Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á đang phải đối mặt với các kỷ lục nắng nóng hay sóng nhiệt tháng 4.Các kỷ lục về nhiệt độ đang bị phá vỡ ở các quốc gia trên khắp châu Á khi đợt nắng nóng gay gắt vào tháng 4 tiếp tục bao trùm các khu vực rộng lớn của lục địa này mà không có dấu hiệu suy giảm. Tiếp tục đọc →
Khi Buffalo (New York) quay cuồng trong cơn bão mùa đông khiến ít nhất 34 người chết, lực lượng phản ứng nhanh được giao nhiệm vụ khó nhằn: Tìm kiếm nạn nhân của trận bão tuyết.
Trận bão tuyết đã ngăn cản các đội cứu hộ tiếp cận người dân bị mắc kẹt trong nhà và trên ôtô. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi có nhiều thi thể tới nỗi các bệnh viện đã chật cứng. Chúng tôi phải xem xét và xác định họ có thiệt mạng vì bão tuyết không”, Mark Poloncarz – quan chức hạt Erie – nói với CNN.
Ủy viên cảnh sát Buffalo, Joseph Gramaglia, nói có khả năng sẽ tìm thấy thêm nhiều thi thể sau khi dọn tuyết. Cảnh sát Buffalo nhận khoảng 1.000 cuộc gọi 911 còn tồn đọng mặc dù một số có thể trùng lặp, ông nói.
Cảnh sát dán băng vàng lên gương chiếu hậu của những chiếc xe bị bỏ lại, sau khi kiểm tra bên trong có nạn nhân tử vong nào không. “Đây là công việc khó khăn và mệt mỏi”, ông Gramaglia nói.
Đối với nhiều cư dân, hỗ trợ phản ứng nhanh vẫn chưa được đáp ứng. Lệnh cấm lái xe vẫn có hiệu lực, trong khi nhiều cửa hàng tạp hóa phải đóng cửa, theo Guardian.
“Cơn bão tồi tệ nhất trong đời chúng ta”
Sau khi tuyết rơi dày 121 cm vào dịp Giáng sinh, hôm 27/12 chứng kiến một đợt tuyết khác rơi dày gần 18 cm, nâng tổng số lượng tuyết rơi trong mùa lên tới hơn 254 cm.
“Bất cứ đợt tuyết rơi bổ sung nào tại Buffalo cũng có thể đem lại tác động lớn”, Bob Oravec – chuyên gia tại Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) – cho biết.
Cuối ngày 27/12, ông Poloncarz cho biết cơn bão lần này “có lẽ là cơn bão tồi tệ nhất trong đời chúng ta”, ngay cả đối với khu vực vốn đã quen với lượng tuyết rơi dày đặc ngoài Ngũ Đại Hồ.
Trong số những trường hợp thiệt mạng do cơn bão, 3 người được tìm thấy tử vong trong xe, 4 người chết vì nhà không có sưởi, 3 người khác do các biến cố tim mạch khi xúc hoặc dọn tuyết, 3 người thiệt mạng khi các dịch vụ khẩn cấp bị trì hoãn.
“Họ được tìm thấy (tử vong) theo nhiều cách khác nhau, trong các phương tiện bị mắc kẹt, trên vỉa hè, gần các góc phố, thậm chí là trong các bãi tuyết”, người phát ngôn thị trưởng Buffalo, Byron Brown, nói với New York Times.
Nhiều người tử vong sau khi bị mắc kẹt trong xe vì bão tuyết. Ảnh: Reuters.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả, khoảng 20 giờ 40 phút ngày 14-10, đơn vị quản lý vận hành hầm Hải Vân đã tiến hành đóng cửa hầm hai chiều do xuất hiện lũ quét tràn từ đỉnh núi Hải Vân (phía thành phố Đà Nẵng).
Mưa lớn liên tục khiến nhiều nơi ở TP. Đà Nẵng ngập lụt nghiêm trọng, chia cắt nhiều khu vực. Người dân bị cô lập phải lên mái nhà cầu cứu lực lượng công an.
Nhiều đoàn thiện nguyện quyên góp tiền mặt, hiện vật như chăn mền, quần áo cũ gửi lên vùng lũ quét huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Nhưng có hay không việc hàng đống quần áo này bị vứt bỏ, không ai lấy như mạng xã hội lan truyền?
Hình ảnh quần áo của đoàn thiện nguyện gửi lên huyện Kỳ Sơn, Nghệ An được cho bị vứt thành đống – Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Ngày 10-10, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và câu chuyện của một đoàn thiện nguyện gửi hàng cứu trợ lên huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An – nơi vừa chịu thiệt hại nặng nề bởi đợt lũ quét – nhưng được cho bị người dân từ chối nhận thu hút sự quan tâm của dư luận.
Sự chủ động của các cấp chính quyền và sự đồng lòng, tin tưởng, đùm bọc của người dân đã giúp cho các tỉnh miền Trung hạn chế thấp nhất thiệt hại do cơn bão Noru gây ra.
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sau lũ, chuẩn bị kinh phí để hỗ trợ người dân – Ảnh: VGP
Tại cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại và rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão số 4 (bão Noru) do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng 28-9, nhiều ý kiến đã đánh giá, phân tích nguyên nhân cũng như bài học trong việc ứng phó tốt nhất với cơn bão để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Bão số 4 được dự báo là một trong số các cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây, có sự thay đổi nhanh, liên tục về cường độ, với mức gió giật có thể từ cấp 12 lên tới cấp 17 ở ngoài biển và khi vào bờ có thể đạt cấp 12, cấp 14.
Chiều và đêm nay, đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7; ven biển các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Thừa Thiên Huế đến Phú Yên tiếp tục có mưa vừa, mưa to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông…
15h hôm nay, 19/12, vị trí tâm bão cách Bình Định khoảng 160km về phía Đông, cách Quảng Ngãi khoảng 215km, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 205km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 13-14 (135-165km/h), giật cấp 16.
Siêu bão Rai diễn biến nhanh và có cường độ rất mạnh, vùng ảnh hưởng rất lớn. Đến nay các địa phương đang chuẩn bị kế hoạch sơ tán 238.345 (51.032 hộ) người tại các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản và khu vực ven biển có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão.
Từ 19h ngày 15-10 đến 1h ngày 18-10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 300-600mm, có nơi trên 700mm.
Siêu bão Surigae đang hoạt động trên vùng biển phía đông Philippines với sức gió cấp 17, giật trên cấp 17. Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương sẵn sàng ứng phó với siêu bão.
Vị trí và hướng di chuyển bão Surigae – Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h ngày 18-4, vị trí tâm siêu bão ở cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 420km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200 – 220km/h), giật trên cấp 17.
Trận động đất Tứ xuyên vào 14/5/2008 được biết đến là một trong những lần thảm họa tàn khốc trong lịch sử Trung Quốc. Trận động đất đã cướp đi mạng sống của hơn 250.000 người, khiến nhiều gia đình phải chịu cảnh người thân ly biệt. Trong số đó, cô bé Tống Hinh Ý là một trong những nạn nhân may mắn sống sót, bé đã mất cả cha lẫn mẹ và thậm chí 1 bên chân cũng phải cắt bỏ.
Hinh Y cùng bà và chú đến Nam Kinh chữa bệnh vào 31/5/2008. (Ảnh: VCG)
Sau 3 ngày tìm kiếm những người còn sống sót trong trận động đất, có 75 người đã được giải cứu, đây có thể nói là một kỳ tích vì cơ may sống sót sau cơn địa chấn là rất thấp. Trong số những người may mắn ấy, là bé gái 3 tuổi tên Tống Hinh Ý, đã khiến toàn bộ những người cứu hộ khi ấy chết lặng. Tiếp tục đọc →
Trong đợt lạnh kỷ lục, người dân Texas không chỉ bị đe dọa tính mạng bởi nhiệt độ xuống thấp mà còn vì những rủi ro tiềm tàng như tuyết rơi dày, cơ sở vật chất hư hỏng, tai nạn…
Trong tuần qua, thời tiết giá lạnh bao trùm nước Mỹ, đẩy nhiệt độ xuống mức thấp kỷ lục và gây xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người dân. Họ vừa phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, vừa không có điện, nước sinh hoạt, trong khi giá cả nhu yếu phẩm hoặc gia điện tăng cao.
Theo số liệu thống kê của tờ Washington Post, tính từ ngày 14/2, nước Mỹ ghi nhận 47 ca tử vong có liên quan đến hai cơn bão tuyết. Hơn một nửa trong số đó là cư dân của bang Texas, nơi đang chịu cảnh thiếu điện, nước sinh hoạt và nhiệt độ thấp chưa từng có.
Biển hiệu thông báo “Hết nước sạch” bên ngoài một cửa hàng. Ảnh: AP.Cùng ngày, chuyên gia giám định y tế hạt Galveston, bang Texas, cho biết 9 người dân địa phương tử vong vì phơi nhiễm hoặc ngộ độc khí carbon monoxide
Hiệp hội Tài nguyên nước của Australia đã huy động các giải pháp xử lý nước tiên tiến nhằm cung cấp nước uống an toàn các khu vực chịu ảnh hưởng lũ lụt ở miền Trung Việt Nam.
Người dân Hội An phải di chuyển bằng thuyền do mưa lũ (Ảnh: Công Bính)
Đại sứ quán Australia tại Việt Nam hôm nay ra thông cáo cho biết, nhằm ứng phó với hậu quả lũ lụt ở miền Trung vừa qua, Hiệp hội Tài nguyên nước của Australia đã giúp Việt Nam triển khai các giải pháp xử lý nước tiên tiến, cung cấp 150.000 lít nước uống an toàn mỗi ngày cho khoảng 75.000 người tại các vùng chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt.
Những bức tường chống lũ di động được xây dựng ở Áo khiến hàng triệu người trên thế giới phải nể phục. Mùa mưa bão đến, làm sao để đảm bảo an toàn vẫn là vấn đề khiến nhiều người lo lắng và hãy cùng xem người Áo làm nhé.
Vào thời công nghệ chưa mấy phát triển, khi Mẹ Thiên Nhiên nổi giận đem theo mưa вãо, ʜạп ʜάп, lũ lụt hay ѕόɴġ Ƭʜầɴ… những con người nhỏ bé trên trái đất chỉ biết tìm đường đến nơi trú ẩn an toàn. Thế nhưng, giờ đây, khi công nghệ ngày một hiện đại, con người ngày càng trở nên chủ động hơn trong việc phòng chống Tʜảm ʜọa, thiên tai. Và một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sức mạnh tiềm ẩn của con người đó là bức tường chống lũ di động được lắp đặt tại thành phố Grein của Áo.
Những bức tường chống lũ được lắp đặt ở GreinTiếp tục đọc →
Dự án do Washington tài trợ giúp giám sát nguồn nước sông Mekong được dự đoán sẽ làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung cũng như cạnh tranh chiến lược tại khu vực.
Mekong Dam Monitor là một nền tảng trực tuyến mã nguồn mở do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần cùng các nguồn tài trợ bổ sung từ Quỹ Chino Cienega và một số cá nhân.
Nhờ sử dụng dữ liệu viễn thám và hình ảnh vệ tinh, dự án này hứa hẹn sẽ cung cấp thông tin cập nhật hàng tuần về mực nước của các hồ chứa tại 13 đập dọc theo dòng chính sông Mekong cũng như 15 đập phụ có công suất phát điện trên 200MW.
Một trong những mục tiêu của Mekong Dam Monitor là cung cấp hình ảnh và phân tích hàng tuần về 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên dòng chính sông Mekong cũng như bản đồ, dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa và các chỉ số khác dọc toàn bộ dòng sông.
Chuyên gia tin rằng Mekong Dam Monitor là một trong những bước tiến lớn hướng tới minh bạch về dữ liệu. (Ảnh: Shutterstock)
Mưa bão liên tiếp khiến nhiều ngôi trường bị xóa sổ, học sinh vùng cao phải học tạm, ở tạm trong nhà dân hay hội trường thôn, xã, nhà Rông…
Đó là tình cảnh chung của nhiều điểm trường vùng núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khi trải qua đợt mưa lũ, sạt lở đất kinh hoàng.
Đi học “ké” khắp nơi
Tranh thủ những ngày nắng ráo, học sinh trường trung học phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Trà Ka (xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) đã dọn dẹp, để trở lại trường.
Đợt mưa bão vừa qua khiến ngọn đồi phía sau của điểm trường trung học cơ sở bị đất đá vùi lấp. Phòng học, kho gạo và thư viện… gần như bị hư hỏng hoàn toàn.
Hai ngày nay, dù trời Đắk Lắk nắng ráo nhưng hàng ngàn nhà dân vẫn chìm trong biển nước và dự kiến còn kéo dài trong nhiều ngày tới.
Chiều 3-12, tại thị trấn Buôn Trấp, Krông Ana, hàng trăm hộ dân vẫn đang dọn nhà chạy lũ vì nước tiếp tục dâng cao, dù trời đã tạnh ráo suốt hai ngày qua.
Đặc biệt, những ngôi nhà dọc sông Mẹ (sông Krông Ana) vẫn bị dòng nước dâng cao nhấn chìm, phải di dời khẩn cấp. Hàng ngàn hecta lúa, hoa màu sát bờ sông bị dòng nước nuốt trọn.
Theo UBND huyện Krông Ana, nước lũ dâng cao khiến nhiều thôn thuộc xã Hòa Hiệp ngập sâu như Giang Sơn, Đông Sơn, buôn Cư Pung…
Nước lũ cũng gây cô lập thôn Đông Sơn và buôn Cư Nao làm 100 hộ bị ảnh hưởng, 43 hộ ở vùng thấp buộc phải di dời đến nơi an toàn.
Khu dân cư, cánh đồng hàng ngàn hecta tại huyện Krông Ana ngập sâu trong nước – Ảnh: TÂM AN
Đất, đá và bùn nhão sạt trượt chảy tràn từ trên núi xuống gây tắc nghẽn giao thông trên tuyến đường Trường Sơn Đông nối các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên.
Từ tối qua đến sáng nay (30/11), núi Le Ngói tiếp tục phát ra nhiều tiếng nổ lớn làm rung chuyển mặt đất khiến người dân ở xã Sơn Long, huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) hoảng sợ.
Sau những tiếng nổ trong lòng núi, “lũ bùn” san phẳng 3ha rừng, ruộng bậc thang và xóa sổ đường vào làng bản của xã Sơn Long.trên núi xuống gây tắc nghẽn giao thông trên tuyến đường Trường Sơn Đông nối các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên và cô lập nhiều khu dân cư ở khu vực này.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, ngày 29/11, mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên đang lên.
Ngày 29/11, mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên đang lên. Ảnh minh họa: Văn Tý/TTXVN
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên từ 29/11 đến ngày 1/12, ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 140-280 mm, có nơi trên 300 mm. Từ nay đến ngày 30/11, ở Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-120 mm/đợt, có nơi trên 150 mm/đợt.
Bão lũ từ ngày 6 đến 29/10 đã làm các trường học miền Trung thiệt hại hơn 600 tỷ đồng, 13 học sinh, cán bộ quản lý thiệt mạng.
Theo tổng hợp của Cục Cơ sở vật chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo), các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, trong đó Quảng Bình thiệt hại nặng nề nhất.
Ước tính thiệt hại do bão lũ của ngành giáo dục
100% học sinh của Quảng Bình phải nghỉ học. 334 trường với khoảng 3.000 phòng học và phòng chức năng bị ngập. Tổng thiệt hại ban đầu 382 tỷ đồng.
Ngoại trưởng Mỹ gửi lời chia sẻ sâu sắc tới nhân dân miền Trung Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của lũ lụt. Chính quyền Mỹ đã quyết định viện trợ Việt Nam 2 triệu USD để khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo – Ảnh: GETTY IMAGES
Ngày 30-10 tại Hà Nội, đại tướng Tô Lâm – bộ trưởng Bộ Công an – đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ do Ngoại trưởng Michael Pompeo dẫn đầu trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa K Tiếp tục đọc →
Trong 24-48 giờ tới, siêu bão Goni mạnh cấp 17 (200-220km/h), giật trên cấp 17 sẽ tiến vào Biển Đông. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng phó.
Vị trí và hướng di chuyển siêu bão Goni – Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 13h ngày 31-10, vị trí tâm siêu bão Goni ở cách miền trung Philippines khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/h), giật trên cấp 17.
Đến các trường học ở Quảng Bình, Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng nề trong đợt lũ vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục cho biết đã kêu gọi các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa, vở… để học sinh đến trường có đủ đồ dùng học tập.
Sau trận lũ lịch sử, sáng 24/10, cô giáo Bùi Thị Kim Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đang cùng các giáo viên hỗ trợ các thầy cô Trường Tiểu học Hàm Ninh trong cùng huyện dọn bùn đất trên sân trường.
Các giáo viên Trường Tiểu học Hải Ninh hỗ trợ giáo viên Trường Tiểu học Hàm Ninh (cùng huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đẩy bùn đất ra khỏi trường sau trận lũ. Tiếp tục đọc →
Mưa lớn kéo dài khiến nước tại Quảng Bình lên cao làm ngập hơn 71.000 nhà dân. Nước dâng cao ngang mái nhà, người dân phải trèo lên nóc nhà chờ ứng cứu.
Sáng 19/10, Thủy Tiên thông báo tổng số tiền quyên góp cô nhận được đến lúc này là hơn 60 tỷ đồng. Sau khi giúp đỡ người dân ở Huế, nữ ca sĩ cùng đoàn của mình tiếp tục di chuyển đến Quảng Bình – nơi đang phải hứng chịu trận lũ lớn lịch sử.
“Tổng chuyển khoản Tiên đã nhận đến thời điểm này là hơn 60 tỷ đồng. Đã rút ra một số tiền mặt cho người dân và chuyển khoản mua lương thực, Tiên đang xin ngân hàng bản sao kê để mọi người tiện theo dõi. Cảm ơn tình cảm của mọi người nhiều nhiều lắm. Mình sẽ làm được rất nhiều điều giúp người dân bằng số tiền này”, Thủy Tiên chia sẻ.
Trong khi lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) đã vượt lũ lịch sử tháng 9-1979, một áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão tiếp tục hướng thẳng vào miền Trung.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay, ở vùng biển phía Đông miền Trung Philippines có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.
Hồi 7 giờ ngày 19-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 129,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới – Nguồn Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng lũ lụt ở miền Trung Việt Nam là hậu quả của hình thái thời tiết phức tạp, có thể trở thành “bình thường mới” trong tương lai.
“Theo đánh giá toàn cầu của chúng tôi về các điều kiện khí tượng hiện nay, Việt Nam đang hứng chịu những tác động thời tiết tồi tệ nhất thế giới”, Grahame Madge, người phát ngôn Văn phòng Khí tượng Anh (Met), cơ quan khí tượng quốc gia của Anh, nói với VnExpress. Met được thành lập từ năm 1854, là một trong những cơ quan cung cấp thông tin thời tiết và khí hậu hàng đầu thế giới.
Nhà dân ngập trong biển nước. Ảnh: Báo Gia Đình Việt Nam
Sáng nay (19/10), lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm những người mất tích, đồng thời đưa 15 thi thể cán bộ, chiến sĩ Đoàn 337 ra ngoài.
Tuyến đường vào hiện trường đã được thông
Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị – cho biết, hiện đã thông tuyến đường vào hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị khiến 22 cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp. Điểm sạt lở nghiêm trọng nhất Km221+650 đã được khắc phục, thông tuyến vào lúc hơn 2h sáng nay.
Một clip dài 5 phút sẽ cấu xé người xem do một bạn nữ ở Hải Thọ, Hải Lăng , Quảng Trị ghi lại” – nhà báo Dương Phong viết, đăng kèm clip trên trang cá nhân vào tối 16/10.
Hai anh Hiếu – Lễ được cứu lên ghe sau nhiều ngày đói, rét trong nước lụt. (Ảnh cắt từ clip/FB Nguyễn Thị Vũ)
“1 clip rất thương tâm giữa mưa lũ: 11 ngày không có miếng ăn.
+Clip dài 5 phút sẽ cấu xé người xem do một bạn nữ ở Hải Thọ, Hải Lăng , Quảng Trị ghi lại.
+Khi họ mở cửa một ngôi nhà bị lũ vùi nhiều ngày qua thì người đàn ông chống chiếc gậy như muốn ngã dào.
+Người đàn ông được nói không ăn trong nhiều ngày. Khi lên thuyền run cầm cập.
+Anh ấy còn chăm 1 người già và người tâm thần. Người già là bố đang nằm ở áp mái bị liệt.
Thống kê từ cơ quan chức năng, hiện có 60 người chết và 4 người mất tích trong đợt mưa lũ kéo dài tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Tuyến đường 49A ở Thừa Thiên Huế sạt lở nghiêm trọng. (Ảnh: baothuathienhue.vn)
Theo báo cáo từ Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai của Việt Nam, tính từ 19h hôm 5/10 đến 19h hôm 13/10, khu vực miền Trung đã xảy ra mưa rất lớn, trong đó tổng lượng mưa phổ biến:
Hà Tĩnh: 350-550 mm (lớn nhất 798mm tại Kỳ Thượng);
Quảng Bình: 550-1.200 mm (lớn nhất 1.250mm tại Lâm Thủy);
Quảng Trị: 900-2.000 mm (lớn nhất 1.975mm tại A Vao);
Đà Nẵng: 900-1.250 mm (lớn nhất 1.276mm tại hồ Đồng Nghệ);
Quảng Nam: 1.000-1.500 mm (lớn nhất 1.520mm tại cầu Hương An);
Quảng Ngãi: 500-1.000 mm (lớn nhất 1.072mm tại Trà Hiệp);