CAO HUY THUẦN. GIỚI THIỆU SÁCH “BUÔNG“ CỦA ĐỖ HỒNG NGỌC
Thay lời tựa
Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc
Anh Đỗ,
Thư anh đến trong lúc tôi đang đọc quyển sách của Mark Epstein, nhan đề là “Advice not given”. Đây là quyển sách thứ ba của cùng tác giả mà tôi đọc, toàn là xếp vào hạng best-sellers ở Mỹ. Epstein là bác sĩ tâm thần nổi tiếng. Nổi tiếng vì là thầy thuốc giỏi. Và nổi tiếng là nhà Phật học uyên thâm. Có gì lạ đâu, phải không anh Đỗ? Đức Phật của chúng ta đã chẳng là thầy thuốc đó sao! Lặn lội trong chuyên môn phân tâm học với Freud, với Jung, ông chợt thấy đức Phật, ông lặn lội qua Tây Tạng “học Phật”, học cả với các danh sư ở Mỹ, và ông đem đạo Phật áp dụng vào chuyên môn của ông, rốt cuộc ông nổi tiếng cả hai, cả cách trị liệu tâm thần, cả tư tưởng Phật giáo. Ông sống với đạo Phật trong chuyên môn, ông sống với đạo Phật trong đời thường, càng sống ông càng hiểu thêm đạo Phật, ông đem hiểu biết đó vun trồng trên đất Mỹ cho hợp với thủy thổ xa lạ, và đạo Phật bây giờ sáng trên thủy thổ ấy, anh Đỗ à, tôi cho rằng đích thị hai chữ “học Phật” là như vậy.
(Biết quay về TỰ TRI THỰC TẠI trong hoàn cảnh của thân tâm gọi là Thiền. TÂM KHÔNG là buông thư cho tâm rỗng lặng đến trong sáng tự nhiên)
Qui trình dịch lý muôn đời vẫn thế Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, vạn pháp sinh ra Hết bỉ cực đến thái lai …chu biến hài hòa Và chân lý không phải do trí nhớ, kinh nghiệm mà luôn mới (1) Hạnh phúc, ý tưởng của mong cầu để đạt tới !
Trong hành trình cuộc sống, thời gian tựa như dòng nước trôi vậy. Nếu chúng ta không trân quý từng phút giây trong cuộc sống, thì nó sẽ vụt qua rất nhanh. Phải chăng hiện tại quá khó nắm bắt như vậy?
Trong chùa Vĩnh Bình có một vị thiền sư đã hơn 80 tuổi, một hôm trong ông lúc đang phơi nấm hương, vị thiền sư trụ trì nhìn thấy liền nói với ông: “Trưởng lão, ngài nhiều tuổi thế rồi sao còn phải làm việc này? Ngài không cần vất vả thế, để tôi cho gọi người khác đến làm giúp ngài!”.
Vị thiền sư liền trả lời: “Người khác không phải là tôi!”
Vị sư trụ trì nói: “Ngài nói đúng, nhưng nếu muốn làm thì cũng không nên chọn thời điểm đang nắng to như thế!”
Vị thiền sư nói: “Trời nắng to không phơi, chẳng lẽ chờ đến lúc trời râm, trời mưa mới đi phơi hay sao?”.
Vị sư trụ trì lúc đó mới ngộ ra được vấn đề.
Có một câu chuyện tương tự, trên một ngôi chùa cổ ở Nhật Bản, có một cậu bé mới 9 tuổi tên là Thân Loan (sau này là người sáng lập Chân Tông tịnh độ), quyết định xuất gia đi tìm thiền sư để xuống tóc, khi gặp được thiền sư đã hỏi ông rằng: “Con hãy còn nhỏ thế này tại sao đã muốn xuất gia?”.
Lúc đó Thân Loan trả lời: “Năm nay mặc dù cháu mới 9 tuổi nhưng bố cháu đã qua đời, cháu không biết vì sao con người phải chết, vì sao cháu và bố phải rời xa nhau. Vì thế để hiểu được đạo lý này, cháu nhất định phải xuất gia”. Tiếp tục đọc →
Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy chúng đệ tử rằng:
“Con à, có những điều thầy mong con ghi nhớ:
1. Đừng cố gắng chen chân vào bất kỳ tổ chức tôn giáo, thế tục nào để dành cho mình một cái ghế hay chỉ khẳng định đời tu mình bằng học vị. Những thứ ấy là nguyên nhân của sự sa đọa vì xem trọng danh lợi. Đối trước sanh tử. Con không thể lấy bằng cấp hay địa vị ra trình với Diêm Vương.
“Người Thầy của tỉnh thức & thương yêu“là cuốn sách gồm 20 bài báo được tuyển chọn trong hàng trăm bài viết của các cây bút lừng danh thế giới – cùng khắc họa chân dung Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vừa ra mắt độc giả trong tháng 1-2020.
Theo đó, sách quy tụ của các ký giả nổi tiếng như: Jo Confino, Claudio Gallo – La Stampa, Andrea Miller, Tom Levitt, Anne A. Simpkinson, Melvin Mcleod… Qua những cuộc gặp gỡ, những lần trực tiếp tham gia khóa tu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn đã giúp họ tìm thấy nguồn năng lượng bình an, học được cách chăm sóc bản thân, tự chữa lành những tổn thương về mặt thể xác và tinh thần.
Bìa sách do NXB Hồng Đức và Phương Nam Book ấn hành
Quỹ Hòa bình Schengen và Diễn đàn Hòa bình Thế giới đã đề nghị được trao giải thưởng Hoà bình Luxembourg năm 2019 cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân, xóm Thượng, Làng Mai Pháp đã được tăng thân cử làm đại diện cho Sư Ông tới Luxembourg để nhận giải thưởng này. Dưới đây là những thông tin về Giải thưởng này (Luxembourg Peace Prize) và tin tức về buổi trao giải. (BBT tổng hợp) Tiếp tục đọc →
1. Saigon tháng Tư.
Cuối tháng tư, Saigon đón mùa hoa Sao Dầu về xoay nghiêng phố. Hàng Sao Dầu trong Phố Hương, tháng tư, bắt đầu lao xao chờ gió, hoa vẫn nở mặc cho người có về hay không.
Hoa Sao Dầu không sắc, không hương, chỉ đẹp trong khoảnh khắc lìa cành. Xoay tít.
Có những thứ rất lạ, chỉ đẹp trong khoảnh khắc chuẩn bị phai mất đi.
Rồi một ngày, Cảm thấy đời đã đủ Chẳng có chi cần tranh thủ kiếm tìm Ngày an yên không vội vã nhịp tim Nhìn vạn vật qua mắt nhìn chim sẻ
_()_Tiếp tục đọc →
Trong tình huống nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần lạc quan chính là chìa khóa giúp con người bảo toàn mạng sống.
Bằng cách thiền, các cầu thủ nhí đội bóng Thái Lan đã giữ được sự điềm tĩnh, nhờ tĩnh tâm
Buổi dã ngoại tại hang Tham Luang đáng lẽ là kỷ niệm vui bỗng chốc trở thành thảm họa. Do nước lũ tràn vào hang, 12 cầu thủ nhí đội bóng Lợn Hoang cùng huấn luyện viên bị mắc kẹt trong bóng tối.
Huấn luyện viên Ekaphol Chantawong (trái) cùng các học trò trong hang Tham Luang. Ảnh: Hải quân Thái Lan.Tiếp tục đọc →
Bản đồ toàn cảnh của ngôi chùa Đại Vân Sơn Long An Tự (Ryoanji) tại Kyoto.
Vào những tháng mùa Xuân, hoa anh đào tại Kyoto đua nhau nở rộ làm biến đổi không gian thành phố cố đô rực lên màu hoa trắng hồng. Những hàng cây anh đào rực rỡ trên con phố chính, dọc theo con sông Kameyama kèm theo hình ảnh những chiếc áo kimono màu sắc sặc sỡ lẫn lộn khiến cho cố đô Kyoto trở nên hình ảnh hết sức tuyệt vời cho người thưởng ngoạn. Ngoài ra, cảnh sắc của các ngôi chùa cũng tạo ra một nét văn hóa hết sức đặc biệt của Kyoto, trong số đó phải nói đến Đại Vân Sơn Long An Tự (tên Nhật là Ryoanji).Tiếp tục đọc →
Có thể nói ngay rằng, từ khi bài phú Cư trần lạc đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông ra đời, cùng với sự hưng thịnh huy hoàng của Phật giáo Trúc Lâm, thì sức lan tỏa của quan điểm sống này ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội Đại Việt.
Đến nay, trải qua hơn 700 năm thăng trầm của lịch sử, sức sống mãnh liệt của quan điểm ‘Cư trần lạc đạo’ vẫn có sức tác động không nhỏ đến đời sống xã hội Việt Nam hiện đại.
Từ hôm nay (1/3/2018), phim tài liệu “Walk with me” về thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được công chiếu ở Việt Nam với tên gọi “Bước chân an lạc”.
“Bước chân an lạc” là bộ phim tài liệu kỳ công về các tăng thân Làng Mai (Pháp) và thiền sư nổi tiếng thế giới Thích Nhất Hạnh, với các bài pháp thoại rất sâu sắc về chánh niệm, mang tính thực tế cao dành cho người tu tập và người hành thiền. Tiếp tục đọc →
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngãcuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng. Còn thơ thiền chính là lúc kẻ phàm phu nhón tay vốc được linh tự nơi chân như khi vọng tưởngbỗng nhiên chừng lặng.
Daisetz Teitaro Suzuki – người cố giải mã công ántrong 3 tập Thiền luận nói rằng “Thông thường thiền sư cũng là thi sĩ”. Theo ông, “văn học Thiền hưng khởi từ thời Huệ Năng (638 – 713) và nay còn giữ đủ, vẫn đáng cho các nhà thông thái và người tìm chân lí bỏ công nghiên cứu”. Có khoảng 1.750 công án mà Thiền giả thường tham cứu như một hấp hực của hậu nhân học Phật. Công án thuộc hàng khó giải nhất có nội dung: “Ý chỉ của Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn sang Tàu là gì?” Riêng luận về cuộc Đông du của Tổ này, Suzuki đã dẫn ra nhiều lời giải của các thiền sư dưới dạng gần như thơ, ví như hai câu của Đại Đồng Tế đậm đầy thi hứng: Tiếp tục đọc →
-Khi nghe nói phải nước tới 1.015 bước mới lên tới đỉnh của ngôi đền Ramadera Risshakuji nổi tiếng ở Nhật Bản, nhiều người không khỏi chùn bước. Nhưng chắc chắc nếu ai đó có dịp tới đây và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của ngôi đền này thì không có gì hối tiếc và cho dù có phải bước thêm nhiều bước nữa vẫn rất đáng.
Chiều nay, ngày 6 tháng 9, vào hồi 15h15, Thầy Thích Nhất Hạnh đã rời Việt Nam qua sân bay Đà Nẵng. Thầy về Làng Mai Thái Lan rồi. Thầy Nhất Hạnh tạm biệt quê hương yêu dấu hôm nay rất bất ngờ và làm ngỡ ngàng rất nhiều học trò của Thầy trên mọi miền của đất nước yêu thương.
Tư thế xác chết với kỹ thuật thở thật chậm thường là bài tập thư giãn trong các buổi tập yoga hàng tuần. Và các nhà khoa học đã chứng minh được kỹ thuật này mang lại hạnh phúc, giảm stress ở cấp độ phân tử.
Có lần bà Sylvia Boorstein, tác giả của quyển “Dễ hơn là bạn nghĩ: con đường hạnh phúc theo lời Phật dạy” được mời vào lớp sáu của đứa cháu ngoại để nói về đạo Phật, lớp của các em cũng mới vừa được học xong về xứ Ấn độ. Sau khi bà Sylvia trình bày, có một em trai đưa tay lên hỏi,
“Cháu có nghe nói là những người tập thiền giỏi, họ có thể biết trước được tương lai của mình, có phải vậy không?”
Bà đáp, “Có thể, nhưng đó không phải là mục đích của thiền!” Tiếp tục đọc →
Hai ngàn sáu trăm năm trước, một nhà minh triết phương Đông – Đức Phật – bảo đừng vội tin, đến nếm thử đi rồi biết! Đến là thực hành. Nếm thử là cảm nhận. Phải tự mình thực hành và tự mình cảm nhận. Không thể nhờ ai khác. Rồi Ngài vạch ra một con đường “thoát khổ” cho chúng sanh.
« Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết-bàn »…
Những tác phẩm theo phong cách hòn đá cân bằng này có thể bạn đã bắt gặp nhiều, nhưng vẫn có những tác phẩm “không thể tin nổi”.
Nghệ sĩ người Canada – Michael Grab – là người đứng sau những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt “không tin nổi” với những hòn đá được đặt cân bằng lên nhau, tạo thành những tháp đá nhỏ muôn hình vạn trạng nhưng đều sở hữu những góc độ “bất bình thường”, như thể đi ngược lại quy luật trọng lực của tự nhiên, đặc biệt, anh không hề sử dụng ngón nghề thủ thuật nào.
Tôi muốn nghe tiếng suối chảy trong một ngôi rừng mùa thu. Tôi muốn ngồi trong một căn phòng vắng nghe trời chuyển mưa. Tôi muốn đi trên con đường dốc nhỏ vào một sáng sương mù. Tôi muốn nhìn ánh trăng nằm trong một hạt sương đọng trên lá. Tôi muốn đứng yên lắng nghe sự thinh lặng của không gian trong một ngày mưa tuyết. Tôi muốn lên núi xem mặt trời đỏ bình minh nhuộm hồng trời đất.
Tôi không phải là một cây viết hay, càng không phải là một kẻ có tài hùng biện. Nhưng sau những trải nghiệm của mình khi về Làng vào khóa học mùa xuân vừa rồi, cũng như khóa học lần này, bỗng dưng tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình. Câu chuyện của chuyến đi tìm về với mình, tìm về với phút giây hiện tại. Cho tôi được gọi tên là: “Cuộc hành trình của chánh niệm”.
Trọng tâm của đạo Phật là không làm điều ác, giữ tâm luôn thanh tịnh và phát triển trí tuệ. Ngày nay mọi người đều cố gắng làm phước, nhưng ít người nghĩ đến và thật sự hiểu việc từ bỏ điều ác. Nếu tu tập đúng thì chúng ta phải từ bỏ điều ác trước rồi mới phát triển điều thiện. Nếu chúng ta không từ bỏ điều ác, thì chúng ta dùng tâm gì để làm điều thiện? Điều thiện sẽkhông thể ở lại vì không có chỗ cho nó. Trước hết chúng ta phải quét hết bụi bặm, rác rưởi. Sau đó chúng ta mới có thể đem vào những thứ sạch sẽ. Tiếp tục đọc →
Tôi tin rằng một cái đầu không cứng nhắc, mà uyển chuyển giúp chúng ta đối trị được những những hỗn loạn, mất mát, những thay đổi lớn trong cuộc đời, những nỗi muộn phiền nho nhỏ, và tất cả những cảnh ngộ mà cuộc đời xô đẩy ta vào.
Một cái đầu linh hoạt biết thích nghi đem lại cho bạn nhiều bình yên hơn. Bạn không bị dính mắc, và có thể điều chỉnh theo những đổi thay. Bạn không nghĩ rằng mình luôn đúng mà muốn biết ý kiến người khác. Bạn có thể đối mặt với những thách thức mới với nụ cười trên môi. Tiếp tục đọc →
Có lần tôi tu tập tại thành phố Bernares, ở Ấn độ, trong một tu viện nằm giữa một bên là trạm xe buýt và một bên là ga xe lửa. Ngay giữa một nơi xô bồ và náo nhiệt này, có một miếng vườn rất nhỏ, chưa đến một mét vuông.
Một hôm tôi ngồi ở ngoài, cạnh bên những mảnh cỏ có vài cây ấy, tôi chợt nhận thấy trong miếng vườn nhỏ có một cây bắp cải đang mọc. Và trong giây phút ấy, bổng dưng tôi có một kinh nghiệm rất kỳ diệu và sâu sắc. Ngồi đó, chỉ nhìn vào cây bắp cải ấy, tôi chợt ý thức được rất rõ sự đồng nhất của mình với nó!
Tôi thấy rõ được những năng lượng của đất trời đang tụ hội lại với nhau, theo một hình thể đặc biệt, vào một thời điểm nhất định, với những hình tướng, những màu sắc biến đổi, cùng phối hợp với nhau, chúng được khởi lên, sanh ra, già đi, và rồi hư hao, hoại diệt. Tiếp tục đọc →
Bí mật của thiền hành hay thiền đi bộ là đi như thế nào để không lưu lại gì cả ngoại trừ niềm hạnh phúc an bình trong mỗi bước chân. Để bước đi như vậy, chúng ta phải học cách để giũ bỏ tất cả mọi lo lắng và ưu phiền, không còn cách nào khác.
Thầy đã nhận được thư con, Thầy biết không chính xác nhưng biết chắc rằng con đang gặp phải một nỗi khó khăn. Thầy tự trách là quá thờ ơ với những nỗi khổ của con. Nhưng Thầy cũng trách con là đã không nói thật hoàn cảnh của con cho Thầy biết. Con sợ làm phiền Thầy, con sợ đánh mất sự thanh thản của Thầy, và vì vậy con đóng kịch để Thầy yên tâm. Con đã lầm với thiện ý ấy. Chính ra Thầy cần phải biết mọi nỗi khổ ở đời để sửa sai mình và nuôi lớn tình yêu thương nhân loại. Tiếp tục đọc →
Hầu hết các vị thầy của tôi đều sống rất thọ. Một vị sống đến 104 tuổi. Tôi có một cuốn sách của ngài ở đây, bạn có thể thấy bức hình của ngài khi ngài tròn 100 tuổi. Rất tĩnh lặng và bình an. Rất tự chủ. Cho đến tận ngày cuối cùng của cuộc đời, ngài vẫn rất bình an và tĩnh lặng. Ngài chuẩn bị cho đám tang của mình trước khi chết. Tiếp tục đọc →
Phản ứng, Hành động và Ứng phó – ba từ có nghĩa tương đối gần nhau, nhưng không phải là một. Chúng khác nhau rất nhiều. Phản ứng nghĩa là nó diễn ra một cách tự động. Có ai đó đến và nhấn cái nút điều khiển của bạn, và bạn phản ứng một cách tự động. Phản ứng tự động đa phần là bất thiện. Dù bạn phản ứng bằng tâm tham, sân, ngã mạn, ghen tỵ hay ghen tuông, bất cứ cái gì, hầu hết các phản ứng tự động đều là bất thiện bởi vì thiếu chánh niệm. Nhưng khi thực hành chánh niệm, chúng ta ngày càng chánh niệm hơn, khi nghe, khi thấy việc gì đó, chúng ta không phản ứng, bởi vì đã có mặt chánh niệm cùng với phần nào trí tuệ và hiểu biết ở đó.
Ngày hôm nay là một ngày thật bình yên, tiếng mưa đang rơi trên mái nhà và trên những ngọn cây. Nghe thật mê ly làm sao. Trong buổi sáng Chủ Nhật bình yên này, tôi muốn nói về một vấn đề lại chẳng bình yên chút nào.
( ThuvienHoa Sen) Theo GS Cao Huy Thuần: Phật giáo đời Trần vừa rộng vừa sâu, rộng ở nền móng, sâu ở thượng đỉnh, dưới trên đều cùng một tư tưởng thông suốt. Muốn biết hệ tư tưởng đó sâu rộng thế nào, thắt chặt đoàn kết đến đâu, chỉ cần đọc mấy câu của nho gia Lê Quát: “Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người sao mà được người tin theo sâu bền như thế! Trên từ vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật dù đến hết tiền của cũng không sẻn tiếc… Cho nên trong tự kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho đến thôn cùng ngõ hẻm, không phải ra lệnh mà tuân theo, không bắt phải thề mà giữ đúng”. Tiếp tục đọc →
Tôi thích thơ Haiku. Mỗi chữ như hạt sương nhỏ chứa trọn một vầng trăng, mỗi câu thơ đơn sơ nhưng chuyên chở được cả một thực tại. Nơi tôi ở bây giờ là mùa đông. Mấy hôm trước trời có một cơn mưa tuyết. Buổi tối bước ra vườn, con đường nhỏ phủ tuyết trắng màu sáng xanh dưới ánh trăng. Chợt nhớ đến câu thơ của Basho:
Quét tuyết sương
Mà quên sương tuyết
Cây chổi trong vườn
Hình ảnh tuy đơn sơ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sâu sắc một sự tĩnh lặng và một thái độ vô cầu. Giữa cuộc đời, ta hãy làm những gì cần làm mà vẫn thong dong giữa những đến đi, mất còn trong cuộc sống.