Theo quy định về bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ nhỏ từ khi sinh ra đã được tham gia BHYT, được cấp thẻ BHYT miễn phí.
Thông tin về bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm đặc biệt, bởi ngay từ khi lọt lòng mẹ, các bé đã được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho đến khi 6 tuổi. Đây là những nội dung mà cha mẹ cần biết.
Theo đó, căn cứ vào Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 6, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế và được cấp thẻ BHYT miễn phí (nhóm do ngân sách nhà nước đóng), cha mẹ không phải đóng phí BHYT cho con cho đến khi bé được 6 tuổi.
Mỗi bậc cha mẹ đều mong con lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc, thành đạt, và trở thành người có ích với gia đình và xã hội. Chỉ là khi tuổi càng lớn, khoảng cách giữa mỗi trẻ sẽ tăng lên: Một số trẻ phản ứng nhanh, một số trẻ phản ứng chậm; một số trẻ thích đọc sách nhẹ nhàng, một số trẻ rất hiếu động; một số trẻ hướng ngoại, một số trẻ hướng nội. Tiếp tục đọc →
Khuôn mặt lấm lem của các cô bé, cậu bé Hà Giang lúc nào cũng ánh lên một nét thân thương rất đỗi kỳ lạ.
Nếu có dịp được ghé thăm vùng đất Hà Giang, bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước thiên nhiên tuyệt đẹp tại đây. Ấy thế nhưng, đó chưa phải là điều duy nhất níu chân khách du lịch. Ai cũng thừa nhận rằng, trong những chuyến đi về miền Đông Bắc, người ta chẳng thể nào quên được những đứa trẻ vùng cao Hà Giang với đôi mắt đen láy, đôi má ửng hồng, cùng nụ cười giòn tan thơ đi trong không gian rộng lớn.
Gương mặt hồn nhiên đến ngơ ngác, cái vẻ nhem nhuốc nhưng rất đỗi đáng yêu, sự mộc mạc, bình dị ấy sẽ thu hút bất cứ ai từ cái nhìn đầu tiên. Và với Phạm Xuân Quý, chàng trai đam mê chụp ảnh thì Hà Giang chính là điều vô cùng tuyệt vời mà anh tìm thấy trong đời.
Hội chứng MIS-C (còn gọi là viêm đa hệ thống) là tình trạng viêm các cơ quan khác nhau bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa ở trẻ em vào thời điểm khoảng 2-6 tuần sau khi mắc COVID-19.
Trẻ mắc COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 – Ảnh: THU HIẾN
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, báo cáo nhanh từ các bệnh viện chuyên khoa nhi trên địa bàn TP trong giai đoạn từ tháng 6-2021 đến tháng 3-2022, đã ghi nhận có 315 trẻ được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc MIS-C trên tổng số trẻ em mắc COVID-19 trong cùng giai đoạn là 71.076 trẻ, chiếm tỉ lệ 0,4%.
Tất cả đều đáp ứng tốt với điều trị, không có trường hợp nào tử vong, tuy nhiên có nhiều cháu biểu hiện nặng, sốc, suy hô hấp, suy đa cơ quan.
Trong văn bản mới nhất về chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi, Bộ Y tế bắt buộc 100% cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác, thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành ngay trong ngày.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố; Các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế; Y tế Bộ, ngành về việc chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi.
Theo Bộ Y tế, để chuẩn bị triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn quản lý; các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Y tế Bộ, Ngành thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 8938/BYT-DP ngày hướng dẫn quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và công văn số 9438/YT-CNTT hướng dẫn Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.
Bắt buộc 100% các cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác và thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành ngay trong ngày. Tiếp tục đọc →
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng hệ thống miễn dịch bẩm sinh của trẻ em giúp ứng phó với COVID-19 hiệu quả hơn so với hệ thống miễn dịch của người lớn, theo tờ Wall Street Journal.
Ảnh minh họa: Par David Tadevosian/Shutterstock
Gần như hầu hết trẻ em chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, chỉ có một số ít trường hợp có triệu chứng nặng sau khi nhiễm COVID-19. Không giống như các loại virus hô hấp khác như cúm hoặc virus hợp bào hô hấp, virus corona (gây bệnh COVID-19) hầu như không tấn công trẻ em như người trưởng thành hoặc người cao tuổi
Chuyên gia cho biết dấu hiệu chuyển nặng của trẻ khi mắc COVID-19, bao gồm thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím.
Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại cơ sở y tế
Biến chủng Omicron khiến việc lây nhiễm COVID-19 nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa tiêm vaccine phòng COVID-19
Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm: Những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Tiếp tục đọc →
Trên thực tế chỉ ra rằng, sự dạy dỗ của cha mẹ bằng giọng nhỏ nhẹ sẽ hiệu quả hơn nhiều so với âm lượng lớn. Lời ăn tiếng nói của người mẹ có thể ảnh hưởng đến nhân phẩm, cuộc đời cũng như tính cách của con trẻ.
Với một giọng nói dịu dàng, dễ nghe, cùng với tâm thái nhẫn nại, lắng nghe, mẹ sẽ thấy con mình ngày càng ngoan ngoãn và nghe lời mình hơn.
Trên thực tế chỉ ra rằng, sự dạy dỗ của cha mẹ bằng giọng nhỏ nhẹ sẽ hiệu quả hơn nhiều so với âm lượng lớn. Lời ăn tiếng nói của người mẹ có thể ảnh hưởng đến nhân phẩm, cuộc đời cũng như tính cách của con trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc nuôi dạy con cái ở tuổi vị thành niên giống như mở một “chiếc hộp mù”: Con nổi loạn hay không nổi loạn, điều này phụ thuộc vào may rủi. Nhưng trên thực tế, sự nổi loạn của trẻ vị thành niên là phụ thuộc vào thời thơ ấu của chúng.
Nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức Erik Erikson, đã chỉ ra “tám giai đoạn” phát triển trong đời. Ở mỗi giai đoạn, có những nhiệm vụ mà trẻ cần phát triển và những “khủng hoảng” cần vượt qua.
Photo by Karl Fredrickson – Unsplash
Nếu một đứa trẻ không “mở khóa” thuận lợi ở những giai đoạn nhất định, chúng có thể phát triển một số đặc điểm tính cách xấu và tích lũy những cảm xúc tiêu cực. Những đặc điểm và cảm xúc này sẽ ‘lớn cùng’ giai đoạn tiếp theo và thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này của trẻ. Tiếp tục đọc →
Các phương pháp giáo dục đúng cách sẽ giúp trẻ thông minh hơn
Trong một bài viết đăng tải trên trang web Psychology Today, Giáo sư, Nhà Tâm lý học hành vi người Ireland Bryan Roche đã chia sẻ một số mẹo cải thiện chức năng não bộ cho con người ở mọi độ tuổi. Cũng trong bài viết, Roche đã chỉ ra 3 cách đơn giản giúp trẻ tăng chỉ số IQ, đồng thời cải thiện kết quả học tập. Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng thử. Tiếp tục đọc →
Kết quả gây sốc khi trẻ em thường xuyên nhìn vào các thiết bị màn hình
Điện thoại di động, máy tính và tivi đã trở thành 1 phần trong cuộc sống của trẻ em hiện đại. Nhưng có một kết quả gây sốc khiến nhiều cha mẹ phải lo lắng. Tiếp tục đọc →
Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến hết ngày 8/10, cả nước có 2.093 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó có 1.970 trẻ mất cha hoặc mẹ.
Ảnh: giadinhonline
Liên quan tới công tác trợ giúp, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,26 tỷ đồng cho 1.427 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do Covid-19 (mức 5 triệu đồng/trẻ em) và 128 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 (mức một triệu đồng/trẻ em).
Hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 năm học 2021 – 2022 đều chung lo lắng khi con học online từ sáng đến chiều, thời khóa biểu kín tuần.
Dù đã sang tuần thứ 2 học trực tuyến, nhưng chị Trần Thanh Thảo (Thanh Trì, Hà Nội) vẫn chưa thể cho con làm quen với lịch học Thời khóa biểu các môn quá dài, mỗi ngày từ 5 đến 6 tiết, mỗi tiết 40 phút, lịch học thay đổi theo tuần nhưng vẫn phải học cả ngày.
Con chị học online 9 môn, trong đó có tiếng Anh giao tiếp. Các con học từ thứ 2 đến thứ 6, sáng thứ 7 sẽ làm bài kiểm tra nhanh để xem mức độ tiếp thu kiến thức.
Nhìn thời khóa biểu dày đặc của trẻ, chị Thảo rất lo lắng. Đối với trẻ 6 tuổi vừa chập chững vào lớp 1 mà lịch học cường độ cao như vậy, chị lo sức khỏe, thị lực và tinh thần học của trẻ bị ảnh hưởng. Các con vừa từ môi trường mầm non vào lớp 1, chưa thích nghi với thời gian ngồi học hàng tiếng đồng hồ trước màn hình máy tính.
Hơn nữa, trẻ lớp 1 học trực tuyến, phụ huynh luôn phải sắp xếp người ngồi cạnh cùng học. Gia đình rất khó cùng con suốt gần 4 tiếng mỗi ngày, bởi họ vẫn còn công việc khác phải lo.
Phụ huynh phát hoảng trước thời khóa biểu học trực tuyến 6 tiết một ngày. (Ảnh minh họa)
TPO – Ngày 25/8, Bộ Y tế cho biết nhiều trẻ em phải cách ly, theo dõi, điều trị do bị nhiễm SARS-COV-2 hoặc tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19. Bên cạnh đó, một số trẻ em nhập cảnh Việt Nam cũng thuộc đối tượng phải cách ly phòng, chống dịch COVID-19.
Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt an toàn, thuận lợi cho trẻ em trong thời gian thực hiện cách ly, theo dõi, điều trị, ngày 25/8 Bộ Y tế có văn bản về cách ly phòng, chống COVID-19 đối với trẻ em gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn một số nội dung về cách ly phòng, chống dịch COVID-19 đối với trẻ em.
Cụ thể:
Cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em được đi cùng trẻ em đến cơ sở y tế/cơ sở thu dung điều trị COVID-19 (cơ sở y tế)/cơ sở cách ly tập trung hoặc được ở cùng với trẻ em tại nơi cách ly tại nhà, nơi lưu trú (cách ly tại nhà) để chăm sóc trẻ và phải có cam kết tự nguyện cách ly cùng trẻ em và thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Liên tiếp trong 5 ngày, bé N. và em trai mất đi bố, mẹ và ông nội vì căn bệnh Covid-19. Sau khi được xuất viện, hai em về sống cùng ông bà ngoại.
Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4 vừa cho xuất viện 2 bệnh nhân 13 tuổi và 7 tuổi, về nhà tiếp tục cách ly. Theo BS.CKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), đây là hai bệnh nhi đã phải chịu cảnh mồ côi do đại dịch Covid-19 gây ra.
Bác sĩ Vũ cho biết, hai bệnh nhi là bé L.N.K.N. (13 tuổi), học lớp 6 và bé L.Đ.H (7 tuổi), học lớp 2. Trước đó, hai em sống cùng bố mẹ và ông nội trong căn hộ chung cư thuê ở quận 10, TP.HCM.
Bé N. cùng em trai với các y bác sĩ tại bệnh viện trước khi lên xe về với ông bà ngoại ở Đồng Nai. Ảnh: BSCC.
Giữa tháng 7, cả nhà 5 người của em N. đều dương tính với nCoV. Do bệnh chuyển nặng nhanh, ngày 23/7, người bố qua đời. Bốn ngày sau, mẹ và ông nội của em cũng lần lượt ra đi.
Ngay sau đó, bé N. và bé H. được chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 4 cách ly, điều trị. Tiếp tục đọc →
Hầu như bậc làm cha làm mẹ nào cũng sẽ phải đối diện với một vấn đề phiền hà và gây căng thẳng, đó là các bé thường rất hiếu động và không chịu ngồi yên một chỗ khi ra ngoài chơi. Tuy nhiên, nếu bắt gặp cảnh gia đình người Nhật Bản dù có đến hai, ba đứa trẻ đi cùng cũng không thấy bố mẹ phải bận rộn nhắc nhở gì nhiều, bạn sẽ ước gì được ở vào hoàn cảnh của họ…
Gia đình người Nhật rèn giũa cho những đứa trẻ của họ như thế nào? Và làm thế nào để họ hình thành được tác phong tốt cho chúng? Có nhiều người nghiên cứu về cách dạy con của các nước đều đặt ra những câu hỏi như vậy khi nhìn biểu hiện của những đứa trẻ Nhật Bản nơi công cộng. Tiếp tục đọc →
Tạp chí Forbes Việt Nam chọn bà Sáu Thia là 1 trong 20 Phụ nữ truyền cảm hứng của năm 2021. Nếu so sánh với 19 gương mặt khác trong danh sách này, bà Sáu Thia có quá nhiều khác biệt. Không quyền lực, không địa vị xã hội hay học vấn cao, song những đóng góp của bà vô cùng có ý nghĩa với cộng đồng, đặc biệt là hàng nghìn đứa trẻ đã được “xóa mù bơi” nhờ có bà.
Bà Sáu Thia tên thật là Trần Thị Kim Thia (63 tuổi), hồi trẻ kiếm sống bằng nghề bán vé số, thỉnh thoảng đi làm sạch hạt điều cho người ta. Nếu bán được 200 vé, mỗi ngày bà có 200 nghìn đồng. Mỗi cân hạt điều được làm sạch, bà có thêm 400 đồng. Năm 2002, UBND xã Hưng Thạnh (Đồng Tháp) triển khai dự án phổ cập bơi cho trẻ em. Bà được vận động làm “huấn luyện viên”.
Ngày 10-6, ILO và UNICEF cảnh báo có thêm 9 triệu trẻ đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em, nhất là do tác động của đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo của ILO và UNICEF thì lao động trẻ em tập trung phần lớn vào các em trai – Ảnh: TỬ VĂN
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), số lao động trẻ em trên toàn thế giới đã tăng lên 160 triệu, tăng thêm 8,4 triệu trẻ em trong vòng 4 năm qua.
Báo cáo cảnh báo rằng sẽ có thêm 9 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do hậu quả của dịch COVID-19 vào cuối năm 2022 Tiếp tục đọc →
Tục ngữ có câu: “Trời sinh ta ra tất hữu dụng”. Cho dù trẻ con không thích đọc sách, thì cũng đừng quá lo lắng, có lẽ đứa trẻ đó lại có một khả năng đặc biệt khác. Giống như Edison hồi tiểu học đã từng bị nhà trường cho rằng kém phát triển, nhưng đâu ai ngờ ông lại trở thành một nhà phát minh vĩ đại.
Đừng nghĩ rằng con mình ngốc nghếch, mỗi đứa trẻ đều có những khả năng đặc biệt. (Ảnh từ LinkedIn)
Thành tích ấn tượng ở trường học cũng chỉ là một loại tiêu chuẩn để đo lường, đối với những đứa trẻ có khả năng diễn giải kém, hoặc không thích đọc sách, bạn có thể tìm một sở thích đặc biệt hay khả năng đặc biệt khác ở trẻ. Tiếp tục đọc →
Carl Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sĩ đã từng nói: Tính cách quyết định vận mệnh, khí phách ảnh hưởng đến cốt cách. Khí phách là một phẩm chất không thể nhìn thấy nhưng có thể cảm nhận được, là biểu hiện sự tu dưỡng của một người. Khí phách là một sức mạnh, là một phẩm chất tinh thần, là tâm của người thông minh.
Người có khí phách có thể làm nên mọi chuyện, trẻ có khí phách có thể làm nên chuyện lớn.
Một đứa trẻ có khí phách sẽ thành người tự tin và ung dung, uy nghiêm nhưng sâu sắc, cương quyết nhưng không mất đi sự độ lượng bao dung.
Một đứa trẻ có khí phách sẽ coi khó khăn và thuận lợi là con đường phải đi qua, từ đó sẽ nỗ lực hết mình. Khi khó khăn không than thân trách phận, khi thuận lợi không quá hoan hỷ, tự mãn mà vẫn giữ tâm thái bình tĩnh xử lý mọi việc để đạt kết quả tốt hơn.
Ngày 28/2, một bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư xuống, may mắn cháu bé đã được một người đàn ông đỡ được. Sau sự việc, cộng đồng mạng đã tràn vào Facebook để dành tặng lời khen ngợi cho “người hùng” ngoài đời thực.
Chiều 28/2, đoạn clip ghi lại cảnh một em bé 3 tuổi trèo ra lan can ban công tại một căn hộ chung cư được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Theo đó, trong đoạn ghi hình, bé N.P.H (sinh năm 2018) ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng bất ngờ bò từ trong nhà, trèo ra lan can, treo lơ lửng ở ban công.
Đối với các con không vâng lời, sự nhẫn nại của bố mẹ dường như cũng có hạn, thường sẽ không nhịn được mà lớn tiếng với trẻ, việc này sẽ cứ thế lặp đi lặp lại. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi bố mẹ thường xuyên la mắng con?
Thật ra đừng cho rằng nổi giận nghĩa là yêu thương con, càng đừng cảm thấy rằng nổi giận là tính khí thật của bạn. Người thật sự biết kiểm soát cảm xúc của bản thân mới là người có bản lĩnh, mới có thể thực sự trở thành cha mẹ tốt.
(Ảnh: Unsplash)
Trước khi bắt đầu chủ đề này, chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện sau đây: Tiếp tục đọc →
Một nhà giáo dục mẫu giáo gốc Hoa có đăng tải một bài viết về cách người Mỹ dạy “trẻ bướng bỉnh” đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Tác giả viết:
Khi vừa đến Mỹ để học về giáo dục mầm non, tôi quyết tâm trở thành một giáo viên mầm non hòa ái dễ gần mà ai cũng yêu quý.
Lúc đi thực tập, tôi luôn nở nụ cười trên môi, dùng thái độ hòa nhã để đối xử với tất cả các em nhỏ. Khi trò chuyện cùng các bé, tôi cũng ngồi thụp xuống, cố gắng hết sức để cùng tầm nhìn với các bé. Ngoài ra, tôi còn nắm bắt mọi cơ hội để cùng trẻ chơi đùa để trở nên thân thiết hơn.
(Ảnh: Shutterstock)
Không ngờ chẳng những các bé không nghe lời tôi, mà còn dần trở nên “khó bảo”, hoàn toàn xem nhẹ những yêu cầu mà tôi đặt ra. Tiếp tục đọc →
Dù hầu hết người lớn có thể ăn mật ong mà không gặp vấn đề gì, nhưng đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì lại là chuyện khác. Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, có thể tạo nên một loại độc tố trong đường ruột của trẻ và gây ra căn bệnh hiếm gặp, nghiêm trọng tên là “ngộ độc botulism ở trẻ em.”
(Ảnh minh họa: Shutterstock)
Loại vi khuẩn Clostridium botulinum được tìm thấy cách đây khoảng 100 năm, từng được phát hiện trong mật ong. Nó có thể gây các biến chứng nặng nề như liệt toàn thân và phải điều trị trong thời gian dài, thậm chí dẫn đến tử vong.Tiếp tục đọc →
Ni sư Thích Diệu Nhân từng hóa trang thành người phụ nữ ăn mày, giả điên, tìm cách làm quen với những đứa trẻ bụi đời và rủ các em về chùa sống.
Chùa Yên Ninh (Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) hơn 20 năm nay đã trở thành chốn đi về của những mảnh đời bất hạnh, không nơi nương tựa.
Ni sư Thích Diệu Nhân (60 tuổi – trụ trì chùa) cho biết, nhiều đứa trẻ ở đây đã trưởng thành, lập gia đình và có cuộc sống hạnh phúc. Trong số đó, 15 người có bằng cử nhân, gần 60 cặp đôi đã kết hôn, nhiều người có bằng cao đẳng… Tiếp tục đọc →
‘Các bác sĩ xin phép đấng tạo hóa để khai sinh ra hai con một lần nữa với hình hài nguyên vẹn, trả lại cho hai con một cuộc đời lành lặn như bao đứa trẻ khác’, TS.BS Trương Quang Định – GĐ Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM viết trên trang cá nhân.
14h07 ngày 15-7, hai bé Trúc Nhi – Diệu Nhi được tách ra khỏi nhau trong sự vỡ òa của các y bác sĩ – Ảnh: DUYÊN PHAN
Gần 100 y bác sĩ đã làm tiếp phần việc dang dở của đấng tạo hóa, để sau 12 giờ lo âu chờ đợi, tất cả vỡ òa cảm xúc vui sướng khi cuộc đại phẫu thuật tách cặp song sinh Trúc Nhi và Diệu Nhi dính nhau thành công.
Đến 14 giờ 10 ngày 15-7, hai bé song sinh dính liền Trúc Nhi – Diệu Nhi được tách rời ra hoàn toàn, chia ra 2 phòng, 4 ê kíp bác sĩ tiếp tục công đoạn còn lại.
Một trong 9 chuyên gia chính của ca đại phẫu tách rời 2 bé gái dính liền là GS-BS Trần Đông A-người từng có mặt trong ca mổ lịch sử vang danh thế giới tách rời anh em Việt-Đức cách đây hơn 30 năm. Theo GS Trần Đông A, cuộc mổ là thử thách lớn với cả ê-kíp nhưng đầy năng lượng.
GS-BS Trần Đông A trong ca mổ tách 2 bé
Thông tin mới nhất được tường thuật từ phòng mổ về ca đại phẫu tách hai bé song sinh dính nhau vùng bụng chậu đang được thực hiện tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố cho biết hai bé hiện sinh hiệu hoàn toàn ổn định.
Ba cháu nhỏ ở nhà luộc sắn mì ăn nhưng không may bị ngộ độc nặng khiến 1 cháu tử vong, 2 cháu còn lại đang phải điều trị.
Chiều 22-6, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) cho biết đang tiếp tục điều trị cho 2 cháu nhỏ bị ngộ độc sau khi ăn củ sắn mì.
Các cháu bị ngộ độc sắn mì đang được điều trị tại bệnh viện
Theo thông tin ban đầu, ngày 21-6, trong lúc cha mẹ đi làm, các cháu H’Nguyệt Dung (9 tuổi), H’Uynh Dung (6 tuổi) và H’Lệ Hòa Dung (3 tuổi, cùng ngụ buôn Ya, xã Bông Krang, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã tự luộc củ sắn mì để ăn. Tiếp tục đọc →
Thay vì được cưng chiều như bao gia đình hoàng tộc khác, hoàng tử bé Jigme Namgyel Wangchuck, con trai đầu của Quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Hoàng hậu Jetsun Pema, vẫn sống cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Quốc vương Jigme Khesar cho biết, con trai cần sống cuộc đời của một người tốt, biết vì người khác.
Gia đình Quốc vương Bhutan được đánh giá là gia đình hoàng gia được nhiều người ngưỡng mộ bởi lối sống bình dị và một nhân cách đẹp.
Gia đình Quốc vương Bhutan được đánh giá là gia đình hoàng gia được nhiều người ngưỡng mộ bởi lối sống bình dị. (Ảnh qua Pinterest) Tiếp tục đọc →
Yếu tố nào ảnh hưởng đến tính cách, sự thành công trên con đường học tập của cả 2 chị em được rất nhiều người quan tâm.
Khoan nói về những đứa trẻ sinh ra trong mỗi gia đình khác nhau, ngay cả đối với anh chị em sinh đôi, nếu chúng ta tách chúng ra, cho mỗi đứa trẻ sống trong điều kiện không giống nhau, kết quả là sẽ có được 2 đứa trẻ khác nhau về mọi mặt (trừ ngoại hình). Tiếp tục đọc →
Tiến sĩ John Hutton cho biết: “Bộ não trẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong 5 năm đầu tiên. Những đứa trẻ có nhiều trải nghiệm kích thích não bộ phát triển trong thời gian này sẽ có lợi thế rất lớn khi đến tuổi đi học. Những đứa trẻ bỏ lỡ giai đoạn vàng này sẽ khá khó khăn để đạt được sự phát triển như thế”.
Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, trẻ em cũng có nguy cơ nhiễm virus corona chủng mới tương đương với người lớn, SCMP đưa tin.
Trẻ em có nguy cơ nhiễm virus corona như người lớn? (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)
Mới đây, một nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thâm Quyến, Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân tại Thâm Quyến, và Phòng thí nghiệm Bành Thành ở Thâm Quyến đã công bố một bài báo trên medRxiv, trang chia sẻ của cộng đồng y tế và khoa học quốc tế, cho thấy thấy trẻ em có nguy cơ nhiễm virus corona mới tương đương với người lớn. Tiếp tục đọc →
Cha & Mẹ đi chống dịch Corona không về nhà đã 20 ngày . Mới đây, cậu bé 13 tuổi ở Chiết Giang, Trung quốc đã viết nhật ký, chia sẻ tâm sự của mình và gửi đến bố ở nơi “tiền tuyến”. Những dòng nhật ký chân thật của cậu bé khiến không chỉ bố mẹ mà cả những người dân Trung Quốc đang chống virus corona phải bật khóc vì cảm động.
“Kỳ nghỉ mùa đông năm 13 tuổi kết thúc thật lạ thường. Nhiều ngày nay, gia đình tôi chưa được ăn bữa cơm đoàn tụ. Bố không ở nhà và tôi phải đảm nhận vai trò trụ cột gia đình”.
Thêm một câu chuyện có thật về 1 chú chó nhỏ 10 tháng tuổi , người bạn trung thành với bé gái 3 tuổi trong khi đi lạc 24 giờ giữa cơn bão nhiệt đới bất chợt đổ bộ…..
Chiều 15/1/2020, trận bão nhiệt đới Blake đã ghé ngang khu vực Pilbara miền Tây nước Úc suýt lấy đi tính mạng của một bé gái 3 tuổi đi lạc vào khu đồn điền rộng hàng triệu mẫu. Một cuộc tìm kiếm rộng rãi sau đó được mở ra và phải mất 24h sau cô bé mới được tìm thấy trong tình trạng tâm lý hoàn toàn ổn định.
Cô bé đã quay về cùng gia đình sau 24 giờ thất lạc. (Ảnh: Western Australia Police Force)
Cô bé Matilda Moule đã ra khỏi nhà và đi lang thang cùng chú chó của mình, tên Wolfy thuộc giống chó Russell, vào một trang trại đồn điền Noreena Downs rộng 360 nghìn héc-ta tại khu vực Pilbara. Tiếp tục đọc →
Thật hạnh phúc mỗi khi bạn mỉm cười với trẻ và chúng cũng đáp lại bạn bằng một nụ cười vô cùng ngọt ngào. Dường như trẻ có thể hiểu rõ rằng nụ cười của chúng có thể khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và tươi sáng hơn.
Một nghiên cứu đến từ trường Đại học California ở San Diego đã chỉ ra rằng, những đứa bé sẽ cười một cách có chủ ý với mẹ của chúng vì chúng hi vọng rằng những bà mẹ sẽ biểu lộ cảm xúc lại đối với mình.
Những đứa trẻ sẽ thể hiện tình cảm của chúng bằng cách làm cho bạn cười? (Ảnh qua Cleanipedia)
Qua đó những đứa trẻ sẽ hình thành nên các loại hình giao tiếp với mẹ vì chúng muốn nhìn thấy họ cười, và dưới đây sẽ là một số thông tin hữu ích về hành động này của trẻ nhỏ. Tiếp tục đọc →