• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Ảo tưởng hạnh phúc

Một hôm vị Thiền sư dẫn một thiền sinh đến trước một ngọn núi. Thiền sư: Con thấy ngọn núi này thế nào? Thiền sinh: Dạ, núi cao, đẹp, hùng vĩ.

Ảnh minh họa.

Thiền sư: Nào, đi cùng ta lên núi. Trên đường đi không ai nói một câu, cứ đi và đi.

Thiền sinh mệt dần, đường núi lại không dễ đi. Thiền sinh càng lúc càng cảm thấy khó chịu mệt mỏi.

Tiếp tục đọc

Ăn trong chánh niệm, sống trong tỉnh thức

Mỗi dịp về chùa tham dự các khóa tu, khóa thiền, chúng tôi lại được ngồi ăn cơm với nhau, thọ trai bữa trưa. Có một câu ở chùa mà tôi nhớ nằm lòng và tự răn dạy mình: “Ăn trong chánh niệm, sống trong tỉnh thức”.

 

Ăn trong chánh niệm, làm trong chánh niệm và sống trong chánh niệm tỉnh thức.
Ăn trong chánh niệm, làm trong chánh niệm và sống trong chánh niệm tỉnh thức.

Tiếp tục đọc

Hân hoan lạ khi mua cuốn sách Thế Giới Phật Giáo

 Chúng ta muốn nói gì khi đề cập về một “thế giới Phật giáo”?

Đối với những người theo Phật, cả thế giới được điều hành bởi những chân lý do Đức Phật khám phá (và bởi những vị phật khác trước Người) và được những minh sư của truyền thống chi phối. Theo một nghĩa mở rộng hơn nữa, những nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các thế giới và tất cả mọi sinh vật, cả con người và phi con người. Chẳng hạn, cho dù con người có nhận thức được các vận hành của nghiệp hay không, thì con người vẫn bị ràng buộc bởi luật nhân quả và tất cả chúng sinh đều sống trong một vũ trụ, trong đó các hành động tiếp nối đều có những hậu quả tương ứng.

Thay vì cố gắng định nghĩa chính xác “thế giới Phật giáo” là gì, cuốn sách “Thế giới Phật giáo” mô tả thực hành của những người coi mình là tín đồ của Phật và nêu bật tính đặc trưng của các cộng đồng khác nhau.

3993a0c5d3db12854bca

Thế giới Phật giáo   –    2.500.000

Số trang: 1096
Dịch giả: Bùi Xuân Trường  – Nhà xuất bản: Thế giới 

Tiếp tục đọc

‘Thiền đạo’: Báu vật châu Á trao tặng thế giới

Sách của Alan Watts hé mở cho bao thế hệ độc giả cánh cửa của chân lý và giác ngộ, nơi cội nguồn phúc lạc và những tiềm năng lớn lao vốn thuộc về con người mà ta chưa chạm đến.

Đối mặt trước cuộc khủng hoảng tinh thần của thế giới hiện đại, Thiền được ứng dụng trong một số lĩnh vực khoa học như y học, tâm lý học… để trị liệu hiệu quả nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tinh thần. Như vậy, Thiền có đơn thuần chỉ là một phương pháp trị liệu?

Cuốn sách Thiền đạo của tiến sĩ thần học Alan Watts sẽ giúp bạn tìm câu trả lời thỏa đáng.

Dùng cả cuộc đời mình để đi vào thế giới Đông phương minh triết, Alan Watts thu được thành quả là khoảng 20 cuốn sách có giá trị đã được công bố. Đặc biệt phải kể đến Thiền Đạo (1956) – cuốn sách chứa đựng tri thức uyên thâm về Thiền và Đạo.

Thien dao anh 1

Cái nhìn của phương Tây về Thiền của Châu Á

Tiếp tục đọc

Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi thư chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi thư chia buồn trước tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, TP.Huế rạng sáng ngày 22.1.2022.

Tài khoản chính thức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trên Facebook đã đăng tải bức thư chia buồn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thư viết: “Tôi vô cùng đau buồn khi biết rằng người bạn, người anh em tôn giáo quý mến Thích Nhất Hạnh đã viên tịch. Tôi xin gửi lời chia buồn đến quý đệ tử của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi thư chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - ảnh 1Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch rạng sáng nay 22.1.2022

ẢNH TỪ TRANG THÍCH NHẤT HẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG LÀNG MAI QUỐC TẾ

Tiếp tục đọc

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch: ‘Không có gì đã qua và đã mất’

“Không có gì đã qua và đã mất / Không có gì sẽ qua và sẽ mất / Và suối chim khuyên em hôm nay / Hãy vẫn cứ là bông hoa hát ca” – trích bài thơ “Bướm bay vườn cải hoa vàng”, thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch: ‘Không có gì đã qua và đã mất’ - Ảnh 1.Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong lần trở về Huế tịnh dưỡng vào năm 2020 – Ảnh: NHẬT LINH

Rạng sáng 22-1, vị thiền sư nơi cổ tự Từ Hiếu (Thừa Thiên Huế) đã rời cõi tạm đến niết bàn. Và rồi những câu nói, bài thơ, lời pháp giảng của thiền sư được mọi người dẫn nguồn, chia sẻ (share) lại trên mạng xã hội để lan tỏa “tin buồn” này bằng một thứ năng lượng tích cực.

Một cội cây đã về với đất

Tin thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào sáng 22-1 khiến nhiều người không khỏi đau buồn. Ông là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới, một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI.

Từ khắp bốn phương, nhiều người đã bày tỏ niềm thương tiếc vị thiền sư qua những lời chia sẻ trên trang cá nhân của mình. Tiếp tục đọc

Cảm niệm về bốn bài thơ của Vua Trần Thái Tông Bốn Núi “Sanh Già Bệnh Chết” (Huỳnh Phương – Huệ Hương)

Cảm niệm về bốn bài thơ của Vua Trần Thái Tông Bốn Núi “Sanh Già Bệnh Chết “****

Vì sao Trần Thái Tông đau đáu ước nguyện bỏ ngai vàng đi tu

 

Kính ngưỡng Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông,  bậc liễu ngộ

Nhin được Sinh,  Già, Bịnh,  Chết tâm huyết truyền trao

Sừng sững, nặng đè tám mươi năm – bốn núi cao 

Hậu thế bao người tỉnh mộng … trầm luân, khổ nạn 

Đến bao giờ được như Ngài – tự tại thanh thản  Tiếp tục đọc

Chết Không Phải Là Hết – Huỳnh Huệ

HÔM NAY LÀ NGÀY THẤT TUẦN THỨ NHẤT CỦA MỘT BÁC SĨ – HỌC TRÒ CŨ – THÀNH VIÊN CỦA BAN MAI HỒNG (RẤT NHIỀU NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA EM CŨNG LÀ HỌC TRÒ CŨ).
EM RA ĐI ĐỂ LẠI TIẾC THƯƠNG … NHƯNG EM VẪN HIỆN HỮU TRONG TRÁI TIM MỌI NGƯỜI YÊU MẾN EM VÀ HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CỦA EM SẼ ĐƯỢC BAO NGƯỜI TIẾP NỐI.
EM ĐÃ VÀ ĐANG THANH THẢN MỈM CƯỜI ….

_________

Gần đây, vài người thân yêu của chúng tôi đã qua đời, gia đình tôi đã chịu đựng đau buồn và mất mát. Bản thân tôi rất buồn nhưng đã để tang sự mang gia đình chúng tôi lại gần nhau hơn.

Đây không phải là lần duy nhất cái chết ập đến với những người thân yêu của chúng tôi trong những năm gần đây – ngoài việc bố tôi và bố của Eva qua đời, còn có những người họ hàng và bạn bè thân thiết khác của chúng tôi cũng ra đi. Cái chết của những người yêu quý có thể khiến ta suy sụp, gục ngã.

Đạo Phật: Chết không phải là hết - Redsvn.net

Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng từ một ngọn nến, và ánh sáng của ngọn nến ấy sẽ không bị lụi tàn. Hạnh phúc cũng chẳng bao giờ ít đi khi chia sẻ cho người khác.Phật dạy.

Thousands of candles can be lit from a single candle, and the life of the candle will not be shortened. Happiness never decreases by being shared.”– Buddha

Tiếp tục đọc

“Trong gian nan nên cất tiếng cười” – Huỳnh Huệ

Những ngày này, đọc tin thời sự, nghe đài cập nhật Covid, những con số tăng theo cấp số dễ khiến chúng ta nao lòng, lo âu, và đời sống dường nghiêng ngả. Cảm giác bất an, hồ nghi không tránh khỏi trong một số không ít chúng ta. Những người không phải chạy ăn từng bữa, điều kiện kinh tế tương đối ổn với một mái ấm gia đình làm hậu phương vững chắc, những người khỏe mạnh, quen sống giản dị và tĩnh tại một mình, có niềm tin và tư duy tích cực có lẽ sẽ ít bị chao đảo hơn….
Hơn bao giờ hết, hãy tỉnh táo và tích cực. Hãy xem giãn cách xã hội và 5 K là những biện pháp cần thiết phải tuân thủ triệt để, nhằm phòng chống lây lan của những biến thể siêu lây nhiễm từ con yêu tinh SARSCoV-2.
Mỗi chúng ta nên làm gì trong đợt bùng phát dịch thứ 4 siêu lây nhiễm này?

Tiếp tục đọc

Hạnh Phúc Thay Thấm Nhuần Mưa Pháp! ( Huỳnh Phương – Huệ Hương)

Thiền Tông Không Nặng Hình Thức Tôn Giáo

 

Sống chết – lẽ thường thế gian tuy đã biết ! 

Nhưng phàm phu ai chẳng buồn  thương lúc chia ly 

Nay đại dịch thế kỷ 21, triệu triệu đã ra đi …

Tự cảm thấy … quay về Thiền tĩnh lực tìm thoải mái 

Tiếp tục đọc

Đọc ” Về Thu Xếp Lại” của Đỗ Hồng Ngọc

Về Thu Xếp Lại

Cảm giác đầu tiên khi đọc tác phẩm mới này của Đỗ Hồng Ngọc, có thể thấy rằng đây là những dòng chữ từ một người sắp ra đi… Chẳng phải sao, ngay trên tựa sách đã ghi là “Về thu xếp lại…” (VTXL).

Đúng là trong các tản văn có nói về tuổi già, về bệnh, về những người bạn đã ra đi – trong đó, ngay ở Lời Ngỏ là ghi lại hình ảnh tới thăm người bạn thân, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tại phòng Săn sóc đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tác giả Đỗ Hồng Ngọc, một bác sĩ về hưu và đang giữ thói quen Thiền tập hàng ngày, tự ghi lại hình ảnh của mình, trích:

Tiếp tục đọc

Con sóc và hạt đậu

Vào một mùa thu tại tu viện Bích Nham, sư cô Trúc Nghiêm và tôi đã mua một vài loại hạt dành cho loài chim nhỏ. Chúng tôi hy vọng những hạt chứa trong chiếc túi vải thưa đó có thể quyến rũ những con chim nhỏ có bộ lông màu vàng mượt mà, xinh xắn. Sư cô cột một cây gậy dài lên ban công trước sân ni xá và treo cái túi hạt lên đó. Phải mất một vài tuần mới thấy các loài chim tìm đến. Chúng vừa gọi nhau vừa ăn hạt, trông thật vui nhộn. Nhưng ngay sau đó, loài sóc cũng đã kéo nhau đến tìm ăn những hạt do chim vung vãi xuống đất. Có vài chú sóc rất tinh ranh và can đảm, trèo lên cây gậy hoặc nhảy lên để bám vào cái túi đựng hạt. Sau nhiều lần như vậy, chúng đã làm rách cái túi và hạt rơi tung tóe ra mặt đất! Tiếp tục đọc

Di chúc của Vua Trần Nhân Tông

Ngày xuân, đọc lại một phiên bản của Di chúc vua Trần Nhân Tông, vẫn thường thấy ở các di tích đền chùa, càng thấm thía lời dạy của bậc thánh nhân, hết lòng vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

alt

Ảnh: BẠCH NGỌC TƯ
 
  “… Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta… Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác.Ta cũng để lại lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.

Tiếp tục đọc

Bí ẩn hai vị sư ngồi thiền trong tháp mộ, cơ thể bất hoại ở Thường Tín

 Bí mật lớn nhất đó là, nội tạng, da thịt của thiền sư không bị thối rữa, mà vón lại thành cục, hoặc khô quắt lại, dù không dùng bất cứ một loại chất ướp xác nào.

Kỳ 1: Hai thiền sư bất hoại ở chùa Đậu

Con đường nhỏ gập ghềnh, lúc xuyên qua làng mạc, lúc cắt qua cánh đồng, lúc uốn lượn triền đê dẫn đến ngôi chùa Đậu nằm cuối làng Gia Phúc (xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội).

Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 1

 Bia Dương Hòa ghi lại lịch sử chùa Đậu. Tiếp tục đọc

“Tứ động tâm” ở vùng đất miền Tây

Sau 2 năm xây dựng, bốn mô hình thánh tích Phật giáo liên quan tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Nepal đã hoàn thành trên mảnh đất miền Tây của nước Việt, tọa lạc tại ấp 1 (cách Quốc lộ 1A khoảng 20km) thuộc xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, trong quần thể thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.

39.jpg
Bốn thánh tích được mô phỏng theo tỉ lệ 6-10 so với nguyên bản tại Ấn Độ – Nepal

Tiếp tục đọc

Thiền và Thông Minh (Meditation & Intelligence)

Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện. Thiền làm gia tăng chất xám và chất trắng của não bộ. Chất xám có nhiệm vụ gạn lọc tin tức… Chất trắng ảnh hưởng đến kỹ năng truyền đạt.

Kết quả hình ảnh

Qua bài nầy, độc giả sẽ biết thêm tại sao, ngoài công dụng chữa trị bệnh tật, làm cho con người đẹp hơn, sống lâu và sống có hạnh phúc hơn…,Thiền còn có những công dụng kỳ diệu là làm cho con người, nhất là các doanh gia, giám đốc, cấp lãnh đạo, giáo chức, học sinh, sinh viên…, thông minh hơn.

Tiếp tục đọc

Câu Chuyện Thiền Sư

CÂU CHUYỆN THIỀN SƯ

Trong cuộc đời tu hành của các Tỳ Kheo cũng gặp nhiều chuyện vui buồn. Vì các Ngài còn ở thế gian sống chung với loài người, xã hội nên chuyện đời thường cũng theo đó mà đến với các Ngài trong hành trình tu tập.

Mỗi vị sư lúc hành đạo hay hoá độ có một cách hóa giải khác nhau. Có Thầy dạy những điều mà người dù phạm lỗi cũng biết ăn năn hối cải (Cải tà quy chánh) trở lại con đường ngay. Cũng có Thầy chừng ấy câu chuyện nhưng không hoá giải được, đem đến bình an và hướng thiện cho kẻ lầm đường lạc lối. Qua câu chuyện Phật dưới đây ta mới thấy sự quan trọng, giá trị của hành động và lời nói, nhất là các bậc chân tu:

https://i0.wp.com/xmedia.nguoiduatin.vn/ndt/15/09/04/202/17422163/1_102779.jpg

Tiếp tục đọc

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh

Liên đoàn Chủng viện Thần học đặt tại thành phố New York vừa công bố thông tin vinh danh và trao tặng huân chương cao quý đến vị thầy tâm linh, nhà khảo cứu, nhà thơ, nhà hoạt động hòa bình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Theo đó, Huân chương Liên hiệp (Union Medal) sẽ được trân trọng trao đến vị Thiền sư xuất thân từ Việt Nam và hiện đang được số đông ngưỡng mộ. Huân chương do Chủng viện Thần học đề cử, được thành lập từ năm 1981 với mục đích tôn vinh những cá nhân có nhiều cống hiến cho nhân loại phù hợp với tôn chỉ của Liên đoàn Chủng viện. Đây là giải thưởng cao nhất của tổ chức này. Tổng Giám mục Desmond Tutu (Nam Phi – đấu tranh vì nhân quyền), Phó Tổng thống Mỹ Al Gore (nhiệm kỳ 1993-2001), nhà báo nổi tiếng Judith và Bill Moyers đã từng nhận giải thưởng này.

a thichnhathanh.jpg
Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Trong một thông cáo báo chí, Liên đoàn cho biết, việc đề cử Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người nhận giải thưởng này vì “Thiền sư là người đã luôn nỗ lực cổ xúy cho sự hài hòa giữa những con người có nền văn hóa, tín ngưỡng và lối sống khác nhau”. Tiếp tục đọc

Những điều chưa biết về chuyến thăm Việt Nam năm 2017 9 ngày của Thầy Nhất Hạnh – Tâm Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Chiều nay, ngày 6 tháng 9, vào hồi 15h15, Thầy Thích Nhất Hạnh đã rời Việt Nam qua sân bay Đà Nẵng. Thầy về Làng Mai Thái Lan rồi. Thầy Nhất Hạnh tạm biệt quê hương yêu dấu hôm nay rất bất ngờ và làm ngỡ ngàng rất nhiều học trò của Thầy trên mọi miền của đất nước yêu thương.

https://thuvienhoasen.org/images/file/U87mQ1b11AgBAGsT/thay-nhat-hanh-8.jpg Tiếp tục đọc

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về tới tổ đình Từ Hiếu – Huế

Chiều nay 3-9-2017 (13-7-Đinh Dậu), trong mùa Vu lan – Báo hiếu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về tới nơi cội nguồn tâm linh của mình tại cố đô Huế – tổ đình Từ Hiếu.

8.jpg
Mặc dù thông tin rất thầm lặng, nhưng nhiều Tăng Ni, Phật tử vẫn đến cung đón bậc Thầy tại chùa Từ Hiếu

Tiếp tục đọc

Bài phỏng vấn Thiền Sư Nhất Hạnh : Đức Phật Là Người Hạnh Phúc

https://i0.wp.com/vuonhoaphatgiao.com/uploads/noidung/images/danh_tang/bai-phong-van-thien-su-thich-nhat-hanh-khien-phuong-tay-sung-sot3.jpg

Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây. Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: