đình liền quỳ xuống, hết lời khen ngợi. Cả hai thương lượng mỗi người mua hai bức. Tuy nhiên, Trần Tử Lâm không bán giá dưới 45.000 nhân dân tệ (156 triệu đồng)

Quách Tú Nghi – đệ tử của Tề Bạch Thạch – cùng chồng Hoàng Kỳ Tường là khách hàng tiếp theo. Cả hai đồng ý mua tranh mà không mặc cả. 45.000 NDT khi đó rất lớn. Theo cải cách tiền lương năm 1955, lương của chủ tịch Mao Trạch Đông chỉ có 440 NDT (1,5 triệu đồng).

Năm 1989, Vương Đài Khánh – nhà sưu tập và buôn bán nghệ thuật người Đài Loan – thuyết phục thành công gia đình Hoàng Kỳ Tường bán lại bức tranh. “Khi tôi mua nhóm 12 bức từ nhà họ, tôi không có nhiều tiền trong tay như vậy. Tôi đã mua từng bức một. Sau khi mua một bức, tôi bán nó ở Đài Loan rồi quay lại mua tấm thứ hai”, ông kể lại.

Vương Đài Khánh cho biết thêm ban đầu định bán lại cho một nhà sưu tập họ Trịnh. Tuy nhiên người này muốn giảm giá nên không thành. Ông đành bán trao tay cho Hoàng Thừa Chí – chủ một phòng trưng bày tranh tại Đài Loan.

Trên Sina, Hoàng Thừa Chí cho biết: “Vương Đài Khánh tới tìm tôi nói có một bộ sơn thủy của Tề Bạch Thạch muốn bán. Tôi nghe xong cảm thấy rất tốt nhưng mức giá đưa ra là 1 triệu USD (30 triệu Đài tệ) – con số trên trời. Mặc dù lúc đó các tác phẩm của Trương Đại Thiên bán với giá hàng chục triệu Đài tệ, nhưng giá tranh của Tề Bạch Thạch vẫn không cao”.

Quá trình mua bán gặp nhiều vấn đề vì tranh ở Bắc Kinh, tiền ở Đài Bắc. Người bán không muốn giao tranh cho người trung gian mang đi, người mua không yên tâm trả tiền mà không xem tác phẩm gốc. Phương pháp hợp lý nhất là hai bên gặp nhau. Tuy nhiên, người trung gian phản đối việc này. Hoàng Thừa Chí cũng không muốn đến cuộc hẹn với số tiền lớn và trở về Đài Loan với bức tranh quý như bảo vật quốc gia – hai lần mạo hiểm. Vì vậy, họ thống nhất mua từng bức một, mỗi lần trả 100.000 USD. “Mất ba tháng chạy đi chạy lại. Đến tháng 3/1990, tôi mới có đủ 12 bức tranh”, Thừa Chí nói.

Thập nhị phong cảnh đồ lần đầu được trưng bày vào tháng 4/1954 tại “Triển lãm tranh Tề Bạch Thạch” do Hiệp hội Nghệ sĩ Trung Quốc tổ chức. Sau đó, tranh được giới thiệu tại “Triển lãm di cảo của Tề Bạch Thạch” vào năm 1958 – một năm sau khi họa sĩ qua đời.

Họa sĩ Tề Bạch Thạch. Ảnh: Zheng Jingkang

Họa sĩ Tề Bạch Thạch. Ảnh: Zheng Jingkang

Tề Bạch Thạch (1864-1957) là tên tuổi vĩ đại của hội họa Trung Quốc, sở trường vẽ sơn thủy, hoa lá, chim cá. Theo thống kê do ArtPrice – công ty nghiên cứu thị trường của Pháp – thực hiện, Tề Bạch Thạch xếp thứ ba toàn cầu trong danh sách họa sĩ có tác phẩm bán được nhiều tiền nhất năm 2009, sau Andy Warhol và Picasso. Sinh thời, danh họa Picasso từng nói: “Tôi không dám đến Trung Quốc, bởi vì ở đó có Tề Bạch Thạch”.

Theo ThePaper, Tề Bạch Thạch từng nói: “Cái hay của tranh nằm ở giữa ‘giống’ và ‘không giống’. Giống thì tầm thường quá, thiếu tư tưởng và góc nhìn của nghệ sĩ, mà không giống thì là lừa phỉnh người xem”. Ông còn từng khuyên các học trò: “Học ta thì sống mà giống ta thì chết”, nhắc học trò tìm tòi sự khác biệt, nếu không tác phẩm sẽ không có sức sống lâu bền.

Hiểu Nhân – VnExpress

Hàng nhái từ Trung Quốc vào Việt Nam giống hàng chính hãng đến 80%

 Hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ không chỉ sản xuất trong nước mà còn được đặt ở nước ngoài, đưa vào trong nước tiêu thụ bằng nhiều đường khác nhau, tập trung chủ yếu là thực phẩm chức năng, thời trang, mỹ phẩm, giày dép…

Hàng nhái từ Trung Quốc vào Việt Nam giống hàng chính hãng đến 80% - Ảnh 1.

Bộ Công Thương vừa có dự thảo đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025 đưa ra lấy ý kiến các bộ ngành liên quan.

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích

Thắng cảnh thần tiên được giấu kỹ trong chốn núi rừng ở Trung Quốc: Được ví như Tiểu Cửu Trại Câu, như mở ra khung cảnh chỉ có trong cổ tích

Là một sự kết hợp hoàn hảo giữa Cửu Trại Câu và Hoàng Long, Mâu Ni Câu ở Trung Quốc có cảnh đẹp thần tiên, chinh phục hoàn toàn trái tim của những người yêu du lịch trên khắp thế giới.

Ở tỉnh Tứ Xuyên, chắc hẳn ai cũng từng nghe qua danh thắng cảnh Cửu Trại Câu và thắng cảnh Hoàng Long – hai địa điểm du lịch quen thuộc được nhiều du khách yêu thích về độ nổi tiếng, cảnh đẹp thiên nhiên và phong tục tập quán địa phương. Tiếp tục đọc

Ủng hộ Tây Tạng, 19 phim của Keanu Reeves bị xóa sổ ở Trung Quốc

Sau khi tham dự buổi hòa nhạc từ thiện gây quỹ do tổ chức bảo tồn văn hóa Tibet House US (tạm dịch: Ngôi nhà Tây Tạng) tổ chức, Keanu Reeves đã bị tẩy chay, xóa ít nhất 19 tác phẩm trên các ứng dụng phát trực tuyến của Trung Quốc.

Nam diễn viên Hollywood Keanu Reeves. (Ảnh: Shutterstock)

Theo đó, ‘Ngôi nhà Tây Tạng’ là một tổ chức bảo vệ văn hóa phi lợi nhuận quốc tế, có trụ sở tại New York (Hoa Kỳ), được thành lập theo yêu cầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Bắc Kinh bác bỏ mọi tuyên bố về ‘nền độc lập của Tây Tạng’ và coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một ‘kẻ ly khai’ nguy hiểm.

Tin tức về việc Keanu Reeves tham gia buổi hòa nhạc từ thiện thường niên do ‘Ngôi nhà Tây Tạng’ tổ chức hôm 3/3 đã khiến những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc bức xúc, dấy lên các cuộc tấn công trên mạng xã hội, đe dọa tẩy chay phim của anh.

Theo tạp chí Variety, nhiều tờ báo của Trung Quốc đã đăng bài viết chỉ trích Keanu, cho rằng nam tài tử Hollywood công khai ủng hộ văn hóa Tây Tạng, đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm ở quốc gia họ, đồng thời kêu gọi tẩy chay mọi phim anh đóng, trước mắt là The Matrix Resurrections (Ma trận: Hồi sinh).

Tuần trước, các trang web video trực tuyến kỹ thuật số lớn của Trung Quốc đã xóa hầu hết các phim của Keanu Reeves, thậm chí tìm bằng tên bính âm ‘Jinu Liweisi’ cũng không thấy kết quả liên quan. Tiếp tục đọc

Hoa Anh Đào – Ngô Khôn Trí

Hoa Anh đào (桜, sakura) có 3 màu là trắng, hồng và đỏ. Tuổi thọ của một bông hoa Anh đào rất ngắn, thường chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. Chủng loại và điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến tuổi thọ của hoa anh đào.

Giống hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày nở rộ (tiếng Nhật gọi là mankai 満開) trong khi giống hoa Kanzakura nở và tàn lâu hơn từ 10 đến 12 ngày kể từ ngày mankai.

Mùa ngắm hoa Anh đào tại Nhật thường bắt đầu vào đầu tháng hai, từ Okinawa ở phía nam, tiếp theo là vùng Kyushu, Kantou, Shikoku, còn ở phía bắc Hokkaido thì phải đến đầu tháng năm hoa mới nở. Kawazu sakura là hoa Anh đào nở sớm nhất ở Nhật Bản, hoa hé nụ vào đầu tháng và bung nở vào giữa tháng 2.

5 Jenis Dan Cara Lengkap Menanam Bunga Sakura

Someiyoshono Tiếp tục đọc

‘Ông lớn’ chuyển sản xuất đến Việt Nam

Nike – AdidasNike, Adidas, Foxconn, Intel, Samsung… đã và đang mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam cho thấy môi trường đầu tư, kinh doanh vẫn ổn định và có tiềm năng tăng trưởng tốt.

51% giày của Nike là hàng “Made in Vietnam”

Báo chí Trung Quốc lo âu vì Việt Nam sản xuất giày Nike nhiều nhất

Mới đây, hãng CNBC dẫn báo cáo tài chính của tập đoàn chuyên về sản phẩm thể thao Nike cho biết, năm 2021 Việt Nam sản xuất giày cho Nike chiếm 51% sản lượng toàn cầu của hãng, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc đã rớt xuống còn 21%. Hồi năm 2006, Trung Quốc sản xuất giày cho Nike chiếm 35% sản lượng toàn cầu của hãng. Như vậy Việt Nam đã chính thức vượt xa Trung Quốc, trở thành cơ sở sản xuất chính cho thương hiệu này. Đáng chú ý, ngay cả Indonesia cũng đã vượt qua Trung Quốc khi thị phần sản xuất giày Nike tại nước này tăng từ 21% lên 26% trong vòng 15 năm qua.

Các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng đầu tư sản xuất tại Việt Nam.Các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Công thương: Ùn tắc cửa khẩu, doanh nghiệp chưa chú trọng thị trường 100 triệu dân

Phấn đấu để giải phóng sớm nhất lượng xe ùn ứ ở các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, hình thành các ‘vùng xanh’, ‘luồng xanh’ an toàn dịch bệnh tại khu vực biên giới.

24 ngày ăn bờ ngủ bụi, vạ vật nơi biên giới phía Bắc vì hàng nông sản ùn ứ - Ảnh 1.Hàng nghìn container nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) – Ảnh: VŨ TUẤN

Chiều 26-12, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía Bắc.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, đến ngày 25-12-2021, Quảng Ninh còn 1.555 xe, Lạng Sơn 4.204 xe, gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là mặt hàng nông sản (chiếm đến 80% các mặt hàng đặc tính dễ hư hỏng)… Tiếp tục đọc

Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu USD ứng phó Covid-19

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo cung cấp thêm 3,1 triệu USD mua sắm thiết bị, vật tư y tế và 500 nghìn liều vaccine cho Việt Nam.

Thông báo được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra khi hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm 2/12 tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đang thăm Trung Quốc ngày 2-4/12, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Ngoài viện trợ thêm 20 triệu nhân dân tệ (3,1 triệu USD) và 500.000 liều vaccine, ông Vương khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với với Việt Nam về phòng chống dịch.

Tiếp tục đọc

Kinh ngạc: Trung Quốc tuyên bố tìm thấy kháng thể vô hiệu hóa tất cả biến thể virus corona

Kinh ngạc: Trung Quốc tuyên bố tìm thấy kháng thể vô hiệu hóa tất cả biến thể virus corona

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã phân lập được một loại kháng thể có thể vô hiệu hóa một cách hiệu quả tất cả các chủng Covid-19. Nghiên cứu lấy kết quả từ các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thí nghiệm trên sinh vật sống.

Trong một nghiên cứu được công bố hôm 30/11, các nhà khoa học Trung Quốc từ nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu và Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu, cho rằng họ có thể có “thuốc chữa bách bệnh” cho đại dịch Covid-19.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc bác cáo buộc sẽ lấy sân bay của Uganda nếu vỡ nợ

Mới đây, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin nước này có thể ‘tịch thu sân bay quốc tế duy nhất của Uganda’ nếu quốc gia Đông Phi này không thể trả nợ

Entebbe là sân bay quốc tế duy nhất của Uganda. (Ảnh: Wionews)Entebbe là sân bay quốc tế duy nhất của Uganda. (Ảnh: Wionews)

Trung Quốc vừa bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này sẽ lấy sân bay quốc tế duy nhất của Uganda nếu quốc gia thuộc vùng Đông Phi này không thể thanh toán 200 triệu USD đã vay Bắc Kinh.

Một cuộc điều tra của Quốc hội Uganda hồi tháng trước kết luận rằng Trung Quốc đã áp các điều khoản khó khăn khi cho nước này vay, bao gồm khả năng bị tịch thu sân bay nếu Uganda vỡ nợ. Báo cáo đang gây phẫn nộ trong dư luận quốc gia này.

Tiếp tục đọc

3 câu chuyện ngắn thấm thía của nhà văn Mạc Ngôn

Mạc Ngôn là một nhà văn người Trung Quốc rất nổi tiếng, vốn xuất thân từ nông dân. Ông được thế giới biết đến qua tác phẩm “Cao lương đỏ” đã được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim. Sau đó, bộ phim đạt giải “Cành cọ vàng” tại Liên hoan phim Cannes năm 1994. Năm 2012, ông nhận giải Nobel Văn học danh giá.

Mạc Ngôn là một nhà văn người Trung Quốc rất nổi tiếng, vốn xuất thân từ nông dân. (Ảnh: NYTimes)

Ở Việt Nam, Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách. Cách đây chừng 10 năm, độc giả Việt “săn lùng” Mạc Ngôn, sưu tầm Mạc Ngôn với những cuốn sách gây ám ảnh như “Đàn hương hình”, “Cây tỏi nổi giận”, “Rừng xanh lá đỏ”, “Báu vật của đời”, “Cao lương đỏ”… Ở Mạc Ngôn, người đọc nhìn thấy dũng khí của một cây viết vừa cay đắng vừa hài hước, vừa đả kích vừa xót xa.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc và cơ hội trở thành siêu cường thế giới!

 Kinh tế suy thoái, dân số già hóa, quân sự và ngoại giao bị cô lập là những thách thức nghiêm trọng khiến Trung Quốc không còn sức bật để hiện thực hóa tham vọng thay đổi trật tự toàn cầu.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ ‘ồ ạt’ vào Việt Nam?

Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ 'ồ ạt' vào Việt Nam?

Báo cáo VnDirect nhận định, những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá.

Bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến Việt Nam

Giai đoạn 2010-2019, sản lượng điện của Việt Nam tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm. Tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ này đã giảm chỉ còn 2,4% so với cùng kỳ do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, khiến tiêu thụ điện giảm sút. Tiếp tục đọc

Cảnh báo y bác sĩ bị lây COVID-19 vì khẩu trang dỏm, nhà tài trợ nên tìm hiểu kỹ khi mua tặng

‘Kinh nghiệm thực tế cho thấy hầu hết trường hợp lây nhiễm cho cán bộ y tế trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân là do mang khẩu trang không đạt chuẩn’ – giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang cho biết

Cảnh báo y bác sĩ bị lây COVID-19 vì khẩu trang dỏm, nhà tài trợ nên tìm hiểu kỹ khi mua tặng - Ảnh 1.
Khẩu trang 3M dỏm cơ quan chức năng Hà Nội vừa thu giữ – Ảnh: VTV

Hôm nay 9-8, Bệnh viện Việt Đức có thông tin cho biết trong tình hình dịch COVID-19 nóng bỏng, khó lường, nhiều nhà tài trợ, nhóm hảo tâm, bè bạn đã kêu gọi và quyên góp mua tặng khẩu trang, thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế.

“Tuy nhiên khi kiểm tra các trang bị bảo hộ, đặc biệt khẩu trang N95 – một lá chắn quyết định trong ngăn ngừa virus SARS-CoV-2, thì rất nhiều trong số khẩu trang nhận được từ các nguồn tài trợ là không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tiếp tục đọc

Làn sóng tẩy chay Viện Khổng Tử

Tiếp bước nhiều nước phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt tẩy chay hệ thống Viện Khổng Tử của Trung Quốc.

Làn sóng tẩy chay các Viện Khổng Tử đã lan đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại hai quốc gia này, nhiều nhà hoạt động, chính trị gia đã kêu gọi chính quyền điều tra hoặc đóng cửa các học khu do Trung Quốc thành lập, báo South China Morning Post đưa tin.

Trước đó, hệ thống Viện Khổng Tử đã bị tẩy chay ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm ở Mỹ, châu Âu và Australia. Các nước cho rằng Viện Khổng Tử giúp Trung Quốc quảng bá hình ảnh và sức mạnh mềm, thậm chí còn can thiệp đến tự do ngôn luận hoặc hỗ trợ hoạt động gián điệp.

Học sinh quốc tế tham quan Viện Khổng Tử. Ảnh: Getty.
Nhat Ban, Han Quoc tay chay Vien Khong Tu anh 1

Tại Hàn Quốc, các nhà hoạt động cực hữu chỉ trích Viện Khổng Tử là “công cụ tẩy não”. Tại Nhật Bản, chính quyền của Thủ tướng Suga Yoshihide đang điều tra về các nguồn tài trợ, hoạt động và mức độ ảnh hưởng của những học khu này.

Tiếp tục đọc

Các lãnh đạo G7 sẽ kêu gọi cuộc điều tra mới về nguồn gốc Covid-19

Theo dự thảo thông cáo bị rò rỉ, các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mở cuộc điều tra mới và minh bạch về nguồn gốc của Covid-19.

Lời kêu gọi được khởi xướng bởi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trước đó, Mỹ đã quyết định mở rộng cuộc điều tra với giả thiết cho rằng Covid-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, Trung Quốc, theo Guardian.

Các chuyên gia khoa học vẫn đồng tình về việc Covid-19 đã lây từ động vật sang người trong một sự kiện tự nhiên. Một cuộc điều tra của các chuyên gia WHO đã kết luận rằng “cực kỳ khó có khả năng” đại dịch bắt nguồn từ phòng thí nghiệm.

Thong cao G7 bi ro ri anh 1

Quán rượu Cornish Arms tại Cornwall treo cờ các quốc gia G7. Ảnh: Reuters.

Tiếp tục đọc

Nghi vấn ‘ém nhẹm’ báo cáo về nguồn gốc đại dịch

Báo cáo của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, cho rằng Covid-19 có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, trở thành trọng điểm mới trong các tranh cãi ở Quốc hội Mỹ.

Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore – một cơ quan nhà nước – từng công bố báo cáo hồi tháng 5/2020 cho thấy khả năng virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

 

bao cao nguon goc Covid-19 gay tranh cai anh 2

Viện nghiên cứu virus Vũ Hán đang là tâm điểm trong cuộc điều tra về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Ảnh: Shutterstock

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, cuộc điều tra về nguồn gốc virus vẫn là loại thông tin “mật”, nên thông tin này chỉ lưu hành rất hạn chế, giữa những người có thẩm quyền. Tiếp tục đọc

Chuyên gia Anh, Na Uy khẳng định nCoV từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Hai chuyên gia Anh và Na Uy khẳng định các nhà khoa học Viện Virus học Vũ Hán tạo ra nCoV, sau đó tìm cách che đậy dấu vết.

Nghiên cứu của chuyên gia về ung thư người Anh, giáo sư Angus Dalgleish, và nhà khoa học Na Uy, tiến sĩ Birger Sørensen, sắp được công bố trên tạp chí Quarterly Review of Biophysics Discovery sẽ thách thức thuyết phổ biến hiện nay rằng nCoV có nguồn gốc tự nhiên, lây truyền từ dơi sang người tại một chợ động vật tươi sống ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Tạp chí Quarterly Review of Biophysics Discovery do Đại học Cambridge của Anh xuất bản từ tháng 2/2020, chuyên về những khám phá lý sinh học với trọng tâm là các hiện tượng sinh học có thể được mô tả, phân tích từ góc độ phân tử.

.

Nhà khoa học Na Uy, tiến sĩ Birger Sørensen (trái), và giáo sư người Anh Angus Dalgleish. Ảnh: Minervanett.

Nhà khoa học Na Uy, tiến sĩ Birger Sørensen (trái), và giáo sư người Anh Angus Dalgleish. Ảnh: Minervanett/Metro.
Giáo sư Dalgleish chuyên về ung thư tại Đại học St George ở London, người đã nghiên cứu “vacicne HIV” mang tính đột phá, và tiến sĩ Sørensen là nhà virus học kiêm chủ tịch công ty dược phẩm Immunor, đã phát triển một ứng viên vaccine Covid-19 tên là Biovacc-19

Tiếp tục đọc

Tóm tắt tất cả bằng chứng hiện có về nguồn gốc COVID-19: Virus đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay tiến hóa từ tự nhiên?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gia hạn 90 ngày cho tình báo Hoa Kỳ thu thập và phân tích bằng chứng hỗ trợ cho cả 2 kịch bản.

Tóm tắt tất cả bằng chứng hiện có về nguồn gốc COVID-19: Virus đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay tiến hóa từ tự nhiên?
Vậy là giả thuyết virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc đã một lần nữa sống lại. Chừng nào bí ẩn về nguồn gốc của đại dịch vẫn chưa được giải đáp, nghi ngờ đó sẽ còn tồn tại. Càng ngày, các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới càng kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng hơn về khả năng này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ và Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đang góp tiếng nói của mình vào đó.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc kịch liệt phản đối việc Tổng thống Mỹ ra lệnh điều tra nguồn gốc COVID-19

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã chính thức lên tiếng phản đối việc chính quyền Tổng thống Joe Biden ra lệnh cộng đồng tình báo Mỹ hoàn tất báo cáo điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C. Ảnh: Xinhua

Trong thông cáo được phát đi tối 26/5 (giờ Mỹ), Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định việc chính trị hóa điều tra nguồn gốc COVID-19 sẽ không chỉ gây khó khăn cho việc tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện virus SARS-CoV-2, mà còn tạo điều kiện cho “virus chính trị” lây lan, hủy hoại nghiêm trọng các nỗ lực hợp tác quốc tế chống đại dịch.

Tiếp tục đọc

Sẽ thẩm định thông tin 1 loại khẩu trang Trung Quốc gây nhiễm độc phổi

Khả năng khẩu trang của Trung Quốc lưu thông trên thị trường Việt Nam rất thấp bởi hiện các doanh nghiệp Việt Nam chủ động sản xuất để cung cấp cho thị trường nội địa và còn xuất khẩu. Ảnh: Hương Giang
Khả năng khẩu trang của Trung Quốc lưu thông trên thị trường Việt Nam rất thấp bởi hiện các doanh nghiệp Việt Nam chủ động sản xuất để cung cấp cho thị trường nội địa và còn xuất khẩu. Ảnh: Hương Giang

Nhiều người đang lo ngại trước thông tin được đưa ra từ tờ CBC của Canada về việc Bộ Y tế nước này cảnh báo về khả năng “nhiễm độc phổi sớm” từ loại khẩu trang SNN200642 dùng 1 lần phòng chống COVID-19 được sản xuất tại Trung Quốc.

Thông tin này đã khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam lo lắng liệu sản phẩm này có mặt tại thị trường Việt Nam hay không.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế cho hay, cơ quan này chưa nhận được thông tin cảnh báo cụ thể nào về sản phẩm khẩu trang này. Song với cảnh báo từ một số tờ báo nước ngoài, ông Tuấn cho hay sẽ thẩm định lại thông tin.

Tiếp tục đọc

Kinh hoàng ‘chợ đen’ nhau thai người lấy từ bệnh viện, nhà tang lễ ở Trung Quốc

Một kẻ buôn lậu cho biết nguồn cung cấp nhau thai người của ông ta chủ yếu là do một nhân viên dọn vệ sinh lấy trộm trong bệnh viện rồi bán lại.

Chú thích ảnh

Một loại bánh được cho là chứa nhau thai người được bán tại một cửa hàng y học cổ truyền ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 16/3 đưa tin mặt hàng nhau thai người vẫn luôn đắt khách tại các “chợ đen” ở Trung Quốc, bất chấp lệnh cấm buôn bán từ hơn 10 năm trước.

Đối với nhiều người dân Trung Quốc, nhau thai người – hay còn gọi là ziheche trong y học cổ truyền Trung Quốc – được cho là có có công dụng chữa bệnh, đặc biệt bổ dưỡng đối với người có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân lao và huyết áp thấp. Họ luôn muốn mua nhai thai người còn tươi về nấu thành món ăn hoặc dùng để điều chế thuốc. Tiếp tục đọc

Trung Quốc có thật giúp được 100 triệu người thoát nghèo?

Chinese farmer carrying basket of vegetables on back

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói đất nước của ông đã đạt được mục tiêu đầy tham vọng được đặt ra khi ông nhậm chức năm 2012 là đưa 100 triệu người thoát nghèo.

Nhưng thực thì Trung Quốc đã đạt được những gì?

BBC Kiểm chứng so sánh dữ liệu của Trung Quốc với số liệu nghèo đói trên toàn cầu do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổng hợp.

Số liệu nghèo đói của Trung Quốc

Trung Quốc định nghĩa nghèo đói là bất kỳ ai ở các vùng nông thôn kiếm được ít hơn khoảng 2,30 đôla một ngày (đã điều chỉnh theo mức lạm phát). Con số này được thiết lập năm 2010 và không chỉ dựa trên thu nhập mà còn là điều kiện sống, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Tiếp tục đọc

WHO bất ngờ hủy công bố báo cáo sơ bộ về nguồn gốc virus corona ở Vũ Hán

TTO – Căng thẳng quan hệ Mỹ – Trung gia tăng xung quanh cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona của WHO ở Vũ Hán, Trung Quốc. Trong diễn biến mới nhất, một nhóm các nhà khoa học hối thúc mở thêm một cuộc điều tra khác.

WHO bất ngờ hủy công bố báo cáo sơ bộ về nguồn gốc virus corona ở Vũ Hán - Ảnh 1.
Một nhân viên an ninh đứng bên ngoài Viện virus học Vũ Hán ngày 3-2 khi các thành viên trong nhóm điều tra của WHO tới làm việc ở đây – Ảnh: REUTERS

Theo báo Wall Street Journal, nhóm điều tra nguồn gốc virus corona do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chủ trì sẽ hủy bỏ việc công bố báo cáo sơ bộ về chuyến công tác gần đây của họ tới Vũ Hán. Tiếp tục đọc

Trung Quốc giữ nước sông Mê Kông, các nước ở hạ lưu ‘mệt mỏi’

Bắc Kinh lại tiếp tục giữ nước tại thượng nguồn sông Mê Kông giữa mùa khô hạn, khiến mực nước sông Mê Kông tại các quốc gia ở vùng hạ lưu sụt giảm đột ngột.

Tờ Chiang Rai Times ngày 24.2 đưa tin điều này khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục căng thẳng. Ông Niwat Roikaew, chủ tịch nhóm bảo vệ môi trường Love Chiang Khong (Thái Lan), cho biết mực nước sông Mê Kông bắt đầu giảm đột ngột từ đầu tháng 1.

Tiếp tục đọc

Truyền thông Trung Quốc tung tin thất thiệt về virus Covid-19 để phủi trách nhiệm?

Truyền thông nhà nước Trung Quốc loan truyền thuyết âm mưu cho rằng một phòng thí nghiệm ở Mỹ tạo ra virus SARS-CoV-2 gây Covid-19, cũng như khuếch tán thông tin vắc xin của liên doanh Mỹ-Đức Pfizer-BioNTech không an toàn, làm chết người cao tuổi.
Phun dung dịch khử trùng bên trong một nhà hát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc /// AFP
Phun dung dịch khử trùng bên trong một nhà hát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc

AFP

Anh quyết ‘ăn thua’ với Trung Quốc ở Biển Đông

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sắp chính thức vận hành ban đầu và nhiều khả năng sẽ sớm được gửi đến Biển Đông theo kế hoạch, bất chấp việc Trung Quốc phản ứng.

2 tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (phải) và HMS Prince of Wales của Anh /// Ảnh: Daily Mail 2 tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (phải) và HMS Prince of Wales của Anh – ẢNH: DAILY MAIL

Có thể sớm triển khai

Tiếp tục đọc

WHO thất vọng vì Trung Quốc chưa cho đoàn điều tra COVID-19 nhập cảnh

AFP đưa tin, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 5/1 cho hay một nhóm chuyên gia quốc tế đã bắt đầu lên đường tới Trung Quốc để điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, song Bắc Kinh chưa hoàn tất các thủ tục nhập cảnh cần thiết dành cho phái đoàn này.

Phát biểu trước báo giới, người đứng đầu WHO nói: “Hôm nay, chúng tôi được biết các quan chức Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất những thủ tục cấp phép nhập cảnh cần thiết cho nhóm. Tôi rất thất vọng về thông tin này, bởi 2 thành viên đã bắt đầu chuyến đi và những người khác không thể lên đường vào phút cuối.” (Vietnamplus.vn)

Tổng giám đốc WHO: Trung Quốc không cấp thị thực cho nhóm điều tra virus corona đi Vũ Hán

(Tuổi Trẻ) Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Trung Quốc đã từ chối không cho các thành viên trong nhóm điều tra quốc tế của WHO tới Vũ Hán để tìm hiểu nguồn gốc đại dịch COVID-19. Tiếp tục đọc

Ông Duterte vỡ mộng sau 4 năm xoay trục sang Trung Quốc

Sau 4 năm xoay trục, chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte không thu được nhiều lợi ích từ Trung Quốc trong khi đối mặt sự phẫn nộ của công chúng trong nước.

Từ khi nắm quyền năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte đã đảo ngược chính sách đối ngoại của tất cả người tiềm nhiệm, xoay trục từ đồng minh thân cận của Mỹ sang duy trì quan hệ nồng ấm với Trung Quốc. Manila kỳ vọng nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ Bắc Kinh, thông qua các khoản vay ưu đãi và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Philippines vỡ mộng sau 4 năm ngả về Trung Quốc vì lời hứa đầu tư - 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Duterte gặp nhau tại Bắc Kinh năm ngoái (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Philippines) Tiếp tục đọc

Mỹ tài trợ dự án minh bạch nguồn nước các đập Trung Quốc trên sông Mekong

Dự án do Washington tài trợ giúp giám sát nguồn nước sông Mekong được dự đoán sẽ làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung cũng như cạnh tranh chiến lược tại khu vực.

Mekong Dam Monitor là một nền tảng trực tuyến mã nguồn mở do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần cùng các nguồn tài trợ bổ sung từ Quỹ Chino Cienega và một số cá nhân.

Nhờ sử dụng dữ liệu viễn thám và hình ảnh vệ tinh, dự án này hứa hẹn sẽ cung cấp thông tin cập nhật hàng tuần về mực nước của các hồ chứa tại 13 đập dọc theo dòng chính sông Mekong cũng như 15 đập phụ có công suất phát điện trên 200MW.

Một trong những mục tiêu của Mekong Dam Monitor là cung cấp hình ảnh và phân tích hàng tuần về 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên dòng chính sông Mekong cũng như bản đồ, dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa và các chỉ số khác dọc toàn bộ dòng sông.

Mỹ tài trợ dự án minh bạch nguồn nước các đập Trung Quốc trên sông Mekong  - 1

Chuyên gia tin rằng Mekong Dam Monitor là một trong những bước tiến lớn hướng tới minh bạch về dữ liệu. (Ảnh: Shutterstock)

Tiếp tục đọc

Cho vay ngang hàng của Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Một số quốc gia trong khu vực đang tăng cường quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) khiến các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty Trung Quốc tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam.
Dịch vụ cho vay ngang hàng nở rộ, trong đó có nhiều hoạt động do nước ngoài điều hành /// ẢNH: M.P

Dịch vụ cho vay ngang hàng nở rộ, trong đó có nhiều hoạt động do nước ngoài điều hành  – ẢNH: M.P

Thuê người Việt làm đại diện

Theo dự thảo “Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế” do Bộ Kế hoạch – Đầu tư thực hiện và đang được lấy ý kiến các bộ ngành, hiện tại Việt Nam có khoảng 100 công ty P2P lending (bao gồm cả công ty đã đi vào hoạt động chính thức và một số công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm). Trong đó, một số công ty P2P lending có nguồn gốc từ Nga, Singapore, Indonesia… và nhiều nhất là Trung Quốc. Tiếp tục đọc

Báo Trung Quốc ngang ngược đe dọa tàu chiến Úc ở Biển Đông

Tờ Hoàn cầu Thời báo (Trung Quốc) ngang ngược cảnh báo rằng các tàu chiến của Úc tuần tra ở Biển Đông sẽ có nguy cơ bị tấn công.

Các tàu chiến Mỹ và Úc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông /// Bộ Quốc phòng Úc

Các tàu chiến Mỹ và Úc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông   – BỘ QUỐC PHÒNG ÚC

Trong bài xã luận ngày 1.12, Hoàn cầu Thời báo cho rằng Úc cấu kết với Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc.
“Là một con chó săn của Mỹ, Úc nên kiềm chế sự kiêu ngạo của mình. Nhất là các tàu chiến Úc không nên tiếp cận các vùng ven biển của Trung Quốc để phô diễn sức mạnh quân sự, nếu không thì sẽ nuốt phải viên thuốc đắng”, cũng theo bài xã luận.
Bài viết còn chỉ trích Thủ tướng Úc Scott Morrison đã bỏ qua quy tắc ngoại giao liên quan đến vụ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng tải trên trang Twitter của mình một bức ảnh giả mạo dàn dựng cảnh một người đàn ông ăn mặc như binh sĩ Úc cầm dao dính máu kề cổ một đứa trẻ Afghanistan.

Tiếp tục đọc

Reuters: Mỹ tính đưa chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 vào danh sách đen

TTO – Theo Reuters, chính quyền ông Trump đang có kế hoạch thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách do quân đội sở hữu hoặc kiểm soát, trong đó có chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 – Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC).

Reuters: Mỹ tính đưa chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 vào danh sách đen - Ảnh 1.

Giàn khoan Hải Dương 981 – Ảnh: Tân Hoa xã

Bốn công ty này bao gồm: Công ty TNHH Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC), và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC).

Thêm 4 công ty này nữa thì tổng số công ty Trung Quốc bị Mỹ liệt vào danh sách đen có dính líu với quân đội đã tăng lên 35. Những công ty này sẽ bị hạn chế khả năng tiếp cận với các nhà đầu tư Mỹ.

Bộ Quốc phòng Mỹ hiện chưa bình luận về tin của Reuters. Tiếp tục đọc

Trung Quốc yêu cầu các trường đại học hàng đầu dạy về tư tưởng Tập Cận Bình

Bộ Giáo dục Trung Quốc gần đây đã lệnh cho 37 trường đại học hàng đầu của đất nước đưa vào chương trình giảng dạy khóa học nghiên cứu về các lý thuyết chính trị của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình từ học kỳ mùa thu này. Tất cả học sinh được yêu cầu phải tham gia khóa học.

Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO / Shutterstock)

Chương trình sẽ được mở rộng cho tất cả các trường đại học Trung Quốc trong vòng 5 năm tới.

Khóa học tư tưởng Tập Cận Bình được cho là phỏng theo mô hình của Đảng trong việc truyền dạy cho sinh viên đại học các lớp học về hệ tư tưởng cộng sản. Tiếp tục đọc

Trung Quốc bắt giữ mẹ của Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng

Chính quyền Trung Quốc gần đây đã bắt giữ mẹ Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng – nhà virus học người Trung Quốc đã lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh che đậy đại dịch COVID-19.

Người tố giác virus Vũ Hán – Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng. (Ảnh qua Epoch Times)

Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng xác nhận việc mẹ cô bị bắt với Epoch Times vào ngày 5/10, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Tiến sĩ Diêm, người đã chạy trốn khỏi Hồng Kông và xin tị nạn ở Mỹ vào tháng 4, gần đây đã công bố một bài báo do cô đồng tác giả, trong đó tuyên bố rằng các đặc điểm sinh học của virus Vũ Hán cho thấy nó không hề có nguồn gốc từ tự nhiên mà là do con người tạo ra.

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: