• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Thi sĩ Du Tử Lê qua đời

TTO – Trái tim nhà thơ Du Tử Lê vừa ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút tối thứ hai 7-10 (theo giờ Mỹ) tại nhà riêng của ông ở Garden Grove (Mỹ), hưởng thọ 77 tuổi, theo thông tin từ người nhà phát đi trên trang cá nhân trưa nay.

Thi sĩ Du Tử Lê qua đời - Ảnh 1.

Tôi quan niệm, mỗi cá nhân trước khi sinh ra đã được Thượng đế chọn trước một nghề nghiệp hay công việc thích hợp. Điều mà chúng ta gọi một cách nôm na là năng khiếu hay “cái khiếu”. Cá nhân, tôi nghĩ tôi sống sót được tới ngày hôm nay nhờ tình yêu văn chương. Trước đây khi còn ở trên quê hương, tôi không thấy văn chương thực sự “cứu rỗi” tôi như những năm tháng tôi luân lạc xứ người… Vì thế, tôi tự nhủ, hãy viết, cứ viết cho tới ngày nào sức khỏe, khả năng không còn cho phép. Tiếp tục đọc

Năm Ca Khúc Hay về mùa Thu

Cuối thu rồi – mùa dịu dàng nhất của năm với những sắc màu của lá hoa đẹp lạ thường Mùa Thu – mùa của bao cảm xúc bất tận tạo nên những tác phẩm để đời trong hội họa, văn chương, âm nhạc….

Góc Âm nhạc Ban Mai Hồng mời các Bạn thưởng thức năm ca khúc hay về chủ đề Thu. Chúc các Bạn những giây phút thư giãn cùng âm nhạc.  Tiếp tục đọc

Phạm Thiên Thư – Người tu sĩ lãng mạn

Sài Gòn có một quán café “Hoa vàng”, trước kia còn gọi là “Động hoa vàng”. Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.

Image result for PHAM THIEN THU
Phạm Thiên Thư và cố Nhạc sĩ  Phạm Duy

Mỗi khi căn phòng vang lên giai điệu mượt mà “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về…”, ông lại nhắm mắt, ngồi bất động như một vị thiền sư, thả hồn về những dĩ vãng xa xưa…Ngày ấy, trên con đường trải nắng vàng, cậu học trò lặng lẽ theo sau cô gái tên Ngọ đi học về, nàng mặc áo dài trắng, tay ôm cặp, mái tóc xoã ngang vai… Chàng si tình, để lại những vần thơ xót xa và lung linh mãi đến sau này…

Tiếp tục đọc

Buồn Sao Như Tóc

 Tôi cùng các đồng nghiệp đến thăm người thầy vừa trải qua bạo bệnh. Thầy nắm tay từng người, nước mắt rớt không cầm được. Trong những câu chuyện khi liên tục khi đứt quãng, thầy đọc hai câu thơ: Nỗi buồn sao như tóc/Cắt hoài cứ dài ra.

Thầy hỏi chúng tôi có phải thơ Phan Khôi không. Tôi về tra lại thì thấy bài Hớt tóc của Phan Khôi như sau: Tuổi già thêm bệnh hoạn/Kháng chiến thấy thừa ra/Mối sầu như tóc bạc/Cứ cắt lại dài ra. Tiếp tục đọc

Bức Tranh Vân Cẩu – Lê Tấn Tài

Bài thơ Một Mùa Đông & Ca khúc Người Em Sầu Mộng từ mối tình của Lưu Trọng Lư và ……

Sắp đến kỷ niệm 106 năm ngày sinh của Lưu Trọng Lư

Chúng ta cùng tìm hiểu về Tiểu sử và Mối tình nên thơ của ông với một  Tiểu thư  xinh đẹp xứ Huế mộng mơ, Phùng Thị Cúc, sau  này chính là  Nghệ sĩ điêu khắc lừng danh Điềm Phùng Thị :

 

Lưu Trọng Lư  là tên thật, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912 tại Cao La Hạ, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.

Tiếp tục đọc

Sống Để Yêu Thương với Trịnh Công Sơn ( Huỳnh Huệ )

Ảnh :  Hai câu thơ của Trịnh Công Sơn – do Đại Đức Thích Tâm Trung đề thư pháp sẽ được đấu giá trong đêm nhạc Blouse Trắng – gây quỹ thiện nguyện tặng cơm cho người nghèo khó ở các bệnh viện Ban Mê Thuột do Dĩa Cơm Trên Tường BMT thực hiện đêm 01-04-2017.

  Tại sao  nhạc Trịnh lại có sức hấp dẫn mê hoặc hàng triệu người và  có những người yêu say mê điên cuồng như Nhà thơ Anh Ngọc đã nói? Mỗi người đều yêu Trịnh theo cách riêng mình, nhưng tựu trung vì nhạc Trịnh đã nhẹ nhàng chạm vào những cảm xúc sâu thẳm nhất trong trái tim chúng ta, cả già lẫn trẻ, một cách tự nhiên và tinh tế nhất bằng thông điệp vĩ đại nhất của Trịnh là tình yêu. Một trong những câu nói để đời của Trịnh :Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng, chúng ta làm thế nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời”.  Tình yêu ấy không chỉ là tình yêu cho những bóng hồng trong khu vườn thơ nhạc tuyệt mỹ của Trịnh, mà là tình yêu thương con người và cuộc đời  như lời tự  bạch  “ Mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống.” và câu hỏi tu từ để khẳng định “Tôi là ai, là ai, là ai… mà yêu quá đời này. Tiếp tục đọc

Vuông Lụa Cũ – Bùi Bích Hà

https://i.ytimg.com/vi/rKqEzvLaqM0/maxresdefault.jpg

Một buổi chiều cuối Xuân thời tiết khác thường ở Orange County. Những bông hoa hải đường ngả màu nâu tàn úa rụng đầy một khoảng sân. Những bông cúc đại đóa đã thôi uống nước, chờ qua đời trong chiếc chậu sứ trên thềm nhà.

Tiếp tục đọc

Bước Chân Hoa Nở ( Thơ Sơn Cư, Ca Sĩ Bảo Yến

Hiển thị 11000278_444001775774202_8133352847559991557_n.jpg

Sáng nay thức dậy, từng bước chân đi
Phút giây tỉnh lặng, hương thơm tràn đầy
Người đi muôn lối, ta về nơi đây
Phút giây hiện tại, tâm tư rạng ngời.

Tiếp tục đọc

Em Hát Tan Vàng, Ca Nát Đá

thaithanh
Khi được tin Thái Thanh bị bệnh Quên, Thái Thanh vào sống ở Nursing Home, tôi đăng bài viết này về Nàng. Phần đầu của bài này được tôi viết ở Sài Gòn khoảng năm 1970

Tiếp tục đọc

Truyện Kiều : Thơ và Nhạc – Nguyễn Thanh Liêm

BiaSach-TruyenKieuThoNhac

 

 

Tiếp tục đọc

Nhạc Trịnh Công Sơn Còn Mãi Với Thời Gian

Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đối với nhiều người Việt cũng gần giống như nghe một câu kinh…

.

Kỷ niệm 14 năm ngày mất của Cố Nhạc Sĩ Trịnh Công SơnNhạc Sĩ tài hoa rất được yêu thích của bao thế hệ người  yêu nhạc, Ban Mai Hồng xin giới thiệu lại những bài thơ có tên các ca khúc của và Playlist nhạc Trịnh do Anh Trần Năng Phùng tập hợp chia sẻ trên trang YouTube. 

Những  suy tưởng từ cuộc đời, bút tích Trịnh Công Sơn để lại.

Tiếp tục đọc

Mùi Của Mẹ ( Nguyễn Văn Anh – Phạm Trung & Dương Đình Hùng )

“Mùi của Mẹ”-  bài thơ hết sức trữ tình của Tác giả Nguyễn Văn Anh đã chia sẻ trên Ban Mai Hồng qua giọng ngâm của chính tác giả nhân ngày lễ Vu Lan (29 Tháng Tám 2012). Đó là Lễ Vu Lan thứ hai mà tôi và các Anh Chị Em không còn Mẹ. Nghe lần đầu, tất cả chị em chúng tôi nước mắt rưng rưng và tôi đã khóc.
Rồi Vu Lan năm nào tôi cũng nghe lại bài thơ này, luôn là cảm xúc dâng trào với nỗi nhớ Mẹ và những kỷ niệm không thể nào quên.

Hôm nay chẳng phải Vu Lan, nhưng chúng ta có cả một đời để kính ngưỡng và yêu quý, nhớ Mẹ với tình cảm thiêng liêng, Bài thơ Mùi Của Mẹ vừa được phổ nhạc và Anh Dương Đình Hùng dựng thành clip YouTube, nên xin giới thiệu ca khúc Mùi Của Mẹ với các Bạn thân quý của Ban Mai Hồng. Tiếp tục đọc

Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng – Sự giao cảm vô thường ( Vương Tâm )

https://i0.wp.com/media.tinmoi.vn/2012/07/12/67_43_1342062182_33_nguoiduatin-BUIGIANGTAINHARIENGTRINHCONGSONimages567179buivatrinhmoi1.jpg

(Thi sĩ Bùi Giáng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh chụp tại nhà riêng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nguồn: http://www.tinmoi.vn)

Sinh thời, người ta nói hai người chơi thân với nhau cũng không hẳn đúng, bởi lẽ mỗi người một tính cách, mặc dù có thời gian nhà hai người ở gần chợ Trưong Minh Giảng, Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng thì ngông nghênh, lãng du và toả sáng bất cứ hoàn cảnh nào bằng thơ ca, còn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại dịu dàng, trầm buồn và trĩu nặng với sự cô đơn. Thơ Bùi Giáng luôn phớt tỉnh sự đời, suy tư chông chênh với ý tứ bất ngờ như tia chớp.   Còn nhạc của Trịnh da diết nhưng không kém phần bảng lảng trong cõi triết luận vô thường. Mặc dù ngoài đời hai người ít để lại những kỷ niệm sinh hoạt hay giao lưu thân thiết đến mức tạo nên giai thoại. Thậm chí, nhiều năm trước khi mất, Bùi Giáng không còn có dịp lui tới gặp gỡ, trò chuyện với Trịnh Công Sơn vì những sự cố không đáng có, nhưng hai người lại luôn gần gũi nhau về những nỗi niềm nhân sinh và luôn chia sẻ cùng nhau về cái sự vô thường của ý niệm giác ngộ về đời, về đạo của phật giáo. Những câu hát của Trịnh tựa như: “Tình không xa nhưng không thật gần; Không xa đời và cũng không xa một người; Một phố hồng và một phố hư không… nghe mà sao gần gũi với cảm xúc của thi sĩ họ Bùi kia với những câu thơ đại loại như:

“Đã đi đã đến cuối trời

Đã về như vẫn muôn đời đã đi;

Xin chào nhau giữa con đường  

Mùa xuân phía trước miên trường phía sau” Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: